1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT-TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2010

67 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 790,92 KB

Nội dung

Thống kê, kiểm kê đất đai, chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Ủy ban nhân các cấp nhằm thực hiện chức năng quản lý về đất đai..

Trang 1

3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

: : : : :

TRẦN DUY KHÁNH

06124057 DH06QL 2006– 2010 Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2008-

Trang 2

1

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

* Mục đích - yêu cầu: 5

* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 6

* Giới hạn của đề tài 6

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

I.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 7

I.2 Cơ sở thực tiễn 8

I.3.Khái quát về địa bàn nghiên cứu 24

I.3.1.Vị trí địa lý 24

I.3.2 Địa hình địa mạo: 24

I.3.3 Đặc điểm khí hậu: 25

I.3.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 25

I.3.5 Các nguồn tài nguyên: 26

I.3.6 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của TP Buôn Ma Thuột 27

I.3.7 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên: 28

I.4 Cơ sở pháp lý 29

I.5 Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu 30

I.5.1 Công tác chuẩn bị: 30

I.5.2 Nội dung nghiên cứu 30

I.5.3 Phương pháp nghiên cứu 31

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

II.1 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan 32

II.1.1 Công tác quản lý ranh giới, địa giới hành chính 32

II.1.2 Đo đạc, lập bản đồ địa chính 32

II.1.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ 33

II.1.4 Đăng ký, cấp giấy CNQSDĐ 34

II.1.5 Thống kê, kiểm kê đất đai 36

II.1.6 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đất đai 36

II.1.7 Quy hoạch, kế hoạch SDĐ 36

II.1.8 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai 37

II.1.9 Đánh giá chung về tình hình quản lý nhà nước về đất đai 37

II.2 Đánh giá nguồn tài liệu phục vụ kiểm kê đất đai năm 2010 37

II.2.1 Nguồn số liệu: 37

II.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: 39

II.2.3 Phương pháp xác định số liệu: 43

II.2.4 Phương pháp kiểm kê đất đai: 44

II.2.5 Quy trình thực hiện 44

II.3 Kết quả thực hiện: 46

II.3.1 Thành lập được bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 46

II.3.2 Lập được hệ thống biểu mẫu theo quy định bao gồm: 46

II.3.3 Xây dựng Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2010 46

II.3.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố: 46

II.3.5 Phân tích tình hình biến động về sử dụng đất từ năm 2005 đến nay 57

II.3.6 Tình hình sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức 58

II.3.7 Tình hình sử dụng đất của các tổ chức 58

Trang 3

2

II.3.8 Tình hình sử dụng đất có kết hợp vào các mục đích khác 58

II.3.9 Tình hình sử dụng đất của các hộ đồng bào dân tộc 59

II.3.10 Kết quả thực hiện công tác xây dựng bản đồ hiện trạng 59

II.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm kê đất đai 2010 62

II.4.1 Thuận lợi: 62

II.4.2 Khó khăn: 63

II.4.3.Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện: 63

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

III.1 Kết luận: 65

III.2 Kiến nghị : 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 5

5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quý nhất của loài người, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống.Vì thế, chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững và mở ra các cơ hội kinh tế cho người dân nông thôn và thành thị đặc biệt là cho người nghèo Nước ta lại đang trong công cuộc đổi mới nhu cầu sử dụng đất đai để phát triển trong từng ngành từng địa phương có sự thay đổi đáng kể

Do vậy nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện pháp luật về đất đai để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất, cần phải nắm vững,quản lý chặt quỹ đất

Để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu các loại đất hợp lý, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường – cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai –đã tổ chức thực hiện công tác thống kê và kiểm kê trong toàn quốc

Đây là công tác quan trọng và trọng tâm nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả của chính sách pháp luật đất đai từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp Đồng thời chúng ta cũng rút ra những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai là rất cần thiết

Ngày 10-03-2010 Thành phố Buôn Ma Thuột được nhà nước công nhận là đô thị loại I

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk được sự đồng ý của Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Đắk Lắk và sự phân công của Khoa quản lý đất đai và bất động sản trường ĐH Nông Lâm tôi xin thực hiện đề tài

“Thống kê, kiểm kê đất đai năm 2010 trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột – Tỉnh

Vì vậy, công tác TK, KKĐĐ và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010 được triển khai nhằm mục đích:

+ Giúp UBND các cấp nắm chắc tình hình sử dụng đất của địa phương, trên cơ

sở hiệu chỉnh các số liệu, tài liệu bản đồ hiện có đến thời điểm năm 2010

+ Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất thông qua việc phân tích, so sánh cơ cấu

sử dụng đất hiện tại với thời điểm kiểm kê năm 2005 Xác định nguyên nhân làm biến động từng loại đất

+ Phục vụ công tác qui hoạch-kế hoạch sử dụng đất nói riêng và nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung, trên cơ sở đề xuất các cơ

Trang 6

6

sở quản lý và sử dụng đất có hiệu quả và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường

+ Làm cơ sở phục vụ cho công tác QHSDĐ, lập KHSDĐ và kiểm tra việc thực hiện QHKHSDĐ hàng năm, lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

+ Tạo được tiền đề cho việc đưa công tác này vào nề nếp

* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác thống kê,kiểm kê và xây dựng bản

đồ HTSDĐ trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại đất phân theo mục đích sử dụng,gồm

3 loại đất

+ Đất nông nghiệp

+ Đất phi nông nghiệp

+ Đất chưa sử dụng

Đối tượng quản lý và quy trình kiểm kê trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

* Giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu chỉ tiêu các loại đất, cách phân loại theo mục đích, đối tượng

sử dụng Phần bản đồ hiện trạng sử dụng đất chỉ sơ lược cách thành lập thông qua quy trình, các bước tiến hành và bố cục trình bày bản đồ, không đi sâu vào mảng công nghệ thành lập bản đồ

Trang 7

7

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê Thống kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần

- Thống kê đất đia là việc nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê Thống kê đất đai được tiến hành 1 năm một lần

- Phân biệt thống kê và kiểm kê:

Về cơ bản kiểm kê và thống kê đều giống nhau về bản chất, đều dựa trên cơ sở tổng hợp, đnáh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai kỳ thống kê, kiểm

kê nhưng điểm khác căn bản là cơ sở lý luận Theo đó, thống kê là một dạng điều tra không toàn bộ, mang tính chất tương đối và được tiến hành hàng năm; kiểm kê là dạng điều tra toàn bộ, mang tính chất tuyệt đối và được tiến hành 5 năm một lần bởi do tính chất chi tiết, cụ thể , tốn kém thời gian và tiền bạc

- Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất, bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kể đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai

- Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính

- Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó

- Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó

- Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất bao gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, múc đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất

- Thửa đất là phần diện tích bị giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ

- Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất như số hiệu thửa, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí; người sử dụng đất; nguồn gốc, mục đất, thời hạn

sử dụng đất; giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính đã và chưa thực hiện; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền và hạn chế về quyền của người sử dụng đất; biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính

Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính

- Bản đồ nền là tên gọi chung của bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo

vẽ trực tiếp ở thực địa bằng phương pháp sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung thực địa được biên tập biên vẽ ở cùng tỷ lệ bản đồ xuất bản

Trang 8

8

I.2 Cơ sở thực tiễn

Thống kê, kiểm kê đất đai là đòi hỏi tất yếu khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước vì nó giúp:

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa phương; tình hình thực hiện

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nước

Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai

Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu

sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các nhu cầu khác của cộng đồng

Lược sử vấn đề nghiên cứu

1 Lược sử công tác kiểm kê đất đai

Thống kê, kiểm kê đất đai, chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Ủy ban nhân các cấp nhằm thực hiện chức năng quản lý về đất đai Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm thống kê đầy đủ và phân tích, đánh giá đúng tình hình hiện trạng sử dụng quỹ đất của từng đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh, cả nước làm cơ sở cho hoản thiện chính sách pháp luật đất đai thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến lược,

kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của cả nước

a Đối tượng của thống kê đất đai

Thống kê đất đai trước hết nghiên cứu về mặt lượng trên cơ sở sử dụng hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số từ đó tìm ra bản chất

và tính quy luật vốn có của chúng liên quan đến đất đai trong những điều kiện, thời gian cụ thể Khi nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội phải chú ý đến quy luật số lớn trong thống kê đất đai Điều đó có nghĩa là nếu không nắm bắt được bản chất của hoạt động kinh tế xã hội trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai thì không thể chỉ ra chính xác về mặt số lượng và cơ cấu của nó hoặc ngược lại, không có phương pháp thu thập, xử lý phân tích số liệu về đất đai chính xác thì không rút ra những kết luận đúng đắn, có tính

khoa học

Thống kê đất đai chuyên nghiên cứu một trong những ngồn lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, đó là đất đai Thống kê đất đai chỉ sự nghiên cứu hiện tượng

và quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai

mà không nghiên cứu hiện tượng tự nhiên có liên quan Tuy vậy đất đai là một yếu tố

tự nhiên cho nên các điều kiện tự nhiên có ảnh hường và tác động rất lớn đến đất đai,

do đó tuy không xem xét đến các bản chất điều kiện tự nhiên đến sự biến đổi đất đai, đến quá trình và kết quả của quản lý, sử dụng đất

Trang 9

9

b Nhiệm vụ của thống kê đất đai

Xác định quy mô đất đai của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính, các vùng kinh tế

Xác định quy mô, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, quản lý đất để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo việc quản lý, sử dụng đất đai của các cấp quản lý

Đảm bảo việc cải tạo đất đai hiệu quả nâng cao chất lượng sự biến đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất

Thu thập tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất đai và định giá đất trong nền kinh tế thị trường

Phân tích quá trình sử dụng đất đai, phát hiện khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo sự bền vững tài nguyên đất đai

c Yêu cầu của thống kê đất đai

Chính xác: Phản ánh trung thực thực tế, khách quan, không trùng lặp, thiếu thừa, không tùy tiện thêm bớt, xác định chính xác chỉ tiêu các loại đất và loại đối tượng sử dụng đất theo quy định, tính toán tổng hợp biểu mẫu chính xác làm căn cứ tin cậy cho việc phân tích thống kê và xây dựng kế hoạch

Đầy đủ: thu thập tài liệu và số liệu đúng với nội dung và số lượng đã được quy định, không bỏ sót chỉ tiêu loại đất, chủ sử dụng hay thửa đất nào, tổng hợp biểu mẫu theo quy định

Kịp thời: Điều tra, thu thập đúng thời điểm, tổng hợp và nộp biểu mẫu đúng thời gian quy định, cung cấp tài liệu đúng lúc cho người sử dụng, nhất là đối với người quản lý

d Đặc điểm cơ bản của thống kê đất đai

Thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở bản đồ được đo đạc chính xác diện tích Thửa đất tuy có vị trí cố định nhưng trong quá trình sử dụng, do tác động của con người và thiên nhiên luôn có biến động về loại đất, chủ sử dụng và hình thể

… vì vậy thường xuyên chỉnh lý bản đồ

Thống kê đất đai có ý nghĩa pháp lý chặt chẽ, số liệu thống kê gắn liền cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất cụ thể, do đó công tác thống kê muốn chính xác phải dựa trên cơ sở đăng ký đất đai Kết quả đăng ký càng tốt, sự phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất càng đồng bộ thì giá trị pháp lý

số liệu thống kê đất càng cao

e Phân loại thống kê đất đai

- Báo cáo thống kê định kỳ

Đây là hình thức tổ chức thống kê đất đai thường xuyên, định kỳ theo nội dung, phương pháp, chế độ báo cáo đã được quy định thống nhất Hiện nay công tác thống kê đất đai được tiến hành một năm một lần theo quy định điều 53 luật đất đai

2003

- Điều tra chuyên về đất đai

Đây là hình thức tổ chức điều tra đất đai không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch, nội dung, phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra, hình

Trang 10

10

thức này được áp dụng khi chưa có quyết định về báo cáo thống kê định kỳ và khi cần nghiên cứu sâu vào một nội dung nào đó mà trong báo cáo định kỳ không có

f Ý nghĩa của thống kê đất đai

Phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai

Phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân

g Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai

Việc thu thập số liệu trong thống kê đất đai được thực hiện trực tiếp trên hồ sơ địa chính trên địa bàn đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn

Việc thu thập số liệu trong kiểm kê đất đai được thực hiện trực tiếp từ thực địa đối chiếu với hồ sơ địa chính trên địa bàn hành chính phường, xã, thị trấn

Việc thu thập số liệu trong thống kê đất đai trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện trở lên đươc tổng hợp số liệu từ số liệu thu thập trong thống kê đất đai của các đơn vị hành chính trực thuộc

Tổng diện tích các loại đất theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải bằng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, trường hợp diện tích tự nhiên theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai khác với diện tích tự nhiên đã công bố thì phải giải trình rõ nguyên nhân

Số liệu thống kê, kiểm kê phản ánh đầy đủ tình trạng sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ địa chính, số liệu kiểm kê đất đai phản ánh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất thực tế, diện tích đất đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống

kê, kiểm kê đất đai

Diện tích đất trong biểu thống kê kiểm kê đất đai được xác định theo mục đích thì ghi theo mục đích sử dụng vào nhiều mục đích sử dụng chính, diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định rõ diện tích thuộc đô thị và diện tích thuộc khu đô thị và diện tích thuộc khu dân cư nông thôn

h Thống kê, kiểm kê đất đai qua các thời kỳ

 Đầu thế kỷ XVIII, chế độ tư hữu ruộng đất đã bắt đầu chiếm ưu thế Năm

1806 vua Gia Long ra lệnh đạc điền và lập sổ địa bạ cho mỗi xã, trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích bao nhiêu tứ cận Tại Nam Bộ còn thấy địa bạ thời Minh Mạng 1836

có sổ mô tả ruộng đất do chủ ruộng khai và có làng, tổng, huyện sở tại chứng nhận (có nơi gọi là sổ trích lục) hàng năm có tiến hành kiểm tra đối chiếu bổ sung địa bộ vào tháng 1 âm lịch

 Đến thời Pháp thuộc chính quyền thực dân xây dựng công tác địa chính quy

củ hơn Năm 1806 ở Nam Kỳ thực dân Pháp thành lập sổ địa chính tiến hành đo đạc cho từng làng và lập biểu thuế điền thổ

 Sau cách mạng tháng tám năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập các luật lệ quy định về ruộng đất trước đây bị xóa bỏ Tháng 01/1953 Trung ương họp hội nghị lần IV đã quyết định “Tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến

sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại xâm thực hiện chế độ sở hữu đất của nông dân”

