Mực nước biển dâng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 48)

4. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Mực nước biển dâng

2.2.4.1. Số liệu về mực nước biển dâng

“Biến đổi khí hậu toàn cầu” là cụm từ không còn xa lạ với các nhà khoa học và người dân trên toàn thế giới bởi người ta dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng sâu sắc của nó tới mọi khu vực, mọi hoạt động sống của sinh vật và con người trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là với vùng có độ nhạy cảm cao như đới bờ biển thì sự biến đổi của các yếu tố khí hậu, các hiện tượng khí tượng cực đoan và đặc biệt là mực biển dâng có tác động rất lớn đến các quá trình xói lở - bồi tụ của khu vực.

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu của IPCC cho thấy, mực nước biển dâng trong thế kỷ XX là 1,7 ± 0,5 mm/năm; giai đoạn 1961-2003 tốc độ dâng lên trung bình của mực nước biển là 1,8 ± 0,5 mm/năm; giai đoạn 1993-2003 là 3,1 ± 0,7 mm/năm. Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thụy và đồng nghiệp (1995) đã tính sự thay đổi mực nước cho 4 điểm dọc bờ biển nước ta là Đồ Sơn: tốc độ dâng lên trung bình là 2,150 mm/năm, tương tự ở Đà Nẵng là: 1,198 mm/năm, Quy Nhơn là 0,957 mm/năm và Vũng Tàu là 3,203 mm/năm. Trong công bố về “Biến đổi khí hậu - mực nước biển dâng ở Việt Nam” của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho thấy, tốc độ dâng mực nước trung bình trên dọc bờ biển Việt Nam là 2,8 mm/năm [2]. Tuy nhiên, giá trị này không đồng đều cho các tỉnh. Nghiên cứu cũng đã xây dựng kịch bản mực nước biển dâng cho 7 vùng bờ biển của Việt Nam dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A1FI). Trong đó, kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh

41

giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, huyện Kỳ Anh nằm trong vùng biển từ Hòn Dấu - Đèo Ngang, nơi có mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 - 1999 là 13 cm vào năm 2030 (0,26mm/năm), 24 cm vào năm 2050 (3,43mm/năm), 65 cm vào năm 2100 (5,42mm/năm) (Bảng 2.9).

2.2.4.2. Tác động của mực nước biển dâng tới bờ biển

Sự thay đổi của mực nước biển (do nâng-hạ kiến tạo, hoặc do dao động chân tĩnh của mực nước) cũng được xem là nhân tố địa mạo bờ biển rất quan trọng. Mực nước biển dâng lên hay hạ xuống dẫn đến sự dịch chuyển đường bờ về phía đất liền (trong trường hợp mực nước biển dâng lên) hoặc về phía biển (trong trường hợp mực nước biển hạ xuống). Kèm theo đó là đới tác động của sóng đến bờ và đáy cũng dịch chuyển về các phía tương ứng. Ngoài ra, sự dâng lên của mực nước biển còn làm tăng độ nghiêng của bãi biển, dẫn tới làm gia tăng năng lượng sóng tác động lên bờ, gây ra xói lở bờ và bãi. Tuy nhiên, sự thay đổi mực nước không đóng vai trò chính gây nên hiện tượng xói lở hay bồi tụ mà nó chỉ có tác động tương hỗ với sóng gây xói lở bờ biển.

Mỗi loại bờ có một quy luật tiến hóa riêng để phản ứng với sự dâng lên của mực nước biển. Đối với bờ đá, mực nước biển dâng sẽ làm cho sóng vỡ gần với đường bờ và chạm tới chân vách thường xuyên hơn, năng lượng sóng sử dụng đào khoét chân vách vì vậy mà lớn hơn dẫn đến tốc độ sụp đổ cũng như tốc độ giật lùi đường bờ tăng lên. Phần đá bị sụp đổ dưới chân vách sẽ tiếp tục bị sóng mài mòn và đưa ra xa bờ, tạo nên một bề mặt bãi đá nghiêng thoải về phía biển (Hình 2.9 b).

Đối với bờ cát, dưới ảnh hưởng của mực nước biển dâng, bờ cát sẽ bị xói lở, độ dốc của đáy biển nông ven bờ sẽ tăng lên đồng thời trên mặt bãi có sự hình thành của các bar cát chạy song song với các rãnh trũng. Sự dâng lên của mực nước biển làm ngập phần trên của bãi, làm cho độ dốc của bãi tăng lên. Khi độ dốc của bãi tăng, năng lượng sóng không còn bị phân tán nhiều do ma sát với đáy. Lúc đó, năng lượng này sẽ được tập trung vào phá hủy bờ và bãi. Lượng cát bị phá hủy sẽ được lắng đọng xuống ngay dưới sườn bờ ngầm. Sóng bắt đầu tạo trắc diện sườn ngầm theo những

42

điều kiện cân bằng động phù hợp với những quy luật thủy động lực của khu vực biển nông, bằng cách bào mòn mạnh mẽ trầm tích bở rời và di chuyển khối vật liệu về phía bờ là chủ yếu (Hình 2.9 a).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập hành lang cấm (setback) phục vụ cho quy hoạch và quản lý bờ biển huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)