Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 46)

phát triển nghề.

Đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc đúng đắn và phù hợp luôn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công tác dạy nghề. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (12/1996) đã đánh giá “Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật có lúc suy giảm mạnh mất cân đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất. Quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn còn quá bé nhỏ, trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng đƣợc nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Từ đó Nghị quyết đã đƣa ra chủ trƣơng là “Đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, tăng quy mô học nghề, tăng cƣờng đầu tƣ củng cố và phát triển các trƣờng dạy nghề, xây dựng một số trƣờng trọng điểm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động”. Đây là một chủ trƣơng chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm phát triển nhanh lực lƣợng lao động có tay nghề thông qua phát triển hệ thống các trƣờng dạy nghề, các cơ sở dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động đào tạo nghề phát triển tích cực tham gia vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là yếu tố cơ bản xuyên suốt đỏi hỏi các nhà quản lý đào tạo nghề phải chủ động tích cực trong việc định hƣớng, lựa chọn và quyết định nghề cần đào tạo và phát triển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng chỉ trên cơ sở xem xét, đánh giá đúng tính chất, vai trò của các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý đào tạo nghề. Sẽ giúp cho các nhà quản lý đào tạo nghề có một cơ sở khoa học xác thực làm căn

cứ để xây dựng mục tiêu, định hƣớng cho hoạt động đào tạo nghề phát triển đi vào chiều sâu phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Góp phần tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế của nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)