TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATIMEX CHI NH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATIMEX
CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
Họ và tên sinh viên : HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG
Trang 2XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATMIMEX
CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
Tác giả
HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn:
KS BÙI THỊ CẨM NHI
Tháng 7/2010
Trang 3BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ===oOo===
**************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN Khoa : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: HUỲNH THỊ TUYẾT NHUNG MSSV: 06157135
1 Tên đề tài: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây :
• Tìm hiểu về ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới
• Tổng quan về các vấn đề môi trường của Nhà máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
• Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Nhà máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
• Kết luận và kiến nghị
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu : tháng 01/2010
Kết thúc: tháng 05/2010
4 Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: KS BÙI THỊ CẨM NHI
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2010 Ngày tháng năm 2010
Ban chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ
Trước tiên, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc và lòng kính yêu vô hạn đến Cha Mẹ, tất
cả anh chị em trong gia đình tôi đã luôn bên cạnh, động viên và là điểm tựa vững chắc để
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy, cô trong Khoa
Tài Nguyên Và Môi Trường, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã dạy dỗ và truyền đạt cho
tôi nhiều bài học bổ ích và quý báu trong suốt 4 năm qua
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Th.S Vũ Thị Hồng Thủy, cô Ks Bùi
Thị Cẩm Nhi đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Nhà máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
đã cho phép tôi thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp tại Nhà máy
cả các anh chị trong Nhà máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi thực hiện khóa luận này
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH06QM đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ
cùng tôi trong suốt thời gian học tập
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tp HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2006
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay nhu cầu đồ gỗ ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu về sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường tầm trọng Nhà máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức là một trong những nhà máy tinh chế đồ gỗ theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và ngoài nước Tuy nhiên hoạt động sản xuất của Nhà máy đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường Do đó để Nhà máy phát triển phù hợp với xu hướng thời đại- phát triển bền vững, chúng ta cần có biện pháp để nâng cao công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
Nội dung chính của đề tài là xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
Do đó trước tiên đề tài nghiên cứu về cơ sở lý thuyết để thực hiện Đó là các nội dung , yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong xây dựng Hệ thống quản lý môi trường Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Ngoài ra, tôi cũng đã khảo sát thực địa là Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức Tôi tìm hiểu tổng quan về Nhà máy như quy trình sản xuất, nguyên vật liệu được sử dụng,
và hiện trạng môi trường tại Nhà máy Từ đó nhận diện những bất cập trong công tác quản lý môi trường tại Nhà máy để tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
Tuy nhiên do thời gian ngắn nên nội dung của Khóa luận chủ yếu tập trung xây dựng Hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Nhà máy
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN IV TÓM TẮT KHÓA LUẬN V MỤC LỤC VI DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ IX
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.5.1 Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu 3
1.5.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu 3
1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 3
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 5
2.1 CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 5
2.2 GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001:2004 5
2.3 LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO 6
2.3.1 Về mặt thị trường 6
2.3.3 Về mặt quản lý rủi ro 6
2.3.4 Về mặt pháp lý 6
2.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7
2.4.1 Tình hình áp dụng ISO 14000 trên thế giới 7
