- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết đƣợc tác giả sử dụng để nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến vấn đề quản lý đào tạo nghề trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các quốc gia và ở Việt Nam. Cùng với đó là các quan điểm, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta về hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung và ở Hà Giang nói riêng. Từ đó tác gải khái quát và hệ thống lại các cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và của Hà Giang.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các hệ thống văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định rõ khung nguồn dự liệu. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo, các nghiên cứu đƣợc công bố và sự chắt lọc thu thập thông tin, số liệu từ sách, báo, tạp chí liên quan đến quản lý đào tạo nghề và thực trạng đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả tiến hành thực hiện nhƣ sau:
Các thông tin thứ cấp đƣợc tác giả thu thập và chọn lọc, tổng hợp từ các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, chƣơng trình kế hoạch, đề án và báo cáo thống kê… đã đƣợc các cơ quan chức năng công bố. Các tài liệu này đƣợc thu thập từ các Văn bản của Chính Phủ, của Tỉnh uỷ Hà Giang, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang, Sở Công thƣơng Hà Giang, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang. Tài liệu thu thập gồm:
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015;
Quyết định số 4018 ngày 17 tháng 12 năm 2010 của UBND Tỉnh Hà Giang về việc Phê duyệt Đề cƣơng và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến 2020;
- Nghị quyết số 95 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Ban hành chính sách đối với trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Nghị quyết số 96 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Quy định một số chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Nghị quyết số 99 ngày 12 tháng 7 năm 2013 của HĐND Tỉnh Hà Giang về việc Ban hành chính sách hỗ trợ chi phí học nghề đối với học viên vừa học văn hóa vừa học nghề tại các trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2009 đến nay của UBND tỉnh Hà Giang;
- Báo cáo hàng năm của UBND tỉnh Hà Giang và của các Sở Công thƣơng Hà Giang, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nƣớc tỉnh Hà Giang từ năm 2010
đến nay;
- Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang các năm, từ năm 2010 đến năm 2013. - Báo cáo thực hiện các Dự án, kế hoạch về các lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn. - Các tài liệu liên quan khác.
Các thông tin đƣợc tác giả thực hiện nghiên cứu, thông qua các tài liệu, với cách thức tiếp cận khác nhau đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp các văn bản lƣu trữ tại các cơ quan Nhà nƣớc và tìm hiểu qua các kênh thông tin truyền thông chính thống của Nhà nƣớc quản lý đã đƣợc các cơ quan Quản lý Nhà nƣớc công bố có tính xác thực đáng tin cậy.
Tác giả cũng đã sử dụng phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp theo cách chọn điểm để tìm hiểu thu thập số liệu ở một số ngành và một số địa phƣơng ngẫu nhiên. Nhƣ tiếp cận trực tiếp tìm hiểu về hoạt động quản lý đào tạo tại trƣờng Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng trong phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tƣợng, số liệu thu thập đƣợc.
+ Phƣơng pháp tổng hợp: Sử dụng để khái quát các quan điểm lý luận khác nhau, các hiện tƣợng rời rạc để đƣa ra các kết luận đảm bảo độ chân thực, khách quan.
+Phương pháp thống kê, so sánh
Phƣơng pháp thống kê, so sánh đƣợc thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra một bảng thống kê các số liệu cụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đƣa ra các số liệu để phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao
hoạt động công tác quản lý đào tạo nghề và hoạt động đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới đạt kết quả tốt nhất. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh đƣợc tác giả sử dụng tiến hành để xử lý tài liệu, số liệu thực hiện triên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện đề tài nhƣ sau:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu do các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã ban hành và công bố. Kết hợp với tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các kế hoạch, đề án dạy nghề và giải quyết việc làm ở Hà Giang giai đoạn 2010 – 2013.