Trang 11

 Cuộc điều tra cơ bản lần hai, năm 1964-1965

Nhằm tạo cơ sở cho các nghành nông-lâm nghiệp và các nghành khác, Nhà nước tiến hành quy hoạch sử dụng ruộng đất theo hướng ổn định, tránh tình trạng tranh chấp giữa các nghành Thời kỳ này nghành Quản lý ruộng đất đã tiến hành đo đạc được hầu hết các xã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Khu Bốn cũ Việc sử dụng bản

đồ địa chính ở các địa phương đã trở nên quen thuộc, do đó Nhà nước tiến hành điều tra cơ bản toàn bộ diện tích ruộng đất theo địa giới hành chính

 Cuộc điều tra cơ bản lần ba trên phạm vi toàn miền Bắc năm 1966-1968 Trong giai đoạn này, quyền sở hữu ruộng đất đã có nhiều biến động, sở hữu toàn dân ngày càng mở rộng, sở hữu tư nhân ngày càng thu hẹp Do đó ngày 10/06/1966 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 161/TTg về điều tra thống nhất đất nông nghiệp

Tháng 04/1975 thống nhất đất nước chính quyền đã kịp thời ban hành một số văn bản để điều chỉnh các quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới, Nhà nước

đã nhanh chóng kiểm tra thống kê đất đai trong cả nước bằng Quyết định số

169/QĐ-CP ngày 20/06/1977 của Chính phủ về thống nhất ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước nhằm đưa việc quản lý, sử dụng đất đi vào quy chế chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, mọi nghành trong việc quản lý thật tiết kiệm và đạt hiệu quả cao lợi nhuận từ đất

Tại Điều 19, Điều 20 Hiến pháp năm 1980 cũng quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” Vì thế để quản lý đất đai tốt hơn Nhà nước đã quy định tại mục IV của Quyết định 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 với nội dung “để tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất tất cả tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải khai báo chính xác và đăng ký các loại ruộng đất mình sử dụng vào sổ Địa chính của Nhà nước, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm kiểm tra việc khai báo này …”

Căn cứ vào Quyết định 201/QĐ-CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ, Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ra Quyết định 56/ĐKTT-TCQLRĐ ngày 05/11/1981 quy định trình tự, thủ tục đăng ký ruộng đất

Tiếp theo đó luật đất đai năm 1988 cũng khẳng định công tác thống kê, kiểm

kê đất đai là một trong nững nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Khắc phục những thiếu sót của luật đất đai năm 1988 Năm 1993 Luật Đất đai 1993 mới ra đời thay thế cho luật cũ, trong đó tại điều 13 cũng nêu lên bẩy nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, cũng khẳng định “Thống kê, kiểm kê đất đai là một trong những nội dung mà công tác quản lý đất đai phải thực hiện”

 Kiểm kê năm năm lần nhất năm 1995

Luật đất đai vừa ra đời và Thành lập Tổng cục Địa chính (năm 1994) Theo Chỉ thị 382/CT-ĐC ngày 31/03/1995 của Tổng cục Địa chính về việc tổng kiểm kê,

Trang 12

12

xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995 Nội dung chính của đợt kiểm kê lần này là:

- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến năm 1995

- Kiểm kê diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng

- Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất đến năm 1995

- Xây dựng nề nếp thống nhất trong việc thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ

 Kiểm kê năm năm lần hai năm 2000

Mục đích chính là rà soát lại quỹ đất chưa sử dụng để phục vụ cho trương trình năm triệu ha rừng theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000

Trong đợt kiểm kê này hệ thống biểu mẫu cũng được xây dựng mới tránh những sai sót trước đây đã gặp khi kiểm kê đất đai năm 1995 đồng thời hoàn thiện chỉ tiêu cụ thể :

Chỉ tiêu loại đất gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất chuyên

dùng, đất ở, đất chưa sử dụng, đất sông suối, núi đá

Chỉ tiêu đối tượng sử dụng: đất đã giao, cho thuê sử dụng và đất chưa giao, cho

thuê sử dụng

 Kiểm kê 5 năm lần thứ ba - năm 2005

Trên cơ sở luật đất đai năm 2003, Thông tư 28/2004/TT-BTNMT vừa ra đời có nhiều điểm thay đổi về nội dung cũng như hệ thống chỉ tiêu phân loại đất và đối tượng

sử dụng, quản lý Mục đích chính của kiểm kê lần này là:

Xác định rõ quỹ đất đang quản lý, sử dụng quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, hiện trạng mặt nước ven bờ

Đánh giá thực trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm

kê năm 2000, năm 1995

Đánh giá về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đề xuất việc hoàn chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai

Số liệu kiểm kê diện tích đất đai được tính đến từng loại đất, theo các đối tượng sử dụng đất và các thông tin về quản lý, sử dụng của mỗi xã, phường, thị trấn được điều tra, thống kê theo các biểu đã được quy định tại Thông tư 28/2004/TT-BTNMT và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê diện tích đất đai năm 2005

Nhóm đất có mặt nước ven biển (MVB)

Chỉ tiêu theo đối tượng sử dụng và quản lý

Đối tượng sử dụng đất gọi chung là người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất

Trang 13

vụ gì về đất mình được giao để quản lý

Loại đất theo đối tượng được giao để quản lý gồm có 04 đối tượng :

Cộng đồng dân cư (CDQ)

UBND cấp xã (UBQ)

Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ)

Tổ chức khác (TKQ)

Hệ thống biểu mẫu kiểm kê đất đai năm 2005 gồm :

Biểu 01-TKĐĐ : Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp

Biểu 02-TKĐĐ : Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp

Biểu 03-TKĐĐ : Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai

Biểu 04-TKĐĐ : Thống kê, kiểm kê người sử dụng, quản lý đất

Biểu 05a-TKĐĐ : Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích

Biểu 07-TKĐĐ : Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính

Biểu 08-TKĐĐ : Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất

Biểu 09a-TKĐĐ : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu 09b-TKĐĐ : Biến động diện tích đất do chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật

Biểu 09c-TKĐĐ : Diện tích đất phải biến động theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện Lập 02 biểu : Một biểu lập từ tổng hợp biểu 9c cấp xã và một biểu lập riêng cấp huyện

Biểu 10-TKĐĐ : Kiểm kê diện tích đất sử dụng phù hợp, chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất Lập 02 biểu : Một biểu lập từ tổng hợp biểu 10 cấp xã và một biểu lập riêng cấp huyện

Biểu 11-TKĐĐ : Kiểm kê diện tích đất chưa sử dụng đã được quy hoạch

Trang 14

 Kiểm kê 5 năm lần thứ tư - năm 2010

Thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2010, Bộ TNMT chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện theo Thông tư BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê năm 2010 Thông tư 08 này có một số chỉ tiêu khác với hệ thống chỉ tiêu quy định tại Thông tư 28/2004/TT-BTNMT Mục đích của kỳ kiểm kê lần này là:

08/2007/TT Xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên của các đơn vị hành chính, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hoá, quỹ đất chưa sử dụng

- Đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, tình hình biến động đất đai, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt

- Xác định tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

Hệ thống biểu kiểm kê đất đai năm 2010 gồm :

Biểu 01-TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp

Biểu 02-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp

Biểu 03-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai

Biểu 04-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê người sử dụng, quản lý đất

