4. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Các nhân tố thủy động lực biển
a. Sóng
Sóng biển: Vào mùa đông, ở vùng biển thuộc khu vực nghiên cứu, sóng có hướng đông bắc chiếm ưu thế và có tần suất khoảng 31% với chiều cao sóng trung bình nhiều năm vào khoảng 1,57m. Tiếp đó là các sóng hướng bắc (tần suất 21,3%) và đông (tần suất 8,1%) cũng thường xuất hiện vào mùa đông (Bảng 2.7). Vào mùa
Hình 2.7. Tần số và xu thế tuyến tính của bão từng nửa thập kỷ ở vùng biển Thanh Nghệ Tĩnh [32] Bảng 2.6. Bão và nước dâng ven bờ Việt Nam
38
hè, ở dải ven bờ vùng này, sóng có hướng đông nam chủ yếu tác động tới bờ biển với tần suất khoảng 21% và chiều cao sóng trung bình là 1,1m. Ngoài ra còn có sóng hướng đông bắc, hướng bắc và nam nhưng tần suất không đáng kể (Bảng 2.8).
Bờ biển của huyện Kỳ Anh có đặc điểm tương đối thẳng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, vì vậy vào mùa đông, dưới tác động của sóng hướng đông bắc đến vuông góc với bờ hay sóng hướng đông và nam cũng đều mang năng lượng lớn, bờ biển bị xói lở mạnh mẽ trong thời gian này. Vào mùa hè, các sóng đến bờ thường có năng lượng nhỏ hơn nhiều so với trong mùa đông và các hướng sóng chính gần như song song với bờ, sóng hướng đông bắc có xuất hiện nhưng tần suất và năng lượng rất nhỏ. Vì vậy, vào mùa này, quá trình địa mạo chủ yếu trên dải bờ biển là bồi tụ, trả lại trạng thái cân bằng của bờ sau thời kỳ xói lở trong mùa đông.
Sóng tác động tới bờ, phá hủy và vận chuyển vật liệu theo cơ chế di chuyển bồi tích ngang, đồng thời cũng tạo ra một dòng chảy dọc bờ mang theo vật liệu và bồi tích. Tại khu vực nghiên cứu, vào mùa đông, dòng bồi tích này có hướng từ phía bắc xuống Nam, ngược lại, vào mùa hè, dòng bồi tích lại có hướng di chuyển từ phía nam lên phía bắc.
Bảng 2.7. Đặc điểm sóng tháng 1 (1990 - 2009) tại trạm Cồn Cỏ [26]
39
b. Thủy triều
Mực nước và thủy triều: thủy triều của vùng nghiên cứu khá phức tạp, chế độ nhật triều không đều, số ngày nhật triều trong tháng chỉ khoảng 15 ngày. Xuất hiện hiện tượng bất đẳng triều, nghĩa là thời gian triều rút lớn hơn thời gian triều dâng khá rõ nét, đặc biệt ở các vùng cửa sông, thời gian triều dâng thường chỉ dưới 10 giờ, nhưng thời gian triều rút kéo dài tới 15-16 giờ. Độ lớn thủy triều trong thời kỳ nước cường khoảng 150 cm. Ngoài ra, ở vùng này chế độ triều còn có thêm tính chất nữa là các ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng thường xảy ra vào thời kỳ nước kém. Nhìn chung, thủy triều không có tác động lớn tới bờ biển khu vực nghiên cứu. Do thời gian triều rút khá lớn (15-16 tiếng) nên dòng triều rút có tốc độ nhỏ, năng lượng thấp, không đủ gây ra xói mòn trên các bờ cát. Điều này có thể nhận thấy khi quan sát cửa sông duy nhất trong khu vực nghiên cứu. Về mặt hình thái, cửa sông không có dạng hình phễu điển hình, không có nhiều lạch triều, cửa sông nhỏ, hẹp, bị chắn bởi doi cát được thành tạo do dòng dọc bờ, chứng tỏ bờ biển khu vực nghiên cứu bị thống trị bởi sóng, tác động của thủy triều là không đáng kể, thủy triều chỉ đóng vai trò làm tăng phạm vi tác động của sóng tới bờ.
40