Tìm hiểu tổng hợp các số liệu thống kê biểu hiện định tính và định lƣợng sự phát triển của công tác đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ở Hà Giang giai đoạn từ 2010 – 2013.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang, tác giả đã tổng hợp phân tích các chính sách đƣợc Hà Giang triển khai thực trong những năm gần đây có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động quản lý đào tạo nghề trên địa bàn của tỉnh thông qua các số liệu thống kê hàng năm của các cơ quan, các ngành chức năng của Hà Giang đã phản ánh đƣợc quy mô và chất lƣợng phát triển của công tác quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội ở Hà Giang hiện nay.
Trên đây là một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản đã đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện luận văn. Các phƣơng pháp này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung để làm rõ những nội dung trong phạm vi mà luận văn có nhiệm vụ thực hiện. Trong đó phƣơng pháp nghiên cứu chung đƣợc tác giả sử dụng thực hiện trong toàn bộ luận văn, phƣơng pháp lý thuyết đƣợc tác giả dùng chủ yếu thực hiện ở phần chƣơng một nhằm làm rõ cơ sở lý luận, các phƣơng pháp cụ thể khác đƣợc tác giả sử dụng thực hiện ở chƣơng 3 và chƣơng 4.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÀ GIANG 3.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, là vùng có vị trí chiến lƣợc quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của cả nƣớc. Với đƣờng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 277,252km, địa hình hiểm trở, chia cắt. Phía bắc giáp 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và một phần của Quảng Tây; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,892km2, chia thành 11 đơn vị hành chính (01 thành phố và 10 huyện); 195 xã, 13 thị trấn, 5 phƣờng. Dân số khoảng 737.618 ngƣời, gồm 23 dân tộc đang sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm gần 90% (trong đó dân tộc Mông chiếm 31,5%, dân tộc Dao chiếm 15,4%, dân tộc Tày chiếm 12,4% còn lại là các dân tộc khác). Hà Giang có 01 cửa khẩu Quốc gia và 04 cửa khẩu tiểu ngạch; có 4 tuyến Quốc lộ đi qua (gồm: Quốc lộ 2, Quốc lộ 4C, Quốc lộ 34, Quốc lộ 279), với tổng chiều dài là 454 km. Trong đó Quốc lộ 2 là tuyến đƣờng huyết mạch nối từ thủ đô Hà Nội với Hà Giang dài 318km.
Hà Giang là tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi và tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu là những yếu tố kìm hãm, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Trƣớc đổi mới kinh tế Hà Giang chủ yếu là nông - lâm, sản xuất hàng hóa nhỏ, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, tự cấp tự túc, kinh tế chậm phát triển. Sau đổi mới, nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay (1991) đƣợc sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ƣơng, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bƣớc chuyển biến theo hƣớng tích cực. Đặc biệt là trong những năm gần đây, theo đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIV: Nền kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trƣởng trên 11%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng (Năm 2011): Công nghiệp - Xây dựng chiếm 28,2%, Dịch vụ chiếm 39,7%, Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 32,1%. Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 9,6 triệu đồng, sản phẩm lƣơng thực đạt 357,53 ngàn tấn, tăng 26,84 ngàn tấn so với năm 2010. Thành tựu nổi bật là đã thanh toán xong nợ cũ xây dựng cơ bản từ 2005 trở về trƣớc; duy trì tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế ở mức độ cao và khá toàn diện; Công tác xóa đói giảm nghèo đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tích cực tham gia thực hiện. Nhiều chính sách, giảm nghèo đƣợc thực hiện đồng bộ, phù hợp đã có tác động mạnh mẽ cho xóa đói, giảm nghèo. Hết năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 15,8%, giảm 35,3% so với năm 2005; Công tác giải quyết việc làm đạt kết quả tốt. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực (tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm, trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng). Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 14% năm 2005 nâng lên 30% năm 2010; Hoàn thành phân giới cắm mốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Công tác cán bộ có sự đổi mới và chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, hiện nay Hà Giang vẫn còn là tỉnh kinh tế chƣa phát triển do có xuất phát điểm thấp, phát triển chƣa vững chắc và chƣa cân đối; đời sống của nhân dân vẫn còn ở mức thấp, năm 2010 tỷ lệ hộ đói nghèo còn 15,8%; chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Hàng năm, Hà Giang vẫn phải nhận sự trợ giúp của Trung ƣơng trên một số lĩnh vực, nhƣ hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các chƣơng trình mục tiêu về giáo dục - đào tạo, y tế, định canh định cƣ, hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn…
3.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Hà Giang.
