Rất hay bà bổ ích !
Trang 1PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tặng vật của thiên nhiên,
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được Trải qua quá trình lao độngcon người tác động vào đất đai tạo ra những sản phẩm nuôi sống bản thân vàphục vụ những lợi ích khác trong cuộc sống của con người
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng Trong điều kiện thực tế nước ta có chỉ có một phần tư diện tích tự nhiên làđồng bằng còn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn chung là hạnhẹp Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về số lượng và chấtlượng, điều này đã tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất đai
cả ở cấp vĩ mô và ở cấp vi mô Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ
sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thựchiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết…
Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định Tuy nhiênthực trạng hệ thống Hồ sơ địa chính của nước ta nói chung vẫn còn nhiều bấtcập và bức xúc cần giải quyết Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, không
có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của nước ta trong một thời giandài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn
Với mục đích nêu trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa TàiNguyên và Môi Trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sựhướng dẫn của Th.s Ngô Thị Hồng Gấm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng hệ thống phần mềm Famis và ViLIS vào xây dựng và quản lý
hồ sơ địa chính thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”
Trang 21.2 Mục đích đề tài
Ứng dụng hệ thống phần mềm Famis và ViLIS đã được Bộ Tài Nguyên &Môi Trường cho phép sử dụng vào quản lí hồ sơ địa chính thị trấn Đại từ -huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên, giúp cho việc quản lí, tra cứu, truy cậpthông tin một cách nhanh chóng – chính xác
1.3 Yêu cầu đề tài
Đánh giá tình hình quản lí đất đai của thị trấn Đại Từ huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Xây dựng thông tin thuộc tính (hồ sơ địa chính) theo quy chuẩn của BộTài nguyên và Môi trường bằng hai bộ phần mềm Famis và ViLIS
- Quản lý và khai thác dữ liệu bằng phần mềm ViLIS
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức và tìm hiểu thực tế công tác quản lý hồ
sơ địa chính tại địa phương
- Quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần mềm Famis vàViLIS tại địa phương giúp tạo ra một môi trường làm việc mới, hiện đại vàđồng bộ trong quản lý đất đai
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta đã xây dựng một hệthống chính sách đất đai tạo thành hành lang pháp lý trong quản lý và sử dụngđất trên phạm vi cả nước Thông qua Hiến pháp, Luật đất đai nước ta thựchiện quyền sở hữu về đất đai bằng việc xác lập các chế độ quản lý và sử dụngđất của các cơ quan quyền lực để đảm bảo thực hiện mục tiêu: “Nhà nướcthống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch”
Năm 1988, Luật đất đai đầu tiên của nước ta ra đời đã đánh dấu bướcphát triển trong công tác quản lý đất đai và là tiền đề đưa đất đai vào sử dụngmột cách nề nếp
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệphóa – hiện đại hóa, kéo theo những phát sinh trong quá trình sử dụng đất, Luậtđất đai cũ không còn phù hợp với tình hình mới của đất nước Do vậy, Luậtđất đai năm 2003 ra đời và được quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, luậtnày có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2004 Luật đất đai năm 2003 khẳng định:Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là người đại diện chủ sở hữu.[8]
Điều 6 Luật đất đai năm 2003 khẳng định:
- Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và
tổ chức thực hiện các văn bản đó
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính
+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Trang 4+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển nhượng mụcđích sử dụng đất
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
+ Thống kê, kiểm kê đất đai
+ Quản lý tài chính về đất đai
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trườngbất động sản
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất
+ Thanh tra , kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtđai và xử lý các vi phạm về đất đai
+ Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Để luật đất đai thực sự phù hợp với tình hình thực tế, chính phủ đã banhành các nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các thông tưhướng dẫn cụ thể như sau:
+ Nghị định số 181/NĐ – CP ngày 20/10/2004 về hướng dẫn thi hànhLuật đất đai
+ Nghị định số 182/NĐ – CP ngày 20/10/2004 về việc xử phạt hànhchính trong lĩnh vực đất đai
+ Nghị định số 188/NĐ – CP ngày 16/11/2004 quy định về phươngpháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
+ Nghị định số 197/2004/NĐ –CP ngày 03/12/2004 quy định về việcbồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Trang 5+ Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 quy định về thutiền sử dụng đất.
+ Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựngbản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
+ Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất
+ Thông tư số 114/2004/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn thi hành nghị định số 188/2004/NĐ – CP của chính phủquy định về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
+ Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môitrường ngày 13/04/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số181/2004/NĐ – CP về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003
+ Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn thực hiện lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
Như vậy, thông qua hiến pháp, luật và hệ thống các văn bản dưới luật Nhànước ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phươngđảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
2.1.1 Đăng ký quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợppháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Điều 38 Nghị định 181 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấtđai 2003 quy định về đăng ký quyền sử dụng đất như sau: [6]
Trang 6- Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
và đăng ký biến động về sử dụng đất
- Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trườnghợp sau:
a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng;
b) Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất
- Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sửdụng thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có thay đổi
về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:
a) Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảolãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Người sử dụng đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất;
d) Chuyển mục đích sử dụng đất;
đ) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
e) Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
g) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất;
h) Nhà nước thu hồi đất
Trang 7b Sổ mục kê
Sổ mục kê là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng và các thông tin liên quanđến quá trình sử dụng đất Sổ mục kê được lập để quản lý thửa đất, tra cứuthông tin về thửa đất và phục vụ thống kê kiểm kê đất đai.[8]
Nội dung thống kê bao gồm:
+ Thửa đất: Số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc tên người đượcgiao đất để quản lý diện tích, mục đích sử dụng đất và ghi chú về thửa đất
+ Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang
an toàn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, công trình khác theo tuyến, khuvực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên bản đồ [8]
c Sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sử dụngđất trong quá trình sử dụng đất
Nội dung của sổ theo dõi biến động đất đai bao gồm tên, địa chỉ củangười đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, nội dung biến động
về sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sửdụng, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụngđất, về GCNQSDĐ).[8]
d Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng thực pháp lý xácnhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước – Người quản lý, chủ sử dụng đấtđai đối với người được Nhà nước giao đất để họ có cơ sở pháp lý để thực hiệnquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo pháp luật.[8]
e Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thành lập để cơ quan cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như quản lý giấy chứng nhận đã cấp
Nội dung sổ bao gồm tên sổ, tên đơn vị hành chính các cấp, số thứ tựcấp giấy, tên chủ sử dụng, tổng diện tích các thửa đất được cấp.[1]
Trang 82.1.3 Xây dựng CSDL địa chính
CSDL địa chính bao gồm dữ liệu Bản đồ địa chính và các dữ liệu thuộctính địa chính được xây dựng và lưu trữ ở dạng số Thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn việc thành lập CSDL địachính như sau:
a CSDL địa chính được xây dựng phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau [5]
- Được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ theo đúng yêu cầu đối với các nộidung thông tin của bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính theo quyđịnh của thông tư này;
+ Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đấthoặc một khu đất (gồm nhiều thửa liền kề nhau);
- Tìm được thông tin về thửa đất khi biết thông tin về người sử dụngđất, tìm được thông tin về người sử dụng đất khi biết thông tin về thửa đất;tìm được thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất trong dữ liệuthuộc tính địa chính thửa đất khi biết vị trí thửa đất trên bản đồ địa chính, tìmđược vị trí của thửa đất trên bản đồ địa chính khi biết thông tin về thửa đất,người sử dụng đất trong dữ liệu thuộc tính địa chính thửa đất;
Trang 9- Tìm được các thửa đất, người sử dụng đất theo các tiêu chí hoặc nhómcác tiêu chí về tên, địa chỉ của người sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất; vịtrí, kích thước, hình thể, mã, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng,nguồn gốc sử dụng, thời hạn sử dụng của thửa đất; giá đất, tài sản gắn liền vớiđất, những hạn chế về quyền của người sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính củangười sử dụng đất; những biến động về sử dụng đất của thửa đất; số phát hành
- Đảm bảo nhập dữ liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn
bộ dữ liệu địa chính theo quy định tại thông tư này;
- Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin trong việc cập nhật, chỉnh lý dữliệu địa chính trên nguyên tắc chỉ được thực hiện tại Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất và chỉ do người được phân công thực hiện; bảo đảm việcphân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong CSDL;
- Bảo đảm yêu cầu về an toàn dữ liệu;
- Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tinđất đai dưới các hình thức tra cứu trên mạng; trích lục bản đồ địa chính đốivới từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đối với từng thửađất hoặc từng chủ sử dụng đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai đốivới từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất; tổng hợp thông tin đất đai
- Bảo đảm tương thích với các phần mềm quản trị CSDL khác, phầnmềm ứng dụng đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam
ViLIS đã thiết kế và xây dựng một CSDL đất đai nhằm bảo đảm cácquy định trên:
Trang 10- Quản lý tích hợp các dạng dữ liệu khác nhau trong một CSDL duynhất: bản đồ, hồ sơ, bản vẽ…
- Luôn được cập nhật và nâng cấp theo yêu cầu của công tác quản lýđất đai
- Có tính mở, sẵn sàng mở rộng và tích hợp thêm các dữ liệu khác khicần thiết
Mô hình dữ liệu của CSDL đất đai quản lý bằng ViLIS được thiết kếtheo mô hình dữ liệu hướng tới không gian, liên kết giữa thông tin bản đồ và
hồ sơ địa chính Hai đối tượng chính trong mô hình dữ liệu là thửa đất và chủ
sử dụng đất Thông tin hình thể của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính,thông tin thuộc tính của thửa đất thể hiện và lưu trữ trên hồ sơ địa chính vàGCNQSD đất [9]
2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên cả nước
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 32.931.450 ha Trong đó đã giao
và cho thuê là 24.519.900 ha chiếm 74,46% tổng quỹ đất toàn quốc Trong đóđất sử dụng trong Nông ngiệp là 9.406.800 ha, đã giao và cho thuê là9.406.800 ha Đất Lâm nghiệp có rừng là 1.205.100 ha, đã giao và cho thuê là1.063.940 ha Đất chuyên dùng là 1.615.900 ha, đã giao và cho thuê1.615.900 ha Đất ở là 451.300 ha, đã giao và cho thuê là 451.300 ha Đấtchưa sử dụng, sông, suối, núi đá là 9404700 ha, đã giao và cho thuê 2.406.500
ha Như vậy diện tích đất chưa sử dụng ở nước ta còn rất nhiều đa phần là đấtđồi núi Trong tương lai đây là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, cáccấp chính quyền, đoàn thể để đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụngtránh tình trạng để đất hoang hoá, lãng phí, đồng thời đảm bảo an toàn môitrường sinh thái, an toàn lương thực quốc gia Điều này khẳng định việc pháttriển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước luôn gắn liền với chiến lược sửdụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả, đặc biệt là những vùng sâu, vùng
xa, những vùng có kinh tế kém phát triển Ở những vùng này dân cư thưa
Trang 11thớt, đất rộng nhưng chủ yếu là đất đồi dốc Việc ngăn chặn, hạn chế sự thoáihoá của đất mà vẫn đảm bảo sản xuất lương thực là vấn đề chiến lược màĐảng và nhà nước ta đề ra.
