Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !
1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống xói mòn, rửa trôi Bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém. Hầu hết, rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai hướng chính đó, là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi…). Cách thứ hai là khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghi ệp Trong hai cách này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ, rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả năng phục hồi. Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43 %, đến năm 1993 chỉ còn 26 %. 1 2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy. Đại Từ là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây là một vùng núi thấp ở vùng trung du Bắc bộ . Nơi mà rừng đã bị thoái hóa nghiêm trọng do tác động của con người và thiên nhiên làm cho đất trống đồi núi trọc nhiều. Những năm gần đây rừng và đất rừng đã được giao cho hộ gia đình. Do đó, rừng phục hồi đã được tăng dần về diện tích và bên cạnh đó chất lượng rừng cũng được cải thiện. Chúng giữ vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và lưu trữ các nguồn gen quý hiếm . Chính vì vậy cần có những giải pháp thích hợp nhằm phục hồi lại rừng, để rừng có thể phát huy tối đa những vai trò của nó đảm bảo được lợi ích về mặt sinh thái môi trường và kinh tế cho người dân sống quanh khu vực. Để làm được điều này thì chúng ta phải hiểu biết đầy đủ những quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Do đó cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất giúp các nhà Lâm Nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng để quản lý, kinh doanh rừng được lâu bền hơn. Trước thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi trạng thái IIB tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được cấu trúc của trạng thái rừng IIB và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra và phân tích được một số đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ của rừng phục hồi trạng thái IIB. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phục hồi rừng ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 2 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào thực tế sản xuất. Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu. 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục hồi tự nhiên của rừng và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rừng sinh trưởng phát triển tự nhiên mang lại hiệu quả hơn cho cuộc sống của người dân cũng như việc cải tạo môi trường, tăng mức độ đa dạng sinh học. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu + Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán (Trần Đình Lý, 1995) [7]. Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh). + Cấu trúc rừng: Là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. + Loài ưu thế: Là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã. + Cơ sở sinh thái về cấu trúc rừng: Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh thái học, sinh thái rừng và đặc biệt là để xây dựng nhũng mô hình lâm sinh cho hiệu quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia ra làm 3 dạng cấu trúc là : cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của thảm thực vật là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. 4 5 + Cơ sở hình thái về cấu trúc rừng: Hiện tượng thành tầng là một trong những cơ sở đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ và nó là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P.W.Richards (1952) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp sếp theo hướng thắng đứng của các loài cây trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giả kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian ba chiều. 2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng. Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được Richards P.W (1933 - 1934), ODum (1971), Baur. G.N (1976)… tiến hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. Catinot (1965) [2] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các tác nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến… Baur G.N.(1976) [1] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot, Odum, Van Stennis được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng. Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. 5 6 Tóm lại, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều công trình nghiên cứu công phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi IIB là tương đối ít. 2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý. Trần Ngũ Phương (1970) [8] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thong qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và được áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Thái Văn Trừng (1978) [12] , Trần Ngũ Phương (1970) [8] cũng đưa ra nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở mước ta Thái Văn Trừng (1978) [12] đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: Tầng vượt tán (A 1 ), tầng ưu thế sinh thái (A 2 ), tầng dưới tán (A 3 ), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trừng đã vận dụng cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỉ lệ nhỏ hơn và có ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối vói những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia thảm thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái mùa của tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể. 6 7 Nguyễn Văn Trương (1983) [13] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (1987) [9] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây. Trần Xuân Thiệp (1995) [11] đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ 8.000 - 12.000, lớn hơn rừng nguyên sinh. Đào Công Khanh (1996) [5] , Bảo Huy (1993) [3] đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh. Lê Sáu (1996) [10] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng thành 6 trạng thái. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và về việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chua thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề xuất được biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, dòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng. Đặng Kim Vui (2002) [14] khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương dẫy ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi tự nhiên ở các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cức về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc dạng sống, mật độ, độ phủ… của các trạng thái rừng và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây bụi, cây cỏ giảm nhanh. Theo quá trình phục hồi trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ và và thành phần thực vật ở các tầng, các giai đoạn cuối của quá trình 7 8 phục hồi (10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả rừng phục hồi sau nương rẫy. Tóm lại trong thời gian qua đã có nhiều kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, những công trình đề cập ở trên là định hướng quan trọng trong việc giả quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những kết quả của các tác giả đi trước để nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy, thông qua đó đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp đáp ứng mục tiêu kinh doanh, góp phần khôi phục và phát triển rừng. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ 2.2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên; Phía Đông giáp huyện Phú Lương; Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 31 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57.790 ha và 158.721 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v ; Chiếm 16,58 % về diện tích, 16,12 % dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km 2 . Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh ( Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang. 2.2.1.2. Địa hình * Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi: - Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m . 8 9 - Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa. - Phía Đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. - Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam. * Sông ngòi: - Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2 km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của huyện. - Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ. 2.2.1.3.Điều kiện đất đai thổ nhưỡng Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 28,3 %, đất Lâm nghiệp chiếm 48,43 %; Đất chuyên dùng 10,7 %; Đất thổ cư 3,4 %. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8 %, còn lại 6,2 % diện tích tự nhiên chưa sử dụng. Như vậy Đại Từ là một huyện có diện tích đất tự nhiên tương đối rộng, tiềm năng đất đai của Đại Từ rất đa dạng và phong phú. Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất lâm nghiệp là lớn nhất(48,43%) và đang có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân là do huyện không ngừng tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, từ đó khuyến khích nhân dân tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng, thực hiện tốt việc chăm sóc, quản lí và phòng chống cháy rừng. Hằng năm, diện tích rừng trồng mới trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên, năm 2009 diện tích rừng trồng mới đạt 1158 ha, năm 2010 đạt 1479,7 ha và năm 2011 đạt 1179 ha. Do đặc thù là huyện miền núi nên đặc điểm tự nhiên của Đại Từ rất thích hợp cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. đặc biệt trong những năm gần đây Đại Từ đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân trong huyện trồng và chăm sóc, quản lí rừng. Những khu 9 10 đồi trước đây bỏ trống thì giờ chuyển thành những rừng keo, rừng quế, hay đồi cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Từ đó người dân ngày càng tích cực trồng và bảo vệ rừng, giữ cho diện tích rừng được ổn định, nạn phá rừng bừa bãi được hạn chế qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp cũng chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên(28,3%), tuy nhiên diện tích này có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình khai thác khoáng sản và sự gia tăng dân số, việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, xây dựng đường giao thong, thủy lợi…diễn ra mạnh mẽ dẫn tới việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang làm đất chuyên dùng, đất ở. Nhưng bên cạnh đó, hiện nay diện tích đất chưa sử dụng đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do một phần diện tích đất trước đây là đồi hoang, cỏ tranh, cây dại mọc tự nhiên không canh tác thì nay dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của UBND tỉnh, huyện về cả vốn và kỹ thuật chăm sóc đã được thay bằng những trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp với chăn nuôi cho năng xuất cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân. 2.2.1.4. Điều kiện khí hậu - thủy văn * Điều kiện khí hậu: Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80 %, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 27 0 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển). * Điều kiện thủy văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè). 2.2.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản: * Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy. Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú. 10 [...]... nghiên cứu Tầng cây gỗ trạng thái rừng IIB tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Xã Quân Chu và xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ + Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ + Đánh giá chỉ số. .. CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1 Kết quả nghiên cứu về cấu trúc tầng cây gỗ Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia tổ hợp của các loài cây trong lâm phần Đối tượng bàn đến khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành là loài cây, trong một số trường hợp khác là một nhóm loài cây có đặc trưng nổi bật về một. .. chỉnh đã thích nghi với hoàn cảnh sống và có kích thước nhất định Mặt khác nó còn phản ánh độ đầy của một lâm phần trong tương lai Kết quả nghiên cứu mật độ cây cây gỗ tầng cao ở trạng thái rừng nghiên cứu thu được kết quả như sau : Bảng 4.02 Kết quả nghiên cứu mật độ cây gỗ trạng thái rừng IIB ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Địa điểm Ô tiêu chuẩn Mật độ cây/ha (số cây/ha) OTC01 456 OTC04 464 476... rằng, các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu đang trong quá trình phát triển, chuyển hoá và diễn thế từ rừng phục hồi lên rừng tự nhiên nhiệt đới bền vững 4.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngang 4.2.1 Phân bố số cây theo cấp đường kính Phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quy định kết cấu lâm phần Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cấp... thế của thảm thực vật Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi sẽ được tồn tại và phát triển Ngược lại, những loài nào không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị đào thải khi độ khép tán của rừng tăng lên 4.4 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên Sinh khối rừng được định nghĩa là tổng khối lượng khô kiệt của rừng. .. quả phục hồi rừng IIB tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng phục hồi như sau: - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp luỗng phát dây leo giảm bớt cây bụi, thảm tươi cạnh tranh chèn ép cây gỗ và tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng, xúc tiến nhanh quá trình phục hồi. .. (Shannon - Weaver) - Đặc điểm cấu trúc ngang + Phân bố số cây theo cấp đường kính + Phân bố loài cây theo cấp đường kính + Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện trong quần hợp cây gỗ - Đặc điểm cấu trúc đứng + Phân bố số cây theo cấp chiều cao + Phân bố loài cây theo cấp chiều cao - Đặc điểm cấu trúc sinh khối tầng cây gỗ - Đề xuất một số giải pháp 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp... tầng cây cao và tầng cây nhỡ của trạng thái thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác có chỉ số IVI > 5 % Từ những điều tra, đánh giá và thu thập được ngoài thực địa thu được kết quả như sau: Bảng 4.01 Tổ thành cây gỗ trạng thái rừng IIB ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Bằng 02 464 24 456 22 464 24 05 476 23 06 La 23 04 Chu 428 03 Quân C Loài/OT C (loài) 01 Xã Số cây/ha (cây) 488 21 OT Công... kiện sinh thái, lập địa, sự đấu tranh sinh tồn của những loài cây này với những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh để chúng tham gia vào tầng tán chính của rừng quyết định hướng tiến hoá của quần xã thực vật 32 32 4.3 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc đứng 4.3.1 Phân bố số cây theo cấp chiều cao Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể... nhưng số lượng không đáng kể Mật độ trung bình là 463 cây/ha Như vậy có thể thấy số lượng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu có mức độ đồng đều cao 26 26 4.1.3 Kết quả nghiên cứu chỉ số đa dạng sinh học Khái niệm sơ khai nhất của đa dạng sinh học là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài được phát hiện trong quần thể thực vật của hiện trường nghiên cứu Theo quan điểm định lượng của chỉ số đa . Từ, tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được cấu trúc của trạng thái rừng IIB và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái. vào rừng để quản lý, kinh doanh rừng được lâu bền hơn. Trước thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi trạng thái IIB tại huyện Đại Từ,. tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra và phân tích được một số đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ của rừng phục hồi trạng thái IIB. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm phục hồi rừng