2.4.2 Tình hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam 8
2.4.3 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng ISO 14000 8
2.5 NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 11
2.5.1 Cam kết của lãnh đạo 11
2.5.2 Chính sách môi trường 12
2.5.3 Lập kế hoạch môi trường 12
2.5.4 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm 12
2.5.5 Đào tạo nhận thức và năng lực 12
2.5.6 Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài 12
2.5.7 Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan 12
2.5.8 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp 13
2.5.9 Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa 13
2.5.10 Lưu giữ hồ sơ 13
2.5.11 Xem xét của lãnh đạo 13
2.5.12 Cải tiến liên tục 13
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 14
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG 14
3.1.1 Quá trình hình thành Nhà máy 14
3.1.2 Vị trí địa lý 14
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy: Xem Phụ Lục 1A 14
3.2.4 Hoạt động sản xuất của Nhà máy 14
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 15
3.2.1 Quy trình sản xuất 15
Trang 73.2.2 Thiết bị, máy móc sử dụng trong Nhà máy: Xem Phụ Lục 1B 19
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 19
3.3.1 Tài nguyên và năng lượng 19
3.3.2 Chất thải thông thường 20
3.3.3 Chất thải nguy hại 20
3.3.5 Tiếng ồn và nhiệt 21
3.3.6 Nước thải 22
3.3.7 Sự cố cháy nổ 22
3.3.8 An toàn lao động 22
3.4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 23
3.4.1 Tài nguyên và năng lượng sử dụng 23
3.4.2 Chất thải rắn 23
3.4.3 Nước thải 25
3.4.4 Không khí 26
3.4.5 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 28
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 30
4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG 30
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 30
4.2.1 Nội dung 30
4.2.2 Hình thức phổ biến 31
4.2.3 Kiểm tra 32
4.3 LẬP KẾ HOẠCH 32
4.3.1 Khía cạnh môi trường 32
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 35
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 37
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 37
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 37
4.4.3 Trao đổi thông tin 38
4.4.4 Tài liệu 41
4.5 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC 44
4.5.1 Giám sát và đo 44
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 44
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa 45
4.5.4 Kiếm soát hồ sơ 45
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 45
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 KẾT LUẬN 46
5.2 KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 1 THÔNG TIN VỀ NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 48
PHỤ LỤC 1A CƠ CẤU LAO ĐỘNG 48
PHỤ LỤC 1B DANH MỤC MÁY MÓC 49
PHỤ LỤC 2 CÁC TÀI LIỆU TRONG HTQLMT TẠI NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC 52
PHỤ LỤC 3 THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG 53
PHỤ LỤC 3A BẢNG XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 60
PHỤ LỤC 4 THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC 83
PHỤ LỤC 4A DANH MỤC YÊU CẦU PHÁP LUẬT 86
PHỤ LỤC 5 XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 92
Trang 8PHỤC LỤC 6 THỦ TỤC NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC 101
PHỤ LỤC 7 THỦ TỤC KIỂM SOÁT TÀI LIỆU 105
PHỤ LỤC 8 THỦ TỤC KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH 108
PHỤ LỤC 8A HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT NGUYÊN VẬT LIỆU 109
PHỤ LỤC 8B HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT HÓA CHẤT 111
PHẦN 2: LƯU TRỮ HÓA CHẤT 111
PHỤ LỤC 8C HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT CHẤT THẢI 114
PHỤ LỤC 8D HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TIẾT KIỆM ĐIỆN, NƯỚC 118
PHỤ LỤC 8E HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ PCCC 119
PHỤ LỤC 8F HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT QUẢN LÝ NHÀ THẦU 121
PHỤ LỤC 9 THỦ TỤC CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ĐÁP ỨNG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP 126
PHỤC LỤC 10 THỦ TỤC HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ ĐO 132
PHỤ LỤC 11 THỦ TỤC SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ HÀNH ĐỘNG PHÒNG NGỪA 136
PHỤ LỤC 12 THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ 140
PHỤ LỤC 13 THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ 143
PHỤ LỤC 14 THỦ TỤC XEM XÉT LÃNH ĐẠO 146
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
BảNG 2.1: MƯờI QUốC GIA NHậN CHứNG CHỉ ISO 14000 NHIềU NHấT TRÊN THế GIớI TÍNH ĐếN CUốI
THÁNG 12 NĂM 2008 7
BảNG 2.2: MộT Số Tổ CHứC CHứNG NHậN ISO 14001:2004 11
SƠ Đồ 3.1: QUY TRÌNH TINH CHế Gỗ 16
BảNG 4.1: BảNG TổNG HợP XÁC ĐịNH CÁC KCMT CÓ Ý NGHĨA TạI CHI NHÁNH NHÀ MÁY SATIMEX
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
MSDS Bảng thông tin an toàn hóa chất
