Đối với quản lý bờ biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 86)

4. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Đối với quản lý bờ biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

- Hành lang cấm của bờ biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tới năm 2050 mà luận văn xây dựng là khu vực cấm xây dựng các công trình dân dụng nhằm đảm bảo an toàn cho con người, tài sản và bảo vệ hệ bờ. Học viên mong muốn các nhà quản lý lưu tâm và sử dụng cho công tác lập quy hoạch và quản lý bờ biển trong tương lai, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất.

- Đối với phần diện tích bờ biển nằm trong hành lang xói lở, không nên sử dụng cho bất cứ mục đích gì. Đối với phần diện tích nằm xen giữa hành lang xói lở và hành lang ngập, có thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp như canh tác lúa, màu hoặc nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên, cần cảnh báo cho người dân biết các nguy cơ có thể xảy ra đối với khu vực này trong điều kiện bão.

- Đối với một số đoạn bờ biển có tốc độ xói lở cao như ở thôn Trung Tân và Trung Tiến (xã Kỳ Khang), thôn Phú Hải và Phú Lợi (xã Kỳ Phú), thôn Thắng Lợi và Sơn Tịnh (xã Kỳ Xuân), cần xây đê kiên cố hoặc kè chắn sóng đển hạn chế quá trình xói lở bờ, tuy nhiên, việc xây đê kè cần phải được nghiên cứu một cách chi tiết để tránh việc giảm xói ở khu vực này nhưng lại gia tăng thêm nhiều lần xói lở ở các khu vực lân cận. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần đầu tư trồng rừng phi lao ở

79

ven bờ biển để chắn sóng, gió, bão bảo vệ bờ biển trước những tác động trực tiếp của thiên nhiên. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình bảo vệ cũng chỉ là giải pháp tạm thời và tốn kém. Cách quản lý này là theo quan điểm “phản ứng” hay “nước đến chân mới nhảy”.

- Các nhà quản lý, quy hoạch và đầu tư cần nhận thức rằng dải bờ biển nói chung và rìa biển của các đồng bằng châu thổ nói riêng là các thành tạo trẻ, rất xung yếu và dễ bị tổn thương do tác động của các nhân tố tự nhiên và con người, khả năng rủi ro cao do các tai biến như xói lở bờ biển, nước dâng trong bão. Do đó, khi xây dựng dự án cần tính đến các tai biến này, đặc biệt là xói lở bờ biển. Mặt khác, các nhà quy hoạch và đầu tư cần phải chịu trách nhiệm trước nhân dân nếu rủi ro xảy ra vì tiền đầu tư là của người dân.

- Việc hành lang cấm được xây dựng có khung thời gian quy hoạch nhằm cảnh báo cho chính quyền và người dân biết nguy cơ có thể xảy ra đối với bờ biển dưới tác động của các tai biến xói lở, ngập lụt, từ đó có thể có các biện pháp xây dựng các công trình bảo vệ (đê, kè) cho các công trình đã được xây dựng ở sát biển. Ngoài ra, dựa trên những cảnh báo đó thì các nhà đầu tư có thể cân nhắc để xây dựng các công trình có thời gian quy hoạch ngắn hơn để vẫn đảm bảo được sự an toàn, có lợi nhuận, tuy nhiên cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan bờ biển.

80

KẾT LUẬN

1. Bờ biển của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có chiều dài 63km, bao gồm các bờ đá, bờ cát cao, bờ cát thấp và các đoạn bờ nhân sinh. Hiện nay, hầu hết các đoạn bờ này đều đang bị mài mòn (đối với các bờ đá gốc) hoặc xói lở (đối với các bờ cát cao và bờ cát thấp) với tốc độ khác nhau. Quá trình xói lở trên các bờ cát diễn ra chủ yếu ở các cồn cát có nguồn gốc biển - gió được thành tạo trong thời kỳ Holocen giữa - muộn hoặc thềm biển tích tụ tuổi Holocen giữa. Tốc độ xói lở theo tính toán trên các đoạn bờ cát ở xã ở xã Kỳ Xuân là 0,3 - 1,3 m/năm, ở xã Kỳ Khang và phía nam xã Kỳ Phú là 1,3 - 1,8m/năm), ở phía nam Vũng Áng là 0.5-1,1m/năm, đặc biệt ở khu vực bắc Cửa Khẩu, tốc độ xói lở lên tới 2,1-5,3m/năm. Với xu hướng gia tăng tần suất và cường độ của các cơn bão, mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu và của các hoạt động kinh tế trong vùng như: khai thác titan, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế..., người dân trong vùng đang phải chịu sự đe dọa từ các hiểm họa tai biến thiên nhiên.

