BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH VÀ DIỄN BIẾN MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY Đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH VÀ DIỄN BIẾN MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU
HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐIỀU TẠI ĐỒNG PHÚ – BÌNH PHƯỚC
Họ và tên sinh viên: BÙI KHẮC SƠN Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010
Tháng 8 năm 2010
Trang 2ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH VÀ DIỄN BIẾN MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐIỀU TẠI ĐỒNG PHÚ – BÌNH PHƯỚC
Tác giả
BÙI KHẮC SƠN
Luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÊ CAO LƯỢNG
Tháng 8 năm 2010
Trang 3Lời cảm ơn
Luận văn hoàn thành là nhờ vào sự đóng góp và giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
− Ba mẹ và anh chị đã dày công nuôi dưỡng ăn học và nên người
− Th.S Lê Cao Lượng, người thầy tâm huyết, người hướng dẫn tận tình, chu đáo và thân thiện cùng với giảng viên của Trường Đại Học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh đã hết lòng dìu dắt trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường
− Các cô, các chú ở trạm bảo vệ thực vật Tỉnh Bình Phước đã sẵn sàng giúp
đỡ, truyền đạt kinh nghiệm quí báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài
− Cùng toàn thể bà con nông dân ở các xã Thuận Phú, Thuận Lợi đã tạo điều kiện để tôi thực tập tốt tại địa phương
− Các bạn bè đã quân tâm chia sẽ, động viên và trao đổi kiến thức
− Các tác giả của những tài liệu đã dùng để tham khảo trong luận văn
Những tình cảm tốt đẹp này xin được một lần nữa khắc ghi!
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 8 năm 2010
Bùi Khắc Sơn
Trang 4TÓM TẮT
BÙI KHẮC SƠN, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Tháng 8/2010
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI, THIÊN ĐỊCH VÀ DIỄN BIẾN MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐIỀU TẠI ĐỒNG PHÚ – BÌNH PHƯỚC
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010 tại huyện Đồng Phú – tỉnh Bình Phước nhằm nắm bắt tình hình sâu hại trên cây điều ở địa phương Nghiên cứu côn trùng gây hại chủ yếu dựa vào phương pháp của Viện Bảo Vệ Thực Vật
Qua điều tra hiện trạng canh tác cho thấy giống điều chủ yếu là giống địa phương chưa có sự chọn lọc kỹ Mật độ trồng khá dày Việc chăm sóc và đầu tư cho cây điều như: tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh chưa được quan tâm đúng mức, sử dụng thuốc mang tính tự phát, ít chú ý đến khả năng phòng của thuốc Diện tích bình quân của mỗi hộ khá lớn nhưng sản lượng thu hoạch điều không được cao
Đã ghi nhận được 19 loài sâu hại và 6 loài thiên địch Sâu có khả năng gây hại
nặng trên cây điều là bọ đục chồi nâu (Alcides sp.), bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.), sâu đục cành (Rhytidodera simulans White), bọ ăn lá trắng (Lypesthes sp) Thiên địch phổ biến là kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fab.), bọ ngựa xanh đốm lưng (Creobroter sp.) và nhện chân gai (Oxyopes sp.)
Bọ đục chồi nâu gây hại nặng nhất vào tháng 5 với tỷ lệ cây và chồi bị hại trung bình là 73,78% và 25,56% Ở vườn điều 2 năm tuổi, tỷ lệ cây và chồi bị hại trung bình
là 64,62% và 23,80% Ở vườn 5 năm tuổi 59,49% và 21,85% Ở vườn 10 năm tuổi là 46,15% và 13,74%
Bọ xít muỗi gây hại gia tăng từ tháng 3 – 5, ở tháng 5 tỷ lệ cây và chồi bị hại trung bình là 38,67% và 8,76% Ở vườn điều 2 năm tuổi, tỷ lệ cây và chồi bị hại trung bình là 34,36% và 7,85%.Ở vườn 5 năm tuổi là 28,21% và 6% Ở vườn 10 năm tuổi là 16,92% và 3,54%
Trang 5Sâu đục cành có mức độ biến động không rõ ràng, mức độ gây hại gia tăng qua
3 tháng, đến cuối tháng 5 có xu hướng giãm nhẹ Tuy nhiên, sâu đục cành có mức độ gây hại cho cây điều rất cao, cụ thể tỷ lệ cây và cành bị hại ở các tháng 3, 4, 5 lần lượt
là 33,33% và 9,58%; 43,33% và 13,33%; 53,33% và 17% Tỷ lệ cây và cành bị hại trung bình ở vườn 5 năm tuổi là 27,69% và 8,33% Ở vườn 10 năm tuổi là 60,51% và 18,85% Chưa gây hại ở vườn 2 năm tuổi
Như vậy, cây điều là cây có khá nhiều loài sâu hại, 3 loài gây hại lớn cần được
quan tâm là Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.), Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.), Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White)
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Các nội dung nghiên cứu 2
1.4 Giới hạn của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu chung 3
2.1.1 Nguồn Gốc và Phân bố địa lý 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới và trong nước 3
2.1.2.1 Trên thế giới 3
2.1.2.2 Trong nước 4
2.1.3 Đặc điểm thực vật học 5
2.1.4 Một số yêu cầu sinh thái cơ bản của cây điều 7
2.1.5 Biện pháp canh tác: 9
2.1.5.1 Tạo cây giống điều khoẻ: 9
2.1.5.2 Kỹ thuật trồng cây: 10
2.1.5.3 Kỹ thuật chăm sóc cây điều: 10
2.2 Tình hình nghiên cứu sâu hại trên cây điều 11
2.2.1 Thành phần sâu hại trên cây điều 11
2.2.1.1Trên thế giới 11
2.2.1.2 Ở Việt Nam 13
2.2.2.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.) 14
Trang 72.2.2.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.) 15
2.2.2.3 Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White) 17
2.2.3 Biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây điều 18
2.2.3.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.) 18
2.2.3.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.) 18
2.2.3.3 Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White) 18
Chương 3 19
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
3.1.2 Điều kiện tự nhiên và khí hậu – thời tiết khu vực nghiên cứu 19
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.2.2 Khí hậu thời tiết 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu 20
3.2.2 Nội dung nghiên cứu 21
Chương 4 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Hiện trạng canh tác điều tại địa phương 24
4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây điều 28
4.2.1 Thành phần sâu hại 28
4.2.2 Đặc điểm một số loài sâu hại chính trên cây điều 31
4.2.2.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.) 31
4.2.2.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.) 32
4.2.2.3 Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White) 32
4.2.2.4 Sâu đục lá (Acrocercop sp.) 33
4.2.2.5 Sâu đục trái và hạt (Thylocoptila sp.) 33
4.2.2.6 Sâu cuốn lá (Sylepta aurantiacalis Fisch) 34
4.2.3 Thành phần thiên địch 41
4.3 Diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây điều 44
4.3.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.) 44
Trang 84.3.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.) 47
4.3.3 Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White) 50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1 Kết luận 53
5.2 Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 58
Trang 9DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
EC : Emulsifiable Concentrate (Nhũ dầu)
LD 50 : Lethal dose (Liều lượng gây chết 50% sinh vật thí nghiệm) w/w : weight/weight (trọng lượng/trọng lượng)
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.) 35
Hình 4.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii sign.) 36
Hình 4.4 Sâu đục lá (Acrocercops sp.) 38
Hình 4.5 Sâu cuốn lá (Sylepta aurantiacalis Fisch) 38
Hình 4.6 Sâu đục trái, đục hạt (Thylocoptila sp.) 39
Hình 4.7 Xén tóc tám chấm (Bactrocera sp.) 39
Hình 4.8 Bọ xít dài (Riptortus linearis Fabr.) 39
Hình 4.9 Mối (Psuedococcidae) 40
Hình 4.10 Rệp xáp bột (Pseudococcidae) 40
Hình 4.11 Ve sầu ba sừng (Membracidae) 40
Hình 4.12 Bọ ăn lá trắng (Lypesthes sp.) 40
Hình 4.13 Bọ xít muỗi xanh (Helopeltis sp.) 40
Hình 4.14 Nhện ngụy trang kiến vàng (Myrmarachne plataleoides M.) 43
Hình 4.15 Nhện chân gai (Oxyopes sp.) 43
Hình 4.16 Kiến vàng (Oecophylla smaragdina Fab.) 43
Hình 4.17 Bọ ngựa xanh đốm lưng (Creobroter sp.) 43
Bảng Trang Bảng 3.1 Số liệu khí tượng tại Đồng Phú – Bình Phước từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010 20
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác điều năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước 24
Bảng 4.2 Thành phần sâu hại trên cây điều từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước 28
Bảng 4.3 Thành phần thiên địch trên cây điều từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước 41
Trang 11Bảng 4.4 Diễn biến mức độ gây hại của bọ đục chồi nâu trên cây điều từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước 44
Bảng 4.5 Diễn biến mức độ gây hại của bọ xít muỗi đỏ trên cây điều từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước 47
Bảng 4.6 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đục cành trên cây điều từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước 50
Biểu đồ Trang Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ loài sâu hại trên cây điều tại Đồng Phú – Bình Phước 31
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chồi bị bọ đục chồi gây hại từ tháng 3 đến tháng 5 tại Đồng Phú –
Trang 12Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây điều là cây công nghiệp mũi nhọn ở Bình Phước mang lại hiệu quả kinh tế cao Hạt điều là loại nông sản chính có giá trị xuất khẩu rất lớn Điều là cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái tại Việt Nam thời gian cho khai thác của cây điều khá dài (30 – 40 năm) trong khi giai đoạn kiến thiết tương đối ngắn (3 – 4 năm) mức đầu tư mới và chi phí hăng năm cho điều kinh doanh không cao Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, điều còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ cải tạo môi trường rất tốt Đây là cây trồng rất có triển vọng
Thị trường điều trên thế giới khá ổn định và có xu hướng tốt Thị trường tiêu thụ điều phần lớn là các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Nhật Những nước này không trồng được điều và không áp dụng thuế nhập khẩu hạt điều Nguồn cung cấp hạt điều thường hạn chế, do các nước Châu Phi thường có những đợt hạn hán kéo dài làm cho sản lượng điều không ổn định Mặt khác, sản phẩm hạt điều chỉ sản xuất được ở những vùng nhiệt đới, đặc biệt là nhiệt đới ven biển Đây là lợi thế so sánh của một số nước mà không phải nước nào trên thế giới cũng có được lợi thế này
Hiện tại diện tích cây điều nước ta vượt trên 300.000 ha và Bình Phước là tỉnh
có diện tích trồng lớn nhất cả nước Trồng điều thì dễ nhưng để đạt năng xuất cao lại là chuyện khó Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển cây điều luôn bị tấn công bởi nhiều loại sâu hại, nhất là trong giai đoạn cây điều đâm chồi và ra lá non Do đó, việc nắm bắt thành phần sâu hại và diễn biến gây hại của chúng có vai trò rất quan trọng trong công tác dự báo từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ thực vật, hạn chế sâu hại đối với cây điều hiệu quả, đúng lúc để nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng trừ sâu hại
Xuất phát từ yêu cầu đó, để có cái nhìn tổng quát về tình hình sâu hại trên cây điều ở địa phương, góp phần phục vụ cho công tác dự báo và phòng trị sâu hại Đề tài:
“Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch và diễn biến mức độ gây hại của một số loài
sâu hại chính trên cây điều tại Đồng Phú – Bình Phước.” được tiến hành
Trang 131.2 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng canh tác điều tại Đồng Phú – Bình Phước, ghi nhận thành phần sâu hại và thiên địch trên cây điều
- Xác định được diễn biến mức độ gây hại của sâu gây hại nghiêm trọng
1.3 Các nội dung nghiên cứu
- Điều tra tìm hiểu hiện trạng canh tác điều tại Đồng Phú – Bình Phước
- Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch và diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây điều
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ thực hiện trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010, chỉ tập trung điều tra các loại sâu hại trên cây điều tại huyện Đồng Phú – tỉnh Bình Phước
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Nguồn Gốc và Phân bố địa lý
Cây điều (Anacardium ocidentale L.) thuộc họ Anacardiaceae, bộ Rutales, được
các nhà thực vật học ghi nhận có nguồn gốc ở Brazil (Đường Hồng Dật, 1999) Một số vùng nước ta còn gọi là cây đào lộn hột Tên tiếng Anh thường gọi là “Cashew”
Cây điều có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Brazil, và được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới với mục đích lấy hạt Các thủy thủ Tây Ban Nha đã mang các hạt này tới các nước vùng Trung Mỹ và người Bồ Đào Nha đã mang cây điều tới Ấn Độ
và Châu Phi trong khoảng thời gian 1560-1565 khi họ định cư tại đây Ngày nay ở miền Nam Ấn Độ người ta vẫn gọi hạt điều là “parangi andi” có nghĩa là hạt của người
Bồ Đào Nha đã cho thấy vai trò của người Bồ Đào Nha trong việc truyền bá cây điều tới vùng này Tại Đông Phi người Bồ Đào Nha nhận thấy điều kiện tự nhiên rất thích hợp để trồng loại cây này và cây điều được trồng phổ biến ở Mozambic, Tanzania và
ở Kenya với quy mô nhỏ hơn Hiện nay cây điều được trồng trên 50 nước thuộc vùng nhiệt đới, trải rộng từ vĩ tuyến 300 Bắc đến 300 Nam (Sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk, 2007)
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới và trong nước
2.1.2.1 Trên thế giới
Từ giữa những năm 70 trở về trước, vùng trồng điều có diện tích và sản lượng hạt thô lớn nhất thuộc các nước Đông Phi như Mozambique, Tanzania, Kenya, Nigeria (chiếm tới 60% thị phần), tiếp sau là Ấn Độ ở Châu Á và Brazil ở Châu Mỹ Latinh Indonesia và Việt Nam cũng nổi lên thành những quốc gia có diện tích và sản lượng điều đáng kể của châu lục này (Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1999)
Mặc dù thị phần thế giới của ngành điều Ấn Độ đã giảm mạnh từ 60% năm
1990 xuống còn 55% vào năm 2000 nhưng khối lượng vẫn tăng ổn định Hiện nay, Ấn
Độ chiếm 44% thị phần thế giới Trong khi đó năm 2000 thị phần của Việt Nam là 20% và năm 2005 là 38%.Xuất khẩu điều nhân Ấn Độ năm 2004/05 đạt kỷ lục
Trang 15126.667 tấn, dự đoán xuất khẩu điều nhân Ấn Độ trung bình 5 năm tới sẽ đạt khoảng 230.000 tấn mỗi năm, với tốc độ tăng từ 5% đến 8% mỗi năm Ngành điều Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, chỉ tự đáp ứng được 50% nhu cầu điều nguyên liệu (Sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk, 2007)
Theo Đường Hồng Dật (1999), hầu như toàn bộ sản lượng của các nước sản xuất điều đều dành cho xuất khẩu, tiêu thụ trong nước không đáng kể (đây phần lớn là các nước đang phát triển) Các nước nhập khẩu chủ yếu là các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ (chiếm hơn một nữa lượng hạt điều xuất khẩu của thế giới), tiếp theo là Anh, Nhật, Đức, Canada, Hà Lan và Úc Hướng chung hiện nay của các nước sản xuất
là ngày càng giảm xuất khẩu hạt điều thô, tăng xuất khẩu nhân điều để thu hiệu quả lớn hơn
Theo sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk (2007), hạt điều hiện được tiêu thụ trên toàn thế giới Mỹ chiếm 55% tổng lượng nhập khẩu hạt điều thế giới, tiếp đến là
Hà Lan với 10%, Đức với 7%, Nhật Bản và Anh với 5% Tiêu thụ hạt điều tại Mỹ liên tiếp tăng lên vì đây là loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ Năm 2004, tiêu thụ hạt điều tại Mỹ đạt mức cao nhất từ trước tới nay, 225 - 230 triệu lb (1lb=0,454 kg)
2.1.2.2 Trong nước
Cây điều được du nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ XVIII, ban đầu được trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình và đồn điền Sau năm 1975 cây điều được chọn là cây trồng phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp lấy hạt, trái Từ năm 1980 trở đi, cây điều được quan tâm mở rộng diện tích trồng theo hướng thu hoạch hạt phục vụ cho chế biến xuất khẩu Năm 1988 ngành chế biến xuất khẩu nhân điều được hình thành; diện tích cây điều lúc đó vào khoảng 35.000 ha trồng từ hạt, trong đó non nửa diện tích đã cho thu hoạch Năm 1999 diện tích cây điều cả nước đã tăng lên 240.000 ha, sản lượng hạt thô 70.000 tấn; cả nước có 60 cơ sở chế biến hạt điều, kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu đô la Mỹ (USD) (Sổ tay khuyến nông cây điều, 2008)
Tuy diện tích điều tăng nhanh nhưng không phải lúc nào cũng thuận lợi những năm 1989, 1998, do giá điều hạ đột ngột, nông dân nhiều nơi đã chặt phá điều để trồng những cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, đến khi điều có giá lại lao vào trồng ồ ạt Chính sự phát triển mang tính phong trào và chưa có thị trường ổn định đã gây nên
Trang 16những bước thăng trầm của ngành điều (Hoàng Sĩ Khải và Nguyễn Thế Nhã, 1995; Đường Hồng Dật, 1999)
Về chế biến và tiêu thụ, trước năm 1990 sản lượng điều thô ở nước ta chủ yếu xuất sang Ấn Độ, bình quân 15.000 tấn/năm Từ năm 1993, do ngành chế biến trong nước phát triển nên phần lớn sản lượng hạt thô được thu mua và đưa vào chế biến nhân xuất khẩu, có năm đạt đến 140.000 tấn (chế biến được khoảng 35.000 tấn nhân) Thị trường xuất khẩu nhân điều chủ yếu là ở các nước Mỹ, Úc, Canada, Hồng Kông Và Hà Lan (Vương Phấn, 2001) Tình hình xuất khẩu điều ở nước ta gần đây ngày càng cải thiện rõ rệt, trong năm 2004, cả nước đã xuất khẩu được 107.000 tấn điều nhân, trị giá
430 triệu USD, đưa ngành xuất khẩu điều Việt Nam lên hàng đầu thế giới
Theo sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk (2007), diện tích trồng điều ở nước
ta tập trung ở khu vực miền Trung và phía Nam Việt Nam, phân bố ở 4 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long Vùng Đông Nam Bộ là nơi cây điều được chú trọng phát triển sớm và có diện tích điều lớn nhất, chiếm 60% diện tích trồng điều ở Việt Nam, kế đến là Duyên Hải Nam Trung Bộ chiếm 24%, Tây Nguyên chiếm 11% và Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 5%
Ngày 02/05/2007, được sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định 39/2007/Qđ-BNN, phê duyệt Quy hoạch phát riển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là: diện tích cây điều 450.000 ha, trong đó 360.000 ha cho thu hoạch, sản lượng hạt thô 500.000 tấn Tổng công suất chế biến 715.000 tấn hạt thô/ năm, hạt thô đưa vào chế biến 625.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 670 triệu USD (Sổ tay khuyến nông cây điều, 2008)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Điều là loại cây của vùng nhiệt đới, thường xanh quanh năm, có thể sống lâu tới
30 – 40 năm tuổi hoặc hơn Điều kiện sống có ảnh hưởng lớn đến hình dạng cây, sự phát triển của cây và thời gian sống có ý nghĩa kinh tế (Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1999)
Điều là cây vùng nhiệt đới, cây lâu năm có chiều cao trong điều kiện tự nhiên khoảng 12 m, tán rộng đến 25 m Thích ứng rộng trong điều kiện khắc nhiệt khác
Trang 17nhau, cây có thể phát triển ở nhiệt độ cao và hạn chế ở nhiệt độ thấp, vùng nhiệt đới có thể trồng trên vùng cao nguyên, tuy nhiên không nên trồng khi cao độ tính từ mặt biển hơn 500 m Do bộ rễ phát triển nên cây có thể chống chịu khô hạn tốt, cây có thể phát triển tốt trên vùng có lượng mưa hằng năm từ 800 – 3.200 mm hoặc đất đai bạc màu, đất cát, đất có nhiều sỏi đá Cây có thể cho trái sau 4 -5 năm nếu trồng từ hạt và 3 năm trồng từ cây ghép (Chi cục bảo vệ thực vật Phú Yên, 2008)
Điều là cây của các vùng bán sa mạc, bộ rễ rất phát triển gồm hệ rễ ngang và rễ cọc Hệ rễ ngang phát triển mạnh, có thể lan rộng gấp đôi tầm vươn của mép tán Rễ ngang có chức năng tìm kiếm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây, phát triển thân lá,
ra hoa kết trái Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất đai, vào khoảng cách trồng dày hay thưa Trồng quá dày hoặc để nhiều cỏ dại, cây bụi cạnh tranh là những nguyên nhân làm cho năng suất điều thấp vì sự phát triển của hệ
rễ ngang bị hạn chế, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây Chức năng chính của rễ cọc là hút nước và giúp cây đứng vững Ở những vùng đất khô hạn rễ có thể phát triển rất mạnh và ăn sâu đến vài mét để hút nước (Sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk, 2007)
Thân điều thuộc loại thân mộc Trong điều kiện thuận lợi và không bị phá hại bởi côn trùng, thân thẳng đứng, tán dạng hình vòm, có thể cao tới 15 m, sinh trưởng khoẻ Ở điều kiện ít thích hợp hơn, cây nhỏ lại, bộ tán hẹp Nếu bị tấn công bởi bọ xít muỗi, đọt non bị hại, thì thân chính thấp, chia nhiều cành (Phan Hữu Trinh, 1988)
Lá điều mọc cách, đơn nguyên, hình thuẫn, hơi tròn ở chóp Lá đơn, dài 10 – 20
cm, rộng 5 – 10 cm, sinh trưởng khỏe Phiến lá dày, mặt dưới nổi rõ các gân lá thưa, mầu xanh đậm Lá mọc thành từng chùm, cuống lá ngắn (Phan Hữu Trinh, 1988) Ở Việt Nam, những tháng đầu mùa mưa là thời gian điều bước vào giai đoạn sinh trưởng hàng năm; cây ra nỏn, ra lá non vào hai thời kỳ trong năm đó là tháng 6 và tháng 11 (Đường Hồng Dật, 1999; Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1999)
Hoa điều trổ từ tháng 1 đến tháng 4, có khi cả năm Hoa nhỏ màu trắng vàng,
nở từ từ trung bình khoảng 32 ngày Mỗi cụm hoa có từ 65-240 hoa gồm 2 loại: hoa đực và hoa lưỡng tính, trong đó phần lớn là hoa đực, hoa lưỡng tính chỉ chiếm khoảng 14% Cây điều ra hoa từ đông sang tây theo chiều kim đồng hồ Hoa thụ phấn chéo (nhụy cái của cây điều này hầu hết đều nhận phấn của cây điều khác) Sự thụ phấn chủ
Trang 18yếu nhờ côn trùng, một phần nhờ gió Cây điều chỉ thụ phấn tốt trong điều kiện thời tiết khô ráo, trời không u ám Nếu gặp mưa khi ra hoa, độ ẩm không khí cao, cây điều
dễ bị mất mùa (Nguyễn Hữu Tranh, 2007)
Hoa điều ra ở đầu cành, muốn thụ phấn tốt cần nhiều ánh sáng và không khí lưu thông Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, nếu buộc túi vải quanh chùm hoa thì không kết trái Trong công tác chọn giống nên chú ý đến những cây có nhiều hoa lưỡng tính Điều là cây thụ phấn chéo nên biến dị rất nhiều ở đời con trồng bằng hạt (Sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk, 2007)
Trái điều thuộc loại trái giả, còn trái thật chính là hạt điều Sau khi hoa thụ phấn, hạt (trái thật) phát triển rất nhanh, trong một tháng rưỡi thì đạt tới kích thước tối
đa, khi đó cuống mới bắt đầu phình to hình thành trái giả, Trái giả có hình trái lê, còn non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ, vàng hay hồng tùy giống Hạt điều (trái thật) có dạng hạt đậu lớn, màu xám xanh khi còn tươi và trở thành màu nâu khi khô, hạt mọc ra ở đầu trái nên gọi là đào hột lộn Hạt gồm 3 phần: vỏ cứng, vỏ lụa và nhân (Phan Hữu Trinh, 1988)
Không phải bất cứ hoa lưỡng tính nào được thụ phấn cũng phát triển thành quả
và hạt cho đến khi chín Trong quá trình phát triển có nhiều quả và hạt bị rụng đi gọi là hiện tượng rụng trái non, tỷ lệ rụng thay đổi từ cây này đến cây khác, từ vụ nọ đến vụ kia gây tổn thất đến sản lượng vườn điều Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng rụng trái non: do di truyền, do thời tiết bất thường, do cây bị nhiễm sâu bệnh, hoặc cũng có thể do đất đai thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng (Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1999)
Theo Phan Hữu Trinh (1988), cây điều trồng được 3 năm tuổi đã cho trái bói nhưng chỉ thật sự cho nhiều trái từ năm thứ 7 trở đi Như vậy, có thể nói dưới 3 năm tuổi là giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây điều, từ 3 – 7 năm tuổi là giai đoạn bắt đầu cho thu hoạch và trên 7 năm tuổi là giai đoạn cho thu hoạch ổn định Thời gian khai thác kéo dài từ 30 – 40 năm
2.1.4 Một số yêu cầu sinh thái cơ bản của cây điều
Cây điều có khả năng sinh trưởng trong một biên độ nhiệt khá rộng, nhưng bản chất là một loài cây nhiệt đới nên không thích hợp với điều kiện lạnh Khi nhiệt độ xuống dưới 18 0C điều sinh trưởng chậm lại, ở nhiệt độ 7 0C cây điều đã ngừng sinh
Trang 19trưởng và nếu kéo dài cây sẽ chết Chế độ nhiệt thích hợp nhất để cây điều mọc khoẻ, nhiều trái là nhiệt độ bình quân thấp dưới 20 0C, trong năm không có tháng nào nhiệt
độ bình quân thấp dưới 15 0C (Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1999)
Cây điều phát triển mạnh ở các vùng có lượng mưa hàng năm 1000 – 2000 mm phân bố trong 5 – 7 tháng và một mùa khô rõ rệt trong 5 – 7 tháng còn lại để cây ra hoa, kết trái đầy đủ Tuy nhiên, nhờ có bộ rễ ăn sâu nên điều sống được ở nơi có lượng mưa hàng năm chỉ 600 – 700 mm dù số lượng hoa, trái giảm đi rõ rệt và nếu lượng mưa dưới 500 mm/năm cây sẽ ngừng cho trái Ở những vùng có lượng mưa hàng năm quá cao, đến 4000 mm, cây vẫn sống được nhưng chỉ ra lá, năng xuất hạt rất thấp Ẩm
độ không khí cũng ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa, kết trái của cây điều Trong thời gian
từ lúc cây trổ hoa đến khi trái chín, ẩm độ không khí phải thấp thì hoa mới không rụng,
sự thụ phấn và phát triển hạt được đầy đủ (Phan Hữu Trinh, 1988; Đường Hồng Dật, 1999)
Điều là cây ưa sáng hoàn toàn và ra quả ở đầu cành nên các cây trồng đơn độc hoặc trồng với mật độ thích hợp, bảo đảm chế độ ánh sáng đầy đủ cây cho năng suất khá cao Trong thời gian cây ra hoa càng đòi hỏi nhiều ánh sáng Trung bình cây điều cần khoảng 2.000 giờ nắng/năm Ở miền núi, đặc biệt là ở những thung lũng có núi non che khuất thường xuất hiện sương mù buổi sáng và buổi chiều làm giảm cường độ ánh sáng, cây điều ở đó có thể vẫn sinh trưởng bình thường nhưng ra hoa đậu quả rất kém, sản lượng không đáng kể (Sổ tay kỹ thuật trồng điều ở Đắk Lắk, 2007)
Cây điều ít kén đất, có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau, quan trọng
là đất phải mau ráo nước, không bị ngập úng trong mùa mưa và ảnh hưởng phèn, phèn quá nặng Tốt nhất để trồng điều là các loại đất có tầng mặt dày, mực thủy cấp sâu và
độ pH = 5 – 6,5 Để có năng xuất cao, đất phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cây nên trồng điều ở những vùng đất xấu, bạc màu cần phải bón phân đúng mức (Phan Hữu Trinh, 1988)
Gió không là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây điều nhưng là tác nhân gây hại nghiêm trọng đến năng suất, do đó cần tránh trồng điều ở những vùng thường có giông bảo xảy ra trùng với thời điểm cây điều ra hoa, kết trái (Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1999)
Trang 202.1.5 Biện pháp canh tác:
2.1.5.1 Tạo cây giống điều khoẻ:
Để có được một cây con khỏe đủ điều kiện để đem đi trồng thì chúng ta cần chú
ý đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật ngay từ trong vườn ươm:
- Hạt giống trước khi gieo ươm phải được xử lý bằng nước ấm (2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh, nhiệt độ khoảng 52-550C) hay bằng một số loại thuốc trừ nấm như Benomyl, Mancozeb, Roval
- Đất gieo hạt hoặc đất làm ruột bầu cũng phải được xử lý bằng thuốc trừ nấm, dùng bạt nilon che kín trong 10 ngày sau đó dở bạt trộn đều đất trước khi đóng bầu 3 ngày
- Xây dựng vườn ươm nơi khô ráo thoáng mát
- Bảo đảm mật độ gieo vừa phải
- Nguồn nước tưới cho vườn ươm phải sạch không bị ô nhiễm, không có các kim loại nặng
- Về gốc ghép: cây phải khoẻ, sinh trưởng mạnh, thẳng có chiều cao 40-45 cm
và không bị sâu bệnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm gốc ghép, không sử dụng những cây quá yếu làm gốc ghép
- Về chồi ghép: phải chọn những chồi bánh tẻ, đã đủ tuổi thành thục về mặt sinh lý, không bị sâu bệnh và phải được lấy trên những cây bố mẹ khoẻ mạnh
- Kỹ thuật ghép: thao tác ghép phải nhẹ nhàng chính xác, hạn chế các vết thương cơ giới vì các vết thương này sẽ dễ tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh xâm nhập và gây hại
- Kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm: phải thường xuyên tiến hành kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời các loài sâu bệnh hại, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý Tiến hành bón phân cân đối và tưới nước thích hợp để đảm bảo cây con khi xuất vườn đủ tiêu chuẩn Tiêu chuẩn xuất vườn của cây giống điều ghép như sau:
+ Tuổi cây: 6 - 8 tháng,
+ Chiều dài tính từ đỉnh chồi ghép lên đến đỉnh sinh trưởng của cây là 15 cm,
có từ 8-10 lá trở lên, đường kính thân là 5 mm,
+ Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại
Trang 212.1.5.2 Kỹ thuật trồng cây:
- Trước khi trồng cây cần tiến hành dọn sạch thực bì (bao gồm tàn dư cây dại, cây bụi, cỏ dại ) nơi khu đất định trồng cây Dùng vôi bột rắc đều trên mặt đất sau đó cày lật đất trước khi đào hố để tiêu diệt các loài sâu bệnh có trong đất
- Đào hố: khi đào hố cần chú ý đất mặt để riêng sang một bên, đất đáy để sang một bên và phải phơi đất từ 7 đến 10 ngày, mục đích là để cho các loại nấm bệnh tồn tại trong đất bị phơi ra ánh nắng và bị chết Sau đó dùng phân chuồng và lân trộn với lớp đất mặt và lấp hố lại (chú ý chỉ dùng phân chuồng đã được ủ hoai mục, không nên dùng phân tươi vì bên trong có chứa rất nhiều nấm, vi khuẩn, tàn dư gây bệnh)
- Trồng cây: khi trồng cây phải chú ý nhẹ nhàng tránh gây tổn hại đến cây con
Có thể dùng rơm rạ, cỏ khô để tủ gốc giữ ẩm cho cây, nên tủ cách gốc từ 10-15cm để hạn chế sâu bệnh gây hại Để hạn chế các vết thương cơ giới do mưa gió gây ra thì sau khi trồng nên dùng que cắm gần gốc, buộc chống giữ cây
2.1.5.3 Kỹ thuật chăm sóc cây điều:
Điều là cây công nghiệp dài ngày, tuổi thọ có thể sống đến gần trăm năm do vậy việc chăm sóc, bón phân cho cây điều là rất cần thiết, công việc này phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm Để phòng trừ sâu bệnh hại điều trong quá trình chăm sóc, chúng ta cần làm như sau:
- Tạo, tỉa tán cho cây: Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cần tạo cho cây có bộ tán
lá hình mâm xôi, hoặc hình nón cụt để thuận tiện cho việc chăm sóc sau này
- Hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành thu dọn sạch các tàn dư, cỏ dại trong vườn, thu nhặt các bộ phận của cây điều bị sâu bệnh hại trong vườn đem đốt hoặc chôn sâu xuống đất Mạnh dạn cắt bỏ các cành, nhánh nằm khuất trong tán cây, cành bị sâu bệnh, cành là, cành tược, cành không cho quả để tạo độ thông thoáng cho vườn điều, đồng thời hạn chế sự sinh trưởng phát triển của các loài sâu hại do không còn nơi trú ẩn Việc cắt cành nhánh được tiến hành làm hai lần trong một năm, lần một vào lúc ngay sau khi thu hoạch và lần hai vào cuối mùa khô đầu mùa mưa
- Tiến hành phát quang các bụi cây dại xung quanh vườn điều để hạn chế nơi
cư ngụ của các loài sâu bệnh hại
- Không trồng xen các cây là ký chủ phụ của các loài sâu bệnh hại điều trong vườn điều
Trang 22- Ở những nơi đất bằng hoặc độ dốc nhỏ thì sau khi thu dọn sạch các tàn dư và
cỏ dại trong vườn điều chúng ta có thể tiến hành cày lật đất cho vườn, cách tán cây khoảng 1m, nhưng phải chú ý hạn chế việc va chạm với cây tạo ra các vết thương cơ giới Việc làm này có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loài sâu bệnh tồn tại trong đất, hạn chế cỏ dại, đồng thời làm cho đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt Công việc này cần được tiến hành 1 lần/ năm và thực hiện vào cuối mùa khô
- Vào đầu và cuối mùa mưa tiến hành bón phân cho điều để cây sinh trưởng phát triển tốt, nhằm có sức đề kháng để hạn chế các loài sâu bệnh hại thì cần bón cân đối giữa N-P-K Tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục, mỗi gốc nên bón từ 10-20 kg Bón phân tiến hành rãi theo rãnh được đào xung quanh tán cây khi cây chưa khép tán, khi cây đã khép tán thì bón vào rãnh đào theo hình bàn cờ, không đào rãnh quá sát gốc cây để tránh cho cây bị đứt rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công và gây hại
- Vào mùa khô hoặc thời kỳ cây ra hoa kết quả cần tưới nước cho cây Do nước
là môi trường lan truyền của rất nhiều loài sâu bệnh do vậy khi tưới nước cần chú ý một số điểm sau đây:
+ Không nên dùng vòi có dòng chảy mạnh xối trực tiếp vào gốc cây gây trốc gốc
+ Không nên dùng vòi nước xịt trên tán cây khi cây đang ở thời kỳ ra hoa đậu quả
+ Nguồn nước tưới phải sạch và đảm bảo vệ sinh, không lấy nước ở những nơi
bị ô nhiễm làm nước tưới
+ Có thể áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm như tưới nhỏ giọt cho cây, kết hợp với việc bón phân và phun thuốc
2.2 Tình hình nghiên cứu sâu hại trên cây điều
2.2.1 Thành phần sâu hại trên cây điều
2.2.1.1Trên thế giới
Theo Cab International (2000), một số loại sâu hại trên cây điều gồm: sâu đục
lá (Acrocerops syngramma Meyr.), rầy phấn trắng (Aleurodicus cocois C.), sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata H.), bọ xít muỗi (Helopeltis anacardii, Helopeltis antonii Sign.,
Trang 23Helopeltis bradyi W., Helopeltis schoutedeni R.), sâu hại chồi (Hypatima haligramma
M.)., sâu đục ngọn (Indarbela tetraonis Moore), bọ đầu dài đục ngọn (Mecocorymus
loripes), sâu đục quả (Nephopterix piratis M.), sâu ổ (Orthaga exvinacea H., Orthaga icarusalis W.), sâu đục thân và gốc (Plocaederus ferrugineus L., Plocaederus obesus
Gahan), bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus Giard, Rhipiphorothrips cruentatus Hood)
Theo Ikisan (2000), trên cây điều có hơn 60 loài sâu hại, các loài chính là: sâu
đục quả và hạt (Thylocoptila panrosema Meyrick), bõ trĩ hại hoa (Rhynchothrips
raoensis R., Thrips hawaiensis, Haplothrips ganglbauri), bọ trĩ hại lá (Selenothrips rubrocinctus Giard., Rhipiphorothrips cruentatus, Retithrips syriacus), sâu róm
(Metanastria hyrtaca Cramer, Circula trifenestrata Helfer, Bombotelia jacosatrix Guen, Lymantria sp., Thalassodes quadraris Guen), sâu giăng màng cuốn lá và hoa (Lamida moncusalis Walker), sâu cuốn lá (Sylepta aurantiacalis Fisch), sâu đục lá (Acrocercops syngramma Meyrick), rệp sáp (Ferrisia virgata Cockerell), bọ xít muỗi (Helopeltis antonii Sign.), sâu đục thân và gốc (Plocaederus ferrugineus L.)
Theo tổ chức International Board For Plant Genetic Resources (1986), sâu hại
trên điều gồm: sâu đục lá (Acrocercops syngramma Meyr.), rầy phấn trắng (Aleurodicus cocois Curtis), sâu khoan bóc vỏ (Analeptes trifasciata Fabr.,
Paranaleptes reticulata Thomson), sâu đục ngọn (Anarsia epotias Meyr., Anthistarcha binocularis Meyr.), bọ ăn lá (Crimissa cruralis Stal.), bọ xít muỗi (Helopeltis spp.)
Sâu hại chồi (Hypatima haligramma meyr.), sâu cuốn lá và hoa (Macalla moncusalis Walker, Orthago exvinacea Hamps.), sâu đục thân (Plocaederus spp., Mecocorynus
loripes Chev.), rệp vảy (Pseudoaonidia trilobitiformis Green), bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus), sâu đục trái và hạt (Thylocoptila panrosema Meyr.)…
Theo Clive P Topper (2002), thành phần sâu hại chủ yếu trên cây điều như sau:
bọ xít muỗi (Helopeltis anacardii, Helopeltis schoutedenii, Helopeltis antonii), rệp hại ngọn (Anoplocnemis curvipes), bọ trĩ (Selenothrips sp.), sâu đục thân và bóc vỏ (Apate
aurantiacalis Fisch), sâu đục lá (Acrocercops syngramma Meyrick), mối (Coptofermes intermedius), bọ ăn tái (Pachnoda sp.), rệp sáp (Pseudococcus longispinus)
Theo Dorthe Joker (2003), sâu hại chính trên cây điều gồm: bọ xít muỗi
(Helopeltis antonii Signoret, Helopeltis anacardii), sâu đục thân (Plocaederus
ferrugenues L.), bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus Giard, Scirtothrips dorsalls Hood),
Trang 24sâu nhả rơ kết lá (Lamida moncusalis Wlk.), sâu hại chồi (Hypatima haligramma Meyr.) rầy phấn trắng (Aleurodicus cocois Curt.), sâu đục lá (Acrocercops syngramma Meyr.), sâu đục quả (Nephopteryx spp.), sâu bướm (Salagenea sp.)
2.2.1.2 Ở Việt Nam
Theo Phan Hữu Trinh (1988), các loài sâu hại trên cây điều gồm: bọ xít muỗi
(Helopeltis antonii Signoret, Helopeltis anacardii), sâu đục thân (Plocaederus
ferrugineus L.), sâu giăng màng cuốn lá và hoa (Lamida moncusalis Walker), sâu róm
(cricula trifenestrata), sâu ăn thủng lá (Bombotelia jocosatrix), muỗi trà (Helopeltis
antonii), sâu đục hạt (Phycita leuconeurella)
Theo Đường Hồng Dật (1999), sâu hại trên cây điều thường gặp gồm: bọ đục
nõn (Alcides sp.), bọ xít muỗi (Helopeltis antonii), xén tóc (Plocaederus ferrugeneus,
plocaederus Obesus), câu cấu ăn lá (Hypomeces sp.), sâu róm đỏ ăn lá (Cricula trifenestrata), sâu bao (Oiketicus sp.), sâu rộp lá (Acrocercops syngramma), sâu kết lá
(Lamida trifenestrata), bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus, Rhipiphorothrips
cruentatus)
Theo Trần Thị Thiên An (2000), có 7 loài gây hại phổ biến trên cây điều ở
Huyện Bù Đăng – Tỉnh Bình Phước: bọ xít muỗi (Helopeltis antonii S.), sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata L.), sâu đục nỏn (Alcides sp.), sâu bao (Oiketicus sp.), sâu đục
lá (Acrocercops sp.), rệp vẩy nâu (Coccidae), xén tóc nâu (Plocaederus obesus)
Theo Nguyễn Văn Nhựt (2001), thành phần sâu hại phổ biến trên cây điều ở
tỉnh bình phước gồm: bọ đục nõn (Alcides sp.), xén tóc đục thân (Plocaederus obesus), xén tóc đục cành (Cerambicidae), sâu phỏng lá (Acrocercops sp.), sâu róm đỏ (Cricula
trifenestrata), sâu đục quả (Thylocoptila sp.), rệp sáp (Psuedococcus spp.), bọ xít muỗi
(Helopeltis antonii), rệp vẩy nâu (Coccidae)
Theo Phạm Nguyễn Chí Công (2005), tại Huyện Phước Long – Tỉnh Bình Phước, đã ghi nhận được 61 loài sâu hại và 21 loài thiên địch Sâu có khả năng gây hại
nặng nhất là bọ đục chồi nâu (Alcides sp.), bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign), sâu đục cành (Rhytidodera simulans White), bọ ăn lá trắng (Lypesthes sp.), sâu đục lá (Acrocercops sp.), sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata L.) và bọ trĩ hại lá (Selenothrip
Trang 25sp.) Thiên địch phổ biến là kiến vàng (Oecophylla smagdina Fab) và bọ ngựa xanh lớn (Hierodula sp.)
Theo Nguyễn Văn Ngân và Nguyễn Xuân Thành (2007), tại Bình Định các loài
sâu hại phổ biến là bọ xít muỗi (Helopeltis antonii Sign), sâu phồng lá (Acrocercops sp.), sâu cuốn mép lá (Archips sp.), nhện đỏ (olygonychus coffeae), rệp xáp dính(Pseudoanidia sp.), rệp muội (Aphis amacardiaceae), sâu nhả tơ kết lá (Lamida
trifenestrata).
2.2.2.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.)
Theo Nguyễn Thị Chắt (2000) và Võ Chấp (2004) bọ đục chồi nâu (Alcides sp.)
thuộc họ vòi voi (Curculionidae), bộ cánh cứng (Coleoptera)
Theo hatdieu.net (2006), bọ phấn đầu dài là loài sâu đục chồi 'nguy hiểm nhất trên cây điều Sâu trưởng thành có kích thước nhỏ, màu đen, phần miệng kéo dài như vòi voi.Sâu trưỏng thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng Mỗi chồi non thường bị đục từ 8 đến 10 lỗ nhưng chỉ có 1 -2 trứng được đẻ vào lỗ thứ 8 kể từ ngọn xuống Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lõi chồi non để ẩn náu làm cho lá non trên chồi bị hại héo và rựng đi, chồi teo lại và không phát triển, cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và hình thành nhiều cành nhánh và sinh trưởng kém Đặc biệt khi sâu phá hoại vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng
Theo Nguyễn Thị Chắt (2000), trứng Alcides sp hình oval tròn, mới đẻ có màu
trắng, gần nở có màu xám, đường kính trứng biến động từ 1,61 ± 0,29 mm Ấu trùng màu trắng đục, đầu màu nâu vàng, không chân Nhộng dạng trần được hình thành trong đường đục Khi mới hóa nhộng, nhộng có màu trắng ngà, sau chuyển sang vàng nâu, gần vũ hóa nhộng màu nâu đen Chiều dài của nhộng biến động từ 7,98 ± 1,45
mm Thành trùng có màu nâu đen, lưng hơi võng xuống và phủ một lớp bột gỗ màu đỏ gạch Chiều dài con cái khoảng 11,39 ± 1,42 mm, con đực 9,64 ± 1,02 mm
Theo Võ Chấp (2004), trứng bọ đục chồi nâu có màu trắng kem, hình bầu dục, dài 1,2 – 1,5 mm, sâu có thể đẻ từ 1 – 2 trứng Ấu trùng và sâu non tuổi 1 màu trắng đục, không chân, hơi cong hình chữ “C”, nằm ở đường hầm đục trong lõi chồi non Bọ đục chồi trưởng thành toàn thân có màu nâu đen, dài 10 -13 mm, rộng 2 – 3 mm, phần đầu kéo dài thành vòi cứng, râu đầu hình dùi trống nằm dưới mắt kép, cánh trước che
Trang 26hết bụng và có các rãnh dọc nhỏ, trên tấm lưng ngực trước có lổ sần sùi và trên mảnh lưng ngực trước có phủ một lớp phấn mỏng
Theo Đường Hồng Dật (1999), vòng đời bị đục chồi trên cây điều ở Thuận Hải vào tháng 6, 7 là 46 – 54 ngày Theo Võ Chấp (2004), thời gian từ khi trứng được đẻ đến khi nhộng vũ hóa trên cây điều ở Daklak kéo dài 48 – 55 ngày (giai đoạn trứng kéo dài 6 – 7 ngày, giai đoạn sâu non kéo dài 35 – 40 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài 7 – 8 ngày) Còn theo Nguyễn Thị Chắt (2000), vòng đời bọ đục chồi nâu ở cây xoài biến động từ 63,27 ± 11,10 ngày (giai đoạn trứng 6,72 ± 1,11 ngày, giai đoạn sâu non 33,12 ± 4,27 ngày, giai đoạn nhộng 17,07 ± 3,63 ngày và thành trùng vũ hóa đến đẻ trứng biến động 6,41 ± 2,06 ngày)
Theo Đường Hồng Dật (1999), ở các vườn điều Tỉnh Thuận Hải, quanh năm lúc nào cũng gặp bọ đục chồi phá hại nỏn điều, nhưng sâu non phát triển rộ từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm thành hai đợt: tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10 Bọ trưởng thành xuất hiện nhiều từ tháng 5 – 8, đây là thời gian giao phối của bọ đục chồi, hoạt động ngày hoạt động trùng với thời gian ra nỏn của cây điều Còn theo Võ Chấp, (nghiên cứu bọ đục chồi ở Daklak cho rằng sâu có thể phát triển 3 lứa mỗi năm, biến động quần thể hàng năm có 3 đỉnh: pha sâu non rơi vào các tháng 2, 6 và 10; pha sâu trưởng thành rơi vào các tháng 1, 5 và 9
Cũng theo Đường Hồng Dật (1999), ở việt nam bất cứ nơi nào trồng điều đều bắt gặp bọ đục chồi, loài sâu này là đối tượng nguy hiểm nhất đối với các cây điều từ 1 – 4 tuổi (ở một số địa phương, 100% cây điều 1 – 4 tuổi bị hại với tỷ lệ cành bị hại là 22,4%) Bọ đục chồi là một trong những loài sâu hại có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng
và năng xuất điều nước ta, tại Daklak đây là loài gây hại nặng nhất, chúng đục vào phần ngọn còn non của cây điều làm cho ngọn bị thối, cây không phát triển được, đặc biệt là giai đoạn cây ra chồi hoa, sẽ làm giảm năng xuất một cách nghiêm trọng
2.2.2.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.)
Theo Nguyễn Xuân Hòa (2002), có 2 loại bọ xít muỗi gây hại cho điều là bọ xít
muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.) và bọ xít muỗi xanh (Helopeltis sp.), trong đó bọ xít
muỗi đỏ là loài gây hại chủ yếu Chúng thuộc họ Miridae, bộ Hemiptera Dưới đây là
một số đặc điểm của bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.)
Trang 27Bọ xít muỗi đỏ dùng vòi chích vào phần mô mềm ở các bộ phần còn non của cây (cành non, cuống lá non, cuống bông, trái và hạt điều non) để hút chất dinh dưỡng
và tiết vào đó một loại chất độc khiến cho tế bào ở chỗ bị chích thâm đen lại rồi chết Lúc đầu vết chích như là vết thương bị mọng nước, sau đó chúng trở nên nâu hoặc đen
và các bộ phận bị hại chết khô đi Ở các chồi non hay chùm hoa mới nở, các vết bọ sâu chích có thể liền lại thành sẹo nhưng do bị nhiễm độc nên dần dần khô đi Lá bị chích xoăn cong lại và có hình dạng khác thường Vỏ hạt bị chích sẽ nhăn nheo, trên có nhiều đốm vảy màu nâu đen làm giảm kích thước và phẩm chất bên trong Các vết chích còn là nơi xâm nhiễm của các nấm hại làm hỏng chỗ bị thương (Hoàng Chương
và Cao Vĩnh Hải, 1995; Đường Hồng Dật, 2001)
Theo Phan Hữu Trinh (1988) và Đường Hồng Dật (1999) thành trùng (Helopeltis antonii) có màu nâu đỏ, đầu đen, ngực đỏ, bụng đen và trắng Theo Ikisan (2000), trứng bọ xít muỗi có màu trắng kem Hình quả thận, được đẻ sâu bên trong lớp biểu bì của chồi non, cuống và gân lá, đầu trứng có lông nhở nhô ra bên ngoài Ấu trùng màu cam, hình dạng rất giống với thành trùng nhưng nhỏ hơn và không có cánh Con trưởng thành có chiều dài 6 – 8 mm, trên mảnh lưng ngực có một núm lồi giống như một ăngten nhỏ mọc lên
Theo Ikisan (2000), thành trùng cái đẻ trứng sau 24 giờ giao phối, trứng được
đẻ từng cái một và một con đẻ trung bình 50 trứng, khoảng 5 – 7 ngày thì trứng nở (ở nhiệt độ 24 – 32 0C, ẩm độ 50 – 100%) Khoảng 60% trứng được nở ra thành sâu non sống sót và trưởng thành Thành trùng cái sống được 7 ngày, trong khi con đực sống được 9 – 10 ngày Vòng đỏ của bọ xít muỗi đỏ hoàn tất trong 25 – 32 ngày
Bọ xít muỗi là loại sâu chích hút nguy hiểm nhất đối với cây điều Từ giai đoạn
ấu trùng cho đến lúc trưởng thành bọ xít muỗi đều gây hại cho cây điều bằng cách dùng vòi chích vào các mô non để hút nhựa trên lá non, chồi non, cành hoa và trái non làm cho cây điều bị khô chồi non, cành hoa, rụng lá, khô bông, trái non bị chích khô đen và rụng Bọ xít muỗi thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm và chiều mát và có thể sống trên nhiều loại cây như ổi, xoài, ca cao(Hatdieu.net, 2006)
Theo Phan Hữu Trinh (1988), mật số bọ xít muỗi đỏ tăng lên rõ rệt vào các đợt cây ra đọt non Ở các vườn điều non do cây phát sinh chồi liên tục nên có bọ xít muỗi
đỏ phá hại quanh năm Theo Nguyễn Văn Nhựt (2001), bọ xít muỗi đỏ xuất hiện và
Trang 28gây hại từ tháng 10 đến cuối thời gian thu hoạch, nặng nhất là vào tháng 12 đến tháng
1 năm sau Còn theo Ikisan (2000), ở Ấn Độ mật số bọ xít muỗi đỏ tăng mạnh sau mùa mưa (tháng 12 trở đi), nhất là khi cây ra nhiều hoa
Theo Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải (1995) bọ xít muỗi là loài sâu hại nguy hiểm nhất cho cây điều,chúng xuất hiện thường xuyên ở các khu vực trồng điều ở nước ta với các mức độ khác nhau Theo Ikisan (2000), một con bọ xít muỗi trưởng thành có thể chích 150 lỗ mỗi ngày, đây được coi là sâu hại nghiên trọng nhất của cây điều ở ấn độ, ước tính gây hại gần 25% chồi cây, 30% hoa và 15% hạt non, làm tổn thất khoảng 30% sản lượng hàng năm nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời
2.2.2.3 Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White)
Theo Khoo Khay Chong và ctv (1991), Sâu đục cành (Rhytidodera simulans
White) thuộc họ xén tóc (Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) Sự tấn công của sâu được bắt đầu là những cành nhỏ hoặc là nơi cây bị vết thương Ấu trùng mới nở đục vào ngọn của những cành non, khi nó phát triển sẽ di chuyển dần đến những cành lớn hơn (cành nhánh) và cuối cùng là đến thân cây Trước khi vũ hóa, sâu đục một đường hầm sau đó nó tự bịt lại bằng những sợi gỗ và hóa nhộng trong đó Sự đục phá của sâu làm các cành bị hỏng đi, trong trường hợp gây hại nặng, có thể chết cả cây, tuy nhiên, sự xuất hiện chỉ xuất hiện ở những vườn cây thiếu chăm sóc
Theo hatdieu.net (2006), sâu đục cành là loại sâu phá đục thân và rễ rất nguy hiểm Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây chết hoặc dễ gãy đổ do gió Trưởng thành là xén tóc màu nâu đỏ, đầu ngực màu đậm hơn, dài khoảng 5-6 cm Sâu trưỏng thành có tập tính đẻ trứng vào vỏ gốc cây từ 1 m trở xuống mặt đất Ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các đường hầm
có nhiều ngõ ngách trong gỗ vì vậy ở đầu miệng lỗ có nhiều phân và chất thải ra giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra từ lỗ đục Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 7-8 tháng, lúc lớn nhất có thể dài 6-7cm Khi sâu non đục khoanh tròn toàn bộ chu vi thân cắt đứt tất cả mạch dẫn nhựa thì cây sẽ vàng lá và chết dần Sâu thường tấn công một số cây riêng lẽ trong vườn, đặc biệt những cây ở mé vườn Thời gian gây hại vào đầu mùa mưa tháng 5-6 cho đến tháng 11-12 Sâu non gây hại kéo dài 7-8 tháng
Trang 292.2.3 Biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây điều
2.2.3.1 Bọ đục chồi nâu (Alcides sp.)
Theo Đường Hồng Dật (1999), có thể dùng tay bắt sâu trưởng thành trên cây Cắt bỏ các chồi bị hại cùng với cả sâu non và nhộng ở bên trong rồi đem đốt Phun thuốc Padan 95 SP 0,1% hoặc Sherpa 25 EC 0,15% vào tháng 5 và tháng 8 kết hợp với việc cắt cành bị nhiễm sâu vào tháng 6 và 9
Cắt bỏ và tiêu hủy các chồi bị hại Phun các loại thuốc có khả năng thấm sâu để diệt cả bọ trưởng thành và sâu non mới nở như Diazan 40EC, Kinalux 25EC, Bian 40ND (hatdieu.net, 2006)
2.2.3.2 Bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.)
Theo Đường Hồng Dật (1999) ở mật độ thấp dùng vợt hoặc bắt tay rồi giết chết, xén tỉa cành ở những cây có tán phát triển quá mạnh, khi một số cao dung basudin 50 ND pha với nước theo tỉ lệ 1:800 rồi phun lên cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát Theo Trần Thị Thiên An (2000), thuốc trừ sâu Supracide 40 EC có hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi cao, kéo dài được hơn 2 tuần và năng xuất tăng 594 kg hạt/ha so với đối chứng
2.2.3.3 Sâu đục cành (Rhytidodera simulans White)
Theo tài liệu tập huấn trồng điều của trung tâm khuyến nông Đắk Lắk (2007), Cần phát hiện sớm các lỗ đục, rạch lỗ đục giết chết sâu non, bắt giết sâu trưởng thành
Sử dụng hỗn hợp vôi, lưu huỳnh và nước theo tỷ lệ (10 : 1 : 40) có thêm đất sét quét quanh gốc từ 1,2m trở xuống để ngăn ngừa sâu trưởng thành đẻ trứng Chặt bỏ cây chết và đốt để tránh lây lan
Trang 30Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010 tại Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước Cụ thể như sau:
Điều tra hiện trạng canh tác từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 26 tháng 2 ở các xã của huyện Đồng Phú
Nghiên cứu côn trùng gây hại và thiên địch từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 30 tháng 5 ở xã Thuận Phú huyện Đồng Phú
3.1.2 Điều kiện tự nhiên và khí hậu – thời tiết khu vực nghiên cứu
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Đồng Phú là một huyện nằm ở gần trung tâm của Tỉnh Bình Phước, bao quanh Thị Xã Đồng Xoài, có hình chữ C ngược Huyện cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 120
km Đồng Phú rộng 929,1 km² và có 58,5 nghìn nhân khẩu Phía Tây giáp huyện Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài, phía Bắc giáp Phước Long, phía Tây Bắc giáp Bù Đăng, phía Đông giáp Vĩnh Cửu, phía Nam giáp Phú Giáo Địa hình Huyện Đồng Phú chủ yếu là đồi núi dốc có dạng hình lượn sóng, tạo ra nhiều thung lũng trũng xen kẽ với các đồi gò cao Đất ở đây chủ yếu là đất đỏ bazan chiếm phần lớn
3.1.2.2 Khí hậu thời tiết
Huyện Đồng Phú nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2 0C Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 - 22 0C Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,2 0C Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 đến 9 0C nhất là vào các tháng mùa khô Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37-37,2 0C) và thấp nhất vào tháng 12 là 19 0C
Trang 31Nằm trong vùng có nhiều nắng Tổng số giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7,8,9
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm Mùa mưa diễn
ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376mm (tháng 7) Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,3
Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1113 - 1447mm Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2,3,4
Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 - 81,4% Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%, tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất
Nguồn: trạm khí tượng Đồng Xoài, 2010
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu bắt mẫu gồm: vợt, khay đựng, hộp nhựa, kính lúp, dao, kéo, túi ni lon, kim gim
Vật liệu giữ mẫu côn trùng: dung dịch xử lý và giữ mẫu (cồn 90 độ) Vật liệu giám định mẫu côn trùng: kính lúp, kính soi, đĩa petri, dung dịch xử lý mẫu và tài liệu phân loại
Vật liệu thí nghiệm: các vườn điều điển hình, cọ sơn dây buộc làm dấu
Trang 32Vật liệu thử nghiệm thuốc: bình phun thuốc, nước pha, đũa khuấy và các loại thuốc thí nghiệm
3.2.2 Nội dung nghiên cứu
• Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng canh tác trên cây điều ở Huyện Đồng Phú -
Tỉnh Bình Phước
Cách tiến hành: thăm hỏi, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trồng điều trong thời
gian điều tra với số lượng 30 phiếu (phiếu điều tra đã được soạn sẵn)
Các chỉ tiêu ghi nhận gồm:
• Diện tích cây điều trung bình mỗi hộ, năng xuất trung bình mỗi hécta
• Loại đất trồng và địa hình canh tác
• Giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc, làm cỏ, xén tỉa cành
• Phân bón, loại phân sử dụng, số lần bón và thời gian bón
• Tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ, loại thuốc sử dụng, số lần phun thuốc trong năm
• Hiểu biết của nông dân về bọ đục chồi và cách phòng trừ
Nội dung 2: Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch:
Chọn vườn và lấy điểm điều tra:
Chọn ba vườn ở ba độ tuổi khác nhau: một vườn điều < 3 năm tuổi, một vườn điều 3 – 7 năm tuổi và một vườn điều > 7 năm tuổi, mỗi vườn có diện tích hơn 1 ha
Mỗi vườn quan sát 5 điểm theo đường chéo góc
Trang 33Đối với cây điều 2 năm tuổi điều tra mỗi điểm 3 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng, mỗi hướng điều tra 3 cành ở tầng giữa ngang tầm nhìn có chiều dài tối thiểu 1 m
Với điều trên 3 năm tuổi, mỗi điểm điều tra 2 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng, mỗi hướng điều tra 3 cành ở tầng giữa ngang tầm nhìn có chiều dài tối thiểu 1 m, mỗi cành điều tra 10 lá từ đầu cành trở vào
Đối với sâu đục thân, mối, điều tra toàn bộ cành cây cấp 1 Ngoài ra còn điều tra bổ sung các vườn điều khác để phát hiện đầy đủ hơn về thành phần sâu hại
Lịch điều tra:
Tiến hành điều tra trong suốt thời gian từ tháng 2 đến tháng 5
Chỉ tiêu theo dõi:
Thành phần sâu hại trên cây điều
Vị trí gây hại của sâu hại
Tần số xuất hiện của từng loài sâu hại Tần số xuất hiện được tính như sau: Tần số xuất hiện (%) = (số lần điều tra phát hiện/tổng số lần điều tra)x100
Nội dung 3: Điều tra diễn biến mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây
điều
Sâu hại chính được xác định dựa vào nghiên cứu trước đó và kết quả điều tra
trong thời gian đầu Cụ thể là ba loài: bọ đục chồi nâu (Alcides sp.), bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii Sign.) và sâu đục cành (Rhytidodera simulans While)
Chọn vườn và lấy điểm điều tra:
Chọn vườn ba điều ở ba độ tuổi khác nhau: 2 năm tuổi (đại diện cho vườn < 3 năm tuổi) 5 năm tuổi (đại diện cho vườn 3 – 7 năm tuổi) và 10 năm tuổi (đại diện cho vườn >7 năm tuổi), mỗi vườn có diện tích khoảng 1 ha
Các vườn được theo dõi cố định trong suốt thời gian điều tra
Mỗi vườn điều tra 5 điểm chéo góc, chọn điểm điều tra ngẫu nhiên, mỗi điểm điều tra 3 cây
Trang 34Với cây 2 năm tuổi, tiến hành điều tra toàn bộ cây; với cây 5 năm tuổi và 10 năm tuổi chỉ điều tra 4 cành theo 4 hướng, mỗi cành có chiều dài ít nhất 1m
Lịch điều tra:
Tiến hành điều tra trong các vườn định kỳ 7 ngày 1 lần
Chỉ tiêu quan sát và theo dõi:
Chỉ tiêu bọ đục chồi gồm có: tỷ lệ chồi bị hại, tỷ lệ cây bị hại
Chỉ tiêu bọ xít muỗi gồm có: tỷ lệ chồi bị hại, tỷ lệ cây bị hại
Chỉ tiêu sâu đục cành gồm có: tỷ lệ cành bị hại, tỷ lệ cây bị hại
Trong đó:
Tỷ lệ chồi bị hại được tính theo công thức:
Tỷ lệ chồi bị hại (%) = (số chồi bị hại/tổng số chồi điều tra)x100
Tỷ lệ cành bị hại được tính theo công thức:
Tỷ lệ cành bị hại (%) = (số cành bị hại/tổng số cành điều tra)x100
Tỷ lệ cây bị hại được tính theo công thức:
Tỷ lệ cây bị hai (%) = (số cây bị hại/tổng số cây điều tra)x100
Một số đặc điểm hình thái, sinh học, ăn phá và gây hại của các loài sâu hại chính ở ngoài đồng
Trang 35Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng canh tác điều tại địa phương
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác điều năm 2010 ở Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước
Trang 3640 23,33 26,67
1 lần
2 lần Loại phân NPK NPK + vi sinh Phân chuồng Phân bón lá Thời gian bón phân Tháng 4, 5 và tháng 9, 10 Các tháng khác
66,67
20 6,67 3,33
83,33 13,33