Trang 11vệ môi trường đã và đang trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Môi trường ngày càng
bị ô nhiễm nghiêm trọng Hơn nữa Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc
tế, phải tuân thủ luật lệ của sân chơi chung thế giới, trong đó có liên quan đến vấn đề bảo
vệ môi trường Chính vì vậy việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 vào doanh nghiệp là một trong những cách lựa chọn tối ưu để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
Do đó tôi quyết định thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức”, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về bộ tiêu chuẩn và nâng cao công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
Trang 121.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành tinh chế gỗ xuất khẩu là một trong những ngành góp phần quan trọng trong
sự phát triển của kinh tế nước nhà Hiện nay thị trường đồ gỗ ngày càng tăng, kéo theo đó
là nhu cầu về sử dụng tài nguyên, các vấn đề về môi trường trầm trọng
Do đó để ngành tinh chế gỗ phát triển phù hợp với xu hướng thời đại – phát triển bền vững, chúng ta phải có biện pháp để nâng cao công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
Nhà Máy Satimex có Chi nhánh Thủ Đức, chế biến gỗ mà chủ yếu là gỗ cao su với chức năng là sản xuất hàng mộc tinh chế xuất khẩu và sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và nước ngoài như: Nhật, Mỹ, Úc và thị trường Châu
Âu Tuy nhiên hoạt động sản xuất của Nhà máy đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường Do đó, việc “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức” là hết sức cần thiết để nâng cao công tác quản lý môi trường tại Nhà máy
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 14001:2004
- Tìm hiểu hiện trạng môi trường của Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại Nhà máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
14001:2004
trạng môi trường tại Nhà máy, biện pháp kiểm soát môi trường tại Nhà máy
- Xây dựng Hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức
- Kết luận và kiến nghị
Trang 131.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp điều tra và thu thập tài liệu
Khảo sát thực tế:
- Quan sát trực tiếp: Đầu tiên tôi quan sát cảnh quan chung của Nhà máy Tiếp
đó tôi đi thực tế từng khu vực, bộ phận trong Nhà máy và tìm hiểu quy trình sản xuất của Nhà máy: Quan sát kỹ từng giai đoạn, từng máy móc, thiết bị trong Nhà máy Từ đó xác định đầu vào, đầu ra của từng giai đoạn trong quy trình sản xuất của Nhà máy để nhận diện các khía cạnh môi trường tại Nhà máy
- Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên tại Nhà máy: Trong quá trình đi thực tế tại Nhà máy, tôi cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, công nhân viên tại Nhà máy về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, sản phẩm và dịch vụ của Nhà máy
Tham khảo tài liệu:
- Thu thập thông tin, tài liệu sẵn có của Nhà máy như: Cơ cấu tổ chức, hoạt động các phòng ban, dây chuyền công nghệ sản xuất tại Nhà máy, Sổ tay môi trường…
- Tìm tài liệu trên sách báo, internet về các vấn đề liên quan đến Hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, các yêu cầu pháp luật và những thông tin khác phục vụ cho đề tài
1.5.2 Phương pháp tổng hợp tài liệu
1.5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Dùng phương pháp thống kê và đánh giá nhanh để đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Nhà máy
Trang 141.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và các phòng ban tại Nhà Máy Satimex Chi Nhánh Thủ Đức ở số 234 đường Trường Sơn, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian nghiên cứu: 10/1/2010 đến 10/4/2010
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian đề tài ngắn nên chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn ISO mà chưa có điều kiện để áp dụng vào thực tiễn của Nhà máy Do đó chưa tính toán đến chi phí và cũng chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của kế hoạch, chương trình đề ra trong đề tài
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 14001:2004
2.1 CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá
về sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực:
Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm ba lĩnh vực:
- Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
- Kiểm toán môi trường (EA)
Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm ba lĩnh vực:
- Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)
- Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)
2.2 GIỚI THIỆU VỀ ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra chính sách và mục tiêu môi trường, có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các tác động đến môi trường đáng kể Tiêu chuẩn này áp dụng cho các KCMT mà tổ chức có thể kiểm soát và có ảnh hưởng Tiêu chuẩn này không nêu lên các chứng cứ về kết quả hoạt động môi trường cụ thể