Đầu năm 1994 Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường
đã tiến hành triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất toàn quốc đến năm
2010 đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1996 - 2000,hoàn thành quy trình và phương pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất 3 cấp:tỉnh, huyện, xã Đến nay đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho 60/64 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 369/668 Quận, Huyện, Thị xã và3596/10840 xã, phường, thị trấn.[4]
2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
2.3.1 Ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai trên thế giới
Hiện nay công nghệ thông tin đã thực sự chiếm vị trí quan trọng trongcuộc sống của con người, chúng ta đang sống và làm việc trong kỷ nguyêncủa công nghệ thông tin, ngành công nghệ thông tin thực sự đã tiến hành mộtcuộc cách mạng phát triển các ứng dụng trong mọi lĩnh vực Mạng Internet đã
và đang được biết đến tại khắp mọi nơi trên thế giới Cùng với sự phát triểncủa công nghệ thông tin trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ – Viễn thám cũngdiễn ra nhiều thay đổi, hầu hết các công nghệ cổ truyền đã và đang chuyểnsang công nghệ số, đặc biệt đối với ngành địa chính hiện nay các công nghệđược ứng dụng mạnh đó là hệ thống thông tin địa lý GIS (GeographicInformation System) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global PositioningSystem) Công nghệ GIS cho phép quản lý thông tin gắn liền với vị trí củachúng trong thế giới thực và thông tin bản đồ được liên kết chặt chẽ với cácthông tin thuộc tính trong một môi trường thống nhất Với các thông tin GIS,chúng ta có thể xác định được mô hình hiện trạng của các đối tượng cầnnghiên cứu Công nghệ GPS cho phép xác định tọa độ của các điểm trên mặtđất với độ chính xác đến vài cm trong một khoảng thời gian ngắn
Trang 12Trên thế giới, công nghệ hiện đại đó đã được ứng dụng vào xây dựngcác loại bản đồ đối với tỉ lệ lớn, giúp cho việc nắm bắt các thông tin của mộtvùng đất hết sức rõ ràng Các thông tin trên có ưu thế trong công tác thu thập
và quản lý thông tin thuộc lĩnh vực địa chính góp phần lớn trong công việcquản lý đất đai Cơ sở dữ liệu trao đổi luôn sẵn sàng cho các quyền truy nhậpthông tin của người sử dụng bất kỳ nơi đâu không hạn chế không gian và thờigian Hiện nay, mạng thông tin viễn thông ngày càng phát triển với nhữngđường truyền tốc độ cao, tạo khả năng tự động xây dựng và theo dõi cũng nhưthể hiện các đối tượng cần quan tâm ở mọi nơi, mọi lúc Cung cấp các dữ liệuđến người sử dụng và lưu trữ thông tin trên mô hình tổng hợp thống nhất
2.3.2 Ứng dụng CNTT trong quản lí đất đai ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ 1987, tin học bắt đầu được ứng dụng vào lĩnh vực địachính cụ thể là trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất Tại thời điểm ban đầu này, các phần mềm được viếttrong môi trường Foxpro, Foxbase, chủ yếu phục vụ cho công tác lập hồ sơđịa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mục tiêu ban đầu củacác nhà lập trình là xây dựng các phần mềm cho phép tạo dựng được cơ sở dữliệu thuộc tính về thửa đất, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất phục vụ chocông tác quản lý đất đai, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất Do vậy, cácphần mềm không đề cập đến cơ sở dữ liệu không gian Đầu ra của các phầnmềm này là sổ địa chính, sổ mục kê đất, các biểu tổng hợp và in giấy chứngnhận quyền sử dụng đất trên máy in kim
2.3.3 Một số phần mềm được ứng dụng trong quản lý đất đai tại Việt Nam
* Phần mềm Microstation[7]
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họarất mạnh cho phép xây dựng và thể hiện các yếu tố bản đồ Các công cụ củaMicrostation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh Raster, sửa
Trang 13chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ Microstation được dùng làm nền chocác phần mềm khác như IrasB, IrasC, Geovec, MSFC, MRFClean, MRFFlag.
MicroStation còn cung cấp các công cụ nhập (Import) và xuất (Export) dữliệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file có định dạng như *.DXF , *.DWG
vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở
dữ liệu bản đồ kết hợp với CSDL Hồ sơ địa chính thành một CSDL địa chínhthống nhất Phần mềm tuân theo các quy định của luật Đất đai 2003 hiệnhành
Famis tích hợp với phần mềm GCN 2006 là phần mềm phục vụ In Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính Phần mềmtuân theo các quy định của luật Đất đai 2003
Phần mềm Famis có hai nhóm chức năng lớn:
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:
+ Quản lý khu đo;
+ Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo;
+ Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo;
+ Công cụ tính toán;
+ Xuất số liệu;
+ Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ
- Các chức năng làm việc với bản đồ địa chính:
+ Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau;
Trang 14+ Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn;
+ Tạo vùng tự động tính diện tích;
+ Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ;
+ Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ);
+ Thao tác trên bản đồ địa chính;
+ Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Nghị định thi hành luật đất đai số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, thông tư08/2007/TT-BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống
kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thông tư09/2007/TT_BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản
lý hồ sơ địa chính và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành Phần mềmnày là một trong số các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đangđược phát triển Phần mềm được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình CSDLVisual Basic 6.0, thao tác trên CSDL Access.[2]
Phần mềm ViLIS phiên bản 1.0 là phiên bản ViLIS chạy trên các máyđơn lẻ, thích hợp cho các đơn vị sử dụng cấp quận, huyện, phù hợp với trình độcủa các cán bộ quản lý đất đai Phần mềm ViLIS thực hiện các nhiệm vụ quản lýđất đai bao gồm đăng ký đất đai, quản lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cung cấp thông tin, hỗ trợ việc lập,thẩm định quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho
Trang 15thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và bồi thường; cung cấpthông tin phục vụ thanh tra đất đai; cung cấp thông tin đất đai.[2]
Phần mềm gồm 02 Modul làm việc: Hệ thống kê khai đăng ký và lập
hồ sơ địa chính; hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai Hai modulnày giúp thực hiện hai nội dung quản lý đất đai trọng tâm tại cấp xã, phường,thị trấn vào thời điểm hiện tại Hơn thế nữa đây lại là phiên bản được cungcấp miễn phí cho người dùng nên rất phù hợp với điều kiện tài chính hạn hẹpcủa các cấp xã, phường, thị trấn
Vào ngày 14/02/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã raquyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệthống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại cácVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương.[4]
Phần mềm ViLIS được thiết kế đúng với các quy định trong Thông tư09TT/BTNMT về việc hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính và hệthống các văn bản pháp luật hiện hành Điểm này làm cho ViLIS có khả năngứng dụng cao trong thực tế
Phần mềm ViLIS kết hợp với Microstation và Famis cho phép xâydựng và quản trị cơ sở dữ liệu địa chính số
ViLIS có ưu điểm nổi trội hơn so với các phần mềm quản trị cơ sở dữliệu hiện nay tại Việt Nam ở điểm: ViLIS quản lý thống nhất dữ liệu bản đồ
và dữ liệu thuộc tính
Phần mềm ViLIS không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, chỉ cầnmột máy tính với cấu hình bình thường vào thời điểm hiện tại (hệ điều hànhWindows XP, Chip Pentium III, Ram 512, ổ cứng 10GB, máy in khổ A3) là
có thể cài đặt và sử dụng ViLIS bình thường
PHẦN 3
Trang 16ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bản đồ
và sổ sách địa chính của thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyênthông qua việc quản lý bằng hai phần mềm Famis và ViLIS
- Phạm vi nghiên cứu: Là tờ bản đồ địa chính 24 dạng số, định dạng
Dgn, kèm theo các loại sổ sách có liên quan đến tờ bản đồ số 24
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 08 tháng 01 đến ngày 30 tháng 04 năm 2012.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Đại Từ
- Thu thập các tài liệu về hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan
- Bản đồ địa chính và các loại bản đồ liên quan đến hồ sơ địa chính
- Hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
sổ theo dõi biến động đất đai
3.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Trang 17Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm tin họcthông thường như Word, Exel
3.4.3 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
- Thực hiện dựa trên hai bộ phần mềm Famis và ViLIS
- Bản đồ địa chính số sẽ được hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuộc tính bằngphần mềm Famis
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính bằng phần mềm ViLIS
- Các dữ liệu thuộc tính sẽ được nhập thông qua bàn phím máy vi tính
Trang 18PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Đại Từ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội củahuyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km về phía TâyBắc, có tổng diện tích tự nhiên là 103,63 ha, có vị trí địa lý tiếp giáp với cácđơn vị sau:
Phía Bắc giáp với xã Hùng Sơn và xã Tiên Hội, huyện Đại Từ;
Phía Đông giáp với xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ;
Phía Tây giáp với xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ;
Phía Nam giáp với xã Bình Thuận, huyện Đại Từ
Thị trấn Đại Từ có 08 tổ dân phố, dân số tính đến năm 2011 là: 4469người chia thành 1187 hộ
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Địa hình của thị trấn Đại Từ tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Bắcxuống Nam, độ chênh cao trung bình là 0,5 m trên 1 km dài, độ cao trungbình so với mặt nước biển là 40 m, ít núi cao
Vùng trung tâm của thị trấn nằm trên trục đường Quốc lộ 37, có cácđiểm nút giao thông đi các ngả, là vùng đất tương đối bằng phẳng, là nơi tậptrung các cơ quan đầu não, là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Đại Từ
Trang 19- Mùa hè (mùa mưa) nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, lượngmưa lớn, thường gây ngập úng ở nhiều nơi trên địa bàn thị trấn, ảnh hưởng lớnđến sản xuất của bà con nông dân, mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành
+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 20 đến 220C, tổng tích ôn dao động từ
+ Đất feralít màu đỏ vàng phát triển trên đá Mácma axít, phân bố ở cácvùng đồi núi, loại đất này có tầng đất dày > 1 m, đất có cấu trúc tơi xốp, thànhphần cơ giới thịt nặng, hàm lượng mùn, đạm nhiều, đất chua có độ PHkcl khoảng
từ 4,5 - 5,5, phù hợp với các loại cây trồng như: Chè, ngô, lúa nương, sắn
+ Đất hình thành do sản phẩm dốc tụ, phân bố ở các thung lũng lòngchảo, ở các chân đồi gò đã được nhân dân khai thác để trồng cây lúa nước vàcác cây hoa mầu ngắn ngày khác, loại đất này có tầng đất dày, độ mùn cao
+ Ngoài ra trong thị trấn còn có các loại đất khác như: Đất màu nâuvàng phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đất phù sa của các con sông, suối, sốlượng không đáng kể nằm dải rác trên địa bàn thị trấn
Trang 20* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Diện tích là 1,17 ha, chủ yếu là hai con suối, suối
Gò Son và suối Tấm, suối Gò son chảy rích rắc suốt từ phía bắc đến phía namcủa thị trấn, đây là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt của người dân
và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, suối Tấm chảy dọc danh giới phía namcủa thị trấn Ngoài ra còn có hệ thống kênh mương, ao, chuôm mặt nước nhỏnằm rải rác khắp địa bàn thị trấn,
+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 10-15 m là nguồn nước ngầm rất quýhiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng đểphục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân
* Tài nguyên nhân văn
Thị trấn Đại Từ tính đến năm 2010 có 4469 khẩu và 1187 hộ, đượcphân thành 8 tổ dân phố gồm nhiều dân tộc anh em đang sinh sống như: Tày,Nùng, Dao, Kinh , trên địa bàn thị trấn không có làng nghề truyền thống,trình độ dân trí ở mức khá Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ Đảng,Chính quyền thị trấn Đại Từ, cán bộ và nhân dân đoàn kết, thống nhất mộtlòng, cần cù chịu khó, hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quêhương Thị trấn đã có nhiều con em là những cán bộ khoa học đang công tác
và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng truởng kinh tế
Được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của Huyện uỷ - HĐND - UBND
và các phòng ban chức năng của huyện Đại Từ Dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa Đảng uỷ - HĐND - UBND thị trấn Đại Từ đã chủ động phối, kết hợp vớiUBMTTQ và các đoàn thể, động viên nhân dân đoàn kết, cùng đồng lòngquyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thịtrấn đã đề ra Nền kinh tế của thị trấn trong năm qua đã đạt được những thànhtích đáng khích lệ, Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người tăng 1.000.000đồng đến 1.500.000 đồng đồng/người/tháng, tổng sản lượng lương thực có hạtđạt 381,72 tấn thu nhập bình quân đầu người 11 triệu đồng/người/năm, tốc độ
Trang 21tăng trưởng đạt 15%, Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 96 hộ năm 2006 xuống còn68/1187 hộ năm 2011
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị trấn trong những năm gần đâytương đối nhanh, và đúng hướng, tỷ trọng ngành nghề kinh doanh dịch vụ,tiểu thủ công nghiệp đang ngày một phát triển và mở rộng, kinh tế nôngnghiệp đang dần bị thu hẹp, Để tạo ra sự phát triển toàn diện, xứng đáng vớitầm vóc của một thị trấn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cần phải bố trí
sử dụng đất đai hợp lý, ưu tiên quỹ đất cho phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ
4.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt:
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2011 đạt 381,72 tấn, mặc dù
tỷ trọng lương thực thấp so với các ngành nghề khác song lãnh đạo thị trấn rấtquan tâm đến sản xuất lương thực, quan tâm đến đời sống của nông dân, đề ranhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tăng cường công tác ứngdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, 100% diện tích được cấy lúa lai, lúa caosản, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng, quản lý chặt chẽtình hình dịch bệnh Tổng thu nhập đạt 57 triệu đồng/ha/năm 2011
Trang 22* Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp
Ngành tiểu thủ công nghiệp của thị trấn đang phát triển mạnh, chủ yếutập trung vào sản xuất các mặt hàng dân dụng như gò, hàn, mộc, chế biến gỗ trong kinh doanh chủ yếu tập trung vào kinh doanh các loại vật liệu xây dựng,vật tư nông nghiệp, sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, vật liệu điện, máynông nghiệp, quần áo, giầy dép, tư trang, vàng bạc và đá quý
Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 tăng 3% so với kếhoạch đặt ra
* Khu vực kinh tế công nghiệp thương mại dịch vụ
Thị trấn Đại Từ là trung tâm thương mại của huyện Đại Từ, nên ngànhdịch vụ thương mại phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu ở chợ Đại Từ, cáckiốt trong chợ và dọc các trục đường, các điểm nút của giao thông trên địa bànthị trấn, đều được khai thác sử dụng, với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng vàphong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và người bán Trong kinhdoanh dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, dịch vụsửa chữa ô tô, xe máy, phục vụ đám cưới, dịch vụ ăn uống, giải khát, giải trí,may mặc cầm đồ, nhà nghỉ, nhà hàng, điện tử tăng theo hàng năm, các loại hìnhdịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao hơn
4.1.2.4 Dân số, lao động, việc làm
- Dân số tính đến tháng 4 năm 2011 toàn thị trấn Đại Từ có 4469 người,
1187 hộ, được phân bố thành 8 tổ dân phố
- Lao động và việc làm: Số lao động tính đến tháng 4 năm 2011 toàn thịtrấn có trên 2000 lao động chính, chiếm xấp xỉ 50% số khẩu của toàn thị trấn,ngoài ra còn có một số lao động phụ khá lớn, số lao động nông nghiệp chiếm30%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên 20%, đây là nguồnlực chủ chốt, quyết định lớn đến việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của thị trấn trong những năm qua Là một thị trấn các ngành nghề mớikhởi sắc, phát triển mạnh, năng suất lao động còn ở mức khiêm tốn, tiềm nănglao động rất lớn song chất lượng lao động còn ở mức thấp, việc khai thác, sửdụng lao động còn nhiều hạn chế
Trang 234.1.2.5 Thực trạng phát triển đô thị
Thị trấn Đại Từ có 4469 khẩu và 1187 hộ, được phân thành 08 tổ dânphố, phân bố không đều, tổ dân phố đông nhất là tổ Sơn Tập 3 có 188 hộ, tổdân phố ít dân nhất là tổ Phố Mới 110 hộ
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng số hộ, số khẩu, số lao động năm 2011
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ)
4.1.2.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm, nhànước hỗ trợ vốn Trong xây dựng cơ bản, ban lãnh đạo thị trấn Đại Từ đã chỉđạo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, kết hợp với nguồn lực củađịa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung đầu tư có trọng tâm,trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất
và phục vụ đời sống của cán bộ và nhân dân trên địa bàn thị trấn Các côngtrình xây dựng cơ bản của thị trấn cũng như của huyện nằm trên địa bàn củathị trấn đều đã được thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,đúng tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
Trang 24đi lại, giao lưu trao đổi và buôn bán hàng hóa với thị trường lớn trong huyện
và các huyện, các tỉnh lân cận, là đầu mối giao thông nối liền khu trung tâmkinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên với vùng ATK tỉnh Tuyên Quang
Có khí hậu, thời tiết phù hợp cho phát triển một hệ sinh thái tổng hợp, cónguồn lao động khá dồi dào, phù hợp với điều kiện phát triển một nền kinh tế đadạng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp
Các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi,thông tin liên lạc, điện, nước, trường học, thương nghiệp, dịch vụ, văn hoá thểthao, đã được xây dựng khá đầy đủ và hoàn thiện, nhưng chưa khai thác đạthiệu quả
Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ của chính quyền thị trấn, cán bộ và nhândân đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội củathị trấn đã đề ra Trong những năm qua thị trấn Đại Từ đã có những chuyểnbiến tích cực trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân cả
về vật chất lẫn tinh thần, do có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và ápdụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho năng suất lao động đạt kếtquả, cuộc sống của nhân dân đang được từng bước nâng lên, năm sau cao hơnnăm trước
Do dân số ngày một gia tăng, các nhu cầu của con người về ăn, mặc,vui chơi giải trí, văn hóa - xã hội, gây áp lực mạnh mẽ đối với đất đai Mức độ
đô thị hóa ngày càng tăng nhanh Đất canh tác ngày một thu hẹp lại, lực lượnglao động dư thừa không có công ăn việc làm kéo theo ngày càng nhiều, đòi
Trang 25hỏi phải có sự chuyển đổi cơ cấu đất đai, sắp xếp lại lao động, phân bố hợp lý
để tạo ra một bước phát triển mới, toàn diện và bền vững
4.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ)
Tổng diện tích tự nhiên là 103,63 ha Trong đó:
+ Đất nông nghiệp 30,10 ha, chiếm 29,05% so với tổng diện tích tự nhiên+ Đất phi nông nghiệp là 33,41 ha, chiếm 70,95% so với tổng diện tích tự nhiên
4.2.2 Tình hình quản lý đất đai
Từ khi có luật đất đai mới ra đời (2003), công tác quản lý đất đai củathị trấn Đại Từ có nhiều chuyển biến tích cực Thị trấn đã triển khai 13 nộidung quản lý Nhà nước về công tác quản lý đăng ký, thống kê, giao đất, qua
đó đã góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất của thị trấn vào nề nếp vàđạt hiệu quả cao Tuy nhiên trong việc quản lý đất đai tại thị trấn vẫn gặp
Trang 26nhiều khó khăn do công việc quá nhiều, công cụ quản lý còn thô sơ nên rất dễdẫn đến việc trì trệ trong công việc.
Hệ thống tài liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai của thị trấn gồm
có bản đồ địa chính dạng số tỉ lệ 1/1000 và 1/500, bản đồ hiện trạng sử dụngđất được thành lập năm 2005, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứngnhận và các loại sơ đồ, bản đồ, số liệu về mặt bằng giao đất, số liệu đền bùgiải phóng mặt bằng Tuy vậy Hệ thống hồ sơ địa chính vẫn chưa đầy đủ,không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của thị trấn trong một thờigian dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn
Công tác kiểm kê đất đai được thị trấn tiến hành hàng năm Các vụ việctranh chấp, lấn chiếm đất đai trên địa bàn thị trấn vẫn thường xuyên xảy ra nhưngchính quyền thị trấn đã chỉ đạo quyết liệt, phối hợp với các ban ngành cùng thamgia giải quyết, nên không có những vụ khiếu kiện kéo dài và vượt cấp
Đảng Ủy, HDND, UBND thị trấn đã luôn đặt nhiệm vụ quản lý đất đailên hàng đầu thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các ban ngành làm tốt công táctuyên truyền, vận động giúp nhân dân hiểu và chấp hành tốt các chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về đất đai, nhằm hạn chế đến mức tối đa các vụ viphạm trong quá trình sử dụng đất
4.3 Ứng dụng hệ thống phần mềm Famis - ViLIS vào xây dựng và quản
lý hồ sơ địa chính
4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu
Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính bao gồm hai giai đoạn
cơ bản là xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và xây dựng cơ sở dữ liệu thuộctính, quá trình đó được cụ thể như sau:
+ Thu thập dữ liệu đầu vào
+ Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đầu vào bằng phần mềm Famis: Bản đồ địachính thu thập được là dạng số, vì vậy công việc của bước này là chuẩn hóa dữliệu bản đồ và nhập dữ liệu thông tin thuộc tính cho toàn bộ thửa đất trong tờ bản
đồ, sau đó thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ Famis (Dgn) sang ViLIS (Shape)
+ Nhập dữ liệu vào ViLIS: Sau khi chuyển đổi dữ liệu thành công, tiếnhành thiết lập cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính vào ViLIS
4.3.1.1 Thu thập dữ liệu
Trang 27Thu thập các tài liệu số liệu
Bảng 4.3 Hồ sơ địa chính thị trấn Đại Từ năm 2011
4 Sổ cấp GCN quyền sử dụng đất Quyển 3
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ)
Trên cơ sở bộ hồ sơ địa chính của thị trấn, đề tài đã thu thập các tài liệuphục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm:
+ Thu thập bản đồ địa chính số: Thu thập tờ bản đồ địa chính 24394410-4-A, dạng số, định dạng Dgn, tỷ lệ 1/1000
+ Thu thập tài liệu về hồ sơ địa chính: Thu thập được các tài liệu như
sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN quyền sử dụng đất phục vụ cho xâydựng cơ sở dữ liệu thuộc tính cho bản đồ địa chính
Từ hồ sơ địa chính giúp nắm bắt được các thông tin về thửa đất đó là:
- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích
- Tên người sử dụng
- Nắm bắt được thông tin của những trường hợp đã được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất
4.3.1.2 Ứng dụng phần mềm Famis để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào
Tờ bản đồ địa chính số 24 đã được lập theo đúng hệ tọa độ VN-2000nên có thể bỏ qua bước chuyển đổi hệ tọa độ, biên tập khung chữ, tiếp theotiến hành kiểm tra và hoàn thiện bằng các thao tác chuẩn hóa dữ liệu bản đồ,kiểm tra lỗi đồ họa, tạo vùng và gán dữ liệu thuộc tính Quá trình đó được cụthể theo các bước sau:
Trang 28* Bước 1: Khởi động Microstation/Mở bản đồ
* Bước 2: Khởi động Famis
Trên cửa sổ của Microstation vào Utilities -> MDL Applications ->Browse -> Famis.ma Menu chức năng của Famis sẽ xuất hiện
* Bước 3: Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ
+ Chuẩn hóa phân lớp đối tượng: Do trên bản đồ địa chính có nhiềuloại đường ranh giới: Ranh giới thửa, ranh giới nhà, nên cần phải phân lớpcho các loại ranh giới này Đặc biệt chú ý đến ranh giới thửa vì đây là đốitượng dùng để tạo vùng Các dữ liệu thuộc tính cũng cần được phân lớp như:
Hình 4.1 Hiển thị tờ bản đồ số 24 của thị trấn Đại Từ
Trang 29địa danh, số hiệu, diện tích, loại đất cũng cần chuyển về các lớp khác nhau.Phân lớp đối tượng theo đúng các lớp chuẩn của quy phạm thành lập bản đồđịa chính số:
Bảng 4.4: Các lớp thông tin trên bản đồ số
(Nguồn: Quy phạm thành lập bản đồ địa chính)
+ Kiểm tra và sửa lỗi: Kiểm tra lỗi nhằm mục đích phát hiện những lỗi
đồ họa khiến cho thửa đất không khép kín trên một mảnh bản đồ (bao gồm cảnhững đối tượng chiếm đất nhưng không hình thành thửa đất), sử dụng hai
công cụ MrfClean và MrfFlag có trong Famis Thao tác như sau: Trên menu chức năng của Famis: Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ/Tạo Topology/Tự động tìm,
sửa lỗi (CLEAN) Xuất hiện bảng giao diện MRFClean: Chọn Parameters để
đặt các thông số tự động sửa lỗi Chọn Tolerance để khai báo lớp sửa lỗi.
Hình 4.2 Khai báo các thông số sửa lỗi trên công cụ MrfClean
Kết thúc quá trình, chọn Clean để thực hiện
sửa lỗi Sửa lỗi bằng phần mềm MRF Flag: MRF
Flag được thiết kế tương hợp với MRF Clean,
dùng để tự động hiển thị lên màn hình lần lượt các
Trang 30vị trí có lỗi mà MRFClean đã đánh dấu trước đó Trên giao diện của Famis
vào Cơ sở dữ liệu bản đồ/Tạo Topology/Sửa lỗi (FLAG).
Khai báo các thông số cho hộp thoại MRF Flag Bấm vào phím Flag_type để khai báo loại cờ (D,X,S) Khai báo level chứa cờ trong hộp text Flag_level Đánh hệ số Zoom vào hộp text Zoom_factor, trong thanh Edit_Status sẽ thông báo số lượng cờ Nhấn chuột vào Next để chạy tới vị trí lỗi.
Tạo vùng bằng công cụ Tạo Topology của
Famis: Trên Menu chức năng của Famis chọn
Cơ sở dữ liệu bản đồ/Tạo Topology.
Nhập các thông số để tạo vùng: Nhập
lever chứa đối tượng tham gia tạo vùng, màu và
lớp của điểm trọng tâm, chọn Tạo topology mới
trong trường hợp muốn hủy thông tin thuộc tính
thửa đã được tạo vùng trước đó và tạo lại Sau
khi hoàn tất việc nhập các thông số nhấn chọn
Tạo vùng.
Sau đó tiến hành đánh số thửa cho
từng thửa đất trên bản đồ: Vào Cơ sở dữ
Trang 31Kết thúc bước này tất cả các thửa đất sẽ được tạo vùng và gán chothông tin địa chính ban đầu do phần mềm tự gán về số hiệu, diện tích, loại đất.
Số hiệu thửa sẽ được đánh theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải, từ trên xuốngdưới, loại đất sẽ chỉ là một loại do ta lựa chọn lúc đầu, diện tích được tínhtheo bản đồ có thể trùng hoặc không trùng với diện tích pháp lý được côngnhận trong hồ sơ gốc
* Bước 5: Gán thông tin địa chính pháp lý
Do sau khi tạo vùng các thửa đất chỉ có số liệu về số thửa, loại đất, diệntích do phần mềm tự động gán, bởi vậy ta cần gán các thông tin về số thửa,loại đất, diện tích có tính chất pháp lý được công nhận trong hồ sơ để đảm bảo
sự thống nhất giữa dữ liệu bản đồ với dữ liệu thuộc tính và đảm bảo tính pháp
lý của dữ liệu bản đồ
Dựa vào nhãn thửa đã có trên bản
đồ, phần mềm Famis cho phép gán dữ liệu
vào bảng thuộc tính Từ Menu chính của
Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ/Gán
thông tin dữ liệu từ nhãn/Gán dữ liệu từ
nhãn.
Gán dữ liệu từ nhãn thửa cũ cho
thửa bao gồm: số hiệu thửa, loại đất, diện
tích pháp lý Mỗi thông tin dùng để gán
cần được tách riêng thành từng lớp riêng
biệt, không để gộp một lớp
Khi đó có thể nhập dữ liệu thuộc
tính cho thửa đất bằng lệnh Cơ sở dữ liệu bản đồ/Gán thông tin dữ liệu từ nhãn/Sửa bảng nhãn thửa Xuất hiện giao diện như hình 4.7:
Hình 4.5 Đánh số hiệu thửa tự động
Hình 4.6 Gán thông tin từ nhãn