Quản lý hoạt động đào tạo nghề là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu để nâng cao công tác đào tạo nguồn lao động của các cấp, các ngành và của các cơ sở đào tạo. Do vậy, trong quản lý đào tạo nghề cần phải thực hiện quản lý tốt những nội dung cơ bản sau:
1.2.2.1. Quản lý việc xác lập nhu cầu đào tạo và định hướng phát triển nghề.
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa đời sống kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ, sự phân công và hợp tác lao động giữa các khu vùng kinh tế trong nƣớc và giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và thế giới đang diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Đặc biệt là trong điều kiện nƣớc ta đang thực hiện phát triển hoàn thiện nền kinh tế thị trƣờng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi tất yếu phải nâng cao chất lƣợng hoàng hóa, năng suất lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, cần phải có lực lƣợng lao động đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề đáp ứng theo nhu
cầu của xã hội, của thị trƣờng lao động. Để thực hiện hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội và thị trƣờng lao động tất yếu phải thực hiện tốt công tác quản lý trong hoạt động đào tạo. Hoạt động quản lý đào tạo nghề và phát triển nghề theo nhu cầu của xã hội cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Quản lý việc thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của thị trƣờng lao động đối với các nghề. Từ đó định hƣớng việc đào tạo phát triển nghề của cơ sở đào tạo, dạy nghề.
- Quản lý việc thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo nghề đối với các ngành nghề mà ngƣời lao động có nhu cầu đào tạo, làm cơ sở xác lập thông tin cho việc đào tạo và phát triển nghề.
- Quản lý việc xử lý thông tin từ các nguồn thông tin về thị trƣờng lao động, nhu cầu đào tạo nghề của ngƣời lao động. Trên cơ sở đó xác lập nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo phát triển nghề theo nhu cầu của xã hội và đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trƣờng lao động phù hợp.
1.2.2.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo.
Hoạt động quản lý việc xây dựng kế hoạch và chƣơng trình đào tạo trong công tác đào tạo nghề là một trong những nội dung cơ bản có tính định hƣớng để đào tạo phát triển nghề đồng thời cũng là hoạt động ảnh hƣởng trực tiếp đến nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, kết quả đào tạo. Do vậy, Quản lý việc xây dựng kế hoạch và chƣơng trình đào tạo cần phải thực hiện tốt quản lý các nội dung sau:
+ Quản lý việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Qản lý việc xác lập các thông tin về nghề đào tạo bao gồm: Các thông tin số liệu về nhu cầu của ngƣời học nghề, loại hình đào tạo, thông tin về cá nhân của ngƣời học, thông tin về thời gian đào tạo đối với từng loại hình đào tạo nghề. Quản lý các thông tin về các chƣơng trình đào tạo nghề, mô đun, môn học, thời gian đào tạo.
+ Quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo. Đƣợc thực hiện trong quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo nghề nội dung quản lý bao gồm:
Quản lý việc xây dựng chƣơng trình học phần đối với từng môn học, mô – đun; quản lý nội dung giáo trình, bài giảng đảm bảo quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung của chƣơng trình đào tạo; quản lý phƣơng pháp đào tạo, giảng dạy đối với nghề đào tạo; quản lý về thông tin các hình thức đào tạo và thời gian đào tạo; quản lý về cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi học phần môn học, mô-đun, mỗi nghề. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành đào tạo nghề nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất trong đào tạo nghề và sau đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động.
- Quản lý việc triển khai đào tạo. Quản lý việc triển khai đào tạo là một trong những nội dung quan trọng thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo nghề. Là khâu tác động trực tiếp đến công tác đào tạo nghề có đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng lao động của thị trƣờng lao động hay không đồng thời cũng quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tự tạo nghề nghiệp và hành nghề của lao động đƣợc đào tạo nghề. Nội dung của hoạt động quản lý việc triển khai đào tạo nghề bao gồm những nội dung sau:
+ Quản lý việc hướng nghiệp và tư vấn chọn nghề cho người học. Để triển khai đào tạo đạt đƣợc theo mục tiêu của cơ sở đào tạo nghề, trƣớc hết phải thực hiện tốt quản lý các hoạt động định hƣớng nghề và tƣ vấn nghề cho ngƣời học. Hoạt động quản lý này bao gồm quản lý hoạt động của ngƣời làm công tác tƣ vấn, hƣớng nghiệp; Quản lý về các thông tin tƣ vấn, hƣớng nghiệp đào tạo nghề đảm bảo đúng trung thực, minh bạch về nghề đƣợc đào tạo, cơ sở đào tạo, trình độ nghề đƣợc đào tạo; Quản lý về các thông tin liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời học nghề minh bạch và công khai. Kiểm soát các thông tin đảm bảo tính chính xác, khoa học, trung thực trong tƣ vấn, hƣớng nghiệp để ngƣời học lựa chọn nghề đƣợc đào tạo phù hợp với năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời học.
+ Quản lý việc tuyển sinh các khóa đào tạo. Đó là quản lý hoạt động tuyển sinh một cách minh bạch, công khai, dân chủ, quản lý hình thức tuyển sinh, cơ chế tuyển sinh đảm bảo phù hợp với các nghề đƣợc đào tạo và hình thức đào tạo tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Quản lý các thông tin cá nhân của ngƣời học theo nghề đƣợc tuyển sinh; Quản lý việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời học khi đƣợc tuyển sinh vào đào tạo tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề.
+ Quản lý quá trình đào tạo. Là hoạt động quản lý bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo nghề đƣợc thực hiện trong quá trình đào tạo nghề, hoạt động quản lý này quyết định trực tiếp đến kết quả dạy và học trong đào tạo nghề cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín của cơ sở đào tạo, dạy nghề. Hoạt động quản lý quá trình đào tạo nghề bào gồm các hoạt động quản lý: Quản lý việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình môn học, mô đun, học phần môn học; Quản lý việc thực hiện nội dung, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của ngƣời học nghề; Quản lý về giáo án, bài giảng đối với giáo viên; Quản lý về phƣơng pháp và hình thức đào tạo đối với từng nghề; Quản lý về phƣơng pháp và hình thức đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của ngƣời học nghề; Quản lý về danh sách và sỹ số của ngƣời học; Quản lý về việc thực hiện nội quy, quy chế của giáo viên, ngƣời học trong cơ sở đào tạo nghề; Quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên và ngƣời học đối với cơ sở đào tạo nghề; Quản lý về phƣơng tiện, đồ dùng giảng dạy của giáo viên và phƣơng tiện, đồ dùng học tập của ngƣời học; Quản lý về cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho công tác đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề.
+ Quản lý việc đánh giá kết quả học tập, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp.
Hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập phải đƣợc thực hiện minh bạch, công khai, dân chủ nhằm khẳng định kết quả học tập đối với ngƣời học có đạt đƣợc các tiêu chí về mục tiêu đào tạo đối với từng học phần môn học, mô đun và nghề đƣợc đào tạo hay không. Đây là hoạt động quản lý nhằm đạt đƣợc các tiêu chí chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo đối với mỗi nghề và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động của xã hội. Quản lý đánh giá kết quả học tập bao gồm quản lý sổ điểm đánh giá kết quả kiểm tra lý thuyết , thực hành học phần các môn học và mô đun; Quản lý kết quả đánh giá sát hạch theo chuẩn đầu ra thông qua các kỳ thi học phần và thi tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nghề quy định.
Cùng với quản lý việc đánh giá kết quả học tập thì đồng thời các ngành chức năng ở các cấp cũng nhƣ cơ sở đào tạo nghề phải thực hiện tốt việc quản lý cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đối với ngƣời học nghề. Đó là quản lý danh sách ngƣời học đã đạt đƣợc đầy đủ các điều kiện, tiêu chí về chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo nghề; Quản lý về kết quả học tập, kết quả thi đạt chuẩn đầu ra; Quản lý về sổ ghi danh sách cấp văn bằng, chứng chỉ cho ngƣời đã hoàn thành mục tiêu chƣơng trình đào tạo nghề; Quản lý về số lƣợng văn bằng, chứng chỉ đã đựơc cấp và chƣa đƣợc sử dụng nhằm kiểm soát việc cấp văn bằng, chứng chỉ đảm bảo đúng đối tƣợng đƣợc cấp và đúng trình độ đƣợc đào tạo.
- Quản lý việc đánh giá đào tạo và sau đào tạo.
+ Quản lý đánh giá kết quả trong đào tạo. Quản lý đánh giá kết quả trong đào tạo chủ yếu đƣợc thực hiện theo chuẩn đầu ra của trƣơng trình đào tạo nghề. Do vậy, quản lý đánh giá kết quả trong đào tạo chủ yếu đƣợc thực hiện qua quá trình vận dụng kiến thức, kỹ năng của học phần môn học, mô đun đã đƣợc đào tạo vào thực hành, thực tập của ngƣời học tại các cơ sở đào tạo nghề theo tiêu chí của chƣơng trình đào tạo nghề hay đánh giá việc thực
hành, thực tập tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp theo tiêu chí của cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp đƣa ra. Tuy nhiên, kết quả đào tạo của ngƣời đƣợc đào tạo đã đƣợc phản ánh nhƣng chƣa thể đầy đủ nên đôi khi chƣa đánh giá chính xác đảm bảo đúng kết quả đào tạo đối với ngƣời đƣợc đào tạo nghề. Quản lý kết quả trong đào tạo bao gồm quản lý kết quả học tập, kết quả thi của ngƣời đƣợc đào tạo theo chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo nghề.
+ Quản lý đánh giá kết quả trong đào tạo và ngoài khóa đào tạo. Quản lý đánh giá kết quả trong đào tạo của một cơ sở đào tạo nghề chỉ thực sự đƣợc phản ánh đúng khi tiến hành đánh giá kết quả vận dụng thực hành nghề của ngƣời học nghề sau khóa học tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế xã hội và các doanh nghiệp sử dụng lao động. Do đó, việc quản lý đánh giá kết quả trong đào tạo và ngoài khóa học đƣợc thực hiện quản lý chủ yếu là: Quản lý chƣơng trình đào tạo nghề, quản lý về kết quả học tập của ngƣời học trong đào tạo; Quản lý về thông tin phản hồi của ngƣời sử dụng lao động về năng lực, kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề, về phẩm chất đạo đức nghề đối với những lao động đã đƣợc đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; Quản lý thông tin phản hồi của chính lao động đã đƣợc đào tạo nghề về kết quả đào tạo và chƣơng trình đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề so với điều kiện lao động sản xuất, trình độ kỹ thuật, kỹ năng, công nghệ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh mà ngƣời lao động đang làm việc. Từ đó có cơ sở để điều chỉnh chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp đào tạo nghề trong quá trình thực hiện đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề cho phù hợp với thực tiễn sản xuất xã hội.