Hệ thống quản lý môi trường:
- Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm
- Việc thực hiện là tự nguyện
- Sự thành công phù hợp vào cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan
- Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm
Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
- Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT
Trang 16- Tự đảm bảo sự phù hợp đó cho tổ chức khác
cấp
- Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này
2.3 LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ISO
2.3.1 Về mặt thị trường
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng
cộng đồng xung quanh
2.3.2 Về mặt kinh tế
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên
Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra
2.3.3 Về mặt quản lý rủi ro
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm
của bên thứ ba.Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá
2.3.4 Về mặt pháp lý
- Tăng cường nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường
Trang 17- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng
- Giảm bớt các thủ tục rắc rối về pháp lý
2.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4.1 Tình hình áp dụng ISO 14000 trên thế giới
ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn cung cấp các yêu cầu cho hệ thống quản lý môi trường, đây là sự khẳng định liên quan đến toàn cầu của các tổ chức nhằm mang lại hoạt động bền vững cho môi trường Tính đến cuối tháng mười hai năm 2008, có ít nhất 188
815 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế Như vậy năm
2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên là 34 243 ở 155 quốc gia và nền kinh tế so với năm 2007 là 154 572 trong 148 quốc gia và nền kinh tế Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007
Bảng 2.1: Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO 14000 nhiều nhất trên thế giới tính
Trang 182.4.2 Tình hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam
Sau 10 năm triển khai ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, chỉ có 230 chứng chỉ được cấp
Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998 Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường
và áp dụng ISO 14001
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp cho nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), VLXD
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé
2.4.3 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng ISO 14000
2.4.3.1 Thuận lợi
Mang lại nhiều lợi ích: Việc áp dụng ISO có thể mang lại nhiều lợi ích trong
nhiều mặt như về tăng sự cạnh tranh trên thị trường, cải thiện quá trình sản xuất, giảm thiểu chất thải và chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các yêu cầu về pháp luật
Được sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức quốc tế:
sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001
- Nhiều đơn vị trong cả nước đã và đang trực tiếp tham gia vào việc quảng bá, hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp về cách thức áp dụng, chứng nhận
và duy trì Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
ngày càng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường Họ đã kết hợp nhau lại
và thành lập các hiệp hội về môi trường trong các hoạt động kinh doanh của mình
Trang 19- Nhiều dự án nghiên cứu như: Hệ thống quản lý môi trường (EMS), đánh giá
và chứng nhận ISO 14001:2004 cho HTQLMT tại Thái Lan, Việt Nam, Philipine và Indonesia với mục đích: nâng cao nhận thức về giảm thiểu ô nhiễm cho các doanh nghiệp, xây dựng năng lực về Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho hơn 200 doanh nghiệp trong các lĩnh vực điện, xi mạ, dệt may và ngành nghề chế biến thực phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai hệ thống ISO 14000 do Đức tài trợ
Nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng tăng cao:
gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Elnino…Chính những vấn đề đó đã làm cho con người quan tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường Đó là :
• Sự gia tăng các trung tâm, viện nghiên cứu liên quan đến vấn đề môi trường
• Hiện nay có nhiều tổ chức hoạt động về môi trường xuất hiện như:
“Hòa Bình”, “ Đảng xanh” nhằm ngăn chặn các hành động gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường
Hàng rào pháp lý ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn:
trường năm 2005 nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, các tổ chức và cá nhân trong việc bảo
vệ môi trường
Quản lý chất thải rắn…các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng ngày càng nhiều
2.4.3.2 Khó khăn
Chi phí tăng
ISO 14001, phải đầu tư thêm tiền bạc và thời gian Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14001 là 8 tháng Và chi phí để
