Phân loại bờ biển khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 70)

4. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Phân loại bờ biển khu vực nghiên cứu

3.2.1.1. Các tiêu chí phân loại bờ biển

Trong nghiên cứu biến động bờ biển, mục đích của phân loại là phải chỉ ra được khả năng chống lại các tác động các các lực từ bên ngoài, trong đó, đáng quan tâm hơn cả là sóng biển. Bởi vì, sóng và dòng chảy do nó sinh ra là nhân tố động lực chủ yếu tạo nên và làm biến đổi địa hình bờ biển nói chung và đường bờ nói riêng. Vì vậy, để thuận tiện cho nghiên cứu xác định sự biến đổi bờ biển theo thời gian, Vũ Văn Phái [34] đã phân loại bờ biển theo hai chỉ tiêu như sau:

a. Thành phần vật chất cấu tạo nên bờ biển.

Thành phần và mức độ gắn kết của đất đá cấu tạo nên bờ biển giữ vai trò quan trọng đối với sự tấn công của sóng biển. Leontyev và đồng nghiệp đã chia ra các loại đất đá thông thường (trừ các loại đá do băng sinh ra) thành 6 lớp có độ bền vững khác nhau. Các đá dạng khối có độ bền vững cao nhất, chẳng hạn như các đá kết tinh, magma xâm nhập, đá biến chất, tiếp theo là các đá trầm tích gắn kết đặc biệt, còn các trầm tích bở rời có thành phần cát-cuội-sỏi dễ bị mài mòn và tạo ra khối lượng bồi tích đáng kể, các đá có khả năng hòa tan (như đá vôi, đá muối, thạch cao, dolomit, v.v.) thì dễ bị mài mòn hóa học.

b. Độ cao của địa hình bờ biển.

Ở đây chỉ đề cập đến độ cao của các đoạn bờ được cấu tạo bởi trầm tích bở rời. Các đoạn bờ càng cao, thì tốc độ phá hủy do sóng càng chậm, và ngược lại. Bởi vì, tại các đoạn bờ cao, khối lượng vật liệu bị đổ sập xuống sẽ lớn hơn ở các đoạn bờ thấp, nên sóng phải mất nhiều thời gian hơn để làm sạch lượng vật liệu này trước khi đào khoét sâu tiếp vào phía bờ.

63

3.2.1.2. Phân loại bờ biển

Dựa trên 2 tiêu chí trên, có thể phân bờ biển khu vực nghiên cứu thành 4 loại:

1) Bờ đá. Các bờ đá ở trong khu vực nghiên cứu phân bố rải rác thành từng đoạn, được cấu tạo chủ yếu bởi các đá Granit rắn chắc thuộc phức hệ Phia Bioc, phân bố tập trung ở xã Kỳ Xuân, và các đá trầm tích cuội kết, sạn kết, cát kết thuộc hệ tầng Đồng Trầu, hệ tầng Động Trúc hay hệ tầng Mường Hinh. Bờ đá có độ rắn chắc từ trung bình đến cao nên ít chịu tác động của sóng, gió, tốc độ giật lùi không đáng kể.

2) Bờ cát cao.Bờ cát cao là các doi cát có nguồn gốc biển - gió, được thành tạo trong thời kỳ Holocen giữa - muộn với độ cao từ 5-20m, phân bố trên hầu hết các đoạn bờ trong khu vực nghiên cứu (Hình 3.3). Các doi cát có sườn bất đối xứng với sườn phía lục địa dốc hơn và sườn hướng biển thoải hơn. Bề mặt của các đoạn bờ này khá bằng phẳng, trên đó có phi lao hoặc cây bụi bao phủ. Hiện nay, toàn bộ bờ biển loại này đang bị xói lở rất mạnh mẽ, biểu hiện ở các vách xói (KX-14-02, KPg-14-01) , các cây phi lao ở ngoài bị có xu hướng bị đổ do mất nền bám và tác động của gió bão (KN-14-01).

3) Bờ cát thấp. Bờ cát thấp cũng được cấu tạo bởi cát, nhưng có độ cao thấp hơn (chỉ dưới 2,0 mét). Thực chất, các đọan bờ này trước đây cũng có các dải cát cao nhưng do xói lở nên các dải cát cao đã bị phá hủy rồi trở thành bờ cát thấp. Điển hình nhất cho loại bờ này là ở khu vực xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang. Phía đất liền của các đoạn bờ loại này là các đồng bằng thấp hoặc hơi trũng, được cải tạo làm đầm nuôi hải sản, hoặc trồng màu. Các bờ cát thấp đều đang bị xói lở mạnh dưới ảnh hưởng của nước

a) b)

Hình 3.2. Bờ đá tại xã Kỳ Nam (KN-14-01) (a) và Kỳ Xuân (KX-14-02) (b) (Ảnh: Đoàn Thu Phương, 2014)

64

biển dâng và bão. Đặc biệt ở các đoạn bờ từ phía nam xã Kỳ Phú kéo dài đến phía bắc xã Kỳ Ninh, bãi biển gần như nằm ngang từ ngoài mép nước đến hàng phi lao. Theo số liệu điều tra khảo sát tháng 4/2014, biển đã lấn sâu vào đất liền, tấn công phi lao và nhà dân (KK-14-03) khiến hàng phi lao giật lùi lại gần 100m so với cách đây 10 năm và hơn hai chục hộ dân sinh sống ven biển phải di dời.

a) b)

c) d)

a) b)

Hình 3.4. Bờ cát thấp tại xã Kỳ Khang (KK-14-03) (a), Kỳ Phú (KP-14-01) (b) (Ảnh: Đoàn Thu Phương, 2014)

Hình 3.3. Bờ cát cao tại các xã Kỳ Xuân (KX-14-02) (a), Kỳ Phương (KPg-14-01) (b), Vũng Áng (KL-14-02) (c), Kỳ Nam (KN-14-01) (d)

65 Người thực hiện: HVCH. Đoàn Thu Phương Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Phái Hình 3.5.

66

4) Bờ nhân sinh. Bờ nhân sinh bao gồm các công trình xây dựng được xây dựng sát biển hoặc lấn biển, đó là các đê, kè bê tông, cầu cảng và các nhà máy. Loại bờ này đặc biệt phát triển trong khu vực Vũng Áng (xã Kỳ Lợi) và Vũng Sơn Dương (xã Kỳ Phương), nơi hoạt động công nghiệp diễn ra mạnh mẽ do các nhà máy và cầu cảng đang được gấp rút xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 70)