Biểu 05-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích

sử dụng

Biểu 06-TKĐĐ: Phân tích tình hình tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử

dụng

Biểu 07-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê đất theo đơn vị hành chính

Biểu 08-TKĐĐ: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử

dụng, quản lý đất

Biểu 09-TKĐĐ: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng

Biểu 10-TKĐĐ: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo mục đích được giao,

được thuê, được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện

Biểu 11-TKĐĐ: Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào mục đích

phụ

Biểu 12-TKĐĐ: Hiện trạng quản lý và sử dụng đất qui hoạch lâm nghiệp

Biểu 13-TKĐĐ: Biến động đất trồng lúa từ ngày 01/01/2005 đến ngày

01/01/2010

Biểu 14-TKĐĐ: Tình hình sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã

Trang 15

15

Biểu 15-TKĐĐ: Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức

Biểu 16-TKĐĐ: Tổng hợp tình hình xử lý vi phạm, tranh chấp đất đai của các

tổ chức

Biểu 17-TKĐĐ: Tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Biểu 18-TKĐĐ: Tổng hợp tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất

Biểu 20: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Biểu 21:Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Biểu 22: Hiện trạng đất chưa sử dụng

Biểu 23:Tổng hợp hiện trạng đất tự nhiên

Chỉ tiêu các loại đất

 Theo mục đích sử dụng được chia làm 3 nhóm:

- Đất nông nghiệp (NNP)

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm

về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (SXN), đất lâm nghiệp (LNP), đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS), đất làm muối (LMU) và đất nông nghiệp khác (NKH)

+ Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm (CHN) và đất trồng cây lâu năm (CLN)

+ Đất lâm nghiệp (LNP) là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng, đất để trồng rừng mới, bao gồm đất rừng sản xuất (RSX), đất rừng phòng hộ (RPH), đất rừng đặc dụng (RDD)

+ Đất nuôi trồng thủy sản (NTS) là đất đươc sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (TSL) và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt (TSN)

+ Đất làm muối (LMU) là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối + Đất nông nghiệp khác (NKH) là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kýnh và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuât nông nghiệp

- Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN)

Đất phi nông nghiệp (PNN) là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở (OTC), đất chuyên dùng (CDG), đất tôn giáo, tín ngưỡng (TTN), đất nghĩa trang (NTD), đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON) và mặt nước chuyên dùng (MNC), đất phi nông nghiệp khác (PNK)

+ Đất ở (OTC) là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư được công nhận là đất ở, bao gồm đất ở tại nông thôn (ONT) và đất ở tại đô thị (ODT)

Trang 16

16

+ Đất chuyên dùng (CDG) bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (CTS), đất quốc phòng (CQP), an ninh (CAN), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (CSK), đất có mục đích công cộng (CCC)

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng (TTN) là đất do cơ sở tôn giáo, sử dụng và đất có cơ

sở tín ngưỡng dân gian bao gồm đất tôn giáo (TON) và đất tín ngưỡng (TIN)

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD) là đất để làm nơi mai táng tập trung

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (SMN) là đất có mặt nước không phải là đất nuôi trồng thủy sản, thủy điện, thủy lợi bao gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON) và đất có mặt nước chuyên dùng (MNC)

+ Đất phi nông nghiệp khác (PNK) bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại, nhà tạm (không phải là nhà ở) để người lao động sử dụng tại các trang trại ở nông thôn, đất để

xây dựng cơ sở sản xuất dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp tại đô thị như xây dựng nhà

kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt (kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất), xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp

- Nhóm đất chưa sử dụng (CSD)

+ Đất bằng chưa sử dụng (BCS) là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở vùng đồng bằng, thung lũng, cao nguyên

+ Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS) là đất chưa sử dụng tại vùng đồi núi

+ Núi đá không có rừng cây (NCS) là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên

đó không có rừng cây

- Đất có mặt nước ven biển (MVB)

Đất có mặt nước ven biển là đất mặt biển ngoài đường mép nước, không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang được sử dụng; bao gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản (MVT), đất mặt nước ven biển có rừng (MVR), đất mặt nước ven biển

có mục đích khác (MVK)

 Theo người sử dụng và quản lý đất

Người sử dụng đất, người quản lý đất (còn gọi là đối tượng sử dụng, quản lý đất)

là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng; đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất để quản lý Người sử dụng, quản lý đất được phân chia từ khái quát tới chi tiết, một nhóm đối tượng có thể được phân chia thành nhiều nhóm nhỏ chi tiết hơn, cụ thể được phân thành 2 nhóm :

- Người sử dụng đất (NSD)

Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất bao gồm: hộ gia đình, cá nhân (GDC); tổ chức (trong nước), cơ sở tôn giáo (TCC); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài (NNG); cộng đồng dân cư (CDS)

+ Hộ gia đình, cá nhân (GDC) là người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân (trong nước), người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với đất ở

Trang 17

17

+ Tổ chức, cơ sở tôn giáo (TCC) là tổ chức (trong nước), cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; bao gồm Uỷ ban nhân dân cấp xã (UBS), tổ chức kinh tế (TKT), cơ quan đơn vị của nhà nước (TCN), tổ chức khác (TKH)

+ Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất; bao gồm doanh nghiệp liên doanh (TLD), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (TVN), tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (TNG)

+ Cộng đồng dân cư là cộng đồng người thiểu số sinh sống trên cùng địa bàn điểm dân cư có cùng phong tục, tập quán được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc; cộng đồng dân cư sinh sống trên cùng địa bàn điểm dân cư có cùng phong tục, tập quán, có chung dòng họ được nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đối với đất đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ

- Người được giao để quản lý đất (NQL)

Người được giao quản lý đất là tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý; bao gồm tổ chức được giao quản lý đất (TCQ), cộng đồng dân cư được giao quản lý đất (CDQ)

+ Tổ chức được giao đất để quản lý là tổ chức trong nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được Nhà nước giao đất để quản lý; bao gồm Uỷ ban nhân dân cấp xã (UBQ), tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ), tổ chức khác (TKQ)

+ Cộng đồng dân cư (CDQ) là cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn điểm dân cư được giao quản lý đất lâm nghiệp để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng

i So sánh chỉ tiêu phân loại theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 và Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- So sánh theo mục đích sử dụng đất:

Năm 2005 thực hiện kiểm kê theo hệ thống chỉ tiêu được quy định tại Thông tư

số 28/2004/TT-BTNMT có một số điểm khác so với hệ thống chỉ tiêu qui định tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT được quy định cụ thể trong hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Trang 18

18

Bảng 1: Bảng chuyển đổi chỉ tiêu thống kê từ năm 2005 sang 2010 theo thông tư

08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007

CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NĂM

2010 CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NĂM 2005 GHI CHÚ

Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây hàng năm

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

Đất trồng cỏ Đất cỏ tự nhiên cải tạo

Bỏ chỉ tiêu chi tiết

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp

- Đất trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp của nhà nước

- Đất trụ sở khác

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất trụ sở cơ quan tổ chức Đất trụ sở cơ quan Đất trụ sở khác Đất công trình sự nghiệp Đất công trình sự nghiệp không KD Đất công trình sự nghiệp

Đất cơ sở văn hoá

Đất cơ sở văn hoá không KD Đất cơ sở văn hoá có KD

Đất cơ sở y tế

Đất cơ sở y tế không KD Đất cơ sở y tế có KD

Bỏ chỉ tiêu chi tiết

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo

Đất cơ sở thể dục-thể thao

Đất có di tích danh thắng

Đất chợ

Đất bãi thải xử lý chất thải

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo

Đất cơ sở giáo dục-đào tạo không KD Đất cơ sở giáo dục-đào tạo có KD

Đất bãi rác, bãi xử lý nước thải

Bỏ chỉ tiêu chi tiết

Đất công trình năng lượng

Đất công trình bưu chính viễn thông

Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông

Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông không KD

Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông

có KD

Bỏ bớt chỉ tiêu chi tiết và tách thành 2 chỉ tiêu mới

Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội Thêm mới 2 chỉ tiêu

Đất phi nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp khác Chỉ tiêu mới

Đất cơ sở tư nhân không KD Đất làm nhà tạm, lán trại Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô

thị

Bỏ bớt chỉ tiêu chi tiết

(Nguồn Bộ TN&MT)

Trang 19

19

- So sánh theo người sử dụng, quản lý đất:

Kiểm kê đất đai năm 2010 không thay đổi nhiều hệ thống chỉ tiêu phân loại về người sử dụng, quản lý đất so với kỳ kiểm kê năm 2005 Tuy nhiên, trong đối tượng sử dụng bỏ chỉ tiêu: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức trong nước tách chỉ tiêu tổ chức khác thành:

- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (Đảng, Nhà nước, TC chính trị-xã hội, tổ chức

sự nghiệp, đơn vị QP-AN)

- Tổ chức khác còn lại (tổ chức XH, XH-Nghề nghiệp, Tôn giáo)

* Nhận xét: Hệ thống chỉ tiêu kiểm kê năm 2010 có giảm bớt một số chỉ tiêu chi tiết

và bổ sung thêm một vài chỉ tiêu mới Điều này giúp cho công tác kiểm kê đất đai ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước Từ cơ sở dữ liệu thành lập được giúp cho các nhà quản

lý nắm chắc quỹ đất của mình và từ đó đề ra kế hoạch phát triển hợp lý hơn

2 Lược sử công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của đơn vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế và toàn quốc được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước

Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai

và công tác quy hoạch sử dụng đất

Trang 20

20

c Nguyên tắc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính xã, phường được lập trên

cơ sở tổng hợp bản đồ địa chính của xã, phường có đối soát với số liệu kiểm kê đất đai

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp huyện trở lên được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc

Số liệu đất đai thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thống nhất với

số liệu kiểm kê đất đai tại thời điểm kiểm kê

d Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Việc xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào các căn cứ sau:

- Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ

- Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất

- Phù hợp với bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp

- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:

Bảng 2: Quy định tỷ lệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha)

Cấp xã

1:1.000 Dưới 120 1:2.000 Từ 120 đến 500 1:5.000 Trên 500 đến 3.000 1:10.000 Trên 3.000

Cấp huyện

1:5.000 Dưới 3.000 1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000 1:25.000 Trên 12.000

Cấp tỉnh

1:25.000 Dưới 100.000 1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000 1:100.000 Trên 350.000

Cả nước 1:1.000.000

( Nguồn: Quy định về thành lập BĐHTSDĐ)

e Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập phải đảm bảo được mục đích, yêu cầu, tỷ lệ bản đồ đặt ra, phải thể hiện được đầy đủ các tính chất sử dụng đất phù hợp với biểu mẫu thống kê nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin về hiện trạng

Trang 21

21

sử dụng đất thể hiện trên bản đồ về các mặt như vị trí, số lượng, nội dung…của các loại đất Cụ thể bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

- Ranh giới các loại đất

Ranh giới các loại đất thể hiện trên bản đồ thông qua các khoanh đất Khoanh đất

là yếu tố chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất biểu thị ở dạng đường viền khép kín bao gồm 1 hoặc nhiều thửa đất có cùng loại đất nằm liền kề nhau Mỗi khoanh đất cần thể hiện được loại đất thông qua ký hiệu và màu sắc Việc thể hiện ranh giới các loại đất phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo tỷ lệ, cụ thể như sau:

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã: các khoanh đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 10 mm2 theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ, các khoanh đất có diện tích nhỏ hơn 10 mm2 nhưng có tính đặc biệt thì có thể thể hiện phi tỷ lệ nhưng không quá 1,5 lần và đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu

để thể hiện

- Ranh giới hành chính các cấp

Phải thể hiện ranh giới hành chính các cấp từ ranh giới xã, ranh giới huyện, ranh giới tỉnh đến ranh giới quốc gia (nếu có) Khi ranh giới các cấp trùng nhau thì thể hiện ranh giới cấp cao nhất

- Ranh giới lãnh thổ sử dụng đất như nông trường, lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, doanh trại quân đội nhân dân…

- Đường bờ biển

- Mạng lưới thủy văn bao gồm hệ thống sông ngòi, kênh mương…cùng tên gọi

- Mạng lưới giao thông bao gồm các đường giao thông như đường sắt, đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ cùng tên đường, các đường liên xã, đường đi lớn trong khu dân cư nông thôn và ngoài đồng ruộng, các công trình liên quan với đường xá như cầu cống, bến phà…

- Dáng đất

Dáng đất được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và đường đồng mức đối với vùng đồi núi đồng thời phải phù hợp với các yếu tố khác như thủy hệ, đường sá, thực vật

- Địa danh bao gồm tên tỉnh - thành phố, tên huyện - thị xã, tên xã - thị trấn, tên các hồ lớn, tên sông suối chính…

- Thể hiện vị trí trung tâm như thủ đô, tỉnh lỵ, huyện lỵ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

f Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, loại đất được thể hiện thông qua màu sắc và

ký hiệu nhưng không phải thể hiện tất cả các loại đất lên trên bản đồ mà chỉ có một số loại đất chính Cụ thể như sau:

Nhóm đất nông nghiệp thể hiện LUC, LUK, LUN, BHK, NHK, LNC, LNQ, LNK, RSN, RST, RSK, RSM, RPN, RPT, RPK, RPM, RDN, RDT, RDK, RDM, TSL, TSN, LMU, NKH

Nhóm đất phi nông nghiệp thể hiện ODT, ONT, DTS, CQP, CAN, SKK, SKC, SKS, SKX, DGT, DTL,DBV, DNL, DVH, DYT, DGD, DTT, DCH, LDT, DRA, DKH, DXH, TON, TIN, NTD, SON, MNC

Trang 22

22

Nhóm đất chưa sử dụng đất thể hiện BCS, DCS, NCS

g Các phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở

- Phương pháp sử dụng ảnh chụp máy bay có áp dụng công nghệ ảnh số

- Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước

- Phương pháp sử dụng các bản đồ chuyên ngành

- Phương pháp tổng hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới trực thuộc

h Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các thời kỳ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết, không chỉ cho công tác quản lý đất đai mà còn rất cần thiết đối với nhiều ngành, đặc biệt là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, điện lực…thực tế cho thấy từ trước đến nay khi có nhu cầu về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các tổ chức và các ngành đều đã tự xây dựng bản

đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phần lớn nhằm phục vụ cho công tác quản lý trong việc sử dụng đất và hoạch định sự phát triển Các huyện khi lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1986 – 1995 đều đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1985 Các Tỉnh khi lập phương án phân vùng nông, lâm nghiệp đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995 nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch phân bổ lực lượng sản xuất của tỉnh giai đoạn 1986 – 2000 Gần đây nhất là các xã lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất đều phải lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải do ngành Quản lý ruộng đất xây dựng (sau này là Tổng cục Địa chính và

Bộ Tài nguyên và Môi trường) Từ 1980 đến nay ngành đã chỉ đạo xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất vào các năm 1980, 1985, 1990, 1995, 2000, 2005 và 2010

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980

Năm 1977 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 169/CP về việc điều tra thống

kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước Trong đợt này có 31 trong tổng số 44 tỉnh Thành phố xây dựng bản đồ hiện trạng năm 1980 có kèm số liệu thống kê đất đai Trên

cơ sở bản đồ này cùng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đợt phân vùng nông lâm nghiệp trước năm 1978 đối với các tỉnh còn thiếu cũng như bản đồ của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp Tổng cục Quản lý ruộng đất đã chủ trì cùng các cơ quan xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước tỷ lệ 1:1.000.000 có kèm thuyết minh và số liệu thống kê đất đai

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1985

Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành Quản lý ruộng đất trong thời gian từ 1980 đến 1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê trong cả nước Năm 1985 đã đưa ra được số liệu thống kê đất đai hoàn chỉnh cho tất cả các cấp từ cấp xã, cấp huyện cho đến cấp tỉnh và cả nước cùng hầu hết bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1985 Trên cơ sở bản đồ hiện trạng các tỉnh đã lập cùng bản đồ hiện trạng một số vùng, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử

dụng đất cả nước năm 1985 tỷ lệ 1:1.000.000

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1990

Thời gian này hầu hết các tỉnh không xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước năm 1990 tỷ lệ 1:1.000.000 được xây dựng trên

Trang 23

23

cơ sở ảnh Landsat TM chụp năm 1989 – 1990, ảnh hàng không chụp năm 1989-1992, bản đồ hiện trạng rừng năm 1989 tỷ lệ 1:1.000.000 và một số bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980, 1985, 1990 chỉ đề cập đến bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và cả nước chứ chưa đề cập đến cấp huyện và cấp xã Nhìn chung, bản đồ hiện trạng sử dụng đất các năm này được thực hiện đều đã có nội dung, phương pháp, ký hiệu thống nhất, phản ánh được đầy đủ các loại đất, tránh được sự chồng lấn, có tính pháp lý và có kèm bản thuyết minh cùng số liệu thống kê đất đai

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995

Thực hiện các nội dung theo luật định nhằm đưa công tác quản lý sử dụng đất đai ngày một chặt chẽ, có hiệu quả, ngày 31/03/1995 Tổng cục Địa chính ra Chỉ thị 382/CT-ĐC về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

1995, Quyết định 375/QĐ – ĐC ngày 16/05/1995 về chế độ báo cáo, thống kê, kiểm

kê đất đai, chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ Đây là lần đầu tiên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cả nước, chi tiết từ trung ương đến địa phương, sản phẩm tạo ra là bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả bốn cấp

từ trung ương, tỉnh, huyện và xã, trong đó bao gồm cả bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho bẩy vùng kinh tế Bản đồ hiện trạng sử dụng đất này được xây dựng trên nền bản

đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 và tỷ lệ 1:750.000, riêng bản đồ bảy vùng kinh tế tỷ lệ 1:250.000 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng được quy định cụ thể đối với cấp xã là 1:500– 1:10.000, cấp huyện là 1:10.000 – 1:25.000 Hệ thống bản đồ đợt này có chất lượng cao hơn trước, đúng yêu cầu kỹ thuật, tỷ lệ thống nhất theo quy định

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Thực hiện Chỉ thị 24/1999/CT- TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ

và Kế hoạch thực hiện 1347/KH – TCĐC ngày 06/09/1999 của Tổng cục Địa chính về việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đây là đợt kiểm kê toàn quốc lần 2 do Tổng cục Địa chính chủ trì, trên cơ sở xem xét các thành quả và những tồn tại của các kỳ xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trước đây, công tác chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 thời kỳ này

đã thể hiện được hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm 01/10/2000 với độ chính xác cao, xây dựng cho các cấp hành chính từ dưới lên trên Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc sử dụng đất các tài liệu ảnh hàng không, viễn thám và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh làm tài liệu tổng hợp, trừ một số xã, huyện vùng núi cao chưa xây dựng được bản đồ đất và chưa có cán bộ địa chính Hầu hết bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng khá chính xác, nội dung, phương pháp, ký hiệu thống nhất, đặc biệt là

sử dụng kỹ thuật công nghệ số được sử dụng rộng khắp các tỉnh, phản ánh được đầy

đủ cá loại đất và có tính chất pháp lý, đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các cấp, các ngành

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005

Thực hiện Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2005 BĐHTSDĐ năm 2005 được xây dựng chi tiết ở cấp xã dựa trên bản đồ địa chính chính quy, BĐHTSDĐ cấp trên được xây dựng bằng phương pháp tổng hợp BĐHTSDĐ của cấp dưới trực tiếp

Trang 24

24

Nội dung thể hiện trên BĐHTSDĐ năm 2005 rất chi tiết, thể hiện theo mã chữ chi tiết theo từng khoanh đất BĐHTSDĐ phải xây dựng trên phần mềm Microstation theo đúng quy phạm quy định

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Thực hiện Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về việc kiểm kê đất đai và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2010 Đây là đợt kiểm kê toàn quốc lần hai do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, trên cơ sở xem xét thành quả và những tồn tại của các kỳ xây dựng BĐHTSDĐ trước đây BĐHTSDĐ năm 2010 được xây dựng chi tiết ở cấp xã dựa trên bản đồ địa chính chính quy, BĐHTSDĐ cấp trên được xây dựng bằng phương pháp tổng hợp BĐHTSDĐ của cấp dưới trực tiếp

BĐHTSDĐ thể hiện chính xác hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 với độ chính xác cao , nội dung thể hiện chi tiết và được xây dựng theo chuẩn thống nhất trên phần mềm Microstation

I.3.Khái quát về địa bàn nghiên cứu

I.3.1.Vị trí địa lý

Thành phố Buôn Ma Thuột đô thị loại một, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh ĐăkLăk, là một trung tâm khoa học - kỹ thuật không chỉ của tỉnh mà

cả vùng Tây Nguyên Buôn Ma Thuột vừa là trung tâm tỉnh, vừa là trung tâm của vùng

cao nguyên Trung Bộ Diện tích tự nhiên của Thành phố Buôn Ma Thuột 37718 ha,

chiếm khoảng 2.87% diện tích tự nhiên của tỉnh, với vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Cư Mgar;

- Phía Nam giáp huyện Krông Ana;

- Phía Đông giáp huyện Krông Pắc;

- Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông thuận lợi, có các quốc lộ 14, 26,

27 nối liền với các thành phố như là: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Nha Trang,

Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai Hệ thống đường quốc lộ liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất

cả các huyện trong tỉnh ĐăkLăk

Đặc biệt Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không rất thuận lợi và quan trọng cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa Đây là một vị chí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng

I.3.2 Địa hình địa mạo:

Buôn Ma Thuột nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn phía tây dãy trường sơn,

có địa hình dốc thoải (0.5%-10%) bị chia cắt bởi các dòng suối thượng nguồn sông Sêrêpok

Nhìn chung địa hình đặc chưng bởi 3 dạng:

- Địa hình đồi núi dốc lớn: Độ dốc đặc chưng là cấp III và IV

- Địa hình chân đồi và ven suối: Độ dốc đặc chưng là cấp II

- Địa hình tương đối bằng phẳng: Độ dốc đặc chưng là cấp I

Trang 25

25

Do kiến tạo địa chất nên địa hình thành phố thoải, lượn sóng, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, độ cao địa hình trung bình từ 650 m - 800 m và có nhiều kiểu địa hình:

- Địa hình núi cao phân bố về phía Bắc và trung tâm TP chia cắt mạnh;

- Địa hình thung lũng do quá trình trầm tích tạo ra, lắng đọng vật chất nên những cánh đồng có diện tích nhỏ, chạy dọc theo từ Bắc xuống Tây;

- Địa hình lượn sóng tương đối bằng phẳng, phân bố tập trung ở phía Đông của thành phố

I.3.3 Đặc điểm khí hậu:

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên trung phần có độ cao từ

650 m - 850 m so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, có xen kẽ khí hậu thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng

11, tập trung 85% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm là 23,50C, nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm 39.40C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 36.50C nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm 11,50C; tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 3; tháng có nhiệt

độ nhiệt độ bình quân thấp nhất là tháng 12; bình quân giờ nắng chiếu sáng/năm từ 2.300 giờ

1.600 Chế độ ẩm: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 đến 1.808,81 mm; lượng mưa trung bình cao nhất là 3.000 mm; độ ẩm trung bình hàng năm 85%; độ bốc hơi mùa khô từ 14,6 đến 15,7mm/ngày; độ bốc hơi mùa mưa từ 1,5 đến 1,7 mm/ngày

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh mùa mưa là gió Tây Nam, gió nhẹ, tốc độ gió từ 1,8 đến 3,0 m/s Hướng gió thịnh mùa khô là gió Đông Bắc với tốc độ gió từ 2,8 đến 3,8 m/s

I.3.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

a Thủy Văn:

Hệ thống hồ đập kênh mương trên địa bàn TP hiện nay vẫn còn thiếu , khả năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế , đặc biệt vào mùa khô nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp càng trở nên gay gắt

b Giao thông

Hệ thống giao thông thành phố gồm 2 loại hình chủ yếu là đường bộ và đường hàng không , không có đường thủy và đường sắt

c Giáo duc và đào tạo

Hệ thống phổ thông và tiểu học mầm non đến đại học phát triển đồng bộ :

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 01 trường đại học Tây Nguyên , 01 trường cao đẳng Sư Phạm , 01 Tường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Đắk Lắk, 05 trường trung học Chuyên Nghiệp và 01 trường cao đẳng dạy nghề cho con em dân tộc , ngoài

ra còn có 01 Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Tây Nghuyên

Toàn thành phố có 09 trường PTTH , 26 trường THCS , 56 trường Tiểu Học và

35 trường Mầm Non với 1004 phòng học kiên cố trên tổng số 1784 phòng học , có 08 trường đạt chuẩn Quốc Gia Đến nay có 14/21 xã , phường được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo duc THCS

Trang 26

26

d Y tế

Hiện nay TP có 27 cơ sở y tế trong đó có 6 bệnh viện , 21 trạm y tế xã , phường với tổng số 896 giường bệnh Số cán bộ y tế là 1157 người trong đó bác sĩ và trình độ cao hơn là 364 người , 274 y sỹ , kỹ thuật viên , 462 y tá và nữ hộ sinh , 71 dược sỹ , dược tá

Ngoài ra trên địa bàn TP còn có trên 200 cơ sở y tế cá nhân , y học dân tộc và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài giờ

e Bưu chính – Viễn thông

Hoạt động bưu chính - viễn thông và phát thanh truyền hình đã được đầu tư khai thác với tốc độ phát triển nhanh , với 2 bưu cục có tổng đài , 1 của tỉnh và 1 của thành phố

I.3.5 Các nguồn tài nguyên:

- Nhóm đất nâu vàng trên đá bazan(Fu): Diện tích 659,7ha, chiếm 2,6% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác trong thành phố,tập chung phần nhiều về phía Đông của thành phố

- Nhóm đất vàng trên đá phiến sét (Fs): Tầng dầy >100cm, phân bố tại vùng có địa hình đồi núi thấp, chia cắt mạnh, nghèo chất dinh dưỡng và tầng đất mỏng có lẫn

đá, tổng diện tích nhóm đất này là 892,7ha, chiếm 3.3% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất nâu tím tên đá bazan(Ft): Tầng dày từ 70 cm – 100 cm , phân bố ở phía tây nam của TP, thành phần cơ giới nặng, có diện tích 102 ha, chiếm 0.38% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất đen trên sản phẩm đá bazan (Rk): diện tích 1445,4 ha chiếm 5.5% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất dốc tụ thung lũng (D): Tầng dày từ 50 cm – 70 cm , diện tích 1001,5

ha chiếm 3.7% diện tích đất tự nhiên

- Nhóm đất xám phát triển trên đất Granit (Xa)

- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit (Fa) và đá phiến sét

- Nhóm đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá của đá bọt và Bazan (Ru) ;

- Nhóm đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan (Rk)

b.Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt

Thành phố Buôn Ma Thuột có tổng trữ lượng nguồn nước mặt ít, chỉ có sông Sêrêpok chảy qua với chiều dài khoảng 23 km, hồ Ea Kao và một số các hồ ao, con suối nhỏ Nước suối có tổng số khoáng hoá nhỏ, phản ứng trung tính, sử dụng tốt trong

Trang 27

c Tài nguyên rừng

Thành phố có 797,27 ha rừng, gồm rừng sản xuất 406,74 ha, rừng phòng hộ 331.32 ha và 725,21 ha rừng đặc dụng

d Tài nguyên khoáng sản

Các chương trình nghiên cứu dò la khoáng sản tại thành phố và các vùng phụ cận cho thấy các nguồn tài nguyên khoáng sản bao gồm: Caolin chutara, sét gạch ngói, đá bazan … với trữ lượng khá lớn

e Tài nguyên nhân văn

Người kinh sống ở hầu hết các vùng trong thành phố, đồng bào các dân tộc thiểu

số chiếm 17% trong đó đồng bào Êđê chiếm 11,6% ngoài ra còn có hơn 10 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn thành phố Cộng đồng các dân tộc ở thành phố với những truyền thống riêng và hình thành nên một vùng văn hóa hết sức đa dạng, phong phú

I.3.6 Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của TP Buôn Ma Thuột

a Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện công cuộc đổi mới gần đây TP đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để đưa nền kinh tế từng bước ổn dịnh và phát triển với các thành phần kinh tế đa dạng , phong phú Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai doạn này tương đối cao , Trong đó ngành nông-lâm- thủy sản tăng bình quân 11.7% ngành công nghiệp xây dựng tăng 15,3% , ngành thương mại và dịch vụ tăng 15.75%

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế năm 2009 như sau :

Nông – Lâm nghiệp chiếm 21,23% công nghiêp xây dựng chiếm 32,41% thương mại và dịch vụ chiếm 46.36%

Cơ cấu kinh tế của thành phố đang chuyển dịch theo hứng tiến bộ phát triền mạnh thương mại - dịch vu và công nghiệp xây dựng để phù hợp với xu thế phát triển của một đô thị lớn của Đắk Lắk

Trang 28

28

21.23%

32.41%

Công nghiệp xây dựng Thương mại và dịch vụ

Biểu đồ 1 : Cơ cấu kinh tế năm 2009

c Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số toàn TP là 340.070 người với 65.624 hộ

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nam 2009 là 1,22%

Nguồn lao động của thành phố năm 2009 là 185.581 người , chiếm 57,75% tổng dân số Chất lượng lao động kỹ thuât vẫn còn thấp , không đồng đều giữa các phường nội thị và ven thành phố Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn chưa nhiều

I.3.7 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:

- Thuận lợi:

+ Có trục Quốc lộ 14.26,27 đi qua là điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với hai trung tâm kinh tế là Thành phố Buôn Ma Thuột, Thành phố Plây Ku va

TP Gia Nghĩa ,TP HCM và các vùng lân cận

+ Là trung tâm quan trọng cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa của tỉnh

+ Khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, ca cao, điều…

+ Mật độ sông suối tương đối lớn và đều, là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thuỷ nông vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Khó khăn:

+ Địa hình tương đối phức tạp, vùng núi cao có độ dốc lớn dễ bị thoái hoá do xói mòn rửa trôi nên cần chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho đất đồi cũng như việc khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn

+ Mùa mưa đến muộn và thường mưa nhiều vào thời gian thu hoạch nên ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng nông sản, chi phí bảo quản chế biến sau thu hoạch cao

Trang 29

29

I.4 Cơ sở pháp lý

Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 nói chung và của Thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng được thực hiện căn cứ vào các quy định chung,

cụ thể là các căn cứ pháp lý như sau:

a Văn Bản Trung Ương

1 Luật đất đai 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

2 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai;

3 Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

4 Quyết định số 20/2007/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế – kĩ thuật của thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

5 Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

6 Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất;

7 Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

8 Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;

9 Công văn số 2841/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm 2009 về thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị

số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

10 Công văn số 3787/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh một số nội dung thực hiện trong kế hoạch kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;

11 Công văn số 1539/TCQLĐĐ – CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Tổng cục quản lý đất đai về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

b Văn Bản Địa Phương

11 Quyết định số 3535/QĐ-UBND, ngày 04/12/2009 của UBND tỉnh ĐắkLắk về việc phê duyệt phương án, dự toán kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;

12 Quyết định số 116/QĐ-UBND, ngày 13/01/2010 của UBND Thành phố về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử

Trang 30

30

dụng đất năm 2010;

13 Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, kế hoạch số 6070/KH-UBND, ngày 02/12/2009 của UBND tỉnh Đăk Lăk thực hiện kiểm kê đất đai

và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị 618/CT-TTg, ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính Phủ

14 Quyết định 1030/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Đăk Lăk

về phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Đăk Lăk

15 Phương án kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010( kèm theo Quyết Định số 3535/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009)

16 Công văn số 1371/STNMT-QLĐĐ ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Sở Tài Nguyên Môi Trường về việc kiểm kê đất trồng cây lâu năm và đất đồng bào thiểu số tại chỗ trong kỳ kiểm kê năm 2010

17 Kế hoạch số 02/KH-UBND, ngày 13/01/2010 của UBND tỉnh

I.5 Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu

I.5.1 Công tác chuẩn bị:

- Ủy ban nhân dân Thành phố Buôn Ma Thuột đã thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 UBND Thành phố giao cho phòng Tài nguyên và Môi Trường tổ chức thực hiện và giao cho đơn vị tư vấn Hưng Thịnh phối hợp cùng thực hiện

- Tổ chức tuyên truyền và phổ biến chủ trương, kế hoạch thực hiện

- Chuẩn bị tài liệu, bản đồ, vật tư kỹ thuật… phục vụ kiểm kê đất đai

- Tổ chức điều tra thực địa, khoanh vẽ trên bản đồ nền và chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của cấp xã, phường, cấp Thành phố

- Tổng hợp số liệu kiểm kê diện tích đất đai năm 2010 của cấp xã, phường, cấp Thành phố theo biểu mẫu quy định

- Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất của Thành phố giai đoạn 2000 – 2010

và giai đoạn 2005 – 2010

- Chuẩn bị Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê diện tích đất đai và xây dựng bản

đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của cấp Thành phố

I.5.2 Nội dung nghiên cứu

1) Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan

- Công tác quản lý ranh giới, địa giới hành chính:

- Quy hoạch, kế hoạch SDĐ:

- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm về đất đai:

- Thống kê, kiểm kê đất đai:

- Đăng ký, cấp giấy CNQSDĐ:

- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ:

- Đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Trang 31

31

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai:

2) Đánh giá nguồn tài liệu phục vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

 Sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động của các xã, phường

 Sổ mục kê, sổ địa chính của các xã, phường

 Hồ sơ địa giới hành chính các cấp theo Chỉ thị 364/CT-TTg

 Bản đồ và trích lục đất tổ chức của các xã, phường theo Chỉ thị TTg

31/2007/CT- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TP Buôn Ma Thuột năm 2005

 Bản đồ địa chính khu vực đất thổ cư thành lập năm 2000 ở các xã, phường

 Bản đồ địa chính đất lâm nghiệp thành lập năm 2008;

 Bảng biểu kiểm kê năm 2005

 Bảng biểu thống kê các năm 2005, 2006, 2007,2008,2009

 Báo cáo thuyết minh QHSDĐĐ Thành phố Buôn Ma Thuột thời kỳ 2000 –

2010

3) Kết Quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 4) Một số vấn đề rút ra từ công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

I.5.3 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập số liệu:

+ Phương pháp xác định số liệu:

+ Phương pháp bản đồ:

+ Phương pháp điều tra nhanh, khảo sát, chỉnh lý, cập nhật biến động:

+ Phương pháp thống kê:

+.Phương pháp phân tích, đánh giá:

+ Phương pháp ứng dựng tin học trong thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Trang 32

32

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai có liên quan

Quản lý đất đai là một trong những việc quan trọng của công tác quản lý Nhà nước theo chủ trương và pháp lệnh của Đảng Vì vậy, đây là một vấn đề rất nhạy cảm

Do đó, Luật đất đai 2003 đã tăng cường hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai lên 13 nội dung nhằm hoàn thiện và giúp cho công tác này phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay của nước ta

II.1.1 Công tác quản lý ranh giới, địa giới hành chính

Ranh giới hành chính TP Buôn Ma Thuột được pháp lý hóa khi thực hiện Chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ Ranh giới hành chính giữa các xã, phường được cắm mốc và phân định rõ ràng với tổng diện tích toàn thành phố là 37718 ha Diện tích chưa có biến động qua các thời kỳ

II.1.2 Đo đạc, lập bản đồ địa chính

- Đối với 13 phường nội thành: đã được đo đạc bản đồ địa chính chính quy từ năm 1996-1998 Năm 2005 Thành phố tiến hành chỉnh lý biến động, đến nay đã hòan thành

- Đối với 8 xã: được đo đạc bản đồ giải thửa từ giai đoạn 1989-1995 Nhìn chung hiện nay tài liệu này đã rất lạc hậu, sai số lớn, biến động nhiều; một số khu vực chưa được đo đạc khép kín.`

- Đất Lâm nghiệp được Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đo tỷ lệ 1/10.000 bằng phương pháp hàng không ảnh

Trang 33

Diện tích đo đạc lập bản dồ địa chính

II.1.3 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ

Do chính sách thu hút đầu tư của địa phương nên công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố có nhiều tiến triển:

- Công tác giao đất: Chủ yếu là đất phát triển công nghiệp, đất dự án

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w