3.2.1. Mục tiêu nội dung, phương pháp đào tạo nghề ở Hà Giang.
Hoạt động quản lý đào nghề trong những năm qua luôn đƣợc cấp ủy, chính quyền Hà Giang quan tâm nhằm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang đạt đƣợc theo mục tiêu của tỉnh. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực tham gia vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ, thƣơng mại, du lịch nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng. Tạo bƣớc phát triển nhanh bền vững, vƣơn lên thoát nghèo và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các vùng kinh tế trong nƣớc, các nƣớc trong khu vực và thế giới. Mục tiêu chiến lƣợc đó đƣợc thể hiện rõ ở những mục tiêu sau:
+ Mục tiêu tổng quát. Xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Hà Giang có chất lƣợng, có bản sắc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của các tầng lớp dân cƣ. Giáo dục và Đào tạo góp phần xây dựng những con ngƣời có văn hóa, nhân cách, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân.
+ Mục tiêu cụ thể. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Mở rộng quy mô, đa dạng hóa chƣơng trình và hình thức đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động có tay nghề kỹ thuật từ sơ cấp trở lên, đảm bảo nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% (trong đó qua đào tạo nghề 50%); tỷ lệ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo 100%. Ít nhất 20% số giáo viên ở các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 10% số giáo viên ở trƣờng trung cấp nghề và 20% số giáo viên ở các trƣờng cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 70% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 5% là tiến sỹ; 70% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 25% là tiến sỹ.
Hoạt động quản lý đào tạo nghề trong thực tiễn bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau tùy theo điều kiện của từng địa phƣơng và cơ sở đào tạo nghề sẽ có những phƣơng pháp và nội dung quản lý phù hợp. Đối với Hà Giang hiện nay, hoạt động quản lý đào tạo nghề đang thực hiện vào những nội dung cơ bản sau:
+ Quản lý quy hoạch phát triển học sinh, sinh viên của giáo dục nghề nghiệp và đại học.
Hà Giang xác định để hoạt động đào tạo nghề phát triển phục vụ thiết thực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng , trƣớc hết cần phải thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch dự báo đƣợc số lƣợng học sinh, sinh viên sẽ tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo nghề nghiệp trong từng giai đoạn. Do đó trong quản lý quy hoạch phát triển học sinh, sinh viên tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tại địa bàn tỉnh đƣợc Hà Giang xây dựng thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển HS, SV của giáo dục nghề nghiệp và đại học
Đơn vị tính: Người
TT Mục tiêu 2010 2015 2020
1 Số HS TCCN 4.793 5.272 5.799
Chƣơng trình chính quy 2.119 2.331 2.564
Chƣơng trình không chính quy 2.674 2.941 3.235
2 Số sinh viên cao đẳng 3.167 3.483 3.832
Chƣơng trình chính quy 1.550 1.705 1.876
Chƣơng trình không chính quy 1.616 1.778 1.956
3 Số sinh viên đại học (gồm cả liên kết đào tạo
với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh) 3.500 5.200
4 Số học viên trên đại học (chủ yếu gửi đi đào tạo
ở các cơ sở đào tạo của Trung ương ) 300 400
6 Sơ cấp/dạy nghề dƣới 3 tháng 50.211 67.500 80.000
( Đề án quy hoạch đào tạo của UBND Tỉnh Hà Giang)
Bảng 3.1 cho thấy hoạt động đào tạo nghề thực sự đƣợc tỉnh Hà Giang