Trang 20áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp các chi phí như:
xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu để xử lý chất thải…
Chi phí tư vấn
Chi phí cho việc đăng kí với bên thứ ba
tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001 Điều này lý giải tại sau 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam chủ yếu
là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thiếu nhận thức và kinh nghiệm thực hiện
- Về nhận thức:
trình độ
Đối với thị trường trong nước, người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được
về HTQLMT nên chưa có áp lực lớn để các doanh nghiệp quan tâm đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO
- Về kỹ năng quản lý: Thiếu ban chỉ đạo thực hiện dự án, thiếu đội ngũ cán bộ
có trình độ chuyên môn
Mạng lưới cơ quan tư vấn và chứng nhận
doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng Do đó số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá cấp chứng nhận ISO 14001 ngày càng nhiều
- Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng chuyên môn và các dịch vụ tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn dẫn đến tình trạng
Trang 21cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ quan này với nhau như: phá giá, chạy đua theo số lượng chứ không theo chất lượng Chính những điều này đã gây cản trở cho quá trình xây dựng HTQLMT của các doanh nghiệp đồng thời còn dẫn đến tình trạng tư vấn sút kém
2.5.1 Cam kết của lãnh đạo
Muốn xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp, trước hết phải có sự cam kết của ban lãnh đạo Sự cam kết đó phải được thể hiện trong suốt giai đoạn Bắt đầu – Thực hiện – Duy trì – Cải tiến Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập mục tiêu ISO cũng như tham gia vào các hoạt động môi trường
Trang 22liên quan khác thì sẽ không có cơ hội để hòa hợp và thực hiện thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
2.5.2 Chính sách môi trường
Xác định một chính sách quản lý môi trường của cấp lãnh đạo của doanh nghiệp, chính sách này bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động môi trường Đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra các đường lối chung Nó phải được tài liệu hoá truyền đạt cho mọi cán bộ và cho tất cả công nhân viên
2.5.3 Lập kế hoạch môi trường
Để có hệ thống quản lý môi trường đạt kết quả cao, tổ chức phải xác định các khía cạnh môi trường có thể có của tất cả các hoạt động trong tổ chức, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ Sau đó
tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường cụ thể, vạch ra chiến lược hoạt động cho tổ chức mình và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra
2.5.4 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm
Cơ cấu tổ chức liên quan đến phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong Hệ thống quản lý môi trường và phải đảm bảo tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó
2.5.5 Đào tạo nhận thức và năng lực
Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả nhân viên những đều phải được đào tạo và có đủ năng lực
để thực hiện các công việc của mình Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo của doanh nghiệp và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống quản lý môi trường
2.5.6 Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài
Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của
tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả
2.5.7 Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan
Trang 23Các hoạt động của HTQLMT được thể hiện dưới dạng các thủ tục, hồ sơ Cần phải xây dựng thủ tục để kiểm soát các tài liệu này
2.5.8 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
Tổ chức phải xác định được các trường hợp khẩn cấp, rủi ro có thể xảy ra; từ đó lập ra các kế hoạch ứng cứu, kế hoạch đào tạo tập huấn ứng cứu với các tình trạng khẩn
cấp
2.5.9 Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa
Hệ thống quản lý môi trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra,
giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa Đây là bước rất quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA) của Hệ thống quản lý môi trường Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn
2.5.10 Lưu giữ hồ sơ
Hệ thống quản lý môi trường phải duy trì các hồ sơ môi trường quan trọng làm bằng chứng cho các kết quả hoạt động của mình Hồ sơ có thể rất nhiều và đa dạng, hồ sơ rất hữu ích cho tổ chức, cho chuyên gia đánh giá, cho các cơ quan pháp luật và cho các bên hữu quan khác
2.5.11 Xem xét của lãnh đạo
HTQLMT phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, hiệu quả nhằm tạo
cơ hội cải tiến liên tục
2.5.12 Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục đạt được khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp, khi tổ chức luôn xem xét, kiểm soát tất cả các hoạt động của mình một cách có hệ thống