2. Từ việc tổng quan lý thuyết về hành lang cấm, tình hình xác lập hành lang cấm của các quốc gia trên thế giới và các phương pháp đã được sử dụng, luận văn đã xây dựng quy trình để xác lập hành lang cấm cho bờ biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (tính cho khung thời gian quy hoạch tới năm 2050) trên cơ sở nghiên cứu địa mạo và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động địa hình khu vực nghiên cứu. Hành lang cấm của bở biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh tới năm 2050 bao gồm 2 hành lang thành phần là hành lang xói lở và hành lang ngập lụt. Theo tính toán, trên các đoạn bờ cát, hành lang cấm đã ăn sâu vào khu vực dân cư sinh sống từ 50-100m, đặc biệt là ở những đoạn có tốc độ xói lở bờ cao như: thôn Trung Tân và Trung Tiến (xã Kỳ Khang), thôn Phú Hải và Phú Lợi (xã Kỳ Phú), thôn Thắng Lợi và Sơn Tịnh (xã Kỳ Xuân). Đây cũng chính là lời cảnh báo cho chính quyền địa phương và người dân về các nguy cơ tai biến và ảnh hưởng của tự nhiên và con người tới địa hình bờ biển.

3. Từ quá trình xác lập hành lang cấm cho bờ biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất phục vụ cho công tác quản lý đới bờ nói chung và quản lý bờ biển khu vực nghiên cứu nói riêng. Trong đó, đối với phần diện tích bờ

81

biển nằm trong hành lang xói lở, không nên sử dụng cho bất cứ mục đích gì. Đối với phần diện tích nằm xen giữa hành lang xói lở và hành lang ngập, có thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp như canh tác lúa, màu hoặc nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên, cần cảnh báo cho người dân biết các nguy cơ có thể xảy ra đối với khu vực này trong điều kiện bão. Ngoài ra, tại một số đoạn bờ biển có tốc độ xói lở cao, chính quyền cần có biện pháp xây đê kiên cố hoặc kè chắn sóng và trồng phi lao dọc toàn bộ bờ biển đển hạn chế quá trình xói lở bờ.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Bộ số liệu khí hậu giai đoạn 1971 - 2000, Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển (Ban hành theo Quyết định số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/ 7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. Chi cục thống kê huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh (2014), Niên giám thống kê giai đoạn 2005 - 2013.

5. Đào Đình Bắc (2008), Địa mạo đại cương, NXB ĐHQGHN, Hà Nội

6. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (1996), Bản đồ Địa chất khoáng sản tờ Kỳ Anh - Hà Tĩnh, tỉ lệ 1/200.000, Lưu trữ Cục Địa Chất, Hà Nội.

7. Đài khí tượng Hà Tĩnh (2011), Số liệu thống kê khí tượng thủy văn các trạm tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. 8. Lê Đức An, Ma Kông Cọ (1979), Vài nét về đặc điểm tân kiến tạo Nam Việt

Nam, Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Công trình của Liên đoàn BĐĐC, 1:335-340, Hà Nội.

9. Lê Đức Tố (Chủ biên), Hoàng Trọng Lập, Trần Công Trục, Nguyễn Quang

Vinh (2004), Quản lý biển, NXB ĐHQG HN.

10.Lê Phước Trình (Chủ trì) và nnk., (2000). Nghiên cứu quy luật và dự đoán xu thế bồi tụ-xói lở vùng ven biển và cửa sông Việt Nam, Báo cáo Đề tài KHCN- 06-08, lưu trữ tại Viện Hải dương học Nha Trang.

11.Lê Xuân Hồng (1997), Đặc điểm xói lở bờ biển Việt Nam, Luận án TS Địa lý, ĐHSP Hà Nội.

12.Nguyễn Hiệu, Vũ Văn Phái (2005), “Nghiên cứu biến động đường bờ khu vực cửa Ba Lạt và lân cận phục vụ cảnh báo tai biến xói lở - bồi tụ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, T.XXI, số 1PT - 2005, tr. 63 - 70

13.Nguyễn Hiệu, Đỗ Trung Hiếu, “Phân tích xu thế biến đổi địa hình và các tai biến thiên nhiên đới bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng”, Kỷ yếu hội thảo môi trường đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, tr. 88

14.Nguyễn Minh Nguyệt (2014), Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Địa lý tự nhiên, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15.Nguyễn Quang Tuấn (2014), Cơ sở địa lý của việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Địa lý tự nhiên, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

16.Nguyễn Thanh Ngà (Chủ trì) và nnk (1995). Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam, Đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển. Báo cáo Đề tài NCKH cấp Nhà nước, mã số KT03-14, Hà Nội, 184 trg.

83

17.Nguyễn Thế Tưởng (chủ trì) và nnk (2014). Báo cáo tổng hợp “Cơ sở Khoa học và pháp lý phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ châu thổ sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển, đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng”, Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà Nước, mã số KC. 09.10/11-15. 18.Nguyễn Văn Cư (chủ trì) và nnk (2001). Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt

lở bờ biển Miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập, cấp Nhà nước, mã số 5B (lưu trữ Viện Địa lý).

19.Nguyễn Văn Cư (chủ trì) và nnk, (2005). Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-09-05 (lưu trữ Viện Địa lý).

20.Nguyễn Văn Cư, Phạm Huy Tiến (2003), Sạt lở bờ biển miền Trung, NXB KHKT Hà Nội, Hà Nội.

21.Phạm Thị Phương Thảo, Hồ Đình Duẩn, Đặng Văn Tỏ (2009), “Trích rút đường mực nước từ ảnh Landsat”, Science & Technology Development, Vol 12, No.12-2009.

22.Phạm Hữu Tình (2012), “Hà Tĩnh tích cực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, Tập san Khoa học công nghệ Hà Tĩnh, (1), tr. 57-60.

23.Phan Văn Tân và nnk (2010): Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó, Báo cáo tổng kết đề tài KC08.29/06-10. 24.Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (tổng chủ biên) (1989), Địa chất Việt

Nam (Địa tầng), Tổng cục Mỏ và Địa chất, Hà Nội.

25.Trần Hữu Tuyên (2003),” Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo đến bồi xói bờ biển ở đới ven biển Bình Trị Thiên”, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 275(3- 4/2003), tr 18-23.

26.Trần Thanh Tùng, Lê Đức Dũng (2012), “Nghiên cứu xác định năng lượng sóng ven bờ cho dải ven biển miền Trung”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường (số 39, 12/2012), tr. 46-53

27.Trịnh Thế Hiếu, Lê Phước Trình, Tô Quang Thịnh (1995). Hiện trạng và dự báo sự biến động bờ biển và các cửa sông ven biển Việt Nam.

28.UBND huyện Kỳ Anh (2002), Báo cáo tổng hợp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2001 - 2010, Kỳ Anh.

29.UBND tỉnh Hà Tĩnh, Thuyết minh quy hoạch chung khu kinh tế Vũng Áng.

30.UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

31.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

32.Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, Phan Văn Tân (2010), “Đặc điểm

hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010), tr.334-353 33.Vũ Văn Phái (2007), Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương, NXB ĐHQGHN,

Hà Nội.

34.Vũ Văn Phái (chủ trì) và nnk (2013), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “Nghiên cứu đánh giá biến động đường bờ biển các tỉnh nam bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng”, Mã số:

84

BĐKH.07, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước Mã số KHCN - BDDKH11/15 “Khoa học và công nghệ phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”.

35.Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Đào Mạnh Tiến, “Xói lở bờ biển Việt Nam và ảnh hưởng của mực nước biển đang dâng lên”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Toàn quốc lần I: Địa chất biển Việt Nam và phát triển bền vững, tr. 658-666. 36.Vũ Văn Phái, Hoàng Thị Vân, Vũ Tuấn Anh (2006), “Xói lở bờ biển và quản lý môi trường bờ biển ở nước ta”, Biển Việt Nam, số 5/2006, Hội KH&KT Biển Việt Nam, HN, trg. 42-45.

37.www.thoitietnguyhiem.net/

Tiếng Anh

38.A. A. Alesheikh, A. Ghorbanali, N. Nouri, (2007). Coastline change detection using remote sensing, Int. J. Environ, Sci. Tech., 4 (1): 61-66.

39.Antarctic Climate and Ecosystems Cooperative Research Centre (2012),

Technical report Generic design coastal erosion volumes and setbacks for Australia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40.Beaches and Shores Resource Center, Florida State University (2007) Coastal construction control line review study. Gulf County, St. Joseph Spit (Ranges R75-R108), Florida. Sponsored by Florida department of Environmental Protection, Bureau of Beaches and Coastal Systems.

41.Cambers G. (1998), Planning for coastline change 2a Coastal development setback guidelines in Nevis

42.CSIR (2000b), Set-back line for the coastal zone: Tongaat Beach – Ohlanga Estuary. ENV-S-C 2000-02.

43.CSIR (2003a), Set-back line for the coastal zone: Msimbazi- to Mahlongwana River Mouth and Mgeni-to Ohlanga River Mouth. EMAS-C 2003-088.

44.CSIR (2004), Struisbaai Coastal Development: Set-back Line. ENV-S-C 2004-064.

45.Chiu. T.Y. & Dean, R.G. (2002), Methodology on coastal construction control line establishment. Beaches and Shores Resource Center, Institute of Science and Public Affairs.

46.Department of environmental affairs & development planning, Provincial Government of Western Cape (2010), Development of a methodology for defining and adopting coastal development setback lines, volume 1: Main report

47.Environmental protection agency, Queensland Government (2005), Coastal erosion and assessment of erosion prone area widths

48.Fenster M.S. (2006), Setbacks. In Encyclopedia of Coastal Science, ed. M.L. Schwartz, pp. 863-866. Berlin: Springer.

49.Healy, T.R. & Dean, R.G. (2000), Methodology for delineation of coastal hazard zones and development setback for open duned coasts. In: Handbook of coastal engineering. J.B. Herbich (ed.), McGraw-Hill, New York, United States of America. pp 19.1

85

50.Houlahan, J.M. (1989) Comparison of state construction setbacks to manage development in coastal hazard areas. Coastal Management 17(3): 219-228.

51.Komar, P.D, McDougal, W.G, Marra, J.J. & Ruggiero, P. (1999), The rational analysis of setback distances: Applications to the Oregon coast. Shore & Beach 67(1): 41-49.

52.Ltd, Hamilton, New Zealand. Theron, A.K. (2000), Recession Line Evaluations. CSIR Report ENV-S-I 2000-02.

53.Marcello Sano, Marcel Marchand and Jamie Lescinski (2010), On the use of setback lines for coastal protection in Europe and the Mediterranean: practice, problems and perspectives, European Commission, Contract No.: 044122, Reference: Deliverable D12, Concepts and Science for Coastal Erosion management, Conscience.

54.Nguyen Hieu, Pham Xuan Canh, Doan Thu Phuong (2014), “Establishing and standardizing shoreline on satellite images”, The 35th Asian conference on remote sensing, Myanma.

55.Ramsay, D.L., Gibberd, B., Dahm, J., Bell, R.G. (2012) Defining coastal hazard zones and setback lines. A guide to good practice. National Institute of Water & Atmospheric Research Ltd, Hamilton, New Zealand.

56.Theron, A.K. (2000). Recession Line Evaluations. CSIR Report ENV-S-I 2000-02.

57.Tonking and Taylor Ltd (2004), Regional coastal hazard assessment: Volume

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 86)