ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG SƠN PHONG, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Ngày nay công nghệ GIS đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường… Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đã được thực hiện tại phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phục vụ tốt hơn cho việc quản lý, tra cứu, cập nhật thông tin về đất đai tại vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về không gian và thuộc tính phục vụ quản lý thông tin hiện trạng về đất đai, quản lý tài chính về đất đai một cách hiệu quả, chính xác, thuận tiện và nhanh chóng phần nào đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay tại địa phương.
Trang 1ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG SƠN
PHONG, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
Ths Ngô Hữu Hoạnh Trưởng Bộ môn Địa hình – Địa chất và Quản lý đất đai Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung
TÓM TẮT
Ngày nay công nghệ GIS đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và có nhiều ưu điểm
so với phương pháp truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường… Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đã được thực hiện tại phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh phục vụ tốt hơn cho việc quản lý, tra cứu, cập nhật thông tin về đất đai tại vùng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về không gian và thuộc tính phục vụ quản lý thông tin hiện trạng về đất đai, quản lý tài chính về đất đai một cách hiệu quả, chính xác, thuận tiện và nhanh chóng phần nào đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay tại địa phương
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở nước ta đất đai thường xuyên có sự biến động rất lớn, do đó việc cập nhật, chỉnh lý những thông tin biến động về đất đai một cách kịp, chính xác là rất cần thiết Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin, tư liệu về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà các tại xã, phường đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thông tin về đất đai
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thế giới Quản lý tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực có nhiều ứng dụng
từ GIS, đặc biệt là hỗ trợ quy hoạch, chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên… Việc thành lập cơ sở dữ liệu dựa trên công nghệ GIS có ưu điểm là chức năng quản lý thông tin không gian và thuộc tính gắn liền với nhau Bên cạnh đó thông tin được chuẩn hóa, các công cụ tìm kiếm, phân tích thông tin phục rất hữu ích trong công tác quản lý đất đai mà thực hiện theo phương pháp truyền thống khó có thể thực hiện được
2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Cơ sở dữ liệu xây dựng nhằm quản lý thông tin hiện trạng về đất đai và quản lý tài chính về đất đai
Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu
Trang 23 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu sẵn có tại vùng nghiên cứu bao gồm các loại bản đồ và tài liệu về đất đai, tiến hành điều tra khảo sát thực địa để cập nhật, chỉnh lý những biến động, điều tra khảo sát hệ thống giao thông, chụp ảnh minh họa
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu về đất đai được nhập, bổ sung, chỉnh lý, chuẩn hóa bằng các phần mềm FAMIS 2010, Microstation SE Sau khi nhập dữ liệu, chúng tôi thực hiện quản lý thông tin về thửa đất và chủ sử dụng trên phần mềm ViLIS 1.0, quản lý thông tin tài chính của đất đai và biên tập các bản đồ chuyên đề gồm bản đồ giá đất, bản đồ vị trí thửa đất bằng phần mềm Mapinfor 10.5
4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Kết quả thu thập số liệu, tài liệu
Kết quả thu thập tài liệu tại Phường Sơn Phong đã thu được 20 tờ bản đồ địa chính dạng số định dạng Autocad, tỷ lệ 1/500 Bản đồ địa chính được lập theo đúng hệ tọa độ VN 2000, tuy nhiên
hệ thống ký hiệu các loại đất theo Luật đất đai 1993 Ngoài ra các tài liệu thu thập được gồm hệ thống các loại sổ trong hồ sơ địa chính như sổ mục kê đất, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai và bảng biểu thống kê, kiểm kê qua các năm
Do các thông tin về thửa đất có biến động so với bản đồ nên phải tiến hành khảo sát thực địa để cập nhật các biến động về thửa đất, thu thập thông tin về hệ thống giao thông để xây dựng bản đồ hệ thống giao thông, chụp ảnh thửa đất thực tế phục vụ công tác xây dựng CSDL đất đai
4.2 Xây dựng hệ thống CSDL phục vụ quản lý thông tin hiện trạng đất đai
Các dữ liệu bản đồ phải được chuẩn hoá theo trình tự quy định và theo đúng các bước tổng quát của quy trình chuẩn hoá dữ liệu bản đồ địa chính; sau đó nhập dữ liệu thông tin thuộc tính để tạo thành bộ CSDL đất đai
a Xây dựng CSDL về không gian và thuộc tính
Do các bản đồ địa chính thu thập được trên định dạng Autocad, nên ta phải chuyển về định
dạng Microstation bằng công cụ import
Thực hiện chuẩn hóa các lớp dữ liệu theo quy định về thứ tự ưu tiên phân lớp và thứ tự lớp (level) trong Microstation, tiến hành đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích như: đường giao thông, kênh, hồ… Bước quan trọng tiếp theo là kiểm tra lỗi đồ họa, tạo vùng và gán dữ liệu bằng phần mềm FAMIS
Quá trình chuẩn hoá các dữ liệu đầu vào mất rất nhiều thời gian và công sức do dữ liệu có sự biến động rất lớn, đòi hỏi người làm bản đồ phải am hiểu địa bàn và nắm chắc các thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất
b Chuyển đổi dữ liệu sang ViLIS
Sau khi chuẩn hoá dữ liệu của tất
cả các tờ bản đồ, tiến hành chuyển dữ
liệu sang ViLIS Trước khi chuyển đổi,
ta phải kiểm tra lại các tờ bản đồ, quá
trình kiểm tra sẽ xuất hiện thông báo tờ
bản đồ nào bị lỗi; tờ nào không chuyển
đổi được thì ta phải quay lại tạo
topology cho tờ bản đồ đó và chuyển
lại từ đầu Nếu tất cả các tờ bản đồ
không có lỗi ta tiến hành chuyển đổi dữ
Trang 3Sau khi chuyển đổi sẽ có 3 file có dạng TD5030309.shp, TD5030309.dbf, TD5030309.shx, như vậy là quá trình chuyển đổi dữ liệu sang ViLIS đã thành công
Để đảm bảo tất cả các không có thửa đất nào bỏ sót khi chuyển dữ liệu, dùng phần mềm FamisView để kiểm tra Nếu có thiếu sót phải tiến hành kiểm tra lại các thửa đất, tạo lại topology như đã trình bày ở phần trước, sau đó chuyển lại dữ liệu sang ViLIS
c Quản lý thông tin bằng phần mềm ViLIS
Phần mềm ViLIS có hai mô đun là hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính; hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai, tùy theo công việc thực hiện mà lựa chọn mô đun phù hợp Nếu dữ liệu đầu vào chuyển qua đúng theo quy định thì giao diện của phần mềm ViLIS sẽ xuất hiện bản đồ của vùng nghiên cứu (hình 3) Do bản đồ đã được kiểm tra trước bằng phần mềm FamisView nên đảm bảo dữ liệu được đóng kín hoàn toàn
Hình 3: Hình ảnh các tờ bản đồ phường Sơn Phong sau khi chuyển qua ViLIS
Để ViLIS nhận dữ liệu của phường Sơn Phong, chúng ta phải thiết lập CSDL cho thành phố Hội An và chuyển dữ liệu của phường Sơn Phong vào
Sau khi chuyển đổi và nhập dữ liệu thuộc tính, để hiển thị bản đồ của vùng nghiên cứu ta chọn đơn vị hành chính đó, đơn vị hành chính đã có dữ liệu có màu xanh phân biệt với các đơn vị khác chưa có dữ liệu Sau khi kích chọn theo đường dẫn, màn hình sẽ xuất hiện bản đồ của đơn vị hành chính được chọn
Muốn biết các thông tin về thửa đất đã được đăng ký, ta không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm trong hồ sơ lưu mà chỉ cần nhập thực hiện chức năng tra cứu, tìm kiếm như: tra cứu theo thửa đất, tra cứu theo chủ sử dụng, tra cứu theo giấy chứng nhận Phần mềm ViLIS cho phép hiển thị đồng thời thông tin thửa đất và vị trí thửa đất trên bản đồ
Phần mềm ViLIS cho phép thực hiện các công việc xử lý trên bản đồ như: Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản mốc giới thửa đất, trích lục bản đồ, sơ đồ vị trí thửa (hình 4)
Ngoài các công cụ trên bản đồ, phần mềm ViLIS còn có các chức năng phân tích trên bản đồ như: Hiển thị nhãn thửa, tạo bản đồ chuyên đề theo hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng (hình 5), tính toán giá trị dữ liệu theo các trường dữ liệu, đo khoảng cách và góc phương vị trên bản đồ
Môdul kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính cho phép chúng ta thực hiện các chức năng gồm tạo đơn đăng ký quyền sử dụng đất, in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập các sổ trong bộ hồ sơ địa chính gồm sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ theo dõi biến động, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận Ngoài ra phần mềm ViLIS cho phép thực hiện thống kê theo biểu thống kê 01, 02, 03 theo mẫu quy định của Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hoặc thống kê số liệu của từng tờ bản đồ địa chính
Trang 4Hình 4: Trích lục bản đồ thửa đất số 31 tờ
bản đồ 13
Hình 5: Tạo bản đồ chuyên đề hiện trạng sử
dụng đất
Chức năng quản lý biến động hồ sơ cho phép người sử dụng thực hiện đăng ký các biến động
về thông tin thửa đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay biến động về bản đồ như tách, nhập thửa đất (hình 6)
Hình 6: Quản lý biến động do chuyển nhượng quyền sử dụng đất 4.3 Xây dựng hệ thống CSDL phục vụ công tác quản lý tài chính về đất đai
a Xây dựng CSDL về không gian
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi sử dụng phần mềm Mapinfor 10.5 để xây dựng CSDL quản lý thông tin về giá đất Ưu điểm của phần mềm này là có thể quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính đồng thời và dễ dàng xây dựng các bản đồ chuyên đề
Sau khi dữ liệu được chuyển đổi sang ViLIS, sử dụng dữ liệu này để chuyển trực tiếp vào MapInfo để thực hiện nhập và quản lý thông tin
b Xây dựng CSDL về thuộc tính
Để phục vụ cho công tác quản lý tài chính về đất đai, các CSDL thuộc tính được xây dựng bao gồm CSDL thửa đất, CSDL về giao thông, CSDL về vị trí thửa đất, CSDL về đơn giá
Sau khi chuyển dữ liệu vào Mapinfor, sử dụng chức năng Maintenance/Tab Structure để sửa các trường (field) dữ liệu của thửa đất theo như bảng 1
Bảng 1: Dữ liệu thuộc tính cơ bản của thửa đất
MATHUA Character(5) Mã thửa đất, hai ký tự đầu là số hiệu tờ bản đồ, ba ký tự sau
là số hiệu thửa đất
GNCQSDD Character(15) Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 5VITRI Character(10) Vị trí thửa đất, ký hiệu theo thứ tự vị trí, loại đường phố,
mã đường phố, hệ số đường phố MUCDICHSD Character(3) Mục đích sử dụng theo hiện trạng
HESODACBIET Decimal(6,2) Hệ số đặc biệt của thửa đất
GIAQD Decimal(6,2) Giá quy định theo bảng giá do UBND tỉnh quy định
DONGIA Float Đơn giá 1m 2 tính theo giá quy định (1000đồng/m2)
THUETNCN Float Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất
Xây dựng CSDL thuộc tính về hệ thống giao thông: Để có căn cứ tính các khoản tài chính về
đất đai ta xây dựng bản đồ hệ thống giao thông của vùng nghiên cứu Việc phân loại đường phố, vị trí đất căn cứ vào quyết định số 33/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2011
Thông tin của các tuyến đường giao thông được xây dựng với các trường như bảng 2
Bảng 2: Dữ liệu thuộc tính của hệ thống giao thông
Tên trường (Field) Dạng dữ liệu
MADUONG Integer Số thứ tự đường phố trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định
LOAIDUONG Integer Loại đường phố theo quy định của UBND tỉnh
TENDUONG Character(30) Tên đường phố
CHIEUDAI Decimal(8,1) Chiều dài của đường phố
VITRI Integer Vị trí của thửa đất ở mặt tiền đường phố
Trên bản đồ ngoài thông tin về không gian còn cung cấp cho chúng ta các thông tin thuộc tính
về các tuyến đường như tên đường, loại đường, chiều dài tuyến đường, hệ số đường phố…
Xây dựng dữ liệu và bản đồ vị trí thửa đất: Dựa trên dữ liệu từng tờ bản đồ địa chính, bản đồ
giao thông của phường, ta tiến hành nhập thuộc tính vị trí cho các thửa đất, và trên cơ sở đó ta xây dựng bản đồ vị trí thửa đất của phường Sơn Phong Các yếu tố cơ bản để xây dựng dữ liệu thông tin
về giá đất của thửa đất là đơn giá chuẩn; loại đường phố; hệ số đường phố (đoạn đường phố); vị trí đất; hệ số đặc biệt của thửa đất
Mỗi đường phố, vị trí đất có giá đất khác nhau do vậy ta gán mã cho vị trí từng thửa đất trong toàn phường, mã vị trí gồm 4 thành phần theo thứ tự: Vị trí thửa đất (1,2,3,4)- loại đường phố(1, 2,
3, 4…) - mã đường phố (1, 2, 3 ) - hệ số đường (1.2, 1.0, 0.8,…)
Riêng đối với đất nông nghiệp thì giá đất được xác định dựa vào phân vùng khu vực và vị trí đất Ở vùng nghiên cứu thuộc khu vực đồng bằng, đất nông nghiệp được phân làm 02 vị trí và giá đất quy định như ở bảng 3
Bảng 3: Bảng giá đất trồng cây hàng năm tại thành phố Hội An
Hình 7: Nhập dữ liệu vị trí bằng chức năng Update column
Trang 6Đối với các loại đất như đất bằng chưa sử dụng, đất nghĩa trang địa thì xác định giá đất như loại đất liền kề nên ta không gán vị trí thửa đất để phân biệt với các loại đất khác
Để nhập dữ liệu vị trí cho các thửa đất ta chọn các thửa đất cùng vị trí bằng cách dùng công cụ select sau đó dùng lệnh update column để gán giá trị trường VITRI cho các thửa đất đã chọn như hình 7
Sau khi đã gán vị trí cho toàn bộ các thửa đất của phường, tiến hành xây dựng bản đồ vị trí thửa đất Trước hết tạo một khung bản đồ mẫu gồm lưới tọa độ, kim chỉ nam và chú dẫn, sau đó thực hiện tạo bản đồ theo 3 bước như hình 8:
Hình 8: Trình tự các bước để thành lập bản đồ vị trí thửa đất
Kết quả ta có bản đồ vị trí thửa đất, vị trí thửa đất trên bản đồ được thể hiện bằng màu sắc, mỗi
vị trí thể hiện bằng một màu sắc khác nhau và máy tính tự động thống kê cho chúng ta biết cùng
loại vị trí của từng đường phố có bao nhiêu thửa đất (phần trong ngoặc chú thích)
Hình 11: Bản đồ vị trí thửa đất phường Sơn Phong Xây dựng dữ liệu và bản đồ giá đất: Giá đất của các thửa đất được xác định theo bảng giá đất
do UBND tỉnh Quảng Nam quy định
Đối với đất ở: Giá đất ở được xác định theo vị trí thửa đất, loại đường phố, loại đô thị, hệ số sinh lời của đường phố (đoạn đường phố) và hệ số đặc biệt Tiến hành nhập dữ liệu cho trường
Trang 7GIAQD theo giá quy định tại bảng 4 bằng công cụ update column để gán giá trị cho trường GIAQD tương tự như nhập vị trí thửa đất
Bảng 4: Giá đất ở tại thành phố Hội An theo Quyết định 33/2010/QĐ-UBND
Loại đường Vị trí 1 Vị trí 2 Đơn giá (đồng/mVị trí 3 2) Vị trí 4
Các loại đất khác giá đất được xác định theo Quyết định 33/2010/QĐ-UBND và thực hiện nhập
dữ liệu như đối với đất ở
Hệ số đường phố xác định tùy theo từng đường phố, hệ số đặc biệt xác định cho các thửa đất nằm ở góc tiếp giáp ngã 3, ngã 4 theo quy định và cũng được nhập bằng công cụ update column Sau đó ta tính đơn giá đất 1m2
cho trường DONGIA: Đối với đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng: DONGIA = GIAQD*HESODP*HESODACBIET Đối với đất sản xuất kinh doanh, đất có mục đích công cộng: DONGIA = GIAQD*HESODP*HESODACBIET*0.7 và đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư: DONGIA = GIAQD*2, đất nông nghiệp khác DONGIA = GIAQD Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất chưa sử dụng thì nhập đơn giá đất đơn giá đất liền
kề
Khi đã có giá trị của trường DONGIA, giá của các thửa đất được nhập bằng lệnh Update Column với công thức: GIADAT = DIENTICH*DONGIA
Tiến hành xây dựng bản đồ đơn giá đất 1m2
theo quy định tương tự như xây dựng bản đồ vị trí thửa đất Kết quả có được bản đồ về đơn giá cho khu vực nghiên cứu và được thể hiện bằng màu sắc như hình 12
Hình 12: Bản đồ đơn giá thửa đất phường Sơn Phong
Trang 8Tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ: Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Thông tư 161/2009/TT-BTC thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản được áp dụng theo một trong hai thuế suất: thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế, thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng Trong đề tài này áp dụng cách tính thứ hai, tuy nhiên do không điều tra được giá chuyển nhượng nên áp dụng thuế suất bằng 2% trên giá đất do nhà nước quy định Nhập dữ liệu bằng công cụ Update column: THUETNCN = GIADAT*2/100
Theo Nghị định 80/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 68/2010/TT-BTC quy định và hướng dẫn về thu lệ phí trước bạ Căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với đất gồm diện tích đất và mức thu lệ phí trước bạ Đối với tài sản là đất đai thì mức thu lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị thửa đất, do
đó nhập dữ liệu trường LEPHITB: LEPHITB =GIADAT*0.5/100 tương tự như trên
c Quản lý thông tin tài chính về đất đai tại Phường Sơn Phong
Khi đã xây dựng một CSDL như đã trình bày ở phần trên, ta có thể tra cứu thông tin chi tiết về giá đất và các thông tin khác của từng thửa đất một cách nhanh chóng và chính xác mà không mất nhiều thời gian như là tìm kiếm từ các loại sổ sách mà trước đây vẫn thường dùng Ta cũng có thể
dễ dàng tìm nhiều thửa đất khác nhau mà cùng chung một điều kiện thông qua chức năng truy vấn hay truy vấn nâng cao bằng công cụ tìm kiếm Query như: Select, SQL select, Find…
Ví dụ: Tìm kiếm các thửa đất có diện tích từ 100 đến 150m2
và ở mặt tiền tại đường Nguyễn Duy Hiệu thì ta vào menu Query/Select xuất hiện hộp thoại Select, ta tiến hành nhập dữ kiện tìm kiếm như hình 13
Hình 13:Tìm kiếm thửa đất với điều kiện đặt ra
CSDL tài chính về đất đai có thể khai thác sử
dụng tính tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất
hay tính tiền bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu
hồi đất, tính lệ phí trước bạ hay thuế thu nhập cá
nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
từng thửa đất một cách nhanh chóng, hiệu quả
bằng công cụ Infor tool Thuận lợi hơn là ta có thể
tổng hợp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ,… của
nhiều thửa đất theo tuyến đường, theo loại đất…
rất qua chức năng Calculate Statistics
Để giúp các nhà quản lý cũng như những
người có nhu cầu tìm kiếm đất đai (hoặc bất động
sản) có cái nhìn về bất động sản thực tế, chúng ta
sử dụng chức năng Hotlink của Mapinfor để hiển
thị hình ảnh thửa đất thực tế Điều này có ý nghĩa
quan trọng trong trường hợp sử dụng CSDL này để tư vấn về giá đất Sau khi thiết lập đường dẫn
theo quy định, người sử dụng chỉ cần bấm vào nút hotlink và click chọn thửa đất cần xem thì sẽ
xuất hiện hình ảnh của thửa đất hoặc bất động sản (hình 14)
Hình 14: Xem hình ảnh bất động sản ngoài
thực tế bằng công cụ hotlink
Trang 95 Kết luận
Hiện nay hầu hết các địa phương đều được đo vẽ bản đồ địa chính trên phần mềm Microstation, đây là nguồn dữ liệu quan trọng và là điều kiện thuận lợi để xây dựng CSDL đất đai Tuy nhiên dữ liệu hiện có ở địa phương cần phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ các biến động cả về bản đồ
và thuộc tính để khi chuẩn hóa dữ liệu đầu vào đỡ mất nhiều thời gian, công sức
Nghiên cứu này đã cho thấy những hữu ích khi ứng dụng công nghệ GIS xây dựng CSDL về đất đai Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công cơ sở dữ liệu về đất đai phục vụ quản lý thông tin hiện trạng về đất đai và thông tin tài chính về đất đai Việc ứng dụng phần mềm các phần mềm GIS
để xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và khai thác thông tin về đất đai là rất thuận tiện, nhanh chóng, chính xác; lưu trữ và cập nhật thông tin dễ dàng, khắc phục được những khó khăn khi thực hiện theo phương pháp thủ công trên các sổ sách, bản đồ giấy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS, 2007
2 TS Nguyễn Kim Lợi-Vũ Minh Tuấn, Thực hành hệ thống thông tin địa lý (Mapinfor 9.0 +
AcrView GIS 3.3a), NXB Nông nghiệp, 2007
3 PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Hệ thống thông tin địa lý, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ địa chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bài
giảng Microstation
5 Trung tâm Viễn Thám – Bộ TNMT, Tài liệu giới thiệu phần mềm hệ thống thông tin đất đai, Hà
Nội 2007
6 UBND Phường Sơn Phong, Báo cáo thống kê đất đai 2011
7 UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND về Ban hành quy định về giá các
loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
8 Vụ đăng ký và thống kê đất đai, Bộ TN&MT, Hướng dẫn sử dụng phần mềm tích hợp đo vẽ và
thành lập bản đồ địa chính, 2006
9 Văn phòng Viện chiến lược, chính sách TNMT, Hiện trạng thông tin, dữ liệu về chiến lược,
chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
http://isponre.gov.vn/home/xay-dung-co-so-du-lieu/202-hien-trang-thong-tin-du-lieu-ve-tai-nguyen-va-moi-truong?start=2