BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY KHOAI TÂY TRỒNG TẠI THÀNH PH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY KHOAI TÂY TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG
Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ VĂN HÓA Ngành: NÔNG HỌC
Lớp: DH06NHGL Niên khóa: 2006 – 2010
Tháng 08/2010
Trang 2ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CÂY KHOAI TÂY (Solanum tuberosum L.) TRỒNG
Giáo viên hướng dẫn Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN
Tháng 08/2010
Trang 3CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Bố mẹ tôi là người đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có được ngày hôm nay
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình chú Trương Hoàn Cầu đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin gửi lòng biết ơn đến thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt thời gian làm đề tài cũng như bài khóa luận tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, ban Chủ nhiệm khoa Nông Học và tất cả quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Cảm ơn tất cả các bạn lớp nông học 32 phân hiệu Gia Lai đã động viên giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành tốt khóa học cũng như khóa luận tốt nghiệp này
TP Hồ Chí Minh, Tháng 08/2010
Đỗ Thị Văn Hóa
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sự sinh trưởng và năng suất của cây khoai tây trồng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” đã được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design – RCBD), đơn yếu tố, 3 lần lặp lại,
5 nghiệm thức là 5 mức K2O: 450, 400, 350, 300, 250 kg K2O/ha
Kết quả thu được:
Về sinh trưởng: Bón 300 kg K2O/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây khoai tây với chiều cao trung bình là 82,0 cm, số lá trung bình là 32,4 lá/cây, khả năng phân nhánh nhiều (11,5 nhánh/bụi)
Về sâu bệnh: Mức kali 300 kg K2O/ha ít bị sâu bệnh hại nhất, mức phân bị bệnh hại nặng nhất là 400 kg K2O/ha
Về năng suất: Mức phân cho năng suất cao nhất là 300 kg K2O/ha với năng suất thực tế là 16,4 tấn/ha
Đặc điểm và phẩm chất củ: Ở mức phân 300 kg K2O/ha cho tỷ lệ củ loại 1 cao nhất (37,8 %) cao hơn mức phân kali đối chứng và tỷ lệ củ loại 3 thấp nhất (18,5 %) Hàm lượng tinh bột cao nhất ở mức 300 kg K2O/ha và 350 kg K2O/ha Hàm lượng đường cao nhất là mức 350 kg K2O/ha
Về hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận kinh tế thu được từ mức phân 300 kg K2O/ha là cao nhất và tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất (2,06)
Tóm lại trong các mức phân kali tiến hành thí nghiệm thì mức phân 300 kg
K2O/ha là mức phân cho năng suất cao, cho tỷ lệ củ loại 1 và loại 2 cao, phẩm chất tốt
và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
Cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về cây khoai tây 3
2.1.1 Nguồn gốc cây khoai tây 3
2.1.2 Đặc tính thực vật học 3
2.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng của cây khoai tây 5
2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 6
2.1.5 Đất và dinh dưỡng 6
2.1.6 Các loại sâu bệnh hại trên cây khoai tây 8
2.1.6.1 Sâu hại 8
2.1.6.2 Bệnh hại 9
2.2 Vai trò của kali và các nguồn cung cấp kali cho cây trồng 10
2.2.1 Kali trong đất và khả năng cung cấp cho cây trồng 10
2.2.2 Kali trong cây và vai trò của kali đối với cây trồng 11
2.2.3 Nhu cầu kali của cây khoai tây 12
Trang 62.2.4 Các nguồn kali cung cấp cho cây trồng 13
2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam 14
2.3.1 Tình hình sản xuất 14
2.3.2 Tình hình nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 24
3.1 Vật liệu thí nghiệm 24
3.2 Phương pháp thí nghiệm 24
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 24
3.2.2 Qui mô thí nghiệm 25
3.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 26
3.3 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm 26
3.3.1 Điều kiện khí hậu 26
3.3.2 Điều kiện đất đai 27
3.4 Quy trình canh tác khoai tây 28
3.4.1 Chuẩn bị đất trồng 28
3.4.2 Phân bón và phương pháp bón 28
3.4.3 Chăm sóc 28
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 29
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 29
3.5.2 Tình hình sâu, bệnh hại 30
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất 30
3.5.4 Phân loại và phẩm chất củ 30
3.5.5 Hiệu quả kinh tế 30
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng 31
4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến khả năng tăng trưởng chiều cao cây 31
4.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 34
4.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lá 35
4.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ ra lá/thân chính 38
4.1.5 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số nhánh/bụi 39
Trang 74.1.6 Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ ra nhánh/bụi 40
4.2 Ảnh hưởng của lượng kali đến tỷ lệ sâu, bệnh hại 41
4.3 Ảnh hưởng của lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất 43
4.4 Phân loại và đánh giá phẩm chất củ 46
4.5 Hiệu quả kinh tế 49
4.6 Ảnh hưởng của lượng kali đến dinh dưỡng trong đất sau khi trồng 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 51
5.1 Kết luận 51
5.2 Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 54
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới từ năm 2000 – 2008 14
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Âu từ năm 2000 – 2008 15
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á từ năm 2000 – 2008 16
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 2000 – 2008 18
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm 26
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất trước khi trồng 27
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây 31
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 34
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lá/thân chính 36
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ ra lá/thân chính 38
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số nhánh/bụi 39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ ra nhánh/bụi 40
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất 43
Bảng 4.8: Phân loại và phẩm chất củ ở các mức phân kali 46
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế ở các mức phân kali 49
Bảng 4.10: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất trước và sau khi trồng 50
Bảng 7.1: Chi phí đầu tư cho các mức phân kali 54
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Khoai tây ở giai đoạn 40 NST 33
Hình 4.2: Bệnh héo xanh vi khuẩn 42
Hình 4.3: Bệnh mốc sương khoai tây 42
Hình 4.4: Củ khoai tây ở mức 350 kg K2O/ha (đ/c) 47
Hình 4.5: Củ khoai tây ở mức 300 kg K2O/ha 47
Hình 4.6: Củ khoai tây ở mức 250 kg K2O/ha 48
Hình 4.7: Củ khoai tây ở mức 400 kg K2O/ha 48
Hình 4.8: Củ khoai tây ở mức 450 kg K2O/ha 49
Hình 7.1: Khoai tây ở giai đoạn 57 NST 55
Hình 7.2: Khoai tây ở giai đoạn 80 NST 55
Hình 7.3: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây 56
Hình 7.4: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ tăng chiều cao cây 56
Hình 7.5: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lá/thân chính 57
Hình 7.6: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ ra lá/thân chính 57
Hình 7.7: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số nhánh/bụi 58
Hình 7.8: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tốc độ ra nhánh/bụi 58
Hình 7.9: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất 59
Hình 7.10: Đồ thị phương trình tương quan giữa chiều cao cây và lượng kali 60
Hình 7.11: Đồ thị phương trình tương quan giữa số lá và lượng kali 60
Hình 7.12: Đồ thị phương trình tương quan giữa số nhánh và lượng kali 61
Hình 7.13: Đồ thị phương trình tương quan giữa trọng lượng củ/bụi và lượng kali 61
Hình 7.14: Đồ thị phương trình tương quan giữa số củ/bụi và lượng kali 62
Hình 7.15: Đồ thị phương trình tương quan giữa TLTB 1củ và lượng kali 62
Hình 7.16: Đồ thị phương trình tương quan giữa NSLT và lượng kali 63
Hình 7.17: Đồ thị phương trình tương quan giữa NSTT và lượng kali 63
Hình 7.18: Đồ thị phương trình tương quan giữa NS ô TN và lượng kali 64
Trang 11Ở Việt Nam cây khoai tây được xem như là loại rau cao cấp, dùng làm thực phẩm Hiện nay khoai tây được trồng hầu hết các tỉnh phía Bắc chủ yếu là vùng châu thổ sông Hồng Ở phía Nam khoai tây chỉ trồng ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) Đây là vùng khí hậu Á nhiệt đới, mát mẻ quanh năm, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây Ở Đà Lạt khoai tây được trồng quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, hệ số quay vòng khá cao trung bình 3 vụ/năm
Do đó lượng chất dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất khá cao
Khoai tây là loại cây trồng có nhu cầu về chất dinh dưỡng trong đất lớn hơn rất nhiều các loại rau khác Trong các loại phân bón cho cây khoai tây thì kali có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ khoai tây; nếu không bón đầy đủ và cân đối các loại phân nhất là kali thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất cũng như
phẩm chất củ khoai tây Xuất phát từ thực tế đó đề tài: “Ảnh hưởng của lượng phân
kali đến sự sinh trưởng và năng suất cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) trồng
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” đã được tiến hành
Trang 121.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sự sinh trưởng và năng suất cây khoai tây Từ đó chọn ra mức phân kali thích hợp cho năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất cây khoai tây và đánh giá các đặc tính, phẩm chất của củ khoai tây ở các mức phân kali
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ được thực hiện trong 1 vụ từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010
Do thiếu kinh phí nên chỉ phân tích được chỉ tiêu hàm lượng tinh bột và hàm lượng đường trong củ khoai tây
Trang 13Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây khoai tây
2.1.1 Nguồn gốc cây khoai tây
Theo nhiều tài liệu thì cây khoai tây có nguồn gốc hoang dại từ vùng Trung và Nam châu Mỹ, đặc biệt là vùng Chilê và những đảo xung quanh vùng này Hiện nay người ta còn tìm được nhiều loại hoang dại của khoai tây ở nơi đây Đặc điểm khí hậu của vùng Nam Mỹ là mát, hơi lạnh và mưa nhiều, lượng mưa có thể đạt từ 3300 –
3500 mm/năm Từ một loài khoai tây ban đầu (Solanum tuberosum L.) trồng để ăn đến
nay người ta đã tạo ra hơn 2000 giống gieo trồng với phẩm chất khác nhau và đưa nó ngày càng đi xa nơi nguyên sản của mình Đầu thế kỷ XVI những nhà hàng hải người Tây Ban Nha đem giống về trồng ở nước họ Từ đó khoai tây được lan truyền sang Ý, Đức Cuối thế kỷ XVI khoai tây được trồng ở Mỹ Năm 1586 một nhà hàng hải đem khoai tây về trồng ở Anh, năm 1785 khoai tây được trồng ở Pháp Từ đó khoai tây được trồng ở các nước châu Âu khác và hiện nay khoai tây được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 1984)
2.1.2 Đặc tính thực vật học
* Rễ: Rễ khoai tây mọc từ hạt là rễ chính, trong quá trình sinh trưởng trên rễ
chính hình thành rễ phụ Rễ sinh ra từ thân củ là rễ chùm Trong quá trình mọc mầm trên gốc xuất hiện những chấm nhỏ đó là mầm mống của rễ, những rễ này hình thành
và phát triển trong suốt quá trình sinh trưởng Trên tia củ rễ cũng phát sinh từ đốt củ,
rẽ ngắn và ít phân nhánh, chúng tham gia vào quá trình hút dinh dưỡng và nước nhưng yếu Rễ khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất canh tác, khả năng ăn sâu của rễ phụ thuộc chủ yếu vào tính chất đất đai, kỹ thuật làm đất, giống và kỹ thuật trồng trọt Hệ
rễ cây khoai tây phát triển mạnh nhất khi cây xuất hiện tia củ và thân củ phình to (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
Trang 14* Thân: Sau khi trồng phần trên chân mầm sễ phát triển thành thân trên mặt đất
và đoạn thân nằm dưới mặt đất được gọi là thân ngầm Thân khí sinh nhỏ yếu có nhiều lông tơ và lông cứng, khi già lông rụng Thân thường có màu xanh, phớt hồng, chiều cao phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt Tia củ (thân ngầm) phát sinh ở đốt thân nằm dưới mặt đất Tia củ dài thẳng, đầu mút hơi phình to, có tính hướng âm, ưa bóng tối
* Lá: Lá mọc đầu tiên từ thân củ hoặc từ hạt là những lá nhỏ, đơn, mép nguyên
Lá khoai tây thuộc loại lá kép lông chim lẻ Những lá đầu tiên là lá kép lông chim lẻ hoàn chỉnh, số lá chét thay đổi theo giống và tuổi lá Tốc độ hình thành lá chét biểu hiện tiềm năng về năng suất của giống Số lượng, kích thước và cách sắp xếp của lá chét ảnh hưởng đến độ thông thoáng của cây và khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời của lá Khả năng quang hợp của tầng lá giữa thân thường mạnh nhất (Trần Khắc Thi
và ctv, 2008)
* Hoa: Hoa khoai tây là hoa lưỡng tính, tự thụ Hoa thường có 5 cánh, màu sắc
của hoa có thể là màu trắng hoặc màu tím Mỗi hoa có 5 nhị đực bao quanh vòi nhuỵ cái Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn, đầu cành, nách lá Số lượng hoa/chùm từ 5 – 6 hoa, phần lớn hoa thường bị rụng
* Quả: Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, hình tròn hoặc hình trứng Quả có
màu xanh có 2 – 3 ngăn, số hạt trong quả biến động từ 100 – 300 hạt tuỳ giống Hạt có chứa nhiều dầu nên dễ bị mất sức nảy mầm, hạt khoai tây có thời gian ngủ nghỉ kéo dài 6 – 18 tháng (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
* Củ: Thực chất của củ khoai tây là do sự phình to và rút ngắn lại của tia củ
(thân ngầm dưới mặt đất) Do đó về mặt hình thái cấu tạo củ còn non cũng tương tự như tia củ Mắt củ được hình thành là do lá không phát triển được và mắt củ đó chính
là gốc của cuống lá Khi củ nảy mầm ở những mắt củ sẽ mọc mầm và rễ Hình dạng và màu sắc củ tùy thuộc vào từng giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng trọt
Trang 152.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng của cây khoai tây
* Thời kỳ ngủ nghỉ
Sau khi thu hoạch, củ khoai tây chuyển sang thời kỳ ngủ nghỉ Trong thời gian này dù ta cung cấp mọi điều kiện thuận lợi, củ khoai tây cũng không thể mọc mầm được Thời gian ngủ nghỉ dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện cất giữ (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chế độ khí) Thông thường thời gian ngủ của
củ khoai tây từ 3 – 6 tháng (Tạ Thu Cúc, 2007)
* Thời kỳ nảy mầm: Sau khi chấm dứt thời kỳ ngủ nghỉ, khi có các điều kiện
ngoại cảnh thích hợp các quá trình trao đổi chất tăng lên, các chất điều hòa sinh trưởng liên tục được hình thành sẽ thúc đẩy quá trình nảy mầm Thời kỳ này bắt đầu từ khi mầm mọc từ củ và kết thúc khi mầm mọc lên khỏi mặt đất thành cây Nhiệt độ thích hợp cho củ nảy mầm từ 18 – 200C Sự nảy mầm phụ thuộc vào tuổi củ, củ non mầm mọc kém hơn củ già Củ non được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ già và có sức sinh trưởng mạnh hơn (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
* Thời kỳ hình thành tia củ: Sau khi trồng 10 – 15 ngày thì mầm mọc lên khỏi
mặt đất và sau khi trồng 20 – 25 ngày thì phần dưới mặt đất sẽ hình thành rễ và tia củ Tia củ (thân ngầm) dài có màu trắng, có một hoặc nhiều nhánh, phát triển theo chiều ngang Nếu gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ (17 – 180C), độ ẩm (70 – 80 %), bóng tối, dinh dưỡng đầy đủ và đất tơi xốp thì đầu mút của tia củ sẽ phát triển thành một củ khoai tây Những tia củ ở gần gốc mầm sẽ có nhiều khả năng trở thành thân củ, những tia củ ra muộn thường là không cho củ (Tạ Thu Cúc, 2007)
* Thời kỳ củ phát triển: Đây là thời kỳ có ý nghĩa quyết định đến năng suất
của khoai tây, các yếu tố cấu thành năng suất: số củ, khối lượng củ, trọng lượng củ được hình thành chủ yếu ở giai đoạn này Lúc đầu củ được tạo thành bằng những thân mầm gần gốc nhất Sau khi bắt đầu hình thành, củ lớn dần và tốc độ phát triển của củ mạnh nhất ở giai đoạn 40 – 60 ngày và củ tiếp tục phát triển cho đến lúc thu hoạch Sự phát triển của củ chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, điều kiện trồng trọt Nếu điều kiện ngoại cảnh thích hợp trong một ngày đêm trọng lượng củ có thể tăng lên
5 – 6,5 gr
Trang 162.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ: Khoai tây ưa khí hậu ôn hoà, ấm áp, khả năng chịu nhiệt kém và
chịu rét đều không cao Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây khoai tây yêu cầu nhiệt độ rất khác nhau Nhiệt độ thích hợp cho củ nảy mầm là 21 – 240C, cho sự phát triển thân lá
là 20 – 210C, cho sự tạo củ là 15 – 200C, tốt nhất là 170C
* Ánh sáng: Khoai tây là cây ưa sáng Cường độ ánh sáng thích hợp cho năng
suất cao từ 40.000 – 60.000 lux Cường độ ánh sáng mạnh có lợi cho quá trình quang hợp sẽ thuận lợi cho sự hình thành tích lũy chất khô Hầu hết khoai tây yêu cầu thời gian chiếu sáng dài để phát triển thân lá và xúc tiến nở hoa Một số giống yêu cầu thời gian chiếu sáng ngắn để sinh trưởng và phát triển Trong đời sống của cây khoai tây, yêu cầu về thời gian chiếu sáng cũng khác nhau, ở các giai đoạn sinh trưởng: từ lúc mọc mầm đến lúc hình thành tia củ cây cần thời gian chiếu sáng ngày dài để thân lá phát triển, thúc đẩy sinh trưởng dinh dưỡng mạnh để chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực và từ giai đoạn hình thành tia củ đến lúc củ phát triển thì yêu cầu thời gian chiếu sáng ngày ngắn để xúc tiến quá trình hình thành và phát triển củ (Tạ Thu Cúc, 2007)
* Nước: Khoai tây cần được cung cấp một lượng nước thích hợp để sinh
trưởng, phát triển Do bộ rễ ăn nông, tiềm năng năng suất cao, khoai tây cần được cung cấp nước thường xuyên Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt thời gian sinh trưởng ( 3 – 4,5 tháng) cây khoai tây cần lượng mưa khoảng 500 – 750 mm, thiếu hoặc thừa nước đều gây ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây: lá nhỏ, thân thấp, bộ rễ kém phát triển, củ nhỏ (Tạ Thu Cúc, 2007)
2.1.5 Đất và dinh dưỡng
Đất và độ pH: Khoai tây là loại cây trồng thích nghi rộng với nhiều loại đất
Tuy nhiên trồng khoai tây trên đất cát pha, đất phù sa ven sông và đất thịt nhẹ, tơi xốp, tầng canh tác dày, giàu chất dinh dưỡng thì năng suất và chất lượng khoai tây sẽ cao Đất trồng khoai tây phải xa khu công nghiệp, hầm mỏ, nguồn nước thải Đất có độ pH
từ 5,5 – 6,8 sẽ thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển Trong chế độ luân canh cây trồng không được trồng cây cà chua và các cây cùng họ trước khi trồng khoai tây (Tạ Thu Cúc, 2007)
Trang 17Đạm: Là yếu tố dinh dưỡng cơ bản, là thành phần chủ yếu của protein, đạm
đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, than củ khoai tây Thiếu đạm cây sẽ còi cọc, thân lá phát triển kém, củ ít, nhỏ, năng suất thấp Thừa đạm sẽ ức chế sự nảy mầm, thân lá sinh trưởng quá mạnh, không cân đối, củ ít, năng suất thấp, dễ bị bệnh (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
Lân: Khoai tây có nhu cầu lân khá lớn ở thời kỳ nảy mầm và thời kỳ cây con,
cây khoai tây sử dụng lân rất sớm (sau mọc từ 7 – 10 ngày) Bón lân sớm, đầy đủ và cân đối với đạm và kali sẽ xúc tiến quá trình sinh trưởng thân lá, bộ rễ phát triển mạnh, tăng sản lượng củ, trọng lượng củ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, phẩm chất Thiếu lân cây phát triển chậm, phân cành kém, lá có màu xanh đậm hoặc xanh vàng, tính chống chịu kém, tinh bột giảm (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
Kali: Trong 3 yếu tố đa lượng N, P, K thì cây khoai tây có yêu cầu K lớn nhất
gấp 2 – 5 lần so với lân và 1,5 – 2 lần so với đạm Cây khoai tây yêu cầu K nhiều nhất vào lúc củ hình thành và phát triển mạnh K có vai trò xúc tiến tăng trưởng bộ lá, kéo dài sự hoạt động của tầng lá ở giữa và lá gốc Do đó có tác dụng thúc đẩy quá trình quang hợp của cây, xúc tiến sự hình thành củ, vận chuyển chất dự trữ vào củ, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất củ Mặt khác K còn làm tăng khả năng chống chịu của khoai tây với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh hại Hiệu lực của K phụ thuộc đáng kể vào điều kiện khí hậu và thời tiết đặc biệt là độ ẩm đất Thừa K sẽ ức chế sự sinh trưởng của cây kéo dài thời gian nảy mầm, đồng thời làm giảm khả năng hút các chất dinh dưỡng một cách đáng kể (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
Các nguyên tố vi lượng
- Magiê (Mg): Loại đất thịt nhẹ thường thiếu Mg Khi sử dụng lượng K cao và
N ở dạng NH4+ sẽ làm giảm khả năng hấp thu Mg
- Kẽm (Zn): Khi thiếu kẽm lá gốc bị mất màu, lá non giảm kích thước và xuất hiện các đốm hoại tử
- Lưu huỳnh (S): Khi thiếu lưu huỳnh lá chuyển màu vàng từ phía đỉnh ngọn xuống các lá phía dưới Các nguyên tố vi lượng được bổ sung thông qua bón phân hữu
cơ và phân phun trên lá (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000)
Trang 182.1.6 Các loại sâu, bệnh hại trên cây khoai tây
Trên cây khoai tây có nhiều loại sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng củ ở ngoài đồng ruộng cũng như bảo quản trong phòng Theo tài liệu của FAO hàng năm trên thế giới có khoảng 32 – 40 % sản lượng khoai tây bị hư hao do sâu bệnh, làm thiệt hại khoảng 5 tỷ USD Theo số liệu điều tra về sâu bệnh hại ở nước ta thì khoai tây có tới 30 loài sâu hại và hơn 20 loài bệnh hại khác nhau, trong đó có những loại sâu bệnh hại nguy hiểm có thể không cho thu hoạch
2.1.6.1 Sâu hại
* Sâu xám (Agrotis ypsilon): Là một loại sâu ăn tạp, sâu non và thành trùng
hoạt động mạnh vào ban đêm, sâu non hoạt động mạnh vào khoảng 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm, đến sáng sớm lại chui xuống gần gốc ẩn nấp Sâu cắn đứt cành lá hoặc cắn ngang thân lúc cây còn non, làm khuyết cây, giảm mật độ cây trên đơn vị diện tích Khi sâu ở tuổi 4, cây đã già thì sâu chui xuống đất cắn củ, đục thành từng rãnh trên củ (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 1984)
* Rệp sáp trắng (Pseudococcus citri Risso): Khi còn non có màu hồng, lớn lên
được phủ một lớp sáp màu trắng như vôi ở bên ngoài, rệp sáp chủ yếu hại ở củ giống ở trong kho, chích hút nhựa ở mầm khoai tây ở phần gốc mầm và các nốt rễ trên mầm, làm cho mầm teo đi, củ bị chai cứng lại, trồng không mọc được
* Sâu xanh (Heliothis armigera): Các loại sâu xanh đều ăn lá, ăn khuyết hẳn lá,
chỉ để lại cuống lá, chủ yếu phá hại ở lá non và lá bánh tẻ
* Ruồi đục lá (Liriomiza huidobrensis Hueb): Ở Lâm Đồng từ tháng 2 – 3 năm
1996 đến nay ruồi đã phát triển với mật độ rất nhanh, làm tăng mức độ sử dụng thuốc của nông dân trên cây khoai tây Mỗi con cái có thể đẻ 250 trứng, sau 4 – 6 ngày thì trứng nở Triệu chứng đầu tiên là những chấm nhỏ màu trắng trên lá nơi ruồi ăn và đẻ trứng, sau đó những đường đục ngoằn ngoèo màu trắng xuất hiện do dòi tao nên Sự gây hại tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập Nếu bị gây hại nặng dẫn đến hiện tượng cây bị cháy lá, quang hợp yếu, cây còi cọc hoặc chết Con cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì lá, ngoài ra chúng còn dùng gai đẻ trứng chích vào lá để ăn nhựa cây, tạo các vết sần sùi
Trang 192.1.6.2 Bệnh hại
* Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): Bệnh thường xuất hiện vào lúc
ẩm độ cao, có sương mù, nhiệt độ 20 – 240C Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận của cây Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng như sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng Bệnh hại ở cuống lá, cành và thân, lúc đầu là vết nâu hoặc thâm đen, sau lan rộng bao quanh và kéo dài thành đoạn Bệnh làm cho thân cành thối mềm và dễ bị gãy gục Lá và cây bị bệnh nếu gặp trời khô, nhiệt độ cao thân lá sẽ khô dòn, nếu gặp trời ẩm thì cây bị thối Củ khoai tây cũng bị nấm gây hại nhưng chẩn đoán bệnh ở ngoài củ thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh thối củ cùng gây hại Khi chẩn đoán cắt ngang chỗ bị bệnh: bệnh do nấm mốc sương có vết nâu xám ở phần vỏ củ, đôi khi còn xen kẽ các vết nâu ăn sâu vào ruột củ Trường hợp khi
có một số vết tương tự khó phân biệt với nhau, tiến hành ủ bệnh ở nhiệt độ 200C và ẩm
độ bão hoà, vết bệnh mốc sương sẽ hình thành lớp nấm mỏng trắng xốp (Vũ Triệu Mân, 2007)
* Bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum): Bệnh thường phát sinh khi cây
sinh trưởng tốt, gặp điều kiện khi hậu ấm và ẩm bệnh phát triển càng nhanh Bệnh xuất hiện trên cây con và cây lớn ra hoa đến thu hoạch Khi cây còn non toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết Trên cây đã lớn thường dễ phát hiện trên đồng ruộng với các triệu chứng rõ rệt: một hai cành có lá bị héo rũ xuống, tái xanh, sau 2 – 5 ngày toàn cây héo xanh, trên thân vỏ vẫn còn xanh hoặc xuất hiện những sọc nâu, vỏ thân phía gốc sù sì, thân vẫn rắn đặc Cắt ngang thân, cành nhìn rõ vòng bó mạch dẫn, mô xylem có màu nâu sẫm, bên trong bó mạch chứa đầy dịch nhờn
vi khuẩn, ấn nhẹ vào đoạn cắt hoặc ngâm đoạn cắt có mạch dẫn màu nâu vào cốc nước
có thể thấy dịch vi khuẩn ở trong đùn chảy qua miệng vết cắt ra ngoài Đặc điểm này được coi là một cách chẩn đoán nhanh bệnh héo do vi khuẩn Khi cây đã héo, nhổ lên thấy rễ bị thâm đen, thối hỏng Củ khoai tây cũng nhiễm bệnh ở ngoài đồng cho tới kho bảo quản Cắt đôi củ bệnh thấy các vòng mạch dẫn nâu đen có giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục tiết ra trên bề mặt lát cắt bó mạch Đây là loại bệnh thuộc kiểu hại bó mạch xylem, tắc mạch dẫn gây hiện tượng chết héo cây, dễ nhầm lẫn với các bệnh héo
Trang 20do nấm hoặc các nguyên nhân khác gây ra song vẫn có thể phân biệt được Vi khuẩn phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 25 – 350C, mưa to, mưa dài ngày, ẩm độ đất, ẩm độ không khí tăng cao Vi khuẩn xâm nhập, lây lan từ cây bệnh hoặc ngoài môi trường vào cây khỏe qua vết thương trong quá trình thao tác bổ củ giống, bấm ngọn, tỉa lá hoặc do mưa to làm dập lá Bệnh xuất hiện trên cây con và cây lớn ra hoa đến thu hoạch (Vũ Triệu Mân, 2007)
* Bệnh virus: Bệnh virus phổ biến ở Việt Nam có các dòng: X, Y, K, S, A, M,
E và trên đồng ruộng biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau như cuốn lá, xoăn lá, cây lùn, đen gân, khảm (hoa lá) Hầu hết các dòng virus khoai tây đều có thể ẩn vì vậy triệu chứng chỉ thấy khi năng suất giảm dần, khả năng sinh trưởng kém, triệu chứng không ổn định mà thay đổi nhiều theo giống, chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh nhất là yếu tố nhiệt độ, ánh sáng
* Bệnh thối củ trong thời gian giữ giống
- Bệnh thối khô: do nấm Fusarium solani Mart gây ra, gây hại nhẹ ở giai đoạn
mới bảo quản và gây hại nặng vào tháng 2 – 3
- Bệnh thối ướt: do vi khuẩn Pectobacterium gây ra
2.2 Vai trò của kali và các nguồn cung cấp kali cho cây trồng
2.2.1 Kali trong đất và khả năng cung cấp cho cây trồng
Kali hiện diện tương đối lớn trong phần lớn các loại đất, trung bình khoảng 1,9
% Kali trong đất tồn tại ở 4 dạng, thường được quan tâm đến là: Kali của khoáng vật, kali không trao đổi, kali trao đổi và kali hòa tan Mỗi dạng có mức độ hữu dụng khác nhau đối với cây trồng Kali của khoáng vật có chứa 90 – 98 % K trong một số khoáng như fenspat và mica Kali không trao đổi thường có khoảng 1 – 10 % và hiện diện chủ yếu trong các khoáng sét Kali trao đổi có từ 1 – 2 % trong vị trí các cation trao đổi hoặc trong dung dịch đất Trong 4 dạng kali chỉ có kali ở dạng trao đổi cây trồng có thể sử dụng được Hầu hết các loại đất đỏ vàng, vàng đỏ phát triển trên đá bazan gọi chung là đất ferrasols đều có lượng Kali tổng số nghèo, trừ đất ferrasols phát triển trên
đá vôi (K2O = 1,75 %) Hàm lượng Kali dễ tiêu trong đất ferrasols (bao gồm trao đổi
và hòa tan trong nước) cũng đều thấp (2,07 – 5,76 mg/100g đất) và đất ferrasols phát triển trên đá vôi (14,56 mg/100g đất) Đất xám miền Đông Nam bộ có tỷ lệ sét thấp chỉ
Trang 21khoảng 14 – 15 %, khoáng chủ yếu là kaolinit nên kali tổng số nghèo (0,03 – 0,09 %), kali trao đổi cũng thấp 0,04 ldl/100g đất Đất phèn chủ yếu khoáng illit và kaolinit nên
có kali trao đổi thấp, khả năng cố định Kali cao Điều đó có thể do sự phong hóa khoáng sét trong điều kiện pH thấp đã làm tăng cường sự phóng thích kali và sau đó kali bị rửa trôi Đối với đất phèn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), theo Kyuma (1976) thì khoáng sét chủ yếu là kaolinit, illit, chỉ có rất ít montmorilonit nên kali trong đất cũng nghèo Nhìn chung trong đất, hàm lượng K tổng số thường cao (0,2 – 2
%) gấp hàng chục lần so với đạm và lân tổng số Đất đồng bằng bồi tụ có hàm lượng kali cao, trong khi đất đồi núi bị rửa trôi nghèo K, kể cả đất bazan (Lê Văn Dũ, 2008)
2.2.2 Kali trong cây và vai trò của kali đối với cây trồng
Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dưới dạng ion K+ Đặc biệt kali không có trong thành phần các chất hữu cơ trong cây Kali tồn tại chủ yếu ở huyết tương tế bào và không bào và hoàn toàn không có mặt trong nhân tế bào Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80 %) tồn tại trong dịch tế bào, chỉ khoảng 20 % là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong huyết tương và không bào Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cấu trúc vật chất cấu tạo nên tế bào nhưng kali lại có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa K ảnh hưởng trước tiên đến việc tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, nâng cao khả năng phân tán của chúng mà nhờ đó giúp cây giữ nước tốt, tăng khả năng chống hạn, tăng cường tính chống rét và tăng cường khả năng kháng các nấm bệnh và
vi khuẩn Ngoài ra, K giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp các hợp chất hydrat cacbon cao phân tử như cellulo, hemicellulo, các hợp chất peptit nhờ đó mà làm cho cây cứng cáp, chống đổ tốt Kali giúp cho cây tăng cường tổng hợp và tích lũy hàng loạt các vitamin, có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật (Lê Văn Dũ, 2008)
Khoai tây được xếp vào nhóm cây trồng có yêu cầu cao đối với kali Kali tham gia tích cực vào những hoạt động trao đổi chất và vận chuyển sản phẩm quang hợp từ thân lá về củ: đảm bảo chế độ nước trong cây được thăng bằng, do đó làm tăng tính chống hạn của khoai tây trong điều kiện khô hạn Kali còn làm tăng lượng tinh bột cũng như các dạng đường khử trong củ, đặc biệt tăng hàm lượng vitamin C, có tác dụng giữ màu sắc thịt củ không bị biến màu sau khi chế biến hay nấu nướng
Trang 22Thiếu kali gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất trong cây Thiếu kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất các bon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình hô hấp, gây lép hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng Biểu hiện thiếu kali có thể thấy là: Các lá già trở nên vàng sớm
và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách, dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản bị sụt giảm Ngược lại, dư thừa kali cũng không tốt cho cây Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như magie, natri
Dư thừa ở mức cao có thể làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến năng suất mùa màng (Trần Đức Toàn, Nguyễn Duy Phương, 2008)
2.2.3 Nhu cầu kali của cây khoai tây
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất cũng như phẩm chất củ khoai tây, bởi vì trong thời gian sinh trưởng trên dưới 100 ngày mà cây khoai tây lại cho năng suất kinh tế rất cao từ 10 – 20 tấn củ/ha vì thế nó phải lấy đi từ đất một lượng lớn các chất dinh dưỡng Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11 kg P2O5; 8,92 kg K2O Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg P2O5; 134 kg K2O Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO,
16 kg MgO Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ/ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50 % thì cần bón cho 1 ha là 382 kg urê, 204 kg super lân, 448
kg KCl Cũng như các loại cây có củ khác, khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và
tỷ lệ cân đối đạm và kali cần được đảm bảo Bón cân đối đạm – kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47 – 102 %, với hiệu suất là 1 kg KCl cho 64 – 88 củ khoai tây Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy, cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng, rơm rạ, tro bếp để
bổ sung kali cho cây (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 1984)
Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rất lớn Nếu bón không đúng lúc, bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít, củ lại nhỏ Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất Tuy nhiên cần đảm bảo cân
Trang 23đối giữa N : P : K Tỷ lệ thích hợp cho khoai tây là: 1 : 0,5 : 1 – 1,25 Người ta đã biết cây khoai tây cần nhiều kali Các thí nghiệm ở Ấn Độ cho thấy khi được bón nhiều kali sản lượng khoai tây không những tăng lên mà hàm lượng các chất khô trong củ cũng tăng Củ khoai tây đạt chất lượng phải có hàm lượng chất khô cao hơn 2l % và điều này chỉ thực hiện được bằng cách bón đủ kali
Kali được cây trồng hấp thu với một lượng lớn hơn bất kỳ lượng chất dinh dưỡng nào khác chỉ sau N Mặc dù hàm lượng kali tổng số trong đất luôn cao hơn nhiều so với hàm lượng K được cung cấp bởi cây trồng trong thời gian sinh trưởng, nhưng trong hầu hết các trường hợp chỉ có một phần nhỏ K trong đất là hữu dụng cho cây trồng Các mối quan hệ giữa K và các chất khoáng trong đất thường có ý nghĩa rất quan trọng trong dinh dưỡng K của cây trồng Ngoài việc K được bổ sung bằng phân bón, phân lớn K trong đất có nguồn gốc từ sự phong hoá của các khoáng có chứa K,
quá trình phong hoá này tương đối chậm (Lê Văn Dũ, 2008)
2.2.4 Các nguồn kali cung cấp cho cây trồng
Phân kali sunphat: Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục Hàm lượng kali nguyên là 45 – 50 % Ngoài ra trong phân còn chứa 18 % lưu huỳnh Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê Kali sunphat là loại phân chua sinh lý, không dùng kali sunphat liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất
Kali clorua: Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60 % Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl) Kali clorua là loại phân chua sinh lý, phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó
sử dụng Hiện nay, phân kali clorua được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93 % tổng lượng phân kali Kali clorua có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản
Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám Phân có hàm lượng K2O (20 – 30 %), MgO (5 – 7 %), S (6 – 22 %) Phân này được sử dụng có hiệu quả trên đất cát nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu
Trang 24Trong cây kali được dự trữ nhiều ở thân lá cho nên sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù
sa được bồi hàng năm
2.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây khoai tây trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất
* Thế giới
Trên thế giới có khoảng 135 quốc gia trồng khoai tây với diện tích hàng năm lên đến 18 – 19 triệu ha, sản lượng khoai tây đạt 300 – 350 triệu tấn Hiện nay trên thế giới khoai tây là một trong năm cây lương thực quan trọng sau lúa mì, ngô, lúa nước, lúa mạch Vì vậy cây khoai tây được trồng rộng rãi trên thế giới và phát triển mạnh ở châu Âu và châu Á Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha Năng suất khoai tây theo tính toán của các nhà khoa học có thể đạt 140 tấn/ha Năng suất bình quân của các nước sản xuất khoai tây truyền thống có thể đạt khoảng 60 tấn/ha, trong khi năng suất trung bình của thế giới chỉ đạt 16 – 17 tấn/ha Tính đến năm 2008 diện tích sản xuất khoai tây trên thế giới là 18,19 triệu ha, năng suất 17,27 tấn/ha, sản lượng đạt 314,14 triệu tấn
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới từ năm 2000 – 2008
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Trang 25Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy: Diện tích khoai tây của toàn thế giới trong những năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 diện tích là 20,06 triệu ha đến năm 2003 diện tích khoai tây toàn thế giới là 19,04 triệu ha, giảm 1,02 triệu ha Năm
2005 diện tích khoai tây tăng 0,18 triệu ha so với năm 2003 nhưng so với năm 2000 thì diện tích khoai tây giảm 0,84 triệu ha Đến năm 2008 diện tích khoai tây giảm xuống còn 18,19 triệu ha, giảm 1,87 triệu ha so với năm 2000, giảm 1,03 triệu ha so với năm
2005 Về năng suất năm 2001 năng suất khoai tây trung bình của thế giới chỉ đạt 15,81 tấn/ha, giảm 0,51 tấn/ha so với năm 2000 nhưng từ năm 2001 đến nay năng suất khoai tây không ngừng tăng lên Năm 2004 năng suất khoai tây đạt 17,56 tấn/ha tăng 1,24 tấn/ha so với 2000, tăng 1,75 tấn/ha so với năm 2001 Đến năm 2008 năng suất khoai tây toàn thế giới đạt 17,27 tấn/ha tăng 1,46 tấn/ha với năm 2001 nhưng lại giảm 0,29 tấn so với năm 2004 Sự tăng lên về năng suất không chênh lệch nhiều nên sản lượng khoai tây một vài năm trở lại đây chênh lệch không nhiều Năm 2004 sản lượng đạt cao nhất 336,27 triệu tấn tăng 8,93 triệu tấn so với năm 2000 Đến năm 2008 sản lượng khoai tây toàn thế giới là 314,14 triệu tấn tăng 3,06 triệu tấn so với năm 2001 nhưng so với năm 2000 thì lại giảm 13,2 triệu tấn
Ở châu Âu khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người dân châu Âu Vì vậy khoai tây là cây trồng chính
và được trồng nhiều ở các nước: Hà Lan, Đức, Anh, Tây Ban Nha
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Âu từ năm 2000 – 2008
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Trang 26Qua bảng 2.2 cho thấy: Trong những năm gần đây vị trí cây khoai tây ở châu
Âu có phần giảm cả về diện tích và sản lượng Về diện tích năm 2000 cả châu lục đạt 9,11 triệu ha đến năm 2008 diện tích giảm xuống còn 6,26 triệu ha, giảm 2,85 triệu ha Sản lượng khoai tây năm 2000 là 149,12 triệu tấn đến năm 2008 sản lượng chỉ đạt 121,70 triệu tấn Năng suất từ năm 2000 – 2002 có xu hướng giảm xuống, năm 2000 năng suất là 16,36 tấn/ha đến năm 2002 năng suất giảm xuống còn 15,92 tấn/ha Từ năm 2003 thì năng suất lại bắt đầu tăng lên Tính đến năm 2008 năng suất khoai tây ở châu Âu đạt 19,43 tấn/ha, tăng 3,07 tấn/ha so với năm 2000 Mặc dù năng suất tăng nhưng do diện tích giảm nên sản lượng khoai tây năm 2008 vẫn thấp, thấp hơn 27,42 triệu tấn so với năm 2000
Châu Á là châu lục có nền sản xuất khoai tây khá ổn định Năm 2000 diện tích khoai tây là 7,97 triệu ha, năm 2005 diện tích trồng khoai tây là cao nhất 8,5 triệu ha Tính đến năm 2008, cả châu lục trồng được 8,46 triệu ha, cao hơn cả diện tích khoai tây của châu Âu (6,26 triệu ha), tập trung ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á từ năm 2000 – 2008
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
Trang 270,53 triệu tấn so với năm 2000 (7,97 triệu ha) Sau đó diện tích khoai tây lại giảm xuống, đến năm 2008 diện tích giảm xuống còn 8,46 triệu ha Qua số liệu trên cho thấy người dân châu Á đã và đang chú trọng đến việc trồng khoai tây Điều này còn được thể hiện ở năng suất khoai tây tăng lên không ngừng, năng suất khoai tây năm 2000 đạt 15,23 tấn/ha đến năm 2004 năng suất đạt 16,72 tấn/ha, đây là năm đạt năng suất cao nhất Đến năm 2005 năng suất có giảm xuống nhưng vẫn là năm đạt sản lượng cao nhất (131,34 triệu tấn) do diện tích trồng đã tăng lên Hiện nay Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai tây nhất thế giới Năm 2008 diện tích khoai tây của Trung Quốc là 4,45 triệu ha, năng suất đạt 12,81 tấn/ha, sản lượng đạt 57,06 triệu tấn (FAOSTAT, 2010)
* Ở Việt Nam:
Cây khoai tây được du nhập vào Việt Nam từ năm 1890, do đặc điểm khí hậu
và địa hình khoai tây chỉ có thể trồng vào vụ Đông Xuân ở miền Bắc và trồng gần như quanh năm ở một số vùng của tỉnh Lâm Đồng Với khí hậu mát lạnh quanh năm, khu vực Đà Lạt và vùng ven (Đơn Dương, Đức Trọng) có điều kiện đặc biệt thuận lợi trồng khoai tây hầu như quanh năm Trong khi 98 % diện tích trồng khoai tây ở nước
ta tập trung ở đồng bằng sông Hồng, chỉ trong vụ Đông (3 tháng), và không địa phương nào khác trồng được khoai tây, thì đây là tiềm năng đáng kể của Lâm Đồng không những về sản xuất khoai tây thực phẩm mà còn là tiềm năng quan trọng về sản xuất cung cấp giống khoai tây cho phía Bắc
Về năng suất các nhà nghiên cứu cho rằng tiềm năng năng suất khoai tây ở Việt Nam có thể đạt 40 tấn/ha Kết quả thực tế cho thấy năng suất có thể đạt 30 tấn/ha nếu
có giống tốt Song năng suất bình quân hiện nay mới chỉ đạt 11 – 12 tấn/ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng củ giống Giống khoai tây nhập khẩu từ các nước châu
Âu cho năng suất cao hơn hẳn so với giống khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc, hoặc khoai tây giống đã được nhân ở Việt Nam Tuy nhiên so với các loại cây trồng khác cây khoai tây có ưu thế hơn hẳn về thời vụ, năng suất, giá trị sử dụng nên việc sản xuất khoai tây của nước ta trong nhưng năm gần đây có xu hướng tăng mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ nông dân cũng như góp phần cho sản xuất đa dạng và bền vững (Trần Khắc Thi và ctv, 2008)
Trang 28Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam từ năm 2000 – 2008
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
Qua bảng 2.4 cho thấy diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam đang có xu hướng
mở rộng Năm 2000 diện tích trồng khoai tây ở Việt Nam là 28.022 ha đến năm 2005 diện tích đạt 35.000 ha tăng 6.978 ha Song bên cạnh sự tăng lên về diện tích thì năng suất lại có xu hướng biến động thất thường, năng suất khoai tây đạt cao nhất vào năm
2002 là 11,76 tấn/ha, thấp nhất vào năm 2001 đạt 10,53 tấn/ha Năm 2005 năng suất đạt 10,57 tấn/ha giảm 1,19 tấn/ha so với năm 2002 Điều này được giải thích là do thiếu các giống có chất lượng tốt có thể trồng được ở nhiều vùng sản xuất, củ giống bị thoái hóa và không sạch bệnh
Ở Lâm Đồng: Sản xuất khoai tây ở Lâm Đồng tập trung chủ yếu ở thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận là 3 huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng Từ năm 2008 đến nay diện tích khoai tây đang được người dân đưa vào sản xuất tại các huyện Di Linh, Lâm Hà với diện tích thử nghiệm 5 – 10 ha Phần lớn diện tích khoai tây được trồng luân vụ nên năng suất tại các mùa không ổn định Quy mô diện tích khoai tây toàn tỉnh năm 2008 là 1.040 ha, năng suất bình quân đạt 150,5 tạ/ha, sản lượng đạt 15.655 tấn, chiếm khoảng 4 % về diện tích và sản lượng rau củ các loại Tại thành phố
Đà Lạt khoai tây được trồng từ những năm đầu khai phá và nhanh chóng trở thành một cây trồng chủ yếu, mang tính đặc thù của nông sản Đà lạt Hiện nay khoai tây được trồng tập trung nhiều ở các phường 4, 5, 11, 12, xã Xuân Thọ và xã Xuân Trường Diện tích khoai tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt năm 2009 ở vụ Đông Xuân là 545,6
ha, năng suất đạt 116,3 tạ/ha, vụ Hè Thu diện tích là 174,6 ha, năng suất đạt 193,8 tạ/ha, sản lượng đạt 3382,9 tấn, vụ mùa diện tích trồng 185 ha, năng suất đạt 137,8 tạ/ha, sản lượng là 2550 tấn
Trang 29Trước năm 1980, cây khoai tây chỉ có thể trồng được trong vụ đông xuân nhưng hiện nay đã có thể trồng quanh năm tại Đà Lạt với quy mô từ 350 – 500 ha/vụ và chủ yếu được trồng từ củ giống Từ 1980 đến nay, sử dụng cây giống được sản xuất từ công nghệ nuôi cấy mô thực vật Giống khoai tây trước 1975 chủ yếu là sử dụng giống của Tây Đức và Hà Lan Hiện nay ở Đà Lạt giống khoai tây được trồng phổ biến là 06 (CFK 69.1), 07 (Uatatlan), PO3 Từ năm 1980 – 1990 có hơn 100 giống khoai tây được lưu giữ tại ngân hàng giống của địa phương (Trạm nuôi cấy mô thực vật thành phố Đà Lạt và trung tâm nghiên cứu khoai tây) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật Một số giống được trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, trong đó có những giống khoai tây dùng cho chăn nuôi, dùng cho công nghệ chế biến
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng thích hợp cho việc sản xuất khoai tây thương phẩm Đây là vùng có khí hậu mùa đông, tạo ra nét khác biệt và lợi thế để phát triển khoai tây Khoai tây ở vùng Đồng bằng Sông Hồng thường được trồng vào vụ đông từ tháng 10 đến tháng 11 và nguồn cung cấp khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5) Các giống khoai tây thường được sử dụng để trồng trên đất lúa chuyển đổi là các giống khoai tây chất lượng cao như Diamant, Solara, KT2, KT3, Mariella Trong các loại giống trên, giống KT2, KT3 thường được trồng phổ biến tại Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang Hiện nay 60 % giống KT2 đang được trồng, đem lại năng suất cao Một số giống khoai tây thương phẩm của Trung Quốc đã dần được thay thế bằng các giống khoai tây Đức (Magia và Sonona) Tại Nam Định, với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo ra nét khác biệt và lợi thế để phát triển khoai tây so với các vùng khác thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả nước Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (dao động trong khoảng
80 – 90 ngày) nhưng lại cho năng suất cao, trung bình đạt 20 – 25 tấn/ha Nhờ đặc tính này khoai tây được lựa chọn để trồng trong rất nhiều công thức luân canh đạt hiệu quả kinh tế cao (Trung tâm Thông tin PTNNNT, Báo cáo thị trường khoai tây tháng 4/2008)
Khu vực miền núi phía Bắc trong năm có một mùa đông lạnh rất thích hợp cho khoai tây phát triển Trong những năm gần đây thực hiện phương thức chuyển đổi cây trồng, cây khoai tây đã và đang được người dân miền núi quan tâm Nhiều tỉnh như Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang coi đây là cây xóa đói giảm nghèo cho bà
Trang 30con nông dân Vì vậy diện tích khoai tây ở vùng này ngày càng mở rộng Mặc dù cây khoai tây được đưa vào các tỉnh miền núi phía bắc rất muộn nhưng ở hầu hết các tỉnh
đã mở rộng diện tích
2.3.2 Tình hình nghiên cứu
* Trên thế giới:
Năm 1971 trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) ra đời và mục tiêu cơ bản của CIP
là tăng năng suất, tính ổn định và hiệu quả sản xuất của khoai tây ở các vùng đang phát triển cải tiến sự phù hợp của khoai tây ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới thấp cũng như các vùng cao và lạnh Trong chương trình chọn tạo giống khoai tây, việc sử dụng các loài hoang dại đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là chọn giống chống chịu sâu bệnh cũng như các điều kiện thời tiết bất thuận Trong những năm 90, khoai tây là đối tượng ứng dụng nghiên cứu công nghệ sinh học, đứng hàng thứ 2 sau thuốc lá,
người ta đã sử dụng các kỹ thuật:
- Nuôi cấy protoplast, lai xa bằng dung dịch protoplast S.tubersum và các
dòng hoang dại
- Tái sinh cây hoàn chỉnh từ protoplast, tế bào đơn
- Chuyển gen trực tiếp bằng súng bắn gen hoặc thông qua vi khuẩn Agrobacterium (gen mã hóa cơ học virus X, Y, gen Bt)
Để giải quyết vấn đề thiếu giống tốt ở các nước đang phát triển từ năm 1976 CIP đã bắt đầu nghiên cứu lai tạo các tổ hợp hạt khoai tây lai có độ đồng đều cao, chống chịu tốt, đặc biệt chống chịu với bệnh mốc sương để sử dụng làm vật liệu trồng trong sản xuất Đến năm 1990, một nhóm các nhà khoa học của CIP đã tạo ra được một số tổ hợp lai tốt như: HPS 7/67, HPS 2/67, Serana x LT7 Hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Chilê đã thành công trong việc sản xuất hạt lai khoai tây theo CIP Ấn Độ đã sản xuất thành công 500 hạt lai cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Việt Nam, Philipine Bên cạnh trung tâm nghiên cứu khoai tây quốc tế, Hà Lan đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chọn giống khoai tây, đến năm 1991 đã có 85 giống khoai tây được chọn tạo và sản xuất bởi nhiều công ty nổi tiếng của Hà Lan trong đó
có nhiều giống cho năng suất cao và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nicola, Diamant (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mai Thảo, 2008)
Trang 31Ở châu Á, nhiều nước đã xây dựng các chương trình chọn tạo giống khoai tây như Hàn Quốc có hai chương trình chọn giống khoai tây, một tại Trung tâm nghiên cứu Horticultural (HES) thuộc vùng đất thấp Sweon, chương trình bắt đầu từ năm
1962 với mục tiêu chọn ra các giống khoai tây chịu nóng, có thời gian ngủ ngắn, năng suất cao Một chương trình tại trung tâm nghiên cứu Alpine (AES) thuộc vùng núi cao Dackwamyung, từ năm 1978 tập trung nghiên cứu vào chọn dòng khoai tây có năng suất cao, kháng bệnh mốc sương, virus và chín sớm Như vậy các nước trồng khoai tây đều rất chú trọng đến việc chọn tạo giống cho sản xuất vì thiếu giống là yếu tố chính hạn chế năng suất và khả năng phát triển cây khoai tây Tuy nhiên việc tạo ra được giống tốt được thực tế chấp nhận là vấn đề hết sức khó khăn Ở vùng nhiệt đới, thì giống khoai tây nhất thiết phải thích ứng được với yếu tố nhiệt độ cao, ẩm độ cao,
độ dài ngày (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mai Thảo, 2008)
Ở Việt Nam:
Từ năm 1980, khoai tây được quan tâm và đã có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước mà Viện khoa học và kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (KHKTNNVN) là cơ quan chủ trì Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã được nâng cao, trước thường là 8 tấn/ha, cao nhất là 18 – 20 tấn/ha Từ năm 1981 đến nay, năng suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35 – 40 tấn/ha, có thời điểm khoai tây đã xuất khẩu sang Nga (có năm tới 1.000 tấn) Khi lương thực lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây được nghiên cứu theo hướng chất lượng và hiệu quả Những công trình nghiên cứu khoai tây trong giai đoạn
này là:
Từ năm 1982 – 1996, Viện đã nhập khoảng 220 giống khoai tây của Liên Xô
cũ, Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hà Lan để khảo nghiệm Kết quả đã xác định và giới thiệu một số giống ra sản xuất những giống Việt - Đức 1 (Kardia của Đức), Việt - Đức 2 (Mariella của Đức), khoai Pháp (Ackersegen phục tráng bằng invitro), giống Diamant, Nicola (Hà Lan) Những giống tiến bộ này đã đưa vào sản xuất với diện tích 3.000 – 4.000 ha/năm, chúng có năng suất, chất lượng cao, mẫu mã
củ đẹp, có thể sử dụng để chế biến và xuất khẩu Tuy nhiên, những giống khoai tây này thoái hóa nhanh do chúng mang gen Tuberosum (nguồn gốc ở Chi Lê), thích hợp
ở vùng ôn đới, ngày có 14 giờ chiếu sáng Để có giống phù hợp với điều kiện sinh thái
Trang 32trình chọn tạo giống sử dụng nguồn gen khoai tây của CIP, phối hợp giữa Tuberosum (ôn đới) với gen Andigena (nhiệt đới); (gen Andigena có nguồn gốc ở Peru và các nước lân cận) Từ năm 1982 đến 2001, Viện đã tiếp nhận 190 tổ hợp lai, đã tạo ra hàng chục vạn con lai để chọn lọc và đã chọn được những giống khoai tây mới: KT2, KT3, giống khoai tây hạt lai Hồng Hà 2, Hồng Hà 7 đưa vào sản xuất
Nghiên cứu sản xuất khoai tây bằng hạt lai: Trồng khoai tây bằng củ tuy có độ thuần cao, chất lượng khoai cao, nhưng lượng củ giống để trồng khá cao (1 ha thường phải sử dụng bình quân 2 tấn củ tươi, chi phí về giống chiếm 70 % tổng chi phí) Năm
1992, Viện KHKTNNVN cùng với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (CLT&CTP), trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình và một số tỉnh đã nghiên cứu thử nghiệm trồng khoai tây bằng hạt lai Năm 1996, khoai tây bằng hạt lai đã được sản xuất tiếp nhận, cứ 100 g hạt thay thế 2 tấn củ để trồng 1 ha, năng suất cao, có hiệu quả, song chất lượng thì chưa đồng đều Từ năm 1995 – 2001, diện tích trồng khoai tây lai hàng năm đạt hơn 3.000 ha
Nhân giống bằng invitro: Trong các giải pháp nhân giống khoai tây vô tính thì công nghệ nhân giống bằng invitro có nhiều ưu thế Từ năm 1978, qua nghiên cứu thử nghiệm của nhiều nhà khoa học, của nhiều cơ quan ở nhiều vùng sinh thái, đến năm
1984 đã thành công ở vùng Đà Lạt Từ năm 1984 đến nay, nông dân Đà Lạt trồng khoai tây bằng giống sản xuất từ invitro, năng suất bình quân 35 – 40 tấn/ha, có thể cao tới 60 tấn/ha, song diện tích trồng khoai tây ở đây còn ít, khoảng 300 – 500 ha Công nghệ này còn đang được ứng dụng để sản xuất vật liệu bố mẹ để sản xuất hạt khoai tây lai và bảo quản những nguồn gen quý của khoai tây
Sản xuất giống khoai tây vụ xuân: Từ năm 1985, Viện đã nghiên cứu thử nghiệm trồng khoai tây vụ xuân ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) để thu hoạch vào tháng 4 nhằm rút ngắn thời gian bảo quản trong kho tán xạ từ 9 tháng xuống còn 6 tháng để củ giống trẻ sinh lý, ít hao hụt Vật liệu sử dụng là giống của vụ đông đem phá ngủ bằng GA3 và giống nhập từ Hà Lan Kết quả là, giống khoai tây sản xuất vụ Xuân có tỷ lệ hao hụt cao hơn bảo quản bằng kho lạnh nhưng ít hơn khoai vụ đông, mầm trẻ, khi trồng có năng suất cao hơn tương tự giống từ kho lạnh, cao hơn giống từ
vụ đông gần 50 % Giống nhập từ Hà Lan có năng suất cao, ổn định và đồng đều hơn
Trang 33Nghiên cứu thử nghiệm trồng khoai tây ở các vùng sinh thái: Vùng nóng là ở thành phố Hồ Chí Minh (1982 – 1984) với những giống có gen nguồn gốc nhiệt đới như giống DT02, LT7, năng suất có thể đạt 10 –12 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế thì không cao bằng các loại rau như bắp cải nhiệt đới Ở vùng cao nguyên và vùng núi miền Bắc (1987 – 1990) trồng được khoai tây với cả giống nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới Tiềm năng năng suất cao hơn khoai tây trồng ở ĐBSH, nhưng nhiều sâu bệnh và
cỏ dại hơn
Ở Việt Nam cũng từ 1992 với sự trợ giúp của CIP, Viện khoa học kỹ thuật miền Nam đã nghiên cứu khả năng trồng khoai tây lai ở cả đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc Ở Đà Lạt có điều kiện khí hậu thuận lợi để trồng khoai tây, có nhiều lợi điểm trong nghiên cứu sản xuất giống khoai tây Kỹ thuật nuôi cấy mô đã được ứng dụng thành công trong sản xuất cung cấp giống khoai tây trên diện tích sản xuất đại trà
từ năm 1982 Nhân giống bằng phương pháp này có ưu điểm là tốc độ nhân giống rất nhanh, ít bị thoái hoá như phương pháp trồng bằng củ và giữ được năng suất trong nhiều vụ Hiện nay tại Đà Lạt có rất nhiều cơ sở ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô sản xuất cung cấp giống cho nông dân Do đó nông dân chỉ cần mua cây giống về tự sản xuất củ giống sạch bệnh và sử dụng củ này trong 2 – 3 thế hệ, sau đó lại mua cây giống sạch bệnh bắt đầu lại chu kỳ mới
Trang 34củ dài, củ thường phát triển rộng Vỏ củ màu hồng, hơi sần sùi, ruột củ màu vàng
Năng suất 25 – 30 tấn/ha, bảo quản ít bị hư hao
Phân bón: phân hóa học, phân hữu cơ, vôi
Hóa chất: Thuốc bảo vệ thực vật
Các loại thuốc phòng trừ bệnh hại: Mancozeb 80WP (25g/10 lít H2O), Curzate M8 (25g/10 lít H2O), Ridomil MZ72 (30g/10lít H2O), Manzate (30g/10 lít H2O), phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần và phun luân phiên để tránh hiện tượng quen thuốc
Dụng cụ và trang thiết bị sử dụng trong thí nghiệm và đo đạc: dụng cụ lao động, bút, sổ ghi chép, thước đo, máy chụp hình
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
* Kiểu bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, 5 nghiệm thức là 5 mức phân Kali:
Trang 35Super lân Long thành (16 % P2O5)
Trang 363.2.3 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Tháng 3/2010 – tháng 6/2010
Ngày trồng: 18/3/2010
Ngày thu hoạch: 12/6/2010
- Địa điểm thí nghiệm: Tổ 2 – thôn Đa Quý – xã Xuân Thọ - thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
3.3 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm
3.3.1 Điều kiện khí hậu
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm
(%)
Lượng mưa (mm)
Tổng số giờ nắng (giờ) Trung bình Cao nhất Thấp nhất
(Nguồn: Viện khí tượng thủy văn, 2010)
Qua bảng 3.1 cho thấy: Nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 19,4 – 20,70C, nhiệt độ trung bình cao nhất 20,70C, thấp nhất 19,40C
Độ ẩm trung bình của tháng khá cao và dao động trong khoảng 81 – 88 %, cao nhất là 88 %, độ ẩm thấp nhất 81 %
Lượng mưa trung bình của tháng biến động trong khoảng 63 – 261 mm, lượng mưa cao nhất là 261 mm (tháng 4), thấp nhất là 61 mm (tháng 3)
Số giờ nắng dao động từ 182 – 234 giờ, số giờ nắng cao nhất là tháng 3 (234 giờ), thấp nhất là tháng 6 (182 giờ)
Tóm lại: Với những điều kiện khí hậu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây Tuy nhiên cuối giai đoạn sinh trưởng của cây mưa nhiều, độ ẩm khá cao nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và thu hoạch cũng gặp khó khăn
Trang 373.3.2 Điều kiện đất đai
Đây là vùng đất luân canh giữa cây rau và cây hoa, vụ trước đất được trồng cây hoa lay ơn Đất ở vùng này rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất trước khi trồng
Trang 383.4 Quy trình canh tác cây khoai tây
3.4.1 Chuẩn bị đất trồng
Trước khi trồng cần tiến hành dọn dẹp sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, rải vôi đều trên mặt đất, cày bừa thật kỹ, làm cho đất nhỏ tơi xốp Sau đó san bằng phẳng mặt đất, định luống sau đó cuốc lỗ để trồng Mỗi luống trồng 2 hàng, khoảng cách cây 40 cm, khoảng cách hàng 60 cm
3.4.2 Phân bón và phương pháp bón
• Lượng phân bón cho 1 ha:
Phân xác mắm: 5 tấn
Vôi: 1 tấn
Chế phẩm hữu cơ vi sinh ANVI -1: 1 tấn
Phân vô cơ: N: 150 kg
Bón lót: Bón toàn bộ lượng lân + phân cá + vôi
Bón thúc: - Lần 1: Bón sau khi trồng 20 ngày, bón ½ K2O + ½ N
- Lần 2: Bón sau khi trồng 35 ngày, bón ½ K2O + ½ N
3.4.3 Chăm sóc
• Xới xáo, làm cỏ, vun gốc và bón thúc: Xới váng, vô chân lấp đất cao 10 – 15
cm Các thời kỳ vun xới khoai tây kết hợp với 2 lần bón thúc Tuy nhiên lần 1 xới nhẹ
ở mép và giữa luống sau đó vun nhẹ vào gốc tạo điều kiện cho đoạn thân ngầm ra nhiều tầng củ Lần 2 xới sâu ở giữa luống và vun cao để tránh đổ ngã tạo điều kiện cho tia củ nằm sâu trong đất, hình thành nhiều củ
Trang 39Xới váng sau khi trồng 15 ngày kết hợp với bón thúc đợt 1, 20 ngày sau trồng tiến hành xúc rò lấp đất cao 10 – 15 cm để tránh đổ ngã tạo điều kiện cho tia củ nằm sâu trong đất, hình thành nhiều củ
• Tưới nước: Trời âm u ngày tưới 1 lần vào buổi sáng sớm, nếu trời nắng gắt tưới
2 lần vào sáng sớm và chiều mát
• Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên quan sát và phát hiện kịp thời, chủ động phòng trị bệnh bằng các loại thuốc trừ bảo vệ thực vật, luân phiên các loại thuốc tránh hiện tượng quen thuốc, sử dụng đúng theo liều lượng khuyến cáo
• Thu hoạch: Khi 3/4 diện tích ruộng trồng lá khoai tây đã vàng úa thì có thể thu hoạch, ngưng tưới nước, cắt dây trước khi thu hoạch, dùng nỉa để đào tránh để phạm vào củ Khi thu hoạch nên phân loại củ theo mục đích thương mại hoặc để giống ngay tại ruộng
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Các chỉ tiêu sinh trưởng 7 ngày theo dõi 1 lần, cột dây đánh dấu để theo dõi
* Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Bắt đầu tiến hành theo dõi sau trồng 18 ngày, 7 ngày theo dõi 1 lần cho đến khi cây khoai tây ngừng sinh trưởng Mỗi ô theo dõi 5 cây (bụi) theo 5 điểm chéo góc
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày) = chiều cao cây đo lần sau – chiều cao cây đo lần trước liền kề
* Số lá/thân chính: Tiến hành đếm tất cả số lá mọc trên thân chính, theo dõi 5 cây (bụi)/ô thí nghiệm, 7 ngày theo dõi 1 lần
Tốc độ ra lá/thân chính (lá/cây/7 ngày) = số lá đếm lần sau – số lá đếm lần trước liền kề
* Số nhánh/bụi: Đếm tất cả số nhánh cấp 1 trên thân chính, bắt đầu đếm khi cây xuất hiện nhánh đến khi số nhánh ổn định
Tốc độ ra nhánh/bụi (nhánh/bụi/7 ngày) = số nhánh đếm lần sau – số nhánh đếm lần trước liền kề
Trang 403.5.2 Tình hình sâu, bệnh hại
Ghi nhận tình hình sâu, bệnh hại ở các nghiệm thức trên đồng ruộng và tính tỷ
lệ sâu, bệnh hại
Tỷ lệ sâu, bệnh hại (%) = [(số cây bị sâu, bệnh hại)/(tổng số cây theo dõi)] *100
3.5.3 Các yếu tố cấu thành năng suất
Số củ/bụi
Trọng luợng củ/bụi (gr) = (trọng lượng củ của 5 bụi ở một nghiệm thức)/5 Trọng lượng trung bình 1 củ (gr) = (tổng trọng lượng củ của 5 bụi ở một nghiệm thức)/(số củ của 5 bụi)
Năng suất ô thí nghiệm (kg/ô TN) = Trọng lượng củ trong mỗi ô thí nghiệm Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = (Trọng lượng củ/bụi) * (số bụi /ha) Năng suất thực tế (tấn/ha) = [(Năng suất ô TN) / (diện tích ô TN)] * 10.000
3.5.5 Hiệu quả kinh tế
- Lợi nhuận (đồng) = Tổng thu – Tổng chi
- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/tổng chi
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên các phần mềm của máy tính: MSTATC, microsoft excel