Khái quát chung về địa hình khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 55)

4. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Khái quát chung về địa hình khu vực nghiên cứu

Địa hình là một nhân tố động lực thụ động. Tuy nhiên, địa hình chính là một nhân tố quan trọng của môi trường, đồng thời là điều kiện tiên quyết đối với sự phân

Hình 2.14. Bản đồ định hướng phát triển không gian khu kinh tế Vũng Áng đến năm 2025 (Nguồn: http://kkthatinh.gov.vn/)

48

bố vật chất và năng lượng trong môi trường đó. Các tham số quan trọng của địa hình bao gồm độ cao, độ dốc, bằng phẳng hay lồi lõm, hình dạng đường bờ... Huyện Kỳ Anh nói nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, thuộc dải đất hẹp của vùng Bắc Trung Bộ với địa hình thấp dần từ tây sang đông. Phân bậc địa hình và phân bậc độ dốc khu vực nghiên cứu được thể hiện trong hình 2.15 và 2.16. Trong khu vực nghiên cứu, dựa trên hình thái địa hình, có thể chia thành các bộ phận: đồi núi thấp, đồng bằng ven biển, bờ biển và đáy biển ven bờ.

- Đồi núi thấp phân bố tập trung thành các cụm, chiếm khoảng 40% diện tích khu vực nghiên cứu với độ cao phổ biến từ 30 - 300m, chỉ có một số điểm có độ cao lớn hơn 300 như ở núi Đọ (đỉnh cao 444.6m) (thuộc địa phận xã Kỳ Khang, và khối núi U Bò (đỉnh cao 1011.5m) ở Đèo Ngang. Độ dốc ở vùng đồi núi phổ biến từ 15° - 45° nên quá trình bóc mòn ở đây chủ yếu là xâm thực - rửa trôi bề mặt.

- Đồng bằng ven biển phân bố xen kẽ giữa các cụm đồi núi, chiếm khoảng 45% diện tích toàn khu vực nghiên cứu có độ cao dưới 30m. Độ dốc của vùng đồng bằng chỉ dưới 3°, được sử dụng chủ yếu để trồng lúa, hoa màu và là nơi định cư của người dân. Các vùng cửa sông Cửa Khẩu, sông Vịnh và dọc sông Quyền là vùng ngập nước có cao độ từ -0,3m đến 0,95m. Mặt khác, đây là vùng canh tác lớn của huyện, có hệ thống đê biển bao bọc và các đê sông thuộc các xã Kỳ Phương, Kỳ Lợi. Đây là vùng có nguy cơ bị nhiễm mặn thường xuyên thiếu nước về mùa khô.

- Địa hình bờ biển của khu vực nghiên cứu chủ yếu kéo dài theo phương tây bắc - đông nam nên thường xuyên chịu tác động mạnh của sóng hướng đông bắc và sóng hướng đông. Đáy biển ven bờ khu vực nghiên cứu có độ dốc tương đối lớn với tanα dao động từ 1/30 - 1/20, vì vậy, năng lượng sóng tác động đến bờ khá lớn. Tại những nơi địa hình đồi núi cấu tạo bởi các đá bền vững lộ ra ở bờ biển, sự biến đối của địa hình bờ chậm và hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, trên những đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời, đường bờ tương đối thẳng, đất đá cấu tạo bờ có mối liên kết bền vững không cao nên dễ dàng bị sóng phá hủy và gây ra tình trạng xói lở bờ và bãi.

49

Hình 2.15.

Người thực hiện: HVCH. Đoàn Thu Phương Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Phái

50

Hình 2.16.

Người thực hiện: HVCH. Đoàn Thu Phương Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Phái

51

Trên các đoạn bờ cấu tạo bởi trầm tích bở rời thường có các cồn cát với độ cao trung bình từ 5 - 10m (thậm chí 20m tại bờ biển xã Kỳ Phương) chạy song song với đường bờ biển. Hiện tại, đa số các đoạn bờ cát trong huyện Kỳ Anh đều đang bị xói lở nghiêm trọng, đặc biệt đoạn bờ ở từ xã Kỳ Khang đến phía nam Kỳ Phú đã hoàn toàn vắng bóng các cồn cát bên ngoài, bãi biển gần như nằm ngang. Vào thời điểm thực địa, triều đang gần xuống đến mức thấp nhất, phần bãi phơi ra có độ rộng khoảng 150m, bãi biển cấu tạo bởi cát hạt trung và mịn màu vàng sáng đến vàng xám, chặt xít, bề mặt bằng phẳng kéo dài từ ngoài mép nước tới vị trí hàng phi lao (Hình 2.17).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)