Trang 24Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
3.1 GI I THI U CHUNG
3.1.1 Quá trình hình thành Nhà máy
Nhà máy Satimex là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong việc sản xuất hàng loạt và xuất khẩu các sản phẩm gỗ chất lượng cao Chi Nhánh Nhà Máy ở Thủ Đức trước đây là Nhà máy Savi Kỹ nghệ gỗ (SaviWoodtech), chính thức sáp nhập vào Nhà máy tinh chế Đồ gỗ xuất khẩu Satimex từ ngày 03 tháng 09 năm 2009
Lực lượng lao động của Nhà máy 281 người bao gồm những kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm cùng với công nhân lành nghề được đào tạo tại Nhật
3.1.2 V trí đ a lý
Chi Nhánh Nhà Máy Satimex ở số 234 đường Trường Sơn, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Nhà máy nằm dọc theo quốc lộ 1A, cách ga xe lửa Sóng Thần khoảng 1km, cách Tân Cảng 9km, cách ga Sài Gòn khoảng 15km
Tổng diện tích mặt bằng 40.200m2 trong đó diện tích nhà xưởng chiếm 8.000 m2, diện tích khu vực văn phòng và đường nội bộ là 12.000m2
Với vị trí này rất thuận lợi cho Nhà máy lưu thông hàng hóa bằng mọi phương tiện
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy: Xem Phụ Lục 1A
3.2.4 Hoạt động sản xuất của Nhà máy
Sản phẩm:
được làm bằng gỗ do khách hàng đặt hàng như tủ, kệ cabinet (điện thoại, fax…), sofa, tủ bếp, giường, ghế toilet và đặc biệt là các loại tủ bếp có độ bóng cao được xử lý bề mặt bằng tia cực tím
Trang 25Nguyên liệu:
- Gỗ cao su, gỗ thông nhập từ Thụy Điển, New Zealand
nhau trong và ngoài nước
Thị trường của nhà máy:
Sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và nước ngoài như: Nhật, Mỹ, Úc và thị trường Châu Âu
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
3.2.1 Quy trình sản xuất
Đối với sản phẩm gỗ:
Tạo phôi -> Tạo dáng -> Chà nhám thô-> Bả bột -> Sơn lót -> Chà nhám tinh -> Sơn topcoat-> Lắp ráp -> Đóng thùng
Đối với sản phẩm ván nhân tạo + tạo sớ gỗ:
Tạo phôi -> Tạo dáng -> Sơn lót -> Tạo vân gỗ -> Sơn lót -> Sơn topcoat -> Lắp ráp -> Đóng thùng
Nguồn : phòng QLCL
Trang 26Sơ đồ 3.1: Quy trình tinh chế gỗ
- Bụi, Hơi, mùi hóa chất, nguy cỏ nổ bình sơn
- Tiếng ồn, nước thải
- Giấy, bìa caton, vít,ốc
Trang 27Hiện nay Nhà máy có 4 phân xưởng và mỗi phân xưởng đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau: với 2 dây chuyền sản xuất
- Phân xưởng tạo phôi: Là phân xưởng cung cấp nguyên liệu cho các xưởng 1, xưởng 2, đồng thời là phân xưởng chuyên về tạo phôi
- Phân xưởng 1: Thực hiện quy trình tạo dáng và chà nhám sau đó chuyển qua phân xưởng 3
- Phân xưởng 2: Ở cùng khu vực với phân xưởng tạo phôi, thực hiện một quy trình hoàn chỉnh từ tạo dáng đến đóng thùng sản phẩm
- Phân xưởng 3: Đối diện với phân xưởng 1, chi tiết sau khi qua xưởng 1 sẽ được chuyển đến xưởng 3, tại đây sẽ hoàn chỉnh các giai đoạn còn lại như bả bột, sơn lót, sơn topcoat
- Xưởng 2 chuyên sản xuất hàng cho khách hàng là Mỹ và Châu Âu; Xưởng 3 chuyên sản xuất hàng cho khách hàng Marunaka của Nhật
Các giai đoạn trong quy trình tinh chế hàng của Nhà máy:
Tạo phôi:
- Các hoạt động được thực hiện trong xưởng tạo phôi gần xưởng 2
- Nguyên liệu gỗ sẽ được cắt, bào, ghép thích hợp để phục vụ cho mục đích sản xuất Hiện nay nhà xưởng đang có hai dây chuyền tạo phôi chính là:
• Dây chuyền FJ:
Bào phôi -> cắt chọn -> rong -> đánh mộng -> ghép thanh ->bào ghép ->ghép tấm -> pha cắt -> chà nhám
• Dây chuyền LM:
Bào phôi -> cắt chọn -> bào ghép -> ghép tấm -> chà nhám
- Cắt chọn: Cắt những khuyết điểm của phôi cho phù hợp với yêu cầu
- Rong: Dùng máy để rong phôi (2 đầu, rong 2 cạnh bên) theo kích thước mong muốn
Trang 28- Đánh mộng: Tạo cho phôi có những răng cưa để phục vụ cho công đoạn ghép thanh sau đó
nhau
Tạo dáng: Thuộc phân xưởng 1, phân xưởng 2
Nguyên liệu sau khi được tạo phôi, sẽ qua giai đoạn tạo dáng Tại đây phôi sẽ được máy như máy cắt tề 2 đầu, máy khoan, máy phay để định hình, khoan lỗ, cắt xén… đảm bảo các chỉ số đúng mẫu thiết kế và có hình dáng chi tiết cụ thể của sản phẩm (cửa tủ, bàn, giường…) rồi qua chà nhám
Chà nhám: Xưởng 1, 2, 3 đều có chà nhám
- Chà nhám nhằm làm sạch bề mặt và bằng phẳng chi tiết
- Có hai loại chà nhám:
• Chà nhám bằng tay: Công nhân dùng giấy nhám chà trực tiếp lên chi tiết
• Chà nhám bằng máy: Công nhân dùng máy lớn như máy level sander, máy
mini (dùng hơi công nghiệp) có gắn giấy nhám để chà lên chi tiết rồi chà nhám bằng tay lại
Đối với những chi tiết bị lõm vào những lỗ nhỏ thì sẽ được công nhân dùng bột trám trét để trám vào, sau đó chà nhám
Trang trí bề mặt:
Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn: bả bột, giả cổ, sơn lót, chà nhám tinh, sơn topcoat
• Giả cổ: Chi tiết sau khi qua chà nhám sẽ dùng thiết bị như dùi…để tạo những lỗ
nhỏ như dấu mối mọt ăn, dấu đuôi ngựa…
• Công nghệ bả bột: Tùy theo yêu cầu mà dùng bột trám trét phù hợp được thực
hiện trên các phôi gỗ, nhằm lắp đầy mạch gỗ, vết nứt, khe hở, tạo màu nền cho chi tