CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.3. Thu nhập doanh nghiệp và thuế TNDN
Thu nhập doanh nghiệp là lợi ích kinh tế tăng trong kỳ kế toán dưới hình thức dòng tiền vào hoặc cải thiện tài sản hoặc giảm nợ, dẫn đến tăng vốn chủ sở hữu, trừ các khoản đóng góp từ các bên tham gia vốn (IASB, 2015)14 .
Do đó, thu nhập là một khoản gia tăng tài sản ròng của đơn vị trong kỳ kế toán, ngoại trừ những khoản tăng này do các khoản đóng góp của chủ sở hữu. Phần đầu tiên của định nghĩa này khá dễ hiểu vì thu nhập phải hợp lý dẫn đến sự gia tăng tài sản ròng (chủ sở hữu) của đơn vị nhƣ sự gia tăng tiền mặt hoặc các tài sản khác. Tuy nhiên, tài sản ròng của một đơn vị có thể tăng lên đơn giản bằng cách đầu tƣ vốn của chủ sở hữu của nó ngay cả khi sự gia tăng tài sản ròng không thể đƣợc coi là thu nhập. Đây là ý nghĩa của phần sau của định nghĩa về thu nhập.
Có hai loại thu nhập:
Doanh thu bán hàng: Doanh thu thu đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị;
Thu nhập: Thu nhập không phát sinh từ hoạt động cốt lõi của đơn vị.
Các khoản thu nhập của doanh nghiệp bao gồm:
Thu nhập bán hàng
Thu nhập từ các hoạt động đầu tƣ tài chính vào các đơn vị khác
Thu nhập từ các hoạt động tài chính
Thu nhập từ các hoạt động khác
14 IASB: International Accounting Standards Board
30
Thu nhập của doanh nghiệp là nguồn chủ yếu để đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra, thu nhập là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp sản xuất giản đơn cũng nhƣ tái sản xuất mở rộng. Thu nhập của doanh nghiệp cũng là nguồn đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, đồng thời là nguồn để đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với bạn hàng, tham gia liên doanh, góp vốn, đầu tƣ tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, thu nhập của doanh nghiệp là điều kiện vật chất giúp doanh nghiệp thực hiện một số chương trình xã hội, hoạt động từ thiện góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập chịu thuế phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cơ sở tính thuế TNDN không phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế (TNCT).
Đối tƣợng nộp thuế TNDN:
Đối tƣợng nộp thuế TNDN là tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với TNCT phát sinh tại Việt Nam và TNCT phát sinh ngoài Việt Nam.
Theo đó, đối tƣợng nộp thuế ở đây là các doanh nghiệp đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác.
Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
31
Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ.
Các tổ chức đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm các hình thức sau:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên.
- Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
- Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tƣợng khác.
- Đại lý cho công ty ở nước ngoài.
- Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp: có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài hoặc không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
32
Các tổ chức khác có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ phát sinh thu nhập chịu thuế.
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh:
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định.
- Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế.
- Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.
- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá trị thị trường.
Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
ở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo từng quý cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 30 tháng tiếp theo của quý đó. Riêng với thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhƣợng bất động sản thì có thể kê khai theo từng quý hoặc từng lần chuyển nhƣợng.
- Sử dụng tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. Việc sử dụng mẫu nào là tùy thuộc vào doanh nghiệp nhƣng phải thống nhất sử dụng từ đầu.
+ Cơ sở lập tờ khai mẫu 01A/TNDN là doanh thu phát sinh trong kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, lợi nhuận phát sinh trong kỳ, TNCT và thu nhập tính thuế.
+ Cơ sở lập tờ khai mẫu 01B/TNDN chỉ cần doanh thu phát sinh trong kỳ và tỷ lệ TNCT trên doanh thu (%). Trong đó, tỷ lệ TNCT trên doanh thu do
33
doanh nghiệp tự đƣa ra , đƣợc sử dụng thống nhất cho cả năm và đƣợc xác định căn cứ vào tờ khai quyết toán của năm trước đó:
- Sử dụng tờ khai thuế TNDN từ chuyển nhƣợng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN kèm theo phụ lục theo mẫu số 01-1/TNDN đối với các doanh nghiệp kê khai thuế TNDN từ chuyển nhƣợng bất động sản.
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Cơ sở kinh doanh phải tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước.
Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý.
Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt chẽ, có hiệu quả.
- Việc xác định ngày nộp thuế của cơ sở kinh doanh đƣợc thực hiện nhƣ sau:
+ Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng chuyển khoản qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp thuế là ngày Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên Giấy nộp tiền vào ngân sách.
+ Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt thì ngày nộp thuế là ngày Cơ quan Kho bạc nhận tiền thuế hoặc cơ quan thuế cấp Biên lai thuế.
+ Cơ sở kinh doanh chƣa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế cùng thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
34
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhƣng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.