- Biện pháp đổi mới quản lý xây dựng phát triển đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
+ Về quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trƣớc hết phải thực hiện tuyển dụng mới về giáo viên phải thực hiện đảm bảo đúng các trình tự thủ tục về tuyển dụng viên chức theo luật viên chức, luật dạy nghề và hƣớng dẫn của Bộ nội vụ quy định. Giáo viên đƣợc tuyển dụng phải đáp ứng đƣợc đầy đủ các tiêu chí về sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bố trí sử dụng số lƣợng giáo viên hợp lý với nghề đƣợc cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện và định hƣớng phát triển. Xây dựng kế hoạch cử giáo viên đi học tập, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo nghề có uy tín trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ học tập, bồi dƣỡng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao trình độ của giáo viên trên chuẩn có trình độ, kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn và khả năng sƣ phạm giỏi đủ năng giảng dạy đào tạo các nghề cho ngƣời học đáp ứng đƣợc nhu cầu về thị trƣờng lao động mà ngƣời học đƣợc đào tạo. Có cơ chế chính sách khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, kỹ năng, cải tiến công nghệ vào đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội. Thƣờng xuyên thực hiện tổ chức các đợt thi đua, các đợt kiểm tra đánh giá sát hạch trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ thuật của đội ngũ giáo viên nhằm không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
+ Về xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Thực hiện việc thi tuyển đối với các vị trí chức danh lãnh đạo làm công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch đào tạo dự nguồn đội ngũ cán bộ quản lý có đủ trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức và uy tín, có sự am hiểu về đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý phải có tƣ duy nhạy bén, có tâm huyết nghề nghiệp và có tầm trong công tác quản lý đào tạo phát triển nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động.
- Biện pháp quản lý nhằm huy động các nguồn lực, đầu tƣ cơ sở vật chất nhằm nâng cao kết quả đào tạo.
+ Thực hiện các cơ chế chính sách giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chủ động trong việc huy động và sử dụng ngân sách của các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp cho đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng nâng cao kết quả hoạt động của công tác đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề.
+ Thực hiện xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các tổ chức kinh tế xã hội, các cơ sở đào tạo nghề có uy tín của nƣớc ngoài hợp tác đầu tƣ với các cơ sở đào tạo nghề trong nƣớc trong việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị, phƣơng tiện cho hoạt động đào tạo nghề. Thực hiện liên kết trong đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của nƣớc ngoài có uy tín tại Việt Nam.
+ Thực hiện đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp trong nƣớc và ngoài nƣớc về việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình đào tạo nghề nhằm nâng cao kết quả công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề.
- Biện pháp quản lý mục tiêu đào tạo trong xu thế mở rộng qui mô đào tạo nghề.
+ Thực hiện xây dựng mục tiêu đào tạo phát triển đa ngành nghề đảm bảo về kết quả đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động. Mục tiêu đào tạo phải hƣớng vào nhu cầu đào tạo theo nhu cầu của xã hội, đào tạo đƣợc những lao động có trình độ kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn cao đủ năng lực tham gia vào hoạt động sản xuât, kinh doanh theo lĩnh vực nghề đã đƣợc đào tạo, hoặc tự tạo phát triển nghề đã đƣợc đào tạo vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời lao động. Nên quản lý mục tiêu đào tạo của các cơ sở
đào tạo nghề theo xu thế mở rộng qui mô đào tạo nghề phải quản lý tốt các thông tin về thị trƣờng lao động, nhu cầu đào tạo nghề, quản lý về chƣơng trình đào tạo, kết quả đào tạo.
+ Thực hiện quản lý xây dựng mục tiêu đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo phải gắn liền với năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, xác định những nghề có thế mạnh mà cơ sở đang thực hiện đào tạo, đảm bảo kết quả của ngƣời học sau đào tạo tại cơ sở đào tạo nghề phù hợp trong thực tiễn. Đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội đang sử dụng lao động đã đƣợc đào tạo nghề vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Thƣờng xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề có đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực hay không từ đó có sự điều chỉnh linh hoạt các mục tiêu đào tạo của cơ sở đào tạo nghề phù hợp với xu thế mở rộng qui mô đào tạo nghề hiện nay.
- Biện pháp quản lý đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn của sản xuất.
Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn của sản xuất là một trong những biện pháp then chốt nhằm nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề. Kết quả thực chất của việc đào tạo nghề chỉ đƣợc phản ánh chân thực khi ngƣời đƣợc đào tạo nghề đủ năng lực kỹ năng, kỹ thuật, chuyên môn đã đƣợc đào tạo vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong quá trình sản xuất. Nên việc đào tạo nghề phải thƣờng xuyên đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn của sản xuất là một tất yếu. Nội dung chƣơng trình đào tạo phải đảm bảo đƣợc mục tiêu đào tạo nghề phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí về tính thống nhất giữa lý thuyết với khả năng thực hành của ngƣời đƣợc đào tạo trong thực tiễn đời sống sản xuất. Do đó để thực hiện tốt nội dung chƣơng trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn luôn đòi hỏi
các nhà quản lý phải linh hoạt thƣờng xuyên làm tốt việc quản lý thông tin từ ngƣời học và thông tin từ thị trƣờng sử dụng lao động và cơ sở sản xuất về nghề đƣợc các cơ sở đào tạo. Từ đó tích hợp thông tin đƣa ra quyết định đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn bằng việc chỉ đạo lựa chọn những nội dung chƣơng trình đào tạo thích hợp khoa học, tiến bộ đảm bảo tính thống nhất giữa đào tạo lý thuyết với chú trọng đào tạo khả năng thực hành trong thực tiễn cho ngƣời đƣợc đào tạo nghề. Để thực hiện tốt biện pháp này các cơ sở đào tạo nghề phải thành lập hội đồng khoa học và hội đồng khoa học phải quy tụ sử dụng những giáo viên, chuyên gia giỏi về lĩnh vực nghề đào tạo thƣơng xuyên có trách nhiệm rà soát tính thống nhất về nội dung chƣơng trình đào tạo với khả năng thực hành đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất của ngƣời đƣợc đào tạo nghề. Trên cơ sở đó thực hiện điều chỉnh đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo cho khoa học, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
- Biện pháp quản lý tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo là công việc thƣờng xuyên phải đƣợc thực hiện đối với những nhà quản lý các cơ sở đào tạo nghề và giáo viên trực tiếp giảng dạy đào tạo nghề. Đây là một trong những khâu cơ bản nhằm đánh giá nhận thức, trình độ, năng lực của ngƣời học nghề và đánh giá kết quả đào tạo của chƣơng trình đào tạo. Từ đó nhà quản lý sẽ chỉ đạo giáo viên dạy nghề có phƣơng pháp đào tạo thích hợp đảm bảo theo mục tiêu chƣơng trình đào tạo của cơ sở đào tạo nghề đã lựa chọn đƣa ra. Do vậy, để có kết quả đánh giá khách quan, trung thực về nhận thức và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành hình thành kỹ năng, kỹ thuật cho ngƣời học nghề đƣợc thuần thục vững chuyên môn đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sản xuất. Nhất định trong công tác quản lý phải thƣờng xuyên tổ chức thực hiện tốt việc
kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo một cách khách quan, trung thực. Bằng việc thực hiện minh bạch, dân chủ, công bằng, khoa học trong việc kiểm tra, đánh giá. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ bệnh thành tích và tệ nạn xin, cho điểm trong đào tạo của giáo viên với ngƣời học nghề. Đánh giá đúng năng lực thực tiễn của ngƣời học nghề về nghề đang đƣợc đào tạo, có biện pháp bồi dƣỡng để nâng cao năng lực thực hành nghề cho ngƣời học, đủ khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của sản xuất sau khi đƣợc đào tạo xong chƣơng trình đào tạo của cơ sở đào tạo nghề.
- Biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao kết quả học tập của ngƣời học.
Nâng cao kết quả học tập của ngƣời học luôn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ hai phía giữa ngƣời học và ngƣời dạy. Tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy kết quả học tập chủ yếu phụ thuộc lớn vào ngƣời học. Do vậy, nâng cao kết quả học tập của ngƣời học đòi hỏi các nhà quản lý các cơ sở đào tạo nghề phải tăng cƣờng công tác chỉ đạo đối với việc nâng cao kết quả học tập của ngƣời học bằng cách bắt buộc và khuyến khích động viên về tinh thần, vật chất đối với ngƣời học. Từ đó hình thành ý thức học tập và tinh thần sáng tạo say mê nghiên cứu học tập đối với ngƣời học. Thực hiện quản lý chỉ đạo bằng phƣơng pháp giáo dục thuyết phục thông qua các quy định, quy chế của cơ sở đào tạo nghề và hoạt động của các tổ chức chính trị, đoàn thể tại cơ sở đào tạo nghề để bắt buộc và tạo điều kiện cho ngƣời học tự giác học tập, tự giác sáng tạo, tự giác nghiên cứu tìm hiểu để vận dụng lý thuyết vào thực hành nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Đó là phƣơng pháp cơ bản trong quản lý chỉ đạo nâng cao kết quả học tập của ngƣời học đối với các cơ sở đào tạo nghề cần phải thực hiện thƣờng xuyên hiện nay.
- Biện pháp quản lý việc liên kết đào tạo nghề.
Việc liên kết đào tạo nghề là xu hƣớng phát triển phổ biến trong điều kiện hiện nay, đó là xu thế tích cực trong bối cảnh hội nnhập nhằm huy động
mọi tiềm năng phục vụ hữu ích cho hoạt động đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc liên kết trong đào tạo nghề còn có nhiều bất cập ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả học tập của ngƣời học và kết quả chƣơng trình đào tạo nghề. Đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện tốt biện pháp quản lý việc liên kết đào tạo nghề đó là quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong thực hiện chƣơng trình đào tạo, quản lý việc đánh giá kết quả học tập của ngƣời học, quản lý hoạt động học tập của ngƣời học, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ trong khai tác sử dụng đào tạo nghề, quản lý về thu chi và sử dụng tài chính giữa các cơ sở liên kết đào tạo nghề đối với ngƣời học. Đó là những nội dung đòi hỏi biện pháp quản lý việc liên kết đào tạo nghề phải thực hiện đồng bộ, là phƣơng pháp chính đảm bảo nâng cao công tác quản lý đào tạo trong thực hiện liên kết đào tạo nghề đối với mọi cơ sở đào tạo nghề hiện nay. Thực hiện tốt đƣợc biện pháp này chính là đảm bảo uy tín của cơ sở đào tạo nghề đối với ngƣời học và uy tín công tác quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo nghề trong việc đáp ứng tốt yêu cầu của thị trƣờng lao động và thực tiễn sản xuất.
Việc thực hiện tốt các biện pháp quản lý đào tạo nghề trên đối với các cơ sở đào tạo nghề sẽ đạt đƣợc những kết quả tốt trong việc nâng cao công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay.