1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ BÌNH AN HUYỆN DĨ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG

63 274 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Bên cạnh các phần mềm để xử lý và quản lý đất đai như: phần mềm tích hợp đo vẽ bản đồ địa chính - FAMIS, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CADDB thì phần mềm hệ thống thôn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & THỊ TRƯỜNG BĐS

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ BÌNH AN HUYỆN DĨ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG “

SVTH MSSV

L ỚP KHÓA NGÀNH

: : : : :

PHAN ANH TIẾN

06124126 DH06QL

2006 – 2010 Quản lý đ ất đai

TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHAN ANH TIẾN

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ BÌNH AN

HUYỆN DĨ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG

(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………)

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp, giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực tập tại phòng

Xin cảm ơn tập thể sinh viên lớp DH06QL đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô!!!

Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên: Phan Anh Tiến

Trang 4

TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Phan Anh Tiến, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản,

Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Ứng dụng phần mềm VILIS để xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính

xã Bình An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Ngọc Lãm, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động

sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Nội dung tóm tắt của báo cáo: Đề tài được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 07 năm 2010 tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Hiện nay ở các địa phương nói chung và xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói riêng, tình hình biến động đất đai xảy ra với tốc độ nhanh, các giao dịch liên quan đến đất đai ngày càng tăng Do đó việc thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác một khối lương dữ liệu lớn về đất đai gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát Việc cập nhật biến động và cung cấp thông tin không kịp thời, độ tin cậy của thông tin chưa cao Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lý cơ sở dữ liệu địa chính dẫn đến CSDL hồ sơ địa chính được quản lý rời rạc, không đồng bộ, không thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định

Bên cạnh các phần mềm để xử lý và quản lý đất đai như: phần mềm tích hợp đo

vẽ bản đồ địa chính - FAMIS, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CADDB thì phần mềm hệ thống thông tin đất đai – ViLIS ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai một cách thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định.( các phần mềm được ra đời theo thông tư số 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng Cục Địa chính nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)

Từ những thực tế như trên cùng sự đồng ý và hướng dẫn của thầy Lê Ngọc Lãm - Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu của tôi đã được hình thành Trong quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích tồng hợp, đánh giá và chuẩn hóa nguồn dữ liệu bản đồ, đề tài đã tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và ứng dụng phần mềm ViLIS 1.0 trong công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính để làm cơ sở cho công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Bình An môt cách chặt chẽ và có hiệu quả Từ đó, đề tài đã đạt được những kết quả như sau:

- Chuẩn hóa 42 tờ bản đồ địa chính xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

- Chuyển đổi dữ liệu từ FAMIS và chuẩn hóa vào phần mềm ViLIS

- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính dạng số theo chuẩn ViLIS giúp lưu trữ, quản lý hệ thống sổ bộ một cách chặt chẽ, nhanh chóng và hiệu quả

- Kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho 25 trường hợp

- Cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai cho 15 trường hợp

Trang 5

CSDL Cơ sở dữ liệu

HSĐC Hồ sơ địa chính

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN Giấy chứng nhận

UBND Ủy ban nhân dân

TCĐC Tổng cục Địa chính

QLĐĐ Quản lý đất đai

TN&MT Tài nguyên và Môi Trường

Trang 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Bình An 10

Hình 2: Thanh công cụ Primay Tools trên Microstation 20

Hình 3: Thanh công cụ Main trên Microstation 20

Hình 4: Thanh công cụ Modify trên Microstation 21

Hình 5: Thanh công cụ Linear Element trên Microstation 21

Hình 6: Giao diện Preview Reference để tham chiếu tờ bản đồ 21

Hình 7: Giao diện MRF Clean trong FAMIS 22

Hình 8: Giao diện sửa lỗi FLAG 22

Hình 9: Giao diện tạo vùng 23

Hình 10: Bảng gán thông tin của FAMIS 24

Hình 11: Giao diện sử bảng nhãn thửa 24

Hình 12: Cửa sổ Chọn xã (phường) của Famis 25

Hình 13: Cửa sổ làm việc của FAMIS 25

Hình 14: Cửa sổ chuyển bản đồ sang ViLIS 26

Hình 15: Cửa sổ thiết lập cơ sở dữ liệu 26

Hình 16: Cửa sổ nhập dữ liệu từ FAMIS 27

Hình 17: Cửa sổ chuẩn hóa dữ liệu của ViLIS 28

Hình 18: Cửa sổ kiểm tra dữ liệu bản đồ và hồ sơ 29

Hình 19: Cửa sổ kiểm tra chồng xếp bản đồ thửa 29

Hình 20: Cửa sổ đăng nhập hệ thống ViLIS 31

Hình 21: Cửa sổ chọn đơn vị hành chính của ViLIS 31

Hình 22: Cửa sổ làm việc của ViLIS 32

Hình 23: Cửa sổ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất 33

Hình 24: Cửa sổ in Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất 34

Hình 25: Cửa sổ Sổ địa chính của ViLIS 35

Hình 26: Cửa sổ Sổ mục kê của VILIS 35

Hình 27: Cửa sổ Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 36

Hình 28: Cửa sổ theo dõi biến động 37

Hình 29: Cửa sổ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất 40

Hình 30 : Cửa sổ Chuyển mục đích sử dụng đất 40

Hình 31: Cửa sổ Cho thuê quyền sử dụng đất 41

Trang 7

Hình 33 : Cửa sổ Thế chấp quyền sử dụng đất 43

Hình 34: Cửa sổ Thừa kế quyền sử dụng đất 45

Hình 35 : Cửa sổ Tách thửa của ViLIS 48

Hình 36 : Cửa sổ Gộp thửa hai thửa thành một của ViLIS 46

Hình 37 : Bảng thông tin thửa của ViLIS 47

Hình 38 : Cửa sổ tra cứu thửa trên bản đồ của ViLIS 48

Hình 39 : Cửa sổ tra cứu thửa theo thông tin thửa đất 48

Hình 40 : Cửa sổ tìm kiếm thông tin vể chủ sử dụng đất 49

Hình 41 : Cửa sổ tìm kiếm thông tin theo giấy chứng nhận 49

Hình 42 : Cửa sổ tra cứu lịch sử thửa đất 50

Hình 43 : Cửa sổ thống kê biến động từ ViLIS 51

Sơ đồ 1:Quy trình thực hiện chỉnh lý biến động bằng ViLIS 18

Sơ đồ 2: Quy trình đăng ký đất đai 30

Sơ đồ 3: Các dạng biến động đất đai 39

Bảng 1: Hiện trạng giao thông chính của xã Bình An 12

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất xã Bình An năm 2010 13

Bảng 3: Biến động động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng năm 2010 14

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I: TỔNG QUAN 3

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2 Cơ sở pháp lý: 7

I.1.3 Cơ sở thực tiễn: 8

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10

I.2.1 Điều kiện tự nhiên: 10

I.2.1.1 Vị trí địa lý 10

I.2.1.2 Địa hình, địa mạo 10

I.2.1.3 Khí hậu 11

I.2.1.4 Thuỷ văn 11

II.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 11

II.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế 11

II.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12

II.2.3 Giao thông, xây dựng 12

II.2.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 13

II.2.5 Tình hình biến động đất đai trong xã: 14

II.2.6 Tình hình đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 15

I.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

I.3.1 Nội dung nghiên cứu 16

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

I.3.3 Phương tiện nghiên cứu 16

I.3.4 Khái quát hệ thống phần mềm được ứng dụng trong đề tài: 17

I.3.5 Quy trình thực hiện 18

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU 19

1) Dữ liệu bản đồ : 19

2) Dữ liệu thuộc tính 19

3) Đánh giá chung 19

II.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ 20

I.2.2 Chuyển đổi dữ liệu vào VILIS : 25

II.2.2 Kiểm tra dữ liệu 27

II.2.3 Kê khai đăng ký 30

II.2.4 Xây dựng hệ thống sổ bộ 2

II.3 QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 5

II.3.1 Quản lý biến động 5

II.3.2 Tra cứu thông tin 14

II.4 ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM VILIS 19

PHẦN III KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20

I KẾT LUẬN 20

II KIẾN NGHỊ 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là sản phẩm của lao động vì vậy cần phải quản lý, bảo vệ và sử dụng nó một cách tiếtkiệm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao

Hiện nay ở các địa phương nói chung và xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói riêng, tình hình biến động đất đai xảy ra với tốc độ nhanh, các giao dịch liên quan đến đất đai ngày càng tăng Do đó việc thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác một khối lương dữ liệu lớn về đất đai gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát Việc cập nhật biến động và cung cấp thông tin không kịp thời, độ tin cậy của thông tin chưa cao Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lý cơ sở dữ liệu địa chính dẫn đến CSDL hồ sơ địa chính được quản lý rời rạc, không đồng bộ, không thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định

Bên cạnh các phần mềm để xử lý và quản lý đất đai như: phần mềm tích hợp đo

vẽ bản đồ địa chính - FAMIS, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CADDB thì phần mềm hệ thống thông tin đất đai – ViLIS ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai một cách thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định.( các phần mềm được ra đời theo thông tư số 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng Cục Địa chính nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)

Bộ hồ sơ địa chính dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy tính chứa toàn bộ thong tinh về bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… nó giải quyết môt cách nhanh chóng và chính xác các vấn đề liên quan đến đất đai mà bộ hồ sơ địa chính giấy không đáp ứng được như kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký và quản lý biến động đất đai, tạo các bản đồ chuyên đề, chồng xếp thông tin…

Từ những thực tế trên đề tài: “Ứng dụng phần mềm VILIS để xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính xã Bình An, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương” đã được hình

thành với:

 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhằm nghiên cứu giải pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế để xây dựng và quản lý bộ hồ sơ địa chính của xã Bình An Đồng thời, định hướng cho việc triển khai ứng dụng phần mềm ViLIS cho toàn huyện Dĩ An

Bên cạnh đó, đề tài còn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý đất đai và tăng cương hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực quản lý đất đai, tăng cường công tác kê khai đăng ký và quản lý biến động đất đai tại địa phương bằng công nghệ số

 Đối tượng nghiên cứu:

Từ những dữ liệu hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính, nghiên cứu các chức năng, tiện ích của phần mềm ViLIS để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính, kê khai đăng ký và quản lý biến động đất đai…

Trang 10

 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 01/04/2010 đến 01/08/2010

và được thực hiện trên địa bàn xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Trang 11

PHẦN I: TỔNG QUAN

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.1.1 Cơ sở khoa học

 Khái niệm hồ sơ địa chính

HSĐC là hồ sơ phục vụ Nhà nước đối với việc sử dụng đất, là hệ thống tài liệu,

số liệu, bản đồ,sổ sách,chứng thư,v.v… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội,pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu,đăng ký biến động đất đai,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu quản lý đất đai

Theo quy định tai thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ sở

dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã

Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm: dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộc tính địa chính

Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính

- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã

- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành

chính quy định tại Chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội dung

thông tin thửa đất với Giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất

+ Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động

Trách nhiệm lập hồ sơ địa chính

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo hướng dẫn tại Thông tư này

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo vẽ bản đồ địa chính và chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính

ở địa phương

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Trang 12

a) Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính;

b) Chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính và cập nhật, chỉnh lý dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp tỉnh; c) In Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai cấp cho Ủy ban nhân dân cấp

xã sử dụng;

d) Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và sao hai (02) bộ, một (01) bộ gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một (01) bộ gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp huyện; b) Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định của Thông tư này

Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp biến động về sử dụng đất

Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính

- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở quản lý : HSĐC gốc; Tài liệu liên quan của

đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp tỉnh (Bản lưu GCN, hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động của cấp tỉnh)

- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT quản lý HSĐC (bản sao); tài

liệu liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp huyện (bản lưu GCN,

hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động, GCN thu hồi, bản trích sao HSĐC

- BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, điamat, hệ

thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật

Đặc điểm của bản đồ địa chính

- BĐĐC là bản đồ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai

- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa

chính) và được thống nhất trong cả nước

Trang 13

- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành

chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ

và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong HSĐC

- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do bộ Tài nguyên Môi trường

quy định, trên tọa độ nhà nước

Nội dung bản đồ địa chính

- Cơ sở toán học của bản đồ

- Điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các hạng, điểm địa chính, điểm độ cao

kỹ thuật; điểm khống chế ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc cố định

- Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính; đướng mép nước thủy

triều trung bình thấp nhất trong nhiều năm

- Mốc giới và địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch; mốc

giới hành lang an toàn công trình, ranh giới an toàn giao thông…

- Ranh giới thủa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố

nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất

- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao

- Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất ( nếu có)

Mục đích:

- Quản lý việc sử dụng đất và tra cứu thông tin liên quan đến người sử dụng đất

- Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai

- Sổ địa chính được lập để đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp của các tổ

chức, hộ gia đình,cá nhân và để đăng ký đất chưa giao,chưa cho thuê sử dụng,làm cơ

sở để Nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật

Nội dung sổ địa chính bao gồm:

- Tên, địa chỉ và thông tin số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, quyết

định thành lập tổ chức, giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư… của người sử dụng đất

Trang 14

- Thông tin thửa đất: số hiệu thửa, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn

gốc sử dụng, diện tích sử dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), số phát hành

và số vào sổ cấp giấy chứng nhận đã cấp

- Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú: giá đất, tài sản gắn liền

với đất, những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính và những thay đổi trong quá trình sử dụng đất

Nguyên tắc lập sổ

- Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất đai

- Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứa tự cấp GCN

- Sổ được lập thành các quyển riêng cho từng đối tượng

- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau mỗi trang bìa của mỗi quyển

Sổ mục kê lập để liệt kê toàn bộ thửa đất trong phạm vi hành chính mỗi xã,phường,thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử dụng các tài liệu HSĐC một cách đầy đủ, thuận tiện,chính xác

Mục đích:

- Quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất,thống kê và kiểm kê đất đai

Nội dung

- Thửa đất thể hiện các thông tin: mã số, diện tích, tên người sử dụng đất, quản

lý và loại đối tượng sử dụng quản lý, mục đích sử dụng đất theo GCN,theo quy hoạch, theo kiểm kê và mục đích cụ thể khác

- Đường giao thông, hệ thống thủy lợi,thủy văn, ghi ký hiệu,số thứ tự và tên đối

tượng có trên bản đồ

Nguyên tắc lập sổ:

- Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã

- Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ

- Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự thửa đất, ghi hết các thửa đất thì để cách số trang

bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến, sau đó mới vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo

Trang 15

 Sổ theo dõi biến động đất đai

Khái niệm:

- Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động

đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính

Mục đích:

- Để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất,làm cơ sở để thực

hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm

Nội dung

- Tên và địa chỉ người đăng ký biến động

- Thời điểm đăng ký biến động

- Số hiệu thửa đất có biến động

- Nội dung đăng ký biến động

Nguyên tăc lập sổ

- Sổ ghi đối với tất cả trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính

- Thứa tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động

- Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính

 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo Quy định về Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm

2004, Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT); bản lưu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở

và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây

gọi chung là bản lưu Giấy chứng nhận)

Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp mà không có bản lưu thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải sao Giấy chứng nhận đó (sao y bản chính) khi thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất; bản sao Giấy chứng nhận này được coi là bản lưu Giấy chứng nhận để sử dụng trong quản lý

I.1.2 Cơ sở pháp lý:

- Luật đất đai năm 2003 ban hành ngày 26/11/2003

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành luật đất

đai

- Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị BCH TW về việc đẩy

mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thong tin phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Trang 16

- Quyết định số 81/2001/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 24/05/2001 về

việc phê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58CT/TW của Bộ Chính Trị

- Quyết định 246/2005/QĐ – TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt chiến luợc ứng dụng và phát triển công nghệ thong tin tài nguyên môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định 221/QĐ-BTNMT ngày 14/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (VILIS)

- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 về hướng dẫn việc

lập, chỉnh lý ,quản lý hồ sơ địa chính

I.1.3 Cơ sở thực tiễn:

VILIS là sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường VILIS đang được tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện bởi Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài Nguyên và Môi Trường phần mềm đã được sử dụng một cách

có hiệu quả tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở 1 số tỉnh như: Hà Giang, Ninh Bình, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh… đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả Tạo ra một môi trường mới, hiện đại liên kết và hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ của các bộ phận có liên quan trong hệ thống quản lý nhà nước về đất đai

 Quá trình phát triển của phần mềm VILIS

- Năm 2003, phiên bản đầu tiên (mô hình) của phần mềm VILIS là sản phẩm của

đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “xây dựng mô hình CSDL đất đai cấp tỉnh”ra đời

- Năm 2004, phiên bản mô hình VILIS bắt đầu được hoàn thiện và triển khai

trong thực tế Đây là phiên bản chạy trên các máy đơn

- Năm 2005, VILIS phiên bản 1.0 được hoàn thiện theo luật đất đai năm 2003,

Nghị định 181,chạy trên hệ thống mạng theo mô hình Client/sever.Phiên bản 1.0 không ngừng được cải tiến và nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu người sử dụng.Phiên bản 1.0 hiện nay đang được sử dụng ở một số địa phương

- Trung tâm Viễn Thám tập trung phát triển phần mềm VILIS phiên bản 2.0 Dự

kiến phiên bản VILIS 2.0 sẽ phát hành, phiên bản VILIS 2.0 được xây dựng dựa trên những nền tảng công nghệ mới hiện đại hiện nay trên thế giới: Net.framework,hỗ trợ Đầy đủ Unicode và với các giải pháp của công nghệ ArcGis 9.2 đưa ra

- Phiên bản VILIS 2.0 định hướng một môi trường làm việc thống nhất và hiện

đại, hỗ trợ một cách có hiệu quả các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như nhu cầu khai thác,sử dụng thông tin đất đai của tổ chức,cộng đồng xã hội

 Hiện trạng ứng dụng VILIS

- Hiện nay VILIS đã triển khai ở một số tỉnh với những mục đích khác nhau

nhưng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ,chưa đồng bộ Sắp tới, VILIS dự kiến sẽ tiếp tục bắt đầu triển khai trên diện rộng ở một số tỉnh với những đặc tính khác nhau

Trang 17

 Định hướng phát triển phần mềm VILIS

- Hiện nay phiên bản VILIS 2.0 dự kiến sẽ phát hành với nhiều ưu điểm so với

phiên bản 1.0 đang được triển khai cụ thể như sau:

+ Nâng cấp với các giải pháp mới nhất của công nghệ ArcGis: ArcSDE, ARCEngine

+ Phát triển trên nền hiện đại, mềm dẻo:Net Framework (Microsoft), ngôn ngữ lập trình Visual.Net (C#)

+ Hỗ trợ đầy đủ mã tiếng Việt (tương thích hoàn toàn với Unicode)

+ Kiến trúc ba cấp (Three-tiers), hoạt động theo mô hình Client/sever, Web

+ Chuẩn hóa:OpenGis, GML cho trao đổi dữ liệu

+ Phát triển thêm nhiều chức năng và nâng cao độ tin cậy

COM Có tính mở cho phép người sử dụng có thể tái sử dụng Phần mềm VILIS có thể cung cấp mã nguồn cho một số moduel liên quan đến phân tích,xử lý dữ liệu dẫn xuất,tổng hợp số liệu,tạo báo cáo thống kê

+ Cải biến môi trường đồ họa: nhiều chức năng xử lý đồ họa hơn

Trang 18

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

I.2.1 Điều kiện tự nhiên:

I.2.1.1 Vị trí địa lý

Xã Bình An nằm ở phía Đông của huyện Dĩ An, có diện tích tự nhiên là 603,45 ha

 Phía Bắc giáp: Hoá An – Biên Hoà

 Phía Nam giáp: xã Đông Hòa

 Phía Đông giáp: xã Bình Thắng

 Phía Tây giáp: xã Tân Đông Hiệp

Bình An là một xã có tiềm lực của Huyện, hội tụ khá đầy đủ cả thế và lực cho việc hình thành nền kinh tế thị trường phát triển Cơ cấu kinh tế chuyển dịch là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và thương mại- dịch vụ, đang đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, đô thị hoá tại địa phương

Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Bình An

I.2.1.2 Địa hình, địa mạo

Bình An có địa hình tương đối bằng phẳng, phía bắc có núi Châu Thới, nhưng nói chung xã có cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng Có cấu trúc địa chất rất tốt, rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, các trung tâm hành chính thương mại

Trang 19

I.2.1.3 Khí hậu

Bình An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ trung bình quanh năm khoảng từ 25,8oC - 26,9oC, ít gió bão và không có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 4 và cao nhất vào tháng 12 Lượng mưa bình quân tương đối cao (1.600-1.700mm/năm) và phân hoá theo mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm Mùa khô nắng nhiều, bức xạ cao, thoát hơi nước nhiều dễ gây ra hạn hán Do đó việc chọn lựa cây trồng thích hợp là rất quan trọng Tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 2.500-2.800giờ/năm

I.2.1.4 Thuỷ văn

Bình An không có sông chảy qua nhưng do nằm cạnh sông Đồng Nai nên nguồn nước tưới và nước phục vụ sinh hoạt khá phong phú Nguồn nước mặt chủ yếu của xã được cung cấp từ ba suối chính trong xã là: suối Xiệp, suối Lồ Ô, suối Cạn

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

- Khó khăn:

Tuy nhiên nguồn tài nguyên của xã rất nghèo nàn, chất lượng đất đai không phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, nguồn nước mặt thì rất hạn chế Bên cạnh đó là vấn

đề ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân

II.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Bình An có tổng diện tích là 603,45ha, 2378 hộ với 10.659 nhân khẩu Trong

đó, độ tuổi từ 15 trở lên là 8.578 người Là xã nằm trên tuyến đường DT743, đường quốc lộ 1K và giáp ranh thành phố Biên Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho mua bán trao đổi hàng hoá với các Tỉnh, TP lân cận Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc chuyển đổi theo hướng CN_TTCN-TM&DV

Bên cạnh những mặt thuận lợi trên, tình hình tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm vẫn còn diễn biến và ngày càng tinh vi hơn, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng hết sức bức xúc với người dân Song để thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển cần có quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, toàn dân trong xã và sự tác động tích cực của nhiều chính sách đúng đắn và hợp lòng dân của Đảng và Nhà Nước Tuy là mới được tái lập

và gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, xã đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế xã hội

II.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế

- Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương Đảng bộ xã đã lãnh đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CN_TTCN_TM_DV_DL & NN Xã đã

Trang 20

đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và mức tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12 % năm 2000 đến 17% năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 6 triệu/người/năm

- Mức sống của người dân được đánh giá như sau: 48% hộ khá giàu; 52% hộ trung bình; 0,003% hộ nghèo; 97% hộ dân có điện thoại, phương tiện nghe nhìn, đi lại phổ biến

II.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế của xã Bình An chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng cơ cấu kinh tế các ngành như sau:

 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công ghiệp – dịch

vụ

 Giai đoạn 2005 – 2010 tình hình kinh tế trên địa bàn ổn định và tăng trưởng khá cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp –

thương mại và dịch vụ – nông nghiệp

II.2.3 Giao thông, xây dựng

(km)

Rộng (m)

Loại đường

xãBìnhAn

1,92 20 Nhựa

Đường Bình Thung – Châu

Thới

Đường Bình Thung

Đường vòng núi Châu Thới

Cty bê tông 620 0,77 12

Đường vào Cty khai thác

đá3

Đường DT

743

Cty khai thác đá3

1,45 10 Nhựa

Bảng 1: Hiện trạng giao thông chính xã Bình An Nguồn: UBND xã Bình An

Trang 21

- Quốc lộ 1K đi qua địa bàn xã với chiều dài 3,12km Đây là tuyến đường vô cùng quan trọng của xã vì được nối với thành phố Biên Hoà, nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương

- Đường DT 743 đã trải nhựa, đã được nâng cấp Là tỉnh lộ quan trọng, đó là tuyến giao thông huyết mạch của xã, của huyện và của cả tỉnh Bình Dương

