1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ViLIS 2.0 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI PHƯỜNG BÌNH AN, THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”

75 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Nhằm tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai, đáp ứng mục tiêu xây dựng địa chính đa mục tiêu của Bộ Tài Ngu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

2008 - 2012 Quản Lý Đất Đai

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Hồng Sơn

(Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

(Ký tên: )

-Tháng 07 năm

Trang 4

2012-LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên con xin gửi đến bố mẹ lời biết ơn thành kính nhất, con cảm ơn bố mẹ đã sinh ra con, cảm ơn mẹ đã làm lụng vất vả, không ngại khó khăn để nuôi dưỡng con trưởng thường, cảm ơn mẹ luôn giành cho con những lời động viên, chia sẻ khi con cần, cảm ơn mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc cho con, cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con chuyên tâm học tập và có được ngày hôm nay

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ThS Phạm Hồng Sơn, giảng viên khoa Quản lý đất đai & bất động sản, trong suốt thời gian qua đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình để em hoàn thành tốt báo cáo

Trong 4 năm học vừa qua, dưới sự giảng dạy tận tình của Thầy cô, bản thân em đã may mắn nhận được các kiến thức

mà Thầy cô cố gắng truyền đạt Những kiến thức Thầy cô sẽ chia là hành trang vững chắc cho em vào đời Em xin gửi lời biết ơn đến toàn thể quý Thầy cô khoa Quản lý đất đai & bất động sản, xin gửi đến quý Thầy cô lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Để hoàn thành được bài luận văn này, em xin cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị cán bộ địa phương nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để luận văn được hoàn thành đúng thời gian

Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo khó tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý của quý Thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn Những đóng góp, chia sẽ quý báu của quý Thầy cô là tiền đề để cho em tiếp thu

và phát huy trong thời gian công tác tiếp theo

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Tha

Trang 5

TÓM TẮT Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Tha, Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản,

Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2008 – 2012

Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ViLIS 2.0 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI PHƯỜNG BÌNH AN, TX DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Hồng Sơn, giảng viên khoa Quản lý đất đai và

Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Với những bước đột phá vượt bậc trong công nghệ thông tin, việc ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai là điều cần thiết, góp phần làm công tác này trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn

Hồ sơ địa chính là tài liệu không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai, giúp cơ quan Nhà nước nắm rõ thông tin về đất đai và người sử dụng đất một cách thường xuyên và liên tục

Nhằm tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai, đáp ứng mục tiêu xây dựng địa chính đa mục tiêu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, với sự đồng ý và hướng dẫn của các Thầy cô Khoa Quản lý đất đai và bất động sản tôi thực hiện đề tài trên nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh cho phường Bình An, góp phần nâng cao tính minh bạch về thông tin đất đai và giải quyết hệ thống các công việc liên quan nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả

Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê

dữ liệu, phương pháp bản đồ và phương pháp ứng dụng tin học, phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng hợp nhằm xây dựng, đưa ra nhận xét, ứng dụng các công nghệ, phần mềm tin học vào công tác quản lý đất đai

Kết quả đạt được trong đề tài:

+ Chuẩn hóa 42 tờ bản đồ địa chính phường Bình An

+ Ứng dụng phần mềm GISTranViLIS chuyển đổi dữ liệu đã chuẩn hóa vào ViLIS 2.0

+ Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 để quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai + Nhập và chỉnh lý 50 hồ sơ xin chỉnh lý biến động vào hệ thống

+ Nhập và quét thông tin lịch sử cho 85 bộ hồ sơ

+ Đăng ký thông tin đất đai và cấp GCN QSDĐ cho 15 bộ hồ sơ

+ Đánh giá ưu nhược điểm và hiệu quả sử dụng của phần mềm ViLIS 2.0 trong công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính

+ So sánh phiên bản ViLIS 2.0 với các phần mềm lưu trữ khác

+ Thiết lập các quy trình, ứng dụng của phần mềm ViLIS phiên bản 2.0 để tiến

hành đăng ký đất đai cấp GCN, quản lý biến động hồ sơ, tìm kiếm và truy vấn thông tin, xây dựng quy trình nhận và trả hồ sơ đất đai, lưu kho hồ sơ số bằng phân hệ hồ sơ quét

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I TỔNG QUAN 3

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

I.1.1 Cơ sở khoa học 3

I.1.2 Cơ sở pháp lý 7

I.1.3 Cơ sở thực tiễn 8

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 9

I.2.1 Điều kiện tự nhiên 9

I.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 10

I.2.3 Hiện trạng sử dụng đất của phường 13

I.2.4 Tình hình biến động đất đai trong phường từ năm 2005 đến nay 13

I.2.5 Tình hình đo đạc thành lập BĐĐC, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 14

I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN 15 I.3.1 Nội dung nghiên cứu 15

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu 15

I.3.3 Phương tiện nghiên cứu 16

I.3.4 Khái quát hệ thống các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý đất đai sử dụng trong đề tài nghiên cứu 16

I.3.5 Quy trình thực hiện đề tài 20

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU 21

II.1.1 Dữ liệu bản đồ 21

II.1.2 Dữ liệu thuộc tính 21

II.1.3 Đánh giá chung 21

II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 22

II.2.1 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu bản đồ 22

II.2.2 Chuyển đổi dữ liệu vào ViLIS 2.0 25

II.2.3 Cấu hình phần mềm ViLIS 2.0 27

II.2.4 Kê khai đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 29

II.2.5 Lập hồ sơ đất đai 34

Trang 7

II.3 QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 37

II.3.1 Giới thiệu hệ thống đăng ký và quản lý biến động 37

II.3.2 Xử lý biến dộng 38

II.4 CHỨC NĂNG TÌM KIẾM, TRUY VẤN THÔNG TIN 45

II.4.1 Chức năng tìm kiếm trên bản đồ 45

II.4.2 Chức năng tìm kiếm hồ sơ 45

II.5 XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHẬN VÀ TRẢ HỒ SƠ ĐẤT ĐAI 46

II.5.1 Tiếp nhận hồ sơ 46

II.5.2 Xử lý hồ sơ 49

II.5.3 Trả hồ sơ cho người sử dụng 51

II.6 PHÂN HỆ HỒ SƠ QUÉT 51

II.6.1 Tổ chức quản lý hồ sơ số 52

II.6.2 Quy định đặt tên file trong kho hồ sơ quét 53

II.6.3 Cách đặt tên file pdf sau khi xử lý thô (chuẩn bị file hồ sơ quét) 54

II.6.4 Đăng nhập vào phân hệ hồ sơ quét 54

II.6.5 Nhập dữ liệu hồ sơ quét 55

II.7 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 57

II.8 SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ViLIS PHIÊN BẢN 2.0 57

II.8.1 Những ưu điểm của phiên bản ViLIS 2.0 so với phiên bản ViLIS 1.0 57

II.8.2 So sánh ViLIS 2.0 với phương pháp truyền thống, Famis – Caddb, VnCIS 58

II.8.3 Đánh giá phiên bản phần mềm ViLIS 2.0 59

II.8.4 Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm ViLIS 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

Kết luận 62

Kiến nghị 63

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng I.1 Giao thông chính của phường Bình An 12

Bảng I.2 Hiện trạng sử dụng đât phường Bình An 13

Bảng I.3 Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng 14

Bảng I.4 Diện tích đo đạc các loại đất tại địa phương 15

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ I.1 Quy trình thực hiện đề tài 20

Sơ đồ II.1 Quy trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính 22

Sơ đồ II.2 Quy trình đăng ký đất đai, cấp GCN 30

Sơ đồ II.3 Quy trình nhập dữ liệu 31

Sơ đồ II.4 Quy trình quản lý biến động đất đai bằng ViLIS 38

Sơ đồ II.5 Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL kho hồ sơ số 52

Sơ đồ II.6 Mô hình tổ chức lưu trữ hồ sơ số trên máy tính 52

DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình I.1 Sơ đồ vị trí địa lý phường Bình An 9

Hình II.1 Giao diện thanh Công cụ Main và Primary tools 23

Hình II.2 Giao diện Preview Reference 23

Hình II.3 Giao diện MRF Clean trong FAMIS 24

Hình II.4 Giao diện sửa bảng nhãn thửa 25

Hình II.5 Các Table trong CSDL LIS 25

Hình II.6 Tạo một CSDL SDE 26

Hình II.7 Chuyển đổi dữ liệu vào ViLIS 2.0 27

Hình II.8 Giao diện cấu hình đăng nhập phân hệ quản trị người sử dụng 27

Hình II.9 Giao diện sau khi đăng nhập 28

Hình II.10 Cửa sổ đăng nhập hệ thống của ViLIS 28

Hình II.11 Cấu hình CSDL thuộc tính 28

Hình II.12 Cấu hình CSDL bản đồ 29

Hình II.13 Cấu hình đơn vị triển khai 29

Hình II.14 Giao diện đăng nhập hệ thống 31

Hình II.15 Giao diện kê khai đăng ký chủ sử dụng/sở hữu 32

Hình II.16 Giao diện kê khai thửa 32

Hình II.17 Giao diện kê khai nhà- căn hộ 33

Hình II.18 Giao diện kê khai đăng ký đất đai hoàn thành 33

Hình II.19 Giao diện cấp GCN 34

Hình II.20 Giao diện tạo tờ trình, phiếu chuyển thuế 34

Trang 9

Hình II.21 Tạo sổ địa chính 35

Hình II.22 Giao diện In sổ địa chính 35

Hình II.23 Giao diện mẫu sổ địa chính 35

Hình II.24 Tạo sổ mục kê 36

Hình II.25 Giao diện mẫu sổ mục kê 36

Hình II.26 Giao diện tạo sổ cấp GCN 36

Hình II.27 In sổ cấp GCN 36

Hình II.28 Cửa sổ đăng ký biến động 38

Hình II.29 Cửa sổ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất 39

Hình II.30 Giao diện thực hiện biến động 39

Hình II.31 Cửa sổ giao diện Chuyển mục đích sử dụng đất 40

Hình II.32 Giao diện Cho thuê đất 40

Hình II.33 Chức năng tìm kiếm trong cửa sổ chấm dứt cho thuê 41

Hình II.34 Giao diện thế chấp quyền sử dụng đất 41

Hình II.35 Cửa sổ góp vốn bằng QSDĐ trong ViLIS 42

Hình II.36 Cửa sổ biến động do thiên ta 42

Hình II.37 Giao diện tìm thửa đất tách thửa 43

Hình II.38 Cửa sổ tách thửa của ViLIS 2.0 43

Hình II.39 Cửa sổ gộp hai thửa thành một của ViLIS 44

Hình II.40 Cửa sổ nhập mật khẩu để tạo cơ sở dữ liệu biến động bản đồ 44

Hình II.41 Giao diện cập nhật biến động từ FAMIS 44

Hình II.42 Giao diện tìm kiếm đối tương theo thuộc tính 45

Hình II.43 Giao diện tìm giấy chứng nhận 45

Hình II.44 Giao diện khởi tạo kho số 46

Hình II.45 Giao diện lựa chọn quy trình 47

Hình II.46 Giao diện danh mục ngày nghĩ trong năm 47

Hình II.47 Thông báo cập nhật thông tin 48

Hình II.48 Giao diện giấy tờ nhận trong hồ sơ 48

Hình II.49 Giao diện luân chuyển hồ sơ 48

Hình II.50 Giao diện xử lý hồ sơ 49

Hình II.51 Giao diện cho số văn bản 50

Hình II.52 Giao diện nhận văn bản bổ sung 51

Hình II.53 Giao diện trả hồ sơ 51

Hình II.54 Giao diện kết nối cơ sở dữ liệu 54

Hình II.55 Giao diện nhập hồ sơ quét 55

Hình II.56 Thông báo tồn tại GCN đồng sử dụng 55

Hình II.57 Giao diện nhập thông tin lịch sử 56

Trang 12

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự ra đời, hoàn thiện của các thiết bị công nghệ số, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này vào hoạt động quản lý đất đai là xu thế phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội

Nhằm đáp ứng mục tiêu hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai giai đoạn 2010 – 2020, tất cả các thông tin về đất đai đều được xây dựng, quản lý và khai thác một cách có hệ thống tại các cấp quản lý dưới dạng số Đồng thời, hướng tới xây dựng địa chính đa mục tiêu, việc triển khai sử dụng phần mềm ViLIS (Vietnam Land Infomation System) là một giải pháp tương đối phù hợp và toàn diện

Cũng như các cơ quan quản lý đất đai khác, dữ liệu địa chính phường Bình An trước đây đều được lưu trữ dưới dạng giấy gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, tìm kiếm và lưu trữ thông tin đất đai,… Hiện nay, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Dĩ An tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý đất đai dạng số thống nhất bằng phần mềm ViLIS phiên bản 2.0 nhằm đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu, quản lý, lưu trữ đất đai đạt hiệu quả cao trong sử dụng và quản lý

Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về phần mềm ViLIS 2.0 và quy trình ứng dụng phần mềm trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại phường Bình An, thị Dĩ An, tỉnh Bình Dương”

 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu tình hình, công tác lưu trữ hồ sơ địa chính hiện nay trên địa bàn phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Nghiên cứu các giải pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế để xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính tại phường Bình An

Tạo ra một môi trường làm việc thống nhất, hiện đại một cách toàn diện trong công tác quản lý thông tin đất đai; đáp ứng nhu cầu quản lý mọi mặt nhằm hỗ trợ công tác giao dịch về đất đai

Phát triển một hệ thống quản lý đất đai minh bạch, tăng cường sự tiếp cận thông tin đất đai cho mọi thành phần xã hội

Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý đất đai ở địa phương, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai, tăng cường công tác

kê khai đất đai và quản lý biến động đất đai tại địa phương bằng công nghệ số

Định hướng cho việc triển khai và ứng dụng phần mềm ViLIS phiên bản 2.0 cho toàn thĩ xã Dĩ An

Trang 13

 Đối tượng nghiên cứu

Từ những dữ liệu hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính, nghiên cứu các chức năng, tiện ích của phần mềm ViLIS phiên bản 2.0 để xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính, kê khai đăng ký đất đai, quản lý hồ sơ đầu vào, hồ sơ biến động đất đai

và lưu trữ hồ sơ theo dạng số,…

Hồ sơ quản lý đất đai

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn phường Bình An, thị xã

Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong 4 tháng từ ngày 10/03/2012 đến 10/07/2012

Trang 14

PHẦN I TỔNG QUAN

I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.1.1 Cơ sở khoa học

1 Khái niệm hồ sơ địa chính (HSĐC)

Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất Hồ

sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã Mỗi thửa đất có số hiệu riêng, không trùng với số hiệu của các thửa đất khác trong phạm vi cả nước

Theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì hồ sơ địa chính gồm: Bản

đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai

có nội dung được lập và quản lý dưới dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ quản lý đất đai ở cấp tỉnh - thành phố, cấp huyện - thị xã và được in trên giấy để phục

vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã, phường, thị trấn

Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm: Dữ liệu Bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính

địa chính

- Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin như vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ đỉnh thửa, điểm tọa độ địa chính,

- Dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 47 của Luật Đất Đai bao gồm các thông tin như mã thửa đất, diện tích, thông tin người sử dụng đất hoặc quản lý đất,…

Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính

- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính quy định tại tại Chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003

- Hồ sơ địa chính dạng số và trên giấy phải đảm bảo tính thống nhất nội dung giữa:

+ Thông tin thửa đất với GCN QSDĐ và hiện trạng sử dụng đất

+ BĐĐC, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai và sổ theo dõi biến động đất đai + Bản gốc và các bản sao của hồ sơ địa chính

+ Hồ sơ địa chính với GCN QSDĐ và hiện trạng sử dụng đất

2 Hồ sơ địa chính dạng số

Là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thông tin đất đai nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Trang 15

3 Các tài liệu hồ sơ địa chính

 Bản đồ địa chính (BĐĐC)

Khái niệm: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận (theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT)

Có nhiều phương pháp thành lập BĐĐC như: phương pháp bàn đạc, phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp ảnh hàng không, phương pháp GPS, phương pháp biên tập từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn,…

Nội dung bản đồ địa chính bao gồm:

+ Cơ sở toán học của bản đồ;

+ Các thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng đất;

+ Hệ thống thủy văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối;

+ Hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống;

+ Đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu;

+ Khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;

+ Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy hoạch

sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;

+ Điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh

Trường hợp thửa đất quá nhỏ hoặc cần xác định rõ ranh thửa đất thì lập sơ đồ thửa đất kèm theo bản đồ địa chính để thể hiện chính xác hơn về ranh thửa đất, hình dạng, kích thước, chiều dài cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa, diện tích chiếm đất của tài sản gắn liền với đất, địa giới hành chính, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình

+ Cung cấp các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai

+ Sổ địa chính được lập để đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp của các tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân

Nội dung sổ địa chính bao gồm:

+ Người sử dụng đất: tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân, hộ chiếu,

hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Trang 16

+ Thông tin các thửa đất mà người sử dụng đất sử dụng gồm: mã thửa, diện tích, hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, số phát hành và số vào sổ của giấy chứng nhận đã cấp

+ Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng);

+ Những biến động trong quá trình sử dụng đất gồm những thay đổi về thửa đất,

về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,

về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 Sổ mục kê đất đai

Khái niệm: là sổ ghi về tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất; Sổ mục kê được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn

Mục đích: được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ

thống kê, kiểm kê đất đai

Nội dung: bao gồm các thông tin về thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất

+ Thông tin thửa đất gồm số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người

được giao quản lý đất, mã loại đối tượng sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất, diện tích, mục đích sử dụng đất

+ Thông tin về đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất: mã đối tượng chiếm đất, tên người được giao quản lý đất, mã loại đối tượng quản lý đất

và diện tích của từng đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất trên mỗi tờ bản đồ

 Sổ theo dõi biến động đất đai

Khái niệm: là sổ để ghi, theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất; Sổ được lập cho từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

Mục đích: được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm

Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm: tên và địa chỉ của người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo quy định về Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11

Trang 17

năm 2004; Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 07 năm 2006; bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định 60/1994/NĐ-CP ngày 05 tháng 07 năm 1994; bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 (sau đây gọi chung là bản lưu giấy chứng nhận)

Đối với giấy chứng nhận đã cấp mà không có bản lưu thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải sao lại giấy chứng nhận đó (sao y bản chính) khi thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất và sở hữu tài sản; bản sao giấy chứng nhận này được coi là bản lưu giấy chứng nhận để sử dụng trong quản lý

4 Thửa đất

Là đơn vị cơ bản trong quản lý đất đai, được thể hiện cụ thể trong hồ sơ địa chính; là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ địa chính

Thửa đất được xác lập như sau:

- Thửa đất đã được người sử dụng đất tạo lập, đang sử dụng và được Nhà nước công nhận;

- Thửa đất được hình thành khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

- Thửa đất được hình thành trong quá trình sử dụng đất do hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất (gọi là hợp thửa) hoặc tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (gọi

là tách thửa) theo yêu cầu của quản lý hoặc nhu cầu của người sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai

Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất: bao gồm đất xây dựng

đường giao thông, đất xây dựng hệ thống thủy lợi theo tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến, đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ

5 Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ)

Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập HSĐC đầy đủ và cấp GCN cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất

6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền

sở hữu tài sản khác gắn liền với đất

7 Cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ thống thông tin đất đai - LIS (Land Information System)

Hệ thống thông tin đất đai là sự kết hợp về tiềm lực con người và kỹ thuật cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ nhu cầu trong công tác quản lý đất đai Dữ

Trang 18

liệu liên quan đến đất đai có thể được tổ chức thành dạng số liệu, hình ảnh, dạng số, nhật

ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ và ảnh hàng không

CSDL (DataBase): là tập hợp các tập tin có liên quan với nhau, được thiết kế nhằm

giản thiểu sự lặp lại dữ liệu

Mô hình dữ liệu là công cụ cho phép môt tả toàn bộ dữ liệu được tổ chức bên trong

một hệ thống Hay nói cách khác đó là cách tổ chức xử lý dữ liệu

Hệ quản trị CSDL (DataBase Management System): Là phần mềm cho phép tổ

chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo mô hình dữ liệu đã có Thông qua hệ quản trị CSDL đã

có người sử dụng có thể thao tác trên CSDL mà không cần biết cụ thể các thuật toán liên quan đến việc tổ chức, lưu trữ, xử lý dữ liệu ở mức vật lý trên máy tính Như vậy, hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ rất quan trọng như một bộ diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể tiếp cận trực tiếp với hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến các thuật toán chi tiết hoặc cách biểu diễn dữ liệu bên trong máy tính Qua đó ta thấy

hệ quản trị CSDL luôn gắn với một mô hình dữ liệu nhất định

Các hệ quản trị CSDL được chia thành các nhóm sau đây:

- Hệ quản trị CSDL chạy trên các máy tính đơn lẻ : FoxPro, Access Đây là những

hệ quản trị CSDL không cho phép lưu trữ dữ liệu lớn, tính bảo mật không cao, không cho phép chạy trên mạng theo mô hình client/server, đa người truy nhập đồng thời

- Hệ quản trị CSDL lớn, chạy trên mạng quản lý dữ liệu tập trung lên máy chủ và hoạt động trên mô hình client/server, đa người truy nhập đồng thời (multi user)

Các phần mềm quản trị CSDL lớn chia thành 2 loại:

- Các phần mềm CSDL thương mại: Microsoft SQL, Oracle, DB2

- Các phần mềm CSDL mã nguồn mở: MySQL, PostgreSQL

I.1.2 Cơ sở pháp lý

Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính Trị BCH TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 24/05/2001 về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai chỉ thị số 58 CT/TW của Bộ Chính trị

Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục địa chính

“Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”

Luật đất đai 2003 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004

Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 11/01/2004 quyết định của Bộ trưởng

Bộ TNMT ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003

Trang 19

Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/01/2004 về việc hướng dẫn, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính

Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai

Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Quyết định số 221/QĐ-BTNMT ngày 14/02/2007 về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS)

Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đât

Thông tư 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/05/2011 quy định sữa đổi, bổ sung một

số nội dung liên quan về thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

Trên thực tế, việc lưu trữ các dữ liệu về đất đai trước đây đều sử dụng phương pháp truyền thống (lưu trên giấy), vì thế việc tra cứu thông tin, tìm kiếm dữ liệu khi cần là rất khó khăn

Hướng tới việc xây dựng địa chính đa mục tiêu theo định hướng chung của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT), việc ứng dụng sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quản lý đất đai nói chung và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói riêng là cơ sở để thực hiện tốt các kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật, đảm bảo sự thống nhất giữa các loại hồ sơ và phương pháp lưu trữ, đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất theo mục tiêu của nhà nước

Triển khai ứng dụng một phần mềm đồng bộ, chuẩn hóa theo định hướng chung của Bộ TN&MT, tạo ra một hệ thống hồ sơ địa chính dạng số, một cơ sở dữ liệu quản

lý đất đai thống nhất để sử dụng, quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao tính minh bạch về thông tin đất đai, phục vụ nhanh chóng nhu cầu của người dân hiện nay

là điều thật sự cần thiết và cấp bách

Phần mềm ViLIS thực hiện nhằm trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp xây dựng một cơ sở dữ liệu có lưu trữ một cách thống nhất toàn bộ khối lượng sản phẩm bản đồ, đảm bảo khả năng tích hợp, tra cứu, cập nhật một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo tính an toàn, bảo mật

dữ liệu; hiện đại hóa và đẩy nhanh quá trình đăng ký cấp GCNQSDĐ, cập nhật kịp thời các biến động đất đai đang xảy ra Ngoài ra, ViLIS còn giúp tăng cường năng lực quản lý Nhà nước, cung cấp cho người dân một cách nhanh nhất những thông tin đất đai, đáp ứng nhu cầp cấp bách về quản lý đất đai và cải cách hành chính; giảm chi phí

Trang 20

và thời gian trong quá trình khai thác sử dụng các sản phẩm bản đồ, làm tiền đề để nâng cao hiệu quả và quản lý quá trình xử lý hồ sơ xin đăng ký cấp giấy CNQSDĐ

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

I.2.1 Điều kiện tự nhiên

1 Vị trí địa lý

Hình I.1 Sơ đồ vị trí địa lý phường Bình An

Phường Bình An nằm ở phía Đông của Thị xã Dĩ An, có tổng diện tích tự nhiên là 603,45 ha

+ Phía Bắc giáp: tỉnh Đồng Nai

+ Phía Nam giáp: phường Đông Hoà

+ Phía Đông giáp: phường Bình Thắng

+ Phía Tây giáp: phường Tân Đông Hiệp

Bình An là một phường có tiềm lực của thị xã, hội tụ khá đầy đủ cả thế và lực cho việc hình thành nền kinh tế thị trường phát triển Cơ cấu kinh tế chuyển dịch là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và thương mại – dịch vụ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá tại địa phương

2 Địa hình, địa mạo

Bình An có địa hình tương đối bằng phẳng, phía bắc có núi Châu Thới, nhưng nói chung phường có cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng Có cấu trúc địa chất rất tốt, rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, các trung tâm hành chính thương mại

3 Khí hậu

Bình An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình quanh năm khoảng từ 25,80C - 26,90C, ít gió bão và không có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 4, cao nhất vào tháng 12 Lượng mưa bình quân tương đối cao (1.600 – 1.700 mm/năm) và phân hoá theo mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô)

Trang 21

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm Mùa khô thì nắng nhiều, bức xạ cao, thoát hơi nước nhiều

dễ gây ra hạn hán Do đó việc chọn lựa cây trồng thích hợp là rất quan trọng

Tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 2.500 – 2.800 giờ/năm

4 Thuỷ văn

Bình An không có sông chảy qua nhưng do nằm cạnh sông Đồng Nai nên nguồn nước tưới và nước phục vụ sinh hoạt khá phong phú Nguồn nước mặt chủ yếu của phường được cung cấp từ 3 suối chính trong phường: suối Xiệp, suối Lồ Ồ, suối Cạn

I.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1 Thực trạng phát triển kinh tế

Bình An có tổng diện tích là 603,45 ha, là phường nằm trên tuyến đường DT

743, đường quốc lộ 1K và giáp ranh thành phố Biên Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho mua bán, trao đổi hàng hóa với các tỉnh, thành phố lân cận Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc chuyển đổi theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

- Thương mại và dịch vụ Bên cạnh những mặt thuận lợi trên, tình hình tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm vẫn còn diễn biến và ngày càng tinh vi hơn, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng hết sức bức xúc với người dân Tuy mới được tái lập và gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, phường đã đạt được những kết quả

to lớn trong phát triển kinh tế xã hội

 Tăng trưởng kinh tế

- Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phường đang phát triển kinh tế theo hướng đẩy nhanh phát triển kinh tế các nghành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại và dịch vụ Kết quả đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mức tăng trưởng kinh tế từ 17% năm 2005 đến 30% năm 2011

- Mức sống của người dân được đánh giá như sau: 65% hộ khá giàu, 35% hộ trung bình; 100% hộ dân có điện thoại, phương tiện nghe nhìn, đi lại phổ biến

 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của phường Bình An chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng cơ cấu kinh

2 Thực trạng phát triển văn hóa – xã hội

 Công tác chính sách - giảm nghèo việc làm

- Bằng các biện pháp thiết thực, tiếp tục chăm lo đời sống, sức khỏe, nhà ở cho gia đình chính sách Phấn đấu vận động quỹ “Vì người nghèo” đạt 30 triệu đồng, quỹ

“Đền ơn đáp nghĩa” đạt 35 triệu đồng

Trang 22

- Chăm lo các gia đình nghèo, khó khăn, trẻ em mồ côi, tàn tật, giới thiệu cho

120 thanh niên chưa có việc làm vào làm ở các cơ quan, xí nghiệp, giới thiệu đào tạo nghề 50 người, xây dựng 02 căn nhà đại đoàn kết, sửa chữa 01 căn nhà tình nghĩa

 Văn hóa thông tin - Thể thao - Truyền thanh

- Phấn đấu 100% hộ gia đình đăng ký thực hiện gia đình văn hóa, 5/5 khu phố thực hiện khu phố văn hóa và khu phố tiên tiến; 80 – 85% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (đạt về chất lượng, không chạy theo thành tích)

- Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ lớn, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân Tổ chức các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe trong nhân dân

 Y tế

- Đảm bảo các chương trình tiêm chủng mở rộng và y tế Quốc gia đạt chỉ tiêu, hạ

tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, thực hiện tốt công tác phòng, chống các dịch bệnh Giữ vững phường tiên tiến về y học cổ truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong ý thức vệ sinh phòng dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn

 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Toàn phường có 26.450 hộ với 65.516 nhân khẩu, trong đó độ tuổi từ 15 trở lên

là 44.230 người Đây cũng chính là lực lượng lao động chính của toàn phường

- Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đã tập trung giới thiệu việc làm cho

240 đối tượng, xây dựng và bàn giao 40 căn nhà tình thương, mua 600 sổ bảo hiểm y

tế, giúp vốn cho nhiều đối tượng khó khăn với số tiền trên 1 tỷ đồng Qua đó giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, cuộc sống ngày càng ổn định hơn

- Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 11 triệu/người/năm

3 Thực trạng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật

 Giao thông, xây dựng

- Quốc lộ 1K đi qua địa bàn phường với chiều dài 3,12 km Đây là tuyến đường

vô cùng quan trọng của phường vì được nối với thành phố Biên Hòa, nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương

- Đường DT 743 là tỉnh lộ quan trọng, đó là tuyến giao thông huyết mạch của phường, của thị xã và của cả tỉnh Bình Dương

Trang 23

- Đường Bình Thung tuy là tuyến đường nội bộ nhưng là một trong những tuyến giao thông chính của phường Nó có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân trong phường

- Tuy nhiên, ngoài những tuyến đường chính, hệ thống đường nội bộ của phường vẫn hầu hết là đường đất, vì thế cần phải nâng cấp và mở rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa

Bảng I.1 Giao thông chính của phường Bình An

(km)

Rộng (km)

Loại đườngQuốc lộ 1K Phường Đông Hòa Biên Hòa 3,12 25 Nhựa Đường DT 743 Quốc lộ 1K UBND P Bình An 1,92 20 Nhựa Đường Bình Thung Quốc lộ 1K Đường DT 743 1,92 15 Nhựa Đường Ngôi Sao Quốc lộ 1K Phường Bình Thắng 1,60 10 Nhựa Đường Bình Thung

- Châu Thới

Đường Bình Thung Đường vòng núi

Đường vòng núi

Châu Thới

Quốc lộ 1K Đường vào công ty

bê tông 620 1,32 10 Nhựa Đường vào công ty

mở rộng 2 tuyến mương thoát nước (khu phố Bình Thung 1, khu phố Bình Thung 2)

và suối Lồ Ô

 Điện, nước

- Hiện nay việc lắp đặt ống trục nước máy đã hoàn thành (đường Ngôi Sao, Quốc

lộ 1K, DT 743) nhưng chưa đấu nối nước do còn vướng đoạn băng qua đường DT 743

- Về điện đã hoàn thành mục tiêu xóa đồng hồ tổng, ngoài ra đã đầu tư lưới điện trung thế cải tạo nâng cấp trên 1500m đường dây, trang bị hệ thống chiếu sáng cho đường Bình Thung với kinh phí trên 700 triệu đồng

Trang 24

các loại tội phạm, ma túy, mại dâm làm giảm tệ nạn xã hội trên địa bàn 5 khu phố, đặc biệt ở khu phố Bình Thung 1

I.2.3 Hiện trạng sử dụng đất của phường

Bảng I.2 Hiện trạng sử dụng đât phường Bình An

38,68

36,540,001,300,000,84

II Đất phi nông nghiệp

1 Đất ở

2 Đất chuyên dùng

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

6 Phi nông nghiệp khác

370,06

117,78 225,59 5,59 6,38 14,72 0,00

61,32

19,5237,380,921,062,440,00

(Nguồn: Phòng TNMT Thị xã Dĩ An)

Tính đến ngày 01/01/2012, tổng diện tích đất nông nghiệp là 233,39 ha, chiếm 38,68% tổng diện tích tự nhiên phường; đất phi nông nghiệp là 370,06 ha, chiếm 60,32% tổng diện tích tự nhiên của phường

I.2.4 Tình hình biến động đất đai trong phường từ năm 2005 đến nay

Từ năm 2005 đến nay, diện tích đất nông nghiệp giảm 103,14 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 107,20 ha Đất phi nông nghiệp tăng 103,14 ha, trong đó chủ yếu đất ở tăng 62,12 ha và đất chuyên dùng tăng 36,21 ha (theo bảng I.3) Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, tình hình biến động giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp (107,20 ha) và biến động tăng diện tích đất ở (62,12 ha) và đất chuyên dùng (36,21 ha) là khá rõ nét Do nhu cầu mở rộng đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân), dịch vụ thương mại (khách sạn, nhà nghỉ, ) và nhu cầu về nhà ở của hộ gia đình, cá nhân mà diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều Bên cạnh đó, diện tích các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được thu hồi để thực hiện các dự án, công trình của địa phương như: dự án tái định cư Đại học Quốc gia – thành phố Hồ Chí Minh (35,8698 ha), đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn (2,5762 ha), trường tiểu học Bình An, trường trung học cơ sở Bình An, dự án khu dân

cư Bình Nguyên (19,49 ha), cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều đồng thời đưa đất phi nông nghiệp tăng cao

Một số loại đất khác tăng, giảm diện tích (như: đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất có mặt nước chuyên dùng, ) là do đối chiếu diện tích thực

tế sử dụng từ kết quả đo đạc lại diện tích của các loại đất này so với năm 2005

Trang 25

Bảng I.3 Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng

336,53

327,69 0,00 8,84 0,00 0,00

-103,14

-107,200,00-0,980,005,04

II Đất phi nông nghiệp

1 Đất ở

2 Đất chuyên dùng

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

6 Phi nông nghiệp khác

370,06

117,78225,595,596,3814,720,00

266.92

55,66 189,38 3,03 8,01 10,84 0,00

103,14

62,1236,212,56-1,633,880,00

- Cấp cho tổ chức 85 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp với diện tích 5,04 ha và 82 giấy chứng nhận trong nhóm đất phi nông nghiệp

b Tình hình đo đạc lập BĐĐC

Trên thực tế, địa phương chỉ triển khai đo đạc các công trình, thửa đất riêng lẻ theo yêu cầu của người dân hoặc phục vụ cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp GCN QSDĐ theo đúng nguyên tắc, không tiến hành đo đạc thành lập BĐĐC thống nhất cho toàn phường và thị xã

Diện tích đo đạc đến ngày 01/01/2012 của phường là 530,75 ha, bao gồm các loại đất được đo đạc trong bảng I.4

Trang 26

Bảng I.4 Diện tích đo đạc các loại đất tại địa phương

(Nguồn phòng TNMT Thị xã Dĩ An)

I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN I.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá nguồn tư liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính

- Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai phương

- Một số ứng dụng từ cơ sở dữ liệu đã xây dựng

- So sánh, đánh giá về hiệu quả và khả năng ứng dụng của phần mềm ViLIS 2.0 trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong tương lai

I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin: điều tra thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các số liệu có liên quan đến công tác lưu trữ dữ liệu tại địa phương

- Phương pháp bản đồ:bản đồ là phương tiện quan trọng, thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và thông tin địa chính của từng thửa đất Ứng dụng phương pháp bản

đồ trong đăng ký, cập nhật – chỉnh lý biến động đất đai để cập nhật, chỉnh lý các biến động trên thửa như diện tích, chủ sử dụng, nhằm phục vụ tốt công tác quản lý HSĐC

- Phương pháp phân tích: phân tích các dữ liệu thu thập được, phân biệt các loại giấy tờ liên quan đến thửa đất để xử lý cho phù hợp

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở phân tích, tiến hành tổng hợp các số liệu, dữ liệu tránh sự sai sót

- Phương pháp so sánh: So sánh đánh giá ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong việc lưu trữ bằng phần mềm ViLIS với các phương pháp lưu trữ khác

- Phương pháp thống kê: thống kê lại tất cả dữ liệu hồ sơ địa chính đã thu thập, đánh giá tình hình lưu trữ dữ liệu tại địa bàn

- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu tiến hành tham khảo ý kiến của Thầy cô, các chuyên gia, các cán bộ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng

Trang 27

đất, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và phần mềm tiến hành

I.3.3 Phương tiện nghiên cứu

- Máy tính:

Yêu cầu hệ thống đối với máy chủ Server ( Cấu hình tối thiểu)

+ Hệ điều hành: Windows server 2000 trở lên

+ Bộ vi xử lý CPU 32 Bit, 3 Ghz, 1333 FSB, Cache 12mb

+ Bộ nhớ RAM 8 Gb(4X2Gb)

+ Dung lượng ổ cứng HDD: 320 Gb

Yêu cầu hệ thống đối với máy trạm PC ( Cấu hình tối thiểu)

+ Hệ điều hành Windows XP, Vista, Windows 7…

+ Máy tính cài đặt các phần mềm như: MS Office, MicroStation, Famis,…

I.3.4 Khái quát hệ thống các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý đất đai sử dụng trong đề tài nghiên cứu

b FAMIS (Field work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Phần mền tích hợp cho đo và vẽ bản đồ địa chính

Là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong

nghành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính, có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhận công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu BĐĐC kết hợp với cơ sở dữ liệu HSĐC để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và HSĐC thống nhất

- Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm trên:

+ Các chức năng làm việc với CSDL trị đo

+ Các chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính

c Autocad

Là một sản phẩm đồ họa quản trị nổi tiếng của Autodesk với các phát triển ứng dụng bằng ngôn ngữ Auto LISP và hệ CSDL Foxpro Một lợi thế không thể bỏ qua đối

Trang 28

với Autocad đó là gần như đa số người sử dụng phục vụ trong công tác xây dựng bản đồ, khảo sát thiết kế giao thông, kiến trúc… đều đang sử dụng phần mềm này, rất nhiều các ứng dụng liên quan đến Autocad được phát triển, đặc biệt các ứng dụng liên quan đến xử

lý số liệu đo Tuy nhiên, đối với các dịch vụ về GIS, Autocad vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, đặc biệt các bài toán phân tích không gian và không thực thi được các khối lượng dữ liệu lớn, còn về mặt quản lý DLTT thì Autocad không có chức năng này

d ViLIS 2.0 (Vietnam Land Information System)

ViLIS là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý đất đai ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hãng ESRI (Mỹ) quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính ViLIS được xây dựng với rất nhiều chức năng đảm bảo giải quyết trọn vẹn các vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý

 Quá trình phát triển của phần mềm ViLIS:

- Năm 2000, Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã giao cho Viện nghiên cứu địa chính thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Xây dựng mô hình CSDL đất đai cấp tỉnh”

- Năm 2003, phiên bản đầu tiên của phần mềm ViLIS là sản phẩm của đề tài nghiên cứu này với tên gọi là phần mềm “Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu” được hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá cao tính thực tiễn của đề tài và có kiến nghị ứng dụng kết quả của đề tài vào trong thực tiễn

- Năm 2004, phiên bản này bắt đầu được hoàn thành và triển khai trong thực tế Đây là phiên bản chạy trên các máy đơn

- Năm 2005, phần mềm ViLIS phiên bản 1.0 (chạy trên các máy đơn) và phiên bản 1.a (chạy trên mạng thông tin) ra đời và được hoàn thiện theo Luật đất đai 2003 và Nghị định 181 chạy trên hệ thống mạng theo mô hình Client/sever

- Phiên bản ViLIS 1.0 này không ngừng được nâng cấp và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng

- Trung tâm Viễn thám trực thuộc Bộ TN&MT tập trung nghiên cứu và phát triển phần mềm ViLIS phiên bản 2.0 dựa trên những nền tảng công nghệ hiện đại trên thế giới, định hướng một môi trường làm việc thống nhất, hỗ trỡ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin đất đai của người dân

- Năm 2011 phiên bản ViLIS 2.0 ra đời với các tính năng vượt trội rõ rệt, bắt kịp

sự phát triển của những công nghệ mới hiện nay

Hiện nay phần mềm ViLIS đã được triển khai ở các tỉnh thành trong cả nước với những mục đích khác nhau, nhưng vẫn còn mang tính nhỏ, lẻ, chưa đồng bộ, thiếu cơ

sở vật chất và nguồn nhân lực

 Phiên bản ViLIS 2.0 gồm 13 phân hệ sau:

+ Phân hệ quản trị người sử dụng (ViLIS User Management)

+ Phân hệ quản trị cơ sở dữ liệu (ViLIS Database Administration)

+ Phân hệ quản trị danh mục (ViLIS Catalog Management)

+ Phân hệ biên tập bản đồ (ViLIS Map Editor)

Trang 29

+ Phân hệ tra cứu tìm kiếm (ViLIS Search)

+ Phân hệ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (ViLIS Parcel Registration)

+ Phân hệ kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà (ViLIS House Registration)

+ Phân hệ hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Document)

+ Phân hệ quản lý kho hồ sơ địa chính (ViLIS Cadastral Store)

+ Phân hệ biểu đồ thống kê (ViLIS Statistics Diagram)

+ Phân hệ trợ giúp quy hoạch và đền bù giải tỏa (ViLIS Land Planning)

+ Phân hệ trợ giúp định giá đất (ViLIS Land Value)

+ Phân hệ quản lý bản đồ trong không gian ba chiều (ViLIS Scene 3D)

 Nội dung CSDL đất đai trong ViLIS

Theo yêu cầu của Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì phần mềm ViLIS sẽ thể hiện

đầy đủ 14 nội dung về CSDL đất đai

+ Dữ liệu thửa đất

+ Dữ liệu người sử dụng đất

+ Dữ liệu về người quản lý đất

+ Dữ liệu về hình thức sử dụng đất chung, riêng được xây dựng đối với các thửa đất

đã được cấp GCN

+ Dữ liệu mục đích sử dụng đất

+ Dữ liệu nguồn gốc sử dụng đất được xây dựng đối với thửa đất đã được cấp GCN + Dữ liệu thời hạn sử dụng đất được xây dựng đối với thửa đất đã được cấp GCN + Dữ liệu nghĩa vụ tài chính được xây dựng đối với thửa đất đã được cấp GCN + Dữ liệu hạn chế về QSDĐ được xây dựng đối với thửa đất đã được cấp GCN + Dữ liệu về giá đất được xây dựng đối với thửa đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất ở và đất chuyên dùng + Dữ liệu tài sản gắn liền với đất được xây dựng đối với thửa đất được cấp GCN có ghi nhận về tài sản gắn liền với đất

+ Dữ liệu về GCN được thể hiện đối với các thửa đất đã được cấp GCN

+ Dữ liệu những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng được xây dựng + Dữ liệu về các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất

 Mục tiêu của ViLIS

Định hướng hỗ trợ một hệ thống đăng ký và QLĐĐ hiện đại

- Phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu: QLĐĐ, nhà ở, đô thị

- Bộ công cụ xây dựng, cập nhật và bảo trì CSDL đất đai, đồng bộ trên 3 cấp

- Cung cấp một môi trường làm việc thống nhất và hiện đại phục vụ công tác quản

lý nhà nước về đất đai

Phần mềm ViLIS cung cấp giải pháp tổng thể hiện đại hóa QLĐĐ

- Cung cấp công cụ tác nghiệp điện tử: phục vụ chuyên môn nghiệp vụ của công tác QLĐĐ như: cập nhật bản đồ, in GCN, lập HSĐC, tra cứu thông tin

Trang 30

- Cung cấp môi trường làm việc điện tử cho VPĐK QSDĐ: Quản lý quá trình giao dịch đất đai, cải cách hành chính

- Cung cấp hệ thống giao diện điện tử: đồng bộ dữ liệu giữa các cấp, tra cứu thông tin, trao đổi thông tin giữa các sở, ban ngành

 Các phần mềm liên quan trong bộ cài ViLIS 2.0

Phần mềm ArcSDE

Phần mềm Arc Spatial Data Engine (ArcSDE) của hệ thống ArcGIS ArcSDE cho

phép lưu trữ và quản lý thông tin theo mô hình CSDL GeoDatabase đa người dùng trong

một hệ quản trị CSDL quan hệ Đây là một ưu điểm vượt trội của công nghệ GIS của hãng ESRI so với các hãng khác ArcSDE là hạt nhân cho một môi trường đa người sử dụng của hệ thống ArcGIS, cho phép ArcGIS quản lý DLKG trong nền các hệ quản trị CSDL quan hệ như: ORACLE, Microsoft SQL Server, IBM DB2, Informix

Bộ thư viện ArcEngine

ArcEngine cho phép người sử dụng thực hiện tương tác đến CSDL bản đồ trên máy chủ Server

Phần mềm chuyển đổi dữ liệu Gis-Transformation

Mục tiêu của phần mềm là chuyển đổi DLKG từ phần mềm thông dụng Microstation và Famis vào CSDL không gian trong môi trường ArcGIS theo chuẩn dữ liệu địa chính

Trang 31

I.3.5 Quy trình thực hiện đề tài

Sơ đồ I.1 Quy trình thực hiện đề tài

giá, lựa chọn dữ liệu

Tài liệu liên quan đến ViLIS và các phần mềm hỗ trợ khác

Tài liệu, số liệu về địa bàn nghiên cứu, dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính

Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

Xây dựng quy trình một cửa Phân hệ hồ sơ quét

Xây dựng và hoạt động theo quy trình của ViLIS

Ưu điểm, nhược điểm ViLIS Thu thập tài liệu, số liệu

Trang 32

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU

II.1.1 Dữ liệu bản đồ

Hiện nay, phường Bình An có 42 tờ bản đồ được lưu trữ dưới 2 dạng giấy và số + Đối với dữ liệu bản đồ giấy công tác cập nhật chỉnh lý thực hiện thường xuyên + Đối với dữ liệu bản đồ số được lưu trữ ở 2 định dạng khác nhau là: Autocad và Microstation

Bản đồ lưu ở định dạng file *.dgn trên nền phần mềm Microstation giúp quản lý thông tin đất đai dễ dàng, đơn giản, chặt chẽ và đặc biệt là thuận lợi cho việc chuyển hóa dữ liệu vào ViLIS để sử dụng, nhưng ở định dạng này các tờ bản đồ vẫn còn ở dạng nguyên bản, chưa được chỉnh lý biến động Vì vậy, để xây dựng được nguồn cơ

sở dữ liệu địa chính chuẩn cần phải chuẩn hóa khi chỉnh lý

Bản đồ lưu ở định dạng file *.dwg trên nền phần mềm Autocad dùng phục vụ cho công tác đo vẽ hồ sơ các công trình tuyến và hộ gia đình cá nhân riêng lẻ

- Về tỷ lệ bản đồ: trong 42 tờ bản đồ của phường có 25 tờ bản đồ tỷ lệ 1:500, 9 tờ bản đồ có tỷ lệ 1:1000 và 6 tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000

- Về phân lớp thông tin: các thông tin được tổ chức thành nhiều lớp (dữ liệu không gian) như: giao thông, ranh thửa đất, ranh nhà, các thuộc tính của thửa đất như tên chủ, địa chỉ, diện tích, loại đất, số hiệu thửa đất,…

II.1.2 Dữ liệu thuộc tính

- Dữ liệu thuộc tính của phường Bình An được lưu trữ dưới dạng số và giấy, trong đó hệ thống sổ bộ được lưu trữ trên giấy theo Thông tư 09/2009/TT-BTNMT

- Hệ thống sổ bộ địa chính phục vụ công tác quản lý, cập nhật thông tin đất đai của phường được lưu trữ một bản gốc tại Sở TN&MT, 2 bản sao để chỉnh lý tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Dĩ An và UBND phường Bình An bao gồm các loai sổ sau:

II.1.3 Đánh giá chung

- Bản đồ địa chính được xây dựng trên nền Microstation và Famis nên có thể xử

lý được các bài toán phân tích không gian và dễ dàng thực thi đối với khối lượng lớn các dữ liệu, quản lý tốt các thửa đất về mặt không gian và thuộc tính, cho phép ta nhập xuất trao đổi qua lại các với các chương trình ứng dụng khác, tuy nhiên chưa được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên theo đúng quy định nên cần phải chuẩn hóa lại

- Nhìn chung, hệ thống dữ liệu phường Bình An tương đối hoàn thiện, cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào đầy đủ để thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất trên phần mềm ViLIS 2.0

Trang 33

II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

II.2.1 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu bản đồ

Sơ đồ II.1 Quy trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính

Gán thông tin địa chính ban đầu Gán thông tin loại

đất

Gán thông tin diện

tích thửa đất

Kiểm tra Topo

Chuyển dữ liệu sang ViLIS

Kết thúc

Gán thông tin số hiệu thửa dất

Chuyển đổi hệ tọa độ sang VN2000

Chuẩn hóa bảng đối tượng đồ họa và phân lớp theo chuẩn

ủ đối

Gán thông tin địa

danh thửa đất

Trang 34

Chuẩn hóa cơ sở toán học của BĐĐC

Hệ thống BĐĐC của phường được thành lập theo hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 105o45’, phép chiếu UTM, múi chiếu 3o Do đó, không cần phải chuẩn hóa cơ sở toán học của BĐĐC

Phân lớp đối tượng

Kiểm tra các lớp bản đồ trên từng bản đồ địa chính và chuyển đổi các lớp thông tin về đúng các level cần thiết Nội dung chuẩn hóa level được thực hiện theo đúng bảng phân lớp thông tin BĐĐC

Việc thực hiện các bước chuẩn hóa nhằm đưa các lớp thông tin từ bản vẽ trích đo

ở định dạng *.dwg về dạng *.dgn theo đúng chuẩn quy định của Bộ TN&MT

Hình II.1 Giao diện thanh Công cụ Main và Primary tools

Sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Main và Primary tools của Microstation để chuyển các đối tượng về đúng phân lớp, màu, kiểu nét, lực nét theo quy định

Đóng vùng các đối tượng hình tuyến

Theo quy định thì các đối tượng hình tuyến có diện tích như: đường sá, kênh mương,… cũng được coi là một dạng thửa đất và cần xác định đường bao khép kín Thông thường các đối tượng hình tuyến có diện tích sẽ nằm trên nhiều tờ bản đồ Vì vậy, cần vẽ thêm các đường bao giới hạn các đối tượng này và thường đóng kín theo mép khung của tờ bản đồ Các đường vẽ này cũng được lưu trong cùng level của đối tượng mà

nó tham gia tạo đường bao

Sử dụng công cụ vẽ đường Place Smart Line hoặc Place Line của Microstation để vẽ khép kín các đường bao của các đối này Sau đó chọn công cụ Change Element Attributes chuyển đổi các đối tượng về đúng phân lớp, màu, kiểu nét, lực nét theo quy định

Tiếp biên các tờ bản đồ

Hình II.2 Giao diện Preview Reference

Sử dụng chức năng Preview Reference trong thanh công cụ Reference File để tham

chiếu tờ bản đồ bên cạnh để tiếp biên chủ yếu xem xét dọc theo biên và kiểm tra các line đóng vùng những đối tượng hình tuyến có diện tích như: đường, kênh, mương không được phép trùng nhau giữa các tờ bản đồ

Trang 35

Kiểm tra và sửa lỗi đồ họa

Kiểm tra lỗi nhằm mục đích phát hiện những lỗi đồ họa khiến cho thửa đất không khép kín trên một mảnh bản đồ (bao gồm cả những đối tượng lấn chiếm đất không hình thành thửa đất) sử dụng 2 công cụ MRCLEAN, MRFFLAG có trong FAMIS

Kiểm tra lỗi đồ hoạ bằng MRFClean

Từ Menu Cơ Sở Dữ Liệu Bản Đồ  Tạo Topology  Tự động tìm, sửa lỗi (CLEAN)  Parameters  Torence để thiết lập lớp tham gia tạo Topology và tham số tolerance là 0,01 Trên cửa sổ giao diện MRF Clean Parameters Save Info File, để lưu những thông tin vừa thiết lập cho sửa lỗi Những tờ bản đồ sau này tiến hành sửa lỗi không cần phải thiết lập lại ta chỉ cần chọn InfoFile ở cửa sổ MRF Clean v8.01 và tìm đến file vừa save  Clean để kiểm tra lỗi đồ họa

Hình II.3 Giao diện MRF Clean trong FAMIS

Sửa lỗi đồ họa bằng MRFFlag

Trong quá trình xử lý tự động vẫn chưa hết lỗi, do những lỗi vượt quá tham số cài đặt cho chương trình sửa trước đó Ta sử dụng thêm chức năng MRFFlag của FAMIS để sửa trực tiếp

Chọn CSDL bản đồ  Tạo Topology  Sửa lỗi (FLAG)  xuất hiện hộp thoại MRFFlag Sau đó sử dụng các công cụ sửa lỗi lần lượt sửa các đối tượng còn lỗi Đây là bước rất quan trọng vì FAMIS chỉ có thể tạo vùng khi các lỗi đã được xử lý hết

Tạo vùng

Nhằm mục đích xây dựng quan hệ hình học giữa các thửa đất trên bản đồ Sau khi các thửa đất được tạo vùng xong sẽ hình thành ra những thông tin thuộc tính mô tả tính duy nhật của mỗi thửa đất và quan hệ của thửa đất đó với những thửa xung quanh

Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ  Tạo Topology  Tạo vùng Đánh các lớp cần tạo

vùng ở Tab Level tạo và tự chọn một số khai báo phù hợp rồi nhấn nút Tạo vùng

Sau đó ta kết nối với cơ sở dữ liệu nhằm liên kết tờ bản đồ vừa được tạo vùng trong Micriostation cới CSDL thuộc tính của nó

Gán dữ liệu

Tuy đã tạo vùng và kết nối CSDL thành công nhưng BĐĐC vẫn chưa liên kết được với dữ liệu của nó từ CSDL HSĐC Lúc này tiến hành gán dữ liệu từ nhãn thửa cũ cho các

Trang 36

thửa vừa được tạo vùng, bao gồm : số hiệu thửa, loại đất, địa chỉ, tên chủ sử dụng, diện

tích pháp lý

Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ  Gán thông tin địa chính ban đầu  Gán dữ liệu từ nhãn  Chọn thông tin cần gán  ấn nút

Do mã loại đất được gán là mã loại đất được lập theo Luật đất đai năm 1993 do đó

cần phải sử dụng thêm chức năng Tiện ích trên FAMIS  Chuyển loại đất theo NĐ 181

+ TT09 chuyển loại đất Sau đó, kiểm tra và chỉnh sửa thông tin thuộc tính của thửa đất

Từ Menu Cơ sở dữ liệu bản đồ  Gán thông tin địa chính ban đầu  Sửa bảng nhãn thửa

Hình II.4 Giao diện sửa bảng nhãn thửa

Sau khi kiểm tra chỉnh sửa dữ liệu xong, ta phải thực hiện thao tác kết nối với CSDL nhằm kết nối các thông tin vừa mới sửa

II.2.2 Chuyển đổi dữ liệu vào ViLIS 2.0

II.2.2.1 Xây dựng dữ liệu thuộc tính bằng SQL

Dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính được lưu trữ bằng Microsoft SQL Sever 2005 Đăng nhập vào SQL Sever 2005

Chọn Database  NewDatabase để tạo một CSDL

Tạo một Database với tên LIS để lưu trữ DLTT với các Table như hình II.5

Hình II.5 Các Table trong CSDL LIS

Trang 37

II.2.2.2 Quản trị dữ liệu bằng ArcSDE

ArcSDE quản lý các đối tượng không gian theo mô hình hướng đối tượng hoàn toàn Các đối tượng bản đồ trong ArcSDE được quản lý, tích hợp thông tin vị trí, hình thể, thuộc tính, các nguyên tắc và ưu điểm nổi bật là các quan hệ không gian (topology) ArcSDE cung cấp khả năng tạo các phiên bản khác nhau rất hiệu quả đối với đa người sử dụng truy nhập đồng thời và chỉnh sửa dữ liệu trong một thời gian dài

Với CSDL địa chính, ArcSDE có ưu thế hơn hẳn do khả năng quản lý theo mô hình

và topology (như thửa đất không chồng đè lên nhau, sông suối ao hồ không chồng đè lên thửa đất, v.v…) Cập nhật biến động đất đai sử dụng cơ chế versioning của ArcSDE Ngoài ra do ArcSDe lưu trữ dữ liệu nhị phân nên tốc độ truy nhập, tra cứu tìm kiếm thông tin bản đồ nhanh hơn rất nhiều so với Oracle Spatial Server và Mapinfo SpatialWare

BĐĐC số được lưu trữ trong CSDL theo mô hình CSDL không gian (geodatabase), cho phép sử dụng các phép toán của các phần mềm GIS để thực hiện những công tác về quản trị, cập nhật, tra cứu, tổng hợp,v.v…

Cài đặt ArcSDE tạo ra một CSDL SDE lưu trong Microsoft SQL2005

SQL Server instance name là ASUS-PC\SQL2005 Nhập user name và password như của SQL  next  Finish

Hình II.6 Tạo một CSDL SDE II.2.2.3 Chuyển dữ liệu bản đồ vào ViLIS 2.0

Phần mềm Gistranformation để chuyển đổi dữ liệu bản đồ dạng Shapfile hoặc dạng dgnfile vào CSDL SDE

Thiết lập tham số trước khi sử dụng: thiết lập kinh tuyến trục theo hệ tọa độ

VN-2000 cho đơn vị hành chính Bình Dương Mở file Project.prj trong thư mục C:\GISTransformation đặt lại tham số kinh tuyến trục (tính bằng độ phút và phần thập phân của độ) Bình Dương kinh tuyến trục là 1050 45’ đổi ra thập phân là 105,750 Chọn đến tham số Central_Meridian và sửa thành 105,75  Save Ngoài tham số này không được chỉnh sửa bất kì tham số nào khác

Nhấp double vào biểu tượng trên desktop chọn quản lý  Kết nối CSDL SDE, khai báo các tham số kết nối và nhấn OK

Ngày đăng: 29/05/2018, 17:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w