1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY BIA TUY HÒA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

183 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên” được tiến hàn

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY BIA

TUY HÒA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BIA

VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO THỊ NGỌC LÂM

NIÊN KHÓA : 2006 - 2010

Tháng 7/2010

Trang 2

THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI NHÀ MÁY BIA

TUY HÒA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BIA

VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

Tác giả

ĐÀO THỊ NGỌC LÂM

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư

chuyên ngành Quản Lý Môi Trường

GVHD 1: KS NGUYỄN HUY VŨ GVHD 2: Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 7/2010

Trang 3

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn vô hạn đến cha mẹ: Cảm ơn cha mẹ đã bên con, truyền sức mạnh cho mỗi bước đi của con

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới cô Vũ Thị Hồng Thuỷ: xin cảm ơn cô đã chỉ bảo, truyền đạt những nền tảng kiến thức bổ ích cho em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như trong cuộc sống

Xin cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ đã hỗ trợ, chỉ dẫn em trong học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn tất cả thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên– Trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tại trường

Xin cảm ơn tất cả anh, chị làm việc tại Nhà Máy Bia Tuy Hoà – Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên Đặc biệt là chị Huỳnh Thị Nữ - Cán bộ phụ trách môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên” được tiến hành tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Lô A12 * A14, khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên Thời gian từ ngày 15/03/2010 đến 10/07/2010

Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:

• Tổng quan về bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001 bao gồm: Sự ra đời, nội dung, cấu trúc và mục đích của tiêu chuẩn Lợi ích thu được khi áp dụng tiêu chuẩn Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Việt Nam

• Tổng quan về Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên bao gồm: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty

Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên, Nhà Máy Bia Tuy Hòa, quy trình sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

• Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

• Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

Việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thật sự đem lại nhiều lợi ích cho Nhà máy về phương diện môi trường lẫn kinh tế Tôi hi vọng với những kết quả mà đề tài đã đạt được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM TẮT II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VII DANH SÁCH CÁC BẢNG VIII DANH SÁCH CÁC HÌNH VIII

CHƯƠNG 1 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4

CHƯƠNG 2 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 TỔNG QUAN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 5

2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5

2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5

2.1.3 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6

2.2 TỔNG QUAN TIÊU CHUẨN ISO 14001 6

2.2.1 Khái niệm về ISO 14001 6

2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 7

2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001 8

2.2.4 Các yếu tố cần tuân thủ của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 9

2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 11

Trang 6

2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới 11

2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 11

2.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI VIỆT NAM 12

2.4.1 Thuận lợi 12

2.4.2 Khó khăn 14

CHƯƠNG 3 16

TỔNG QUAN NHÀ MÁY BIA TUY HÒA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN 16

3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN16 3.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA TUY HÒA 17

3.2.1 Vị trí địa lí 17

3.2.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự 18

3.2.3 Số lượng công nhân viên 18

3.2.4 Chế độ làm việc tại Nhà máy 18

3.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT 19

3.4 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN SỬ DỤNG 20

3.5 CÁC NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG 20

3.5.1 Các nguyên liệu chính 21

3.5.2 Các nguyên vật liệu khác 21

3.6 CÁC HÓA CHẤT, PHỤ GIA 21

3.7 CÁC NGUỒN Ô NHIỄM CHÍNH 22

3.7.1 Nước thải 22

3.7.2 Chất thải rắn 23

3.7.3 Bụi, mùi và khí thải 25

3.7.4 Tiếng ồn và nhiệt 25

3.8 CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, TAI NẠN LAO ĐỘNG 26

3.9 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 26

3.9.1 Sử dụng tài nguyên 26

3.9.2 Nước thải 26

3.9.3 Chất thải rắn 27

Trang 7

3.9.4 Bụi, mùi và khí thải 27

3.9.5 Tiếng ồn và nhiệt 28

3.9.6 Phòng chống các sự cố môi trường 28

3.9.7 Các biện pháp quản lý khác 29

CHƯƠNG 4 30

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY BIA TUY HÒA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN 30

4.1 YÊU CẦU CHUNG 30

4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 30

4.2.1 Xây dựng chính sách môi trường 30

4.2.2 Cách thức thực hiện 32

4.2.3 Kiểm tra CSMT: 33

4.3 LẬP KẾ HOẠCH 33

4.3.1 Khía cạnh môi trường 33

4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 34

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường 34

4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 37

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn 37

4.4.2 Năng lực, đào tạo, nhận thức 38

4.4.4 Tài liệu 40

4.4.5 Kiểm soát tài liệu 40

4.4.6 Kiểm soát điều hành 41

4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình huống khẩn cấp 41

4.5 KIỂM TRA 41

4.5.1 Giám sát và đo lường 41

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 42

4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục, phòng ngừa 42

4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 42

4.5.5 Đánh giá nội bộ 42

Trang 8

4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 42

CHƯƠNG 5 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 KẾT LUẬN 44

5.2 KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 47

 

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTNH : Chất thải nguy hại

CTR : Chất thải rắn

CSMT : Chính sách môi trường

ĐDLĐ : Đại diện lãnh đạo

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

HĐKPPN : Hành động khắc phục phòng ngừa

HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường

KCMT : Khía cạnh môi trường

KCMTĐK : Khía cạnh môi trường đáng kể

KPH : Không phù hợp

EMS (Environmental Mangement System): Hệ thống quản lý môi trường

ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các tài nguyên sử dụng tại Nhà máy 17

Bảng 3.2: Các nguyên liệu chính sử dụng tại Nhà máy 20

Bảng 3.3: Các nguyên liệu chính sử dụng tại Nhà máy 21

Bảng 3.4: Danh mục các hóa chất sử dụng tại Nhà máy 22

Bảng 3.5: Danh Mục CTR phát sinh từ quy trình sản xuất tại Nhà máy 23

Bảng 3.6: Số lượng CTR phát sinh trung bình trong một tháng tại Nhà máy 24

Bảng 3.7: Danh mục CTNH phát sinh tại Nhà máy 24

Bảng 4.1: Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường tại Nhà máy 41

DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 8

Hình 2.2: Số lượng chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp tại Việt Nam 12

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự tại Nhà máy 18

Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất tại Nhà máy 19

Sơ đồ 3.3: Hệ thống xử lý khí thải tại Nhà máy 28

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự phát triển của nền kinh tế đã làm cạn kiệt tài

nguyên gây sức ép mạnh mẽ tới môi trường sống Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề

quan tâm hàng đầu của toàn cầu

Với mong muốn góp sức vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của cộng đồng thế giới

Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách, đạo luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường và

đưa vấn đề môi trường là một yếu tố cần xem xét khi phát triển nền kinh tế

Vài năm gần đây, nước ta nhiều vụ xâm hại môi trường nghiêm trọng của các

doanh nghiệp bị phát hiện và xử phạt thì vấn đề môi trường lại trở trành tâm điểm chú ý

của nhân dân, nỗi trăn trở của các nhà chức trách Vấn đề khuyến khích doanh nghiệp

tham gia bảo vệ môi trường bằng các công cụ mang tính tự nguyện là ưu tiên hàng đầu

cần phổ biến rộng rãi

Khi đó, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 (Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và

hướng dẫn sử dụng) là tiêu chuẩn áp dụng một cách tự nguyện Khi áp dụng thành công

tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp ngoài việc bảo đảm công tác bảo vệ môi trường,

nâng cao hiểu biết, ý thức tự giác cũng như tính sáng tạo trong công tác bảo vệ môi

trường thì ISO 1400:2004 còn góp phần đem lại lợi ý về mặt kinh tế cho doanh nghiệp

hơn hết là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trước giai đoạn căng thẳng về

công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hiện nay

Nhằm mục đích tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn

ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp cụ thể, tôi đã chọn và thực hiện đề tài khóa luận tốt

nghiệp với nội dung: “Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004 tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát

Phú Yên”

Trang 12

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với sự ưa chuông của người tiêu dùng, bia đã trở thành nước giải khát quen thuộc

và không thể thiếu trong các bữa tiệc, họp mặt hay lễ hội Điều đó tạo động lực cho ngành

bia phát triển mạnh tại nước ta trong nhiều năm qua

Các doanh nghiệp sản xuất bia không ngừng nghiên cứu cho ra đời nhiều nhãn

hiệu mới nhằm cạnh tranh tìm chỗ đứng trên thị trường trong nước Muốn vậy, ngoài chất

lượng sản phẩm phải tốt, doanh nghiệp phải hướng đến mục tiêu sản phẩm sạch, an toàn,

thân thiện với môi trường Bởi lẽ, đó là khuynh hướng chung của người tiêu dùng hiện

nay

Nhà Máy Bia Tuy Hòa Thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

chuyên sản xuất các loại bia cung cấp cho thị trường Là doanh nghiệp nhỏ vừa mới phát

triển, Nhà máy đang chịu áp lực lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn,

có thương hiệu trên thị trường cũng như yêu cầu của khách hàng về công tác bảo vệ môi

trường Dó đó, Nhà máy cần thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004 nhằm giải quyết các khó khăn trên tạo điều kiện cho Nhà máy phát triển xây

dựng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh cũng như nước ngoài

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004

- Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam, những thuận lợi và khó

khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Việt Nam

- Tổng quan về Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát

Phú Yên, các nguồn gây ô nhiễm và hiện trạng quản lý môi trường tại Nhà máy

- Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Bia

Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

- Kết luận và kiến nghị

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu

Trang 13

• Khảo sát hiện trạng môi trường Nhà máy bia thông qua quan sát trực tiếp tất cả các

hoạt động diễn ra tại Nhà máy bao gồm: hoạt động sản xuất, sinh hoạt và quản lý

các vấn đề môi trường

• Phỏng vấn công nhân, cán bộ Nhà máy bằng các câu hỏi trực tiếp, nội dung câu hỏi

tập trung vào các đầu vào đầu ra cụ thể của từng khâu sản xuất, việc thực hiện các

công tác môi trường của công nhân

• Tham khảo tài liệu

o Thu thập các tài liệu sẵn có tại Nhà máy:

9 Các báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ của Nhà máy

9 Các tài liệu về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng

o Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và

HTQLMT theo ISO 14001:2004 qua sách báo, internet…

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

• Phương pháp thống kê số liệu: Thống kê các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sử

dụng tại Nhà máy

• Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu về thông số môi trường thu thập được tại

Nhà máy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn để xác định mức độ ô nhiễm tại Nhà máy

Đánh giá, so sánh kết quả hiện trạng môi trường tại nhà máy với yêu cầu tiêu

chuẩn ISO 14001:2004 Từ đó, đưa ra các hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý

môi trường theo ISO 14001:2004 tại Nhà máy

• Phương pháp trọng số để xác định các KCMTĐK

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Địa điểm nghiên cứu: Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải

Khát Phú Yên thuộc lô A12 * A14, khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh

Phú Yên

- Thời gian nghiên cứu: từ 15/03/2010 đến 10/07/2010

- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, phòng ban của Nhà máy có

liên quan đến vấn đề môi trường

Trang 14

1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Vì thời gian thực tập ngắn nên đề tài chỉ xây dựng trên lý thuyết chưa tính toán chi

phí thực hiện và chưa được áp dụng trên thực tế Do đó, đề tài không tránh khỏi thiếu xót,

chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng thực tế các hoạch định đề ra

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000

2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

1991, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cùng với hội đồng quốc tế về kỹ thuật

thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham gia dự của 25

nước ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng

đỉnh ở Rio de taneiro năm 1992

1992, ISO thành lập ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm

xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để thực hiện hệ

thống này

Tại phiên họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham dự

vào việc xây dựng tiêu chuẩn TC 207 thiết lập 2 tiểu ban để xây dựng các tiêu chuẩn môi

trường Tiểu ban SC1 viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu dựa trên TC BS 7750 và các

đóng góp quan trọng của 1 số quốc gia đặc biệt là Hoa Kì Tiểu ban 2 viết tiêu chuẩn ISO

14010, 14011 và 14012

Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập nhật

vào tháng 11/2004

2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm thiết

lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện liên tục tại tổ chức với mục

đích:

Trang 16

• Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của

kinh tế xã hội Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các

ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình

• Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của

mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu của pháp luật

• ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức “Các

yếu tố của một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả”

• ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường

một cách cụ thể Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp

luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức

2.1.3 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn:

• Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

• Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình

Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:

• Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

• Kiểm toán môi trường (EA)

• Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)

• Ghi nhãn môi trường (EL)

• Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)

• Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)

2.2 TỔNG QUAN TIÊU CHUẨN ISO 14001

2.2.1 Khái niệm về ISO 14001

Thuộc bộ ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường - Định

nghĩa và hướng dẫn sử dụng” cùng với tiêu chuẩn hướng dẫn kèm theo ISO 14004 “Hệ

thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ”

được phát hành ngày 1/9/1996

Trang 17

ISO 14001 xác định tất cả các yếu tố then chốt của một hệ thống quản lý môi

trường và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ ISO 14000 dùng để đánh giá cấp chứng nhận

Tiêu chuẩn này giới thiệu một khuôn khổ chung mà dựa vào đó tổ chức có thể xây

dựng được cho mình một hệ thống quản lý môi trường Tiêu chuẩn tập trung vào quá trình

quản lý môi trường thay vì kết quả hay đầu ra Chính vì lẽ đó, có thể thấy rằng trong tiêu

chuẩn này không hề có bất cứ quy định nào về chất lượng môi trường hay các giới hạn về

chất ô nhiễm Vì không quản lý đầu ra nên ISO 14001 không đảm bảo việc tổ chức sẽ đạt

được chất lượng môi trường tốt tuyệt đối Tuy nhiên, ISO 14001 đưa ra một cách tiếp cận

có hệ thống có thể tạo ra các kết quả môi trường được cải thiện liên tục, nhất quán và hợp

2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

2.2.2.1 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường là một chu kì liên tục từ lập kế hoạch, thực hiện, xem

xét lại đến cải tiến các quá trình và hành động của một tổ chức nhằm đạt được các nghĩa

vụ môi trường của tổ chức đó (EPA, 2001)

Hầu hết các mô hình quản lý môi trường được xây dựng dựa trên mô hình “Plan,

Do, Check, Act” (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) của Sheward và Deming

(EPA, 2001) Mô hình này đảm bảo các vấn đề môi trường luôn được xác định, kiểm soát

và theo dõi một cách có hệ thống, tạo ra sự cải tiến liên tục của các kết quả hoạt động môi

trường

2.2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình “Plan, Do, Check,

Act” nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục

Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT ISO 14001 được mở rộng thành 17

yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu phần chính bao gồm chính sách môi trường, lập kế

hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động khắc phục và xem xét của lãnh đạo

Các yếu tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng

hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường Kết quả cuối cùng của sự tương tác

giữa các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ hệ thống Với sự cải tiến liên

Trang 18

tục của HTQLMT, tổ chức có thể đạt được lợi ích thứ cấp là sự cải tiến liên tục của kết

quả hoạt động môi trường

Hình 2.1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001

Đối với lĩnh vực môi trường:

• Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết

hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục

• Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH

- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn

- Năng lực, đào tạo và nhận thức

- Thông tin liên lạc

- Hệ thống tài liệu

- Kiểm soát tài liệu

- Kiểm soát điều hành

- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp

KẾ HOẠCH

- Khía cạnh môi trường

- Các yêu cầu pháp luật

và yêu cầu khác

- Mục tiêu, chỉ tiêu, và chương trình môi trường

Chính sách môi trường

Xem xét của lãnh đạo

Trang 19

• Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra

• Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái

• Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường

• Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức

• Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường

Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:

• Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp

cận huy động vốn và giao dịch

• Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế

• Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần

• Cải tiến việc kiểm soát các chi phí

• Tiết kiệm được vật tư và năng lượng

Đối với lĩnh vực pháp lý:

• Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trường

• Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng

• Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý

• Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền

• Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp

2.2.4 Các yếu tố cần tuân thủ của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001

Cam kết của lãnh đạo: Phải được thể hiện từ giai đoạn bắt đầu thực hiện và trong

suốt quá trình duy trì thực hiện hệ thống quản lý môi trường Nếu thiếu sự cam kết của

lãnh đạo trong việc thiết lập các mục tiêu của ISO 14001 cũng như sự tham gia tích cực

các hoạt động môi trường liên quan, thì sẽ không có cơ hội để hoà hợp và thực hiện thành

công hệ thống quản lý môi trường

Tuân thủ với chính sách môi trường: Chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra

hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra các đường

lối chung, các khuynh hướng môi trường và các nguyên tắc hành động đối với tổ chức

Trang 20

Lập kế hoạch môi trường: Để có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả, tổ chức

phải xác định của các hoạt động có thể có các tác động đến môi trường, đồng thời tổ chức

cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ

Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó Trong kế hoạch phải đề cập

đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường và thiết lập chương trình để đảm bảo

đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra

Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi

trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến

trong hệ thống quản lý môi trường và phải được tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ

cấu đó

Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các

nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ

chức và cam kết của lãnh đạo Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người mà công

việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực

hiện các công việc của mình Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo

và kết quả đánh giá được thiết lập trong hệ thống quản lý môi trường

Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin

liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan)

đúng lúc và có hiệu quả

Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: Kiểm soát các hoạt

động của hệ thống quản lý môi trường được chứng minh qua các thủ tục dạng văn bản của

các quá trình có thể có tác động đến môi trường và qua việc kiểm soát sự tuân thủ chặt

chẽ các thủ tục Để có thể thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm soát tài liệu

nhằm đảm bảo: Các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng và các thay đổi đều phải tuân

theo thủ tục đã được phê duyệt

Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Hệ thống quản lý môi

trường phải có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường Sự chuẩn bị sẵn

sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp phải được thực hiện và được chứng minh qua các

khoá đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong hệ thống quản lý môi trường của tổ chức

Trang 21

Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa: Hệ thống quản lý môi

trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết

quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa Đây là bước rất

quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA)

của hệ thống quản lý môi trường Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo

phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn

Lưu giữ hồ sơ: Hệ thống quản lý môi trường phải duy trì các hồ sơ môi trường

quan trọng làm bằng chứng cho các kết quả hoạt động của mình Hồ sơ có thể rất nhiều và

đa dạng, hồ sơ rất hữu ích cho tổ chức, cho chuyên gia đánh giá, cho các cơ quan pháp

luật và cho các bên hữu quan khác

Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống quản lý môi trường phải được lãnh đạo xem xét

định kỳ về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục đạt được khi tổ chức luôn xem xét, kiểm soát tất

cả các hoạt động của mình một cách hệ thống

2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới

Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO), tính đến cuối tháng 12 năm 2008, có ít

nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế Như

vậy, năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên là 34.243 ở 155 quốc gia và nền kinh

tế so với năm 2007 là 154.572 trong 148 quốc gia và nền kinh tế Sự tăng trưởng này là

