Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 41)

Trong thực tiễn đối với mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luân luân làm phát sinh tạo ra những ngành nghề mới, đồng thời một số nghề cũng bị mai một tụt hậu ít đƣợc sử dụng và phát triển. Trong những năm 80 của thế kỉ XX khi nền kinh tế của nƣớc ta đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhu cầu về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ chƣa cao tác động làm cho hệ thống các trƣờng dạy nghề chậm phát triển thậm chí suy giảm. Từ năm 1996 đến nay khi nền kinh tế nƣớc ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế phát triển có mức tăng trƣởng đều và khá thì nhu cầu về công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng đòi hỏi công tác tác đào tạo, dạy nhề phải phát triển theo.

Khi kinh tế phát triển dẫn tới sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu ngành kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển này làm cho nhiều nghề mới ra đời và nhiều nghề cũ mất đi đòi hỏi phải đào tạo nghề cho ngƣời lao động đặc biệt là đào tạo những ngƣời lao động trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thƣơng mại.

Vì vậy, đào tạo phát triển nghề luân luân phải gắn với phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề là nhằm mục đích đào tạo ra những lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về sử dụng công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có tay nghề vững đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ sản xuất phát triển kinh tế xã hội. Nên để thực hiện đào tạo phát triển nghề đòi hỏi các nhà quản lý về đào tạo nghề luân luân phải chú ý phân tích các điều kiện về phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó định hƣớng, lựa chọn nghề để đào tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn khách quan của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 41)