Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 96)

Quản lý và sử dụng vốn là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý

84

tài chính đối với mỗi doanh nghiệp, nó có tác động rất lớn với việc tăng, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng vốn nhƣ thế nào cho có hiệu quả và lợi nhuận đƣợc trên một đồng vốn cao nhất là vấn đề đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Do đó trong thời gian tới, các Doanh nghiệp cần phân tích kỹ các nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Nâng c o ệu quả sử dụng vốn cố địn

Sau đây là một số biện pháp các Doanh nghiệp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

 Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng năng suất máy móc, tăng số lƣợng sản phẩm sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Việc tích cực chủ động tìm kiếm thêm các đơn đặt hàng mới cũng là biện pháp góp phần vào việc tận dụng công suất máy móc, tránh tình trạng thiết bị nhàn rỗi ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.

 Cần duy trì hoạt động liên tục của máy móc thiết bị tránh để máy ngừng do ảnh hưởng của những nguyên nhân như: mất điện, thiếu nhiên liệu, máy bị hỏng ...

Đặc biệt do đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp là sản xuất theo hợp đồng nên nếu không giao hàng đúng thời hạn quy động theo nhƣ hợp đồng cho khách hàng sẽ làm mất lòng tin từ khách hàng và gây ra những thiệt hại không chỉ là lợi nhuận trong năm đó mà còn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sau này. Để giải quyết tốt vấn đề này Doanh nghiệp cần đảm bảo dự trữ đủ nhiên liệu cho máy hoạt động, xây dựng bộ phận phát điện phụ phòng khi mất điện.

Nâng c o ệu quả sử dụng vốn lưu động

Sau đây là một số biện pháp các Doanh nghiệp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Đối với vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Đây là loại tài sản có tính tham khảo cao nhất trong các

85

loại tài sản của Doanh nghiệp, do vậy rất dễ bị tham ô lợi dụng. Hơn nữa vốn bằng tiền là yếu tố quyết định trực tiếp tới khả năng thanh toán và tác động ngay tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện trước hết ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu sẽ rất dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ phá sản. Cho nên, tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. Do đó, Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp quản lý bộ phận vốn bằng tiền này, cụ thể là:

 Xây dựng nguyên tắc chỉ tiêu tiền mặt phù hợp, quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, xác định rõ đối tƣợng tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn đƣợc tạm ứng.

 Xác định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý. Việc này có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán bằng tiền mặt trong kỳ, giữ đƣợc uy tín với các nhà cung cấp, tạo cho doanh nghiệp cơ hội chớp những thời cơ kinh doanh không dự báo trước. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền mặt quá lớn là không cần thiết, có thể dẫn tới những thiếu sót trong bảo quản, dễ bị tham ô lạm dụng và đặc biệt làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi do tiền tồn quỹ và không tham gia vào sản xuất kinh doanh rất lớn.

 Phải có sự phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ. Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Cuối ngày, thủ quỹ phải kiểm quỹ, đối chiếu tồn quỹ với số liệu của sổ quỹ kế toán tiền mặt.

Nếu có chênh lệch thì thủ quỹ và kế toán phải kiểm quỹ, đối chiếu tồn quỹ với số liệu của sổ quỹ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thì thủ quỹ và kế toán phải kiểm tra lại để xác minh nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời.

 Tăng tốc quá trình thu và làm chậm quá trình chi tiền. Dự đoán đƣợc thời gian chi trả, doanh nghiệp có thể tận dụng lƣợng tiền mặt trôi nổi trên một số

86

dƣ tiền mặt nhỏ hơn.

 Cần lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ một cách chi tiết, xác định đầy đủ các khoản thu chi bằng tiền, cân đối thu chi trong kỳ, dự trù các khoản thu chi trong tương lai.

Đối với khoản phải thu: Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản tồn đọng và đang trong thanh toán này nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất.

 Doanh nghiệp cần dự tính trước khả năng bị chiếm dụng vốn trong quá trình tiêu thu sản phẩm, việc này giúp Doanh nghiệp dự tính đƣợc khi nào mình sẽ bị thu hẹp khả năng thanh toán để có những giải pháp thích hợp với các khoản nợ.

 Trong hợp đồng cần quy định rõ thời hạn trả tiền và phương thức thanh toán. Đối với những khách hàng cố tình vi phạm thời hạn trả tiền Doanh nghiệp cần có biện pháp xử lý nhƣ phạt thanh toán chậm theo lãi suất phạt chậm trả, buộc khách hàng có trách nhiệm thực hiện thanh toán nghiêm túc. Đồng thời để khuyến khích người mua trả tiền đúng thời hạn và đầy đủ, Doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì các chế độ thưởng thanh toán theo tỷ lệ % nhất định.

 Chủ động các biện pháp thu hồi nợ: chuẩn bị các chứng từ thích hợp và cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến hạn, đối với các khoản nợ quá hạn cần xử lý linh hoạt như: thu trước một phần nợ, gia hạn nợ với lãi suất gia hạn lớn..., trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động.

 Đa dạng hoá các biện pháp thu hồi nợ, nhƣ thu làm nhiều lần, có thể thu tài sản thay vì thu tiền...

 Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán: yêu cầu đặt cọc hay tạm ứng trước một phần giá trị hợp đồng...

 Cử cán bộ đi đôn đốc các khách hàng có các khoản nợ đến hạn.

Đối vớ àng tồn kho: Các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp nhƣ sau:

87

 Dự báo nhu cầu vật liệu cho năm tới. Dự trữ vật liệu ở một mức độ vừa phải, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sản xuất bất thường của doanh nghiệp, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, phòng khi thị trường vật liệu khan hiếm và tăng giá nhƣ trong năm vừa qua, luôn phải đảm bảo tiến độ sản xuất và cung ứng hàng hoá theo hợp đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cần chú ý đến khâu bảo quản nguyên vật liệu, tránh tình trạng thất thoát vật tƣ, vật tƣ mất phẩm chất, dẫn đến làm giảm chất lƣợng sản phẩm. Tức là, Doanh nghiệp cần tổ chức công tác bảo quản vật tƣ sao cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí bảo quản tới mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo chất lƣợng của sản phẩm sản xuất ra.

 Đẩy nhanh tiêu thụ các hàng hoá tồn kho, giảm chi phí lưu kho các hàng hoá này bằng cách giảm giá bán hợp lý sao cho vẫn đảm bảo có lợi nhuận thấp, thậm chí là hoà vốn, áp dụng các hình thức khuyến mại, kích thích khách hàng mua với số lƣợng lớn... thực hiện các chính sách bán hàng linh động, đa dạng, mở rộng các chính sách sau bán... đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trên báo, đài, mạng internet, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm mới bán với giá ƣu đãi... duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng...

Một phần của tài liệu Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)