34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007

2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2

năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời) Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp

dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc

biệt là với Nhật Bản Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng

ISO 14001 Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất

sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hiện có rất nhiều

doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số

Trang 22

tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ của

các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia

đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp

phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với

các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như

Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu

khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn

Hình 2.2: Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam Nguồn:(http://www.vpc.org.vn/Desktop.aspx/He-thong-quan-ly-theo-tieu-chuan/He-

2.4.1.1 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn

Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay

đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi

trường đã tăng nhanh chóng Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã

quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi

Trang 23

trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và

bảo vệ môi trường Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề

môi trường

2.4.1.2 Sức ép từ các công ty đa quốc gia

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt

Nam Mặc dù, năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nhưng

trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức kỷ lục là

48 tỷ USD Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo

theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn

hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng

cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể

hòa nhập được vào sân chơi chung

Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình

phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng

chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó Honda Việt Nam là một trong các công

ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp

sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake,

Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001 Những hoạt động như vậy đã tạo ra một

trào lưu giúp nhân rộng mô hình Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các công ty

nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt

Nam

2.4.1.3 Sự quan tâm của cộng đồng

Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm

2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp

giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới

năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn

môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001” Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ

trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng Định hướng này

Trang 24

cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ

môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của

các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát

hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể hiện một

mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng

2.4.2 Khó khăn

2.4.2.1 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước

Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà

nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp

trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Việc áp dụng ISO 14001 cho

tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng

ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào Trong khi đó,

tổ chức lại tốn các chi phí có liên quan bao gồm:Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một

HTQLMT, chi phí tư vấn, chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba

Do đó, nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết

hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài…) thì có những doanh nghiệp sẽ không áp

dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư nhất định

2.4.2.2 Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh

nghiệp

Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng hệ

thống quản lý môi trường là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ

môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn

là xác định chính sách môi trường) Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn

còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn Điều này

ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp Trong khi định hướng

phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn

nữa Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều

cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình

Trang 25

Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức

trong công tác bảo vệ môi trường

2.4.2.3 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao

Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm

xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống

quản lý môi trường Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng Tuy nhiên việc

triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức Họ

thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ Quá trình

đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa

mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức Điều này cũng một phần

do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc

Trang 26

Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY BIA TUY HÒA THUỘC CÔNG TY CỔ

PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

Tiền thân Công Ty Cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên là Công Ty TNHH

Phúc Lộc

14/10/2005: Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên thành lập và chính

thức đi vào hoạt động ra sản phẩm bia đầu tiên với vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng,

công suất 30 triệu lít/năm

12/11/2007: Công Ty Cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên đã tăng vốn điều

lệ lên 96.000.000.000 đồng, mở rộng Nhà máy sản xuất bia nâng công suất từ 30 triệu

lít/năm lên 50 triệu lít/năm

Hiện tại, Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên gồm 2 bộ phận:

• Nhà Máy Bia Tuy Hòa chuyên sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm bia của

Công ty

• Công Ty TNHH TM Phú Yên chuyên hoạch định các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

chuyên sản xuất các loại bia bao gồm:

• Bia lon: Tuy Hòa, American, Wow, Special, Green

• Bia chai: Tuy Hòa, Sài Gòn 450ml

Trang 27

Bảng 3.1: Sản lượng một số sản phẩm của Nhà máy năm 2009

(Nguồn: Theo dõi kế hoạch sản xuất của Nhà máy năm 2009)

Trong đó, bia lon Wow được sản xuất theo đơn đặt hàng của hệ thống siêu thị

BigC và chỉ bán trong siêu thị BigC mà không tiêu thụ trên thị trường.Bia lon Special,

Green xuất khẩu sang Campuchia

Bia chai Sài Gòn 450ml làm gia công cho Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Miền

Trung tại Phú Yên

3.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA TUY HÒA

Nhà Máy Bia Tuy Hòa thực thuộc công ty Cổ phần Bia và Nước Giải Khát Phú

Yên Nhà Máy Bia Tuy Hòa là trụ sở chính, nơi tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất

của Công ty

• Phía bắc giáp Công Ty Cổ Phần Bia Phú Minh

• Phía nam giáp khu đất của Công Ty Vật Tư Tổng Hợp Phú Yên

• Phía đông giáp khu đất Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Phú Yên

• Phía tây giáp đường nội bộ của khu công nghiệp Hòa Hiệp

Trang 28

3.2.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự

3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự

Sơ đồ 3.1:Cơ cấu nhân sự tại Nhà máy

3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, phân xưởng sản xuất

Xem Phụ lục 1A

3.2.3 Số lượng công nhân viên

Hiện tại, số công nhân viên đang làm việc tại Nhà máy là 106 người

3.2.4 Chế độ làm việc tại Nhà máy

• Làm việc theo ca gồm: Phân xưởng Chiết, phân xưởng Động lực, phân xưởng Nấu

– Lên men, phòng Hóa nghiệm –Vi sinh

• Làm việc theo giờ hành chính gồm: Phòng Kỹ thuật, tổ Nghiệp vụ, tổ Cơ điện

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC CTY CP BIA VÀ NGK PHÚ YÊN

PX Nấu

PX Lên men

PX Chiết

PX Động lực

Tổ HN- VS

Trang 29

3.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT

Sơ đồ 3.2:Quy trình sản xuất bia tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

Thiết minh quy trình xem phụ lục 3A

P Phụ gia

Làm sạch

Đạm hoá Bột Malt Nghiền

Làm sạch Nghiền

Bột gạo

Hồ hoá

Nước nấu bia Đường hoá Lọc bã Houblon hoá Lắng trong

Thanh trùng Chiết, đóng nắp

Làm lạnh nhanh Lên men Lọc trong Tàn trữ

Dán nhãn Vào két Nhập kho thành phẩm

Phụ gia

Malt

lót

Houblon cao Houblon viên Phụ gia Caramen Polyclar10Collupulin Vicant Nắp

Nhãn Két rỗng Rửa

Rửa Chai rỗng

Keg rỗng

Lon rỗng

CO2

Nấm Men sữa

Trang 30

3.4 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN SỬ DỤNG

- Điện dùng được cung cấp bởi lưới điện quốc gia và máy phát điện dự phòng

-Than antraxit được sử dụng làm nhiên liệu cho lò hơi và được cung cấp bởi các đầu

mối cung cấp than ở khu vực miền trung của Tổng Công Ty Than Việt Nam

- Nước phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt được cung cấp bởi Nhà máy nước

Tuy Hòa

- Dầu FO sử dụng để chạy máy phát điện dự phòng

- Pallet bằng gỗ dùng để kê các nguyên liệu thuận tiên cho hoạt động xe nâng

Bảng 3.2: Các tài nguyên sử dụng tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

(Nguồn: Báo cáo luân chuyển kho nguyên vật liệu - công cụ năm 2009)

3.5 CÁC NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG

Hầu hết các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Nhà máy đều được cung cấp bởi

thị trường trong nước ngoại trừ một số nguyên liệu đặc thù của ngành bia như Malt,

houblon là phải nhập khẩu

STT

Tên các loại nhiên liệu, năng lượng

Đơn vị Số lượng trung

bình/năm Nguồn gốc

Tổng Công Ty Than Việt Nam

quốc gia

Tuy Hòa

Trang 31

3.5.1 Các nguyên liệu chính

Bảng 3.3:Các nguyên liệu chính sử dụng tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

STT Tên Ng.liệu & H.chất Các tính

chất hóa, lý

Phương tiện lưu trữ

Số lượng TB/năm (Kg)

(Nguồn: Báo cáo luân chuyển kho nguyên vật liệu - công cụ, năm 2009)

3.5.2 Các nguyên vật liệu khác

Chai bia, lon bia, nắp bia, thùng giấy, két bia, keo dán nhãn, mực in

Các nguyên vật liệu này được đặt hàng và mua từ các dịch vụ bên ngoài

• Polyclar10, Collupulin, Vicant : chất trợ lọc

• .H2SO4 : Điều chỉnh pH ở nồi hồ hóa, đạm hóa trong quá trình nấu

• H3PO4 : Vệ sinh thiết bị

• Trimeta HC: Tái sinh xử lý nước nấu bia

• NaOH 45%: Vệ sinh thiết bị và tái sinh xử lý nước nấu bia

• HCl 32%: Vệ sinh thiết bị

• NaCl, SPE – 150: Làm mềm nước cung cấp cho lò hơi

• Các chất tẩy rửa sử dụng để vệ sinh sàn nhà toàn Nhà máy

Trang 32

Bảng 3.4:Danh mục các loại hóa chất sử dụng tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

(Nguồn: Báo cáo luân chuyển kho nguyên vật liệu - công cụ, năm 2009)

3.7 CÁC NGUỒN Ô NHIỄM CHÍNH

3.7.1 Nước thải

Nhìn chung, nước thải của Nhà máy chứa nồng độ cao các chất hữu cơ cũng như

các hóa chất tẩy rửa Các chất hữu cơ tồn tại cả dạng lơ lửng lẫn dạng tan cụ thể:

• Nước lẫn bã Malt từ khâu xả cặn Malt

• Nước thải từ khâu lắng trong tại nồi lắng Whirlpool

• Nước rửa chai bia và két bia: Bia thừa, Cặn bã, nhãn bia, dung dịch tẩy rửa NaOH

• Xả cặn và nấm men

• Nước tráng rửa thiết bị, máy móc

• Nước vệ sinh sàn nhà tại các phân xưởng

• Nước trao đổi nhiệt lò hơi

• Nước xả cặn sau khi xử lý nước dùng để sản xuất bia

• Nước từ khâu thanh trùng bia ở phân xưởng chiết

• Nước chứa cặn men và bột trợ lọc từ khâu lọc trong

• Các tác nhân lạnh và các chất tải lạnh

• Nước thải chứa hóa chất từ phòng Hóa nghiệm- Vi sinh

• Nước thải sinh hoạt của công nhân viên

STT Tên Ng.liệu & H.chất Các tính

chất hóa, lý

Phương tiện lưu trữ

Số lượng TB/năm (Kg)

Trang 33

• Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và tạp chất rơi vãi vào nguồn

nước

3.7.2 Chất thải rắn

2.7.2.1 CTR từ quá trình sản xuất

Bảng 3.5: Danh mục CTR phát sinh từ quá trình sản xuất

01 Tạp chất trong gạo, Malt

Xử lý nguyên liệu

02 Gạo, Malt rơi vãi

03 Bao đựng gạo, Malt

06 bao đựng Caramen,

Khâu nấu nguyên liệu

07 Hộp kim loại đựng hoa Houblo

Trang 34

Bảng 3.6: Số lượng CTR phát sinh trung bình trong một tháng

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng/kg

Thức ăn thừa, hộp cơm, bao ni lông, giấy vụn phát sinh trong quá trình sinh hoạt

của công nhân Vì đa số công nhân đều ăn trưa tại Nhà máy nên lượng rác này tương đối

đáng kể

3.7.2.3 CTR nguy hại

Bảng 3.7: Danh mục CTNH phát sinh tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

STT Loại chất thải Khối lượng Chu kì phát sinh Mã CTNH

(Nguồn: Phòng kỹ thuật – Nhà Máy Bia Tuy Hòa)

Trang 35

3.7.3 Bụi, mùi và khí thải

Khí thải phát sinh từ các nguồn sau:

Bụi sinh ra từ các nguồn sau:

• Quá trình vận chuyển và tiếp nhận nguyên liệu tại các nhà kho

• Quá trình đổ gạo, Malt vào phiểu chứa

• Quá trình nghiền gạo, Malt

• Khu nấu của Nhà máy

Tiếng ồn: Hệ thống máy móc Nhà máy khá nhiều nên khi hoạt động phát sinh ra tiếng ồn

là đều không thể tránh khỏi Trong đó đáng kể nhất tập trung tại các khu vực sau:

• Khu xử lý nguyên liệu: hoạt động của máy nghiền gạo, Malt

• Phân xưởng Động lực: Máy nén khí

• Phân xưởng Chiết: Bốc dở két bia, tiếng va chạm của chai/lon bia trên băng

chuyền

Trang 36

3.8 CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, TAI NẠN LAO ĐỘNG

Các sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như:

• Cháy nổ tại nhà kho chứa nguyên, nhiên liệu, khu vực máy phát điện

• Tràn đổ hóa chất

• Rò rỉ khí CO2.

Các tai nạn lao động có thể xảy ra như:

• Trượt té do sàn nhà ướt

• Bị thương do vấp phải mảnh vỡ của chai bia, chai bia nổ trong quá trình chiết chai

• Bị bỏnghóa chất, keo dán thùng đựng bia

3.9 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY

3.9.1 Sử dụng tài nguyên

• Tại các phân xưởng của Nhà máy, mái nhà đều được bố trí các tấm tôn nhựa trong

xen kẻ với các tấm tôn nhôm nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm lượng

điện chiếu sáng

• Dán các tấm áp phích hướng dẫn tiết kiệm điện tại các phòng ban và phân xưởng

trong khu vực Nhà máy

3.9.2 Nước thải

• Hiện tại, Nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải Toàn bộ nước thải của Nhà

máy tập trung tại hố thu gom nước thải Tại đây, nước thải được lọc sơ bộ bởi song

chắn rác bên trong hố thu gom trước khi được bơm vào đường ống dẫn tới khu xử

lý nước tập trung của khu công nghiệp

• Để tách lượng rác thải trong quá trình rửa chai lẫn vào nước thải, Nhà máy đã lắp

đặt song chắn rác tại rãnh thoát nước thải tại khu vực rửa chai bia và định kì thu

gom lượng rác thải này tới bể chứa rác

• Nhà máy đã hoàn chỉnh kế hoạch và chuẩn bị triển khai việc xây dựng hệ thống xử

lý nước thải với công suất 1200 m3/ngày vào cuối năm nay

Trang 37

3.9.3 Chất thải rắn

• Xây dựng khu chứa rác gồm 3 ngăn chứa : mảng vỡ thủy tinh, bã nhãn bia, các loại

rác thải khác

• Mảnh vỡ thủy tinh,bã nhãn, bao bì đựng gạo, malt, giấy phế thải được bán cho các

vựa thu mua phế liệu, bã hèm được bán cho các hộ nuôi gia súc tại địa phương

• Kí hợp đồng với Công Ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển khu công

nghiệp để thu gom và xử lý rác thải thông thường

• Đối với CTR nguy hại, Nhà máy trang bị thùng chứa riêng và kí hợp đồng với

Công Ty môi trường Việt Úc thu gom và xử lý

3.9.4 Bụi, mùi và khí thải

Đối với bụi:

• Lắp đặt hai cyclon hút bụi tại máy nghiền gạo và máy nghiền malt

• Vệ sinh, thu gom bụi sau mỗi đợt nghiền nguyên liệu

• Thường xuyên vệ sinh, thu gom rác, quét bụi, phun nước đường đi trong khu vực

Nhà máy nhất là ở khu vực bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm

Đối với khí thải:

• Lò hơi sử dụng nhiên liệu đốt là than đá antraxit nên khí thải có nồng độ bụi và khí

SO2 trong không khí cao Để xử lý khí thải của hệ thống đốt lò hơi, Nhà máy đã sử

dụng cyclon thu bụi kết hợp thiết bị hấp thụ SO2 bởi dung dịch NaOH

• Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn khí để phát hiện và xử lý kịp thời sự cố

rò rỉ khí

Trang 38

Sơ đồ 3.3: Hệ thống xử lý khí thải tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa

Đối với mùi:

• Thu gom bã hèm, bột trợ lọc thải ngay khi phát sinh

3.9.5 Tiếng ồn và nhiệt

Đối với tiếng ồn:

• Trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc tại các khu vực phát sinh tiếng

ồn

• Kiểm tra, tu sửa và bảo dưỡng định kì hệ thống máy móc của Nhà máy

Đối với nhiệt:

• Lắp đặt cầu gió trên mái nhà tại các phân xưởng, bố trí các quạt máy tại các phân

xưởng

• Thiết kế cấu trúc Nhà máy có nhiều cửa sổ

3.9.6 Phòng chống các sự cố môi trường

• Trang bị các thiết bị cấp cứu đường hô hấp (bình oxy) cho công nhân làm việc trực

tiếp tại tại khu vực bảo quản nguyên, nhiên liệu

Bể dd hấp thụ

Khí thải lò

Nước cấp NaOH

Trang 39

• Trong nhà kho chứa nguyên, nhiên liệu và khu vực máy phát điện lắp đặt hệ thống

báo cháy nổ, hệ thống thông tin nội bộ

• Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy

• Trong những khu vực có thể dễ cháy nổ như máy phát điện và kho nguyên liệu lắp

đặt các biển báo, quy định cấm hút thuốc và sử dụng các vật dụng dễ phát sinh

cháy nổ như bật lửa, quẹt diêm

3.9.7 Các biện pháp quản lý khác

• Thành lập đoàn kiểm tra vệ sinh gồm đại diện các phân xưởng, phòng ban và cán

bộ phụ trách môi trường định kì kiểm tra vệ sinh toàn Nhà máy 1 lần/tuần

• Thực hiện ĐTM bổ sung cho Nhà máy khi nâng công suất lên 50 triệu lít/năm và

đang chờ UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt

• Thực hiện các công tác môi trường theo nội dung đã cam kết trong báo cáo ĐTM

• Báo báo môi trường định kì 2 lần/năm cho sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú

Yên

• Nhà máy đã xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9001:2000

Trang 40

Chương 4 THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU

CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY BIA TUY HÒA THUỘC

CÔNG TY CỔ PHẦN BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT PHÚ YÊN

4.1 YÊU CẦU CHUNG

Nhà Máy Bia Tuy Hòa phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải

tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của ISO 14001:2004 và

xác định cách thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó

Phạm vi của hệ thống quản lý môi trường bao gồm:

Tất cả các hoạt động sản xuất, sản phẩm, dịch vụ tại Nhà Máy Bia Tuy Hòa thuộc

Công Ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Phú Yên

Các vấn đề môi trường do các hoạt động sản xuất, sản phẩm, dịch vụ của Nhà máy

gây ra

Địa điểm: Lô A12 * A14, khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú

Yên

4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

4.2.1 Xây dựng chính sách môi trường

4.2.1.1 Các yêu cầu khi xây dựng CSMT:

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến HTQLMT giúp

Nhà máy duy trì và nâng cao kết quả hoạt động môi trường Đồng thời CSMT tạo ra cơ sở

để Nhà máy đề ra mục tiêu và chỉ tiêu Vì thế, trước khi xây dựng CSMT cần phải quan

tâm và cân nhắc các vấn đề sau:

• Phạm vi của chính sách phải được xác định rõ ràng

• Bản chất, quy mô, tác động môi trường của các hoạt động sản xuất tại Nhà máy

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w