- Đường Bình Thung, tuy là tuyến đường nội bộ nhưng là một trong những tuyến giao thông chính của xã Nó có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá cũng như đi lại của nhân dân trong xã

- Tuy nhiên, ngoài những tuyến đường chính, hệ thống đường nội bộ của xã vẫn hầu hết là đường đất, vì thế cần phải nâng cấp và mở rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề đi lại cũng như vận chuyển hàng hoá

- Bên cạnh đó, các công trình xây dựng cơ bản như: trụ sở UBND xã, hội trường UBND, nhà xe cho cán bộ công nhân viên, chợ Bình An, sửa và nâng cấp chợ Nội Hóa

đã được đưa vào sử dụng

II.2.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Tính đến ngày 01/01/2010, hiện trạng sử dụng đất của xã Bình An như sau:

42,85

40,70 0,00 1,31 0,84

II Đất phi nông nghiệp

1 Đất ở

2 Đất chuyên dùng

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

6 Phi nông nghiệp khác

344,87

114,20 203,98 5,59 6,38 14,72 0,00

57,15

18,92 33,80 0,93 1,06 2,44 0,00

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất xã Bình An năm 2010

- Tổng diện tích đất nông nghiệp là 258,58 ha, chiếm 42,85% tổng diện tích tự nhiên của xã;

Trang 22

- Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 344,87 ha, chiếm 57,15% tổng diện tích

tự nhiên của xã

II.2.5 Tình hình biến động đất đai trong xã:

Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010, diện tích đất nông nghiệp giảm 77,94 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 82,07 ha Đất phi nông nghiệp tăng 77,95 ha, trong đó chủ yếu tăng ở loại đất ở ( tăng 58,54 ha) và đất có mục đích công cộng ( tăng 10,33 ha);

336.52

327.68 0,00 8.84 0,00

-77,94

-82,07 0,00 -0,91 5,04

II Đất phi nông nghiệp

1 Đất ở

2 Đất chuyên dùng

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dung

6 Phi nông nghiệp khác

344,87

114,20 203,98 5,59 6,38 14,72 0,00

266.92

55,66 189,38 3,03 8,01 10,84 0,00

77,95

58,54 14,60 2,56 -1,63 3,88 0,00

và biến động tăng diện tích đất phi nông nghiệp (77,95 ha) là khá rõ nét Do nhu cầu

mở rộng đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ( các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân), dịch vụ thương mại ( khách sạn, nhà nghỉ, ) và nhu cầu về nhà ở của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều

Bên cạnh đó, diện tích các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được thu hồi để thực hiện các dự án, công trình của địa phương như: dự án tái định cư Đại học Quốc gia – thành phố Hồ Chí Minh (35,8698 ha), đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

Trang 23

(2,5762 ha), trường tiểu học Bình An, trường trung học cơ sở Bình An, dự án khu dân

cư Bình Nguyên (19,49 ha), cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều đồng thời đưa đất phi nông nghiệp tăng cao

Một số loại đất khác tăng, giảm diện tích ( như: đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước chuyên dùng, ) là do đối chiếu diện tích thực

tế sử dụng từ kết quả đo đạc lại diện tích của các loại đất này so với năm 2005

II.2.6 Tình hình đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a/ Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính:

Diện tích đo đạc, lập bản đồ địa chính đến ngày 01/01/2010 của xã, cụ thể như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 326,31 ha, chiếm 54,07% tổng diện tích của xã;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản là 8,84 ha, chiếm 1,46% tổng diện tích của xã;

- Diện tích đất ở tại nông thôn là 101,70 ha, chiếm 16,85% tổng diện tích tự nhiên của xã;

- Diện tích đất chuyên dùng là 157,45 ha, chiếm 26,09% tổng diện tích tự nhiên của xã;

- Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 2,29 ha, chiếm 0,38% tổng diện tích tự nhiên của xã;

- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 6,86 ha, chiếm 1,14% tổng diện tích tự

- Cấp cho tổ chức: 46 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm: 03 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp với diện tích là 5,04 ha và

43 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp với diện tích là 75,38 ha

Trang 24

I.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội địa phương

- Thu thập bản đồ địa chính, hệ thống sổ bộ và các tài liệu liên quan khác

- Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis đề chuẩn hóa cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và chuyển đổi bản đồ địa chính sang ViLIS

- Ứng dụng phần mềm VILIS để quản lý cơ sở dữ liệu địa chính

- Ứng dụng phần mềm VILIS vào kê khai đăng ký và cập nhật chỉnh lý biến động đất đai

- Quy trình xây dựng CSDL hồ sơ địa chính bằng phần mềm ViLIS cho xã Bình

An, huyện Dĩ An, t ỉnh Bình Dương

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng của phần mềm ViLIS so với các phần mềm khác

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số kiệu, tư liệu: là phương pháp đơn giản nhằm thu

thập dữ liệu đầu vào

 Phương pháp thống kê: sau khi thu thập cần thống kê số liệu, lựa chọn và

xử lý lấy những số liệu mới nhất cập nhật để phục vụ cho công tác nghiên cứu

 Phương pháp bản đồ: Ứng dụng phương phápbản đồ để tiến hành chỉnh chỉnh lý biến động,đo đạc khoảng cách,diện tích các thửa đất

 Phương pháp chuyên gia: Dựa vào sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên

cứu phần mềm và các nhà lãnh đạo,những người có chuyên môn,nghiệp vụ để kết quả mang tính khách quan và phù hợp thực tế

 Phương pháp phân tích tổng hợp:Phân tích tổng hợp các nguồn dữ liệu

thu thập được

 Phương pháp điều tra thực địa: Được vận dụng để điều tra,chỉnh lý tài liệu,số liệu,bản đồ

 Phương pháp so sánh: so sánh ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của

phần mềm ViLIS so với các phần mềm quản lý đất đai khác

I.3.3 Phương tiện nghiên cứu

Trang 25

I.3.4 Khái quát hệ thống phần mềm được ứng dụng trong đề tài:

1 Microstation: Microstation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ

họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản

đồ Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, IracB, MSFC, Mcrfclean, Mrfflag … Các công cụ của Microstation được sử dụng để

số hóa các đối tượng trên nền ảnh, sữa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ Bản đồ được lưu dưới dạng *.dgn

2 FAMIS (Field work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Phần mềm tích hợp cho đo và vẽ bản đồ địa chính): là một phần mềm nằm trong hệ thống phần

mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và HSĐC có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,xây dựng,xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số.Cơ sở dữ liệu BĐĐC kết hợp với cơ sở dữ liệu HSĐC để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và HSĐC thống nhất

- Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn :

+ Các chức năng làm việc với CSDL trị đo

+ Các chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính

3 ViLIS 1.0 (Viet nam Land Information System)

Phần mềm ViLIS (Viet nam Land Information System) được xây dựng dựa

trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng ký, lập Hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất của tại thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001

của Tổng cục Địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất”, nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư 08/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02

tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành

ViLIS là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu

đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý

đất đai VILIS được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hãng ESRI

(Mỹ) quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính ViLIS được xây dựng với rất nhiều chức năng đảm bảo giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý

 Chức năng của phần mềm ViLIS 1.0

- Quản lý cơ sở toán học bản đồ,hệ thống lưới tọa độ – độ cao các cấp,mốc địa

giới hành chính

- Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: BĐĐC,HSĐC,bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật

v.v

- Đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ,BĐĐC và kê khai đăng ký, in giấy chứng nhận

QSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai

- Hỗ trợ thống kê,kiểm kê,tính chất bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai từ BĐĐC

Trang 26

- Quản lý nhà ở và in GCN quyền sử dụng nhà ở và quyền sở hữu đất ở

- Quản lý hệ thống tài liệu đất đai

- Trao đổi và đồng bộ dữ liệu giữa các cấp của công tác QLĐĐ

I.3.5 Quy trình thực hiện

Sơ đồ 1:Quy trình thực hiện chỉnh lý biến động bằng ViLIS

Trang 27

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU

1) Dữ liệu bản đồ :

- Nguồn dữ liệu gồm 42 tờ bản đồ số dưới dạng file *.dgn trên Microstation giúp

quản lý thông tin đất đai đơn giản, chặt chẽ, khách quan đặc và đặc biệt thuận lợi cho việc chuyển hóa dữ liệu vào VILIS để sử dụng

- Về tỷ lệ bản đồ: trong 42 tờ bản đồ có 27 tờ bản đồ tỷ lệ 1:500, 09 tờ bản đồ tỷ

lệ 1:1000 và 06 tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000

- Về phân lớp thông tin: các thông tin được tổ chức thành nhiều lớp bao gồm dữ liệu không gian như:giao thông,ranh thửa đất, nhà và ngay cả những thuộc tính của thửa đất như:tên chủ,địa chỉ,diện tích,loại đất,số hiệu thửa…

2) Dữ liệu thuộc tính

- Dữ liệu thuộc tính của xã Bình An được lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi

trường dưới dạng số và giấy Trong đó, hệ thống sổ bộ được lưu trữ trên giấy theo mẫu

sổ quy định tại Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính và Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường

- Hệ thống sổ bộ địa chính phục vụ công tác quản lý, cập nhật thông tin đất đai

của xã được lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh bao gồm các loại sổ sau:

+ Sổ địa chính được lưu trữ tại Sở TN&MT gồm 40 cuốn

+ Sổ mục kê gồm 9 cuốn

+ Sổ theo dõi biến động 2 cuốn

- Và đồng thời sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến đông được lưu trữ trong máy tính dưới dạng file, được cập nhật thường xuyên và lưu trữ tại VPĐK của Phòng TN&MT

3) Đánh giá chung

- Về căn bản hệ thống dữ liệu được lưu trữ dưới dạng số rất dễ liên kết, tích hợp

cơ sở dữ liệu

- Bản đồ địa chính được xây dựng hoàn chỉnh trên Microstation và FAMIS có

thể xử lý được các bài toán phân tích không và dể dàng thực thi đối với khối lượng dữ liệu lớn, ngoài ra nó còn quản lý thửa đất về mặt không gian và thuộc tính, cho phép chúng ta nhập xuất trao đổi qua lại với các chương trình ứng dụng

- Nhìn chung hệ thống dữ liệu xã Bình An tương đối hoàn thiện cung cấp nguồn

dữ liệu đầu vào đầy đủ để thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên phần mềm VILIS

Trang 28

II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

II.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ

1 Chuẩn hoá cơ sở toán học của bản đồ địa chính :

Hệ thống bản đồ số của địa phương được sử dụng theo hệ tọa độ Quốc Gia

VN-2000 kinh tuyến trục 105˚ 45’.Do đó,không cần phải chuẩn hoá cơ sở toán học BĐĐC

2 Kiểm tra các lớp bản đồ trên từng tờ bản đồ và chuyển đổi các lớp thông tin về đúng về đúng các level cần thiết Nội dung,chuẩn hoá level được thực hiện theo đúng bảng phân lớp thông tin BĐĐC, thực hiện theo các thao tác sau :

a) Sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Main và thanh Primary Tools trên Microstation để chuẩn hoá phân lớp :chọn lớp thông tin để hiệu chỉnh cho các

đối tượng đường,vẽ đối tượng điểm để hiệu chỉnh cho các đối tượng điểm,cell,chọn kiểu chữ để hiệu chỉnh cho các đối tượng chữ mô tả

b) Sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Modify và thanh Linear Elements để vẽ các đường line đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích như :

đường giao thông, kênh, mương

Trang 29

Hình 5 :Thanh công cụ Modify trên Microstation

Hình 4 :Thanh công cụ Linear Element trên Microstation

Hình 6 :Giao diện Preview Reference để tham chiếu tờ bản đồ

d) Khởi động chức năng tự động tìm sửa lỗi trong phần mềm FAMIS :

Kiểm tra lỗi đồ hoạ bằng MRFClean có trong FAMIS với tất cả các lớp tham

gia tạo thửa đất khép kín như :ranh thửa(10),chỉ giới đường(23),kênh mương(32),địa giới hành chính(42,44,46),đóng vùng(1) với tham số Tolerance là 0,01

Thao tác : từ Menu Cơ Sở Dữ Liệu Bản Đồ  Tạo Topology  Tự động tìm, sửa lổi (CLEAN)  Parameters  Torence để thiết lập lớp tham gia tạo Topology và tham số tolerance là 0,01  Clean để kiểm tra lỗi đồ họa

Trang 30

Hình 7 :Giao diện MRF Clean trong FAMIS

Sửa lỗi đồ họa bằng Flag : Sau khi sửa lỗi tự động thì có một số lỗi phần mềm MrfClean phát hiện được nhưng không sửa tự động mà người dùng phải sửa thủ công:

Thao tác :Từ Menu Cơ S ở Dữ Li ệu bản đồTạo TopologySửa lỗi Flag

Hình 8 :Giao diện sửa lỗi FLAG

Trang 31

e)Tạo vùng và gán dữ liệu

Tạo topology cho các đối tượng dạng vùng như thửa đất, các đối tượng hình tuyến tính có diện tích

Thao tác : Từ Menu Cơ sở dữ liệu bản đồ  Tạo Topology  Tạo vùng

Hình 9 : Giao diện tạo vùng

Đánh các lớp cần tạo vùng ở Tab Level tạo và tự chọn một số khai báo phù hợp

nếu thấy cần thiết rồi nhấn nút Tạo vùng

Sau đó ta kết nối với cơ sở dữ liệu nhằm liên kết tờ bản đồ vừa được tạo vùng trong Micriostation cới CSDL thuộc tính của nó

Gán dữ liệu : gán dữ liệu từ nhãn thửa cũ cho thửa bao gồm :Số hiệu thửa,Loại

đất, Tên chủ sử dụng, địa chỉ, diện tích pháp lý, số hiệu thửa tạm, diện tích pháp lý

Từ Menu Cơ sở dữ liệu bản đồGán thông tin địa chính ban đầuGán dữ liệu từ nhãn  Chọn thông tin cần gán ấn nút Gán

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng môn Hệ thống Thông tin nhà đất, Ths.Nguyễn Ngọc Thy, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Khác
2. Bài giảng môn Đăng ký Thống kê, Ks.Ngô Minh Thụy, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Khác
3. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm FAMIS- CADDB, Tổng cục Địa Chính, năm 1997 Khác
4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation, Tổng cục Địa Chính, tháng 4 /1997 Khác
5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm VILIS, Trung tâm viễn thám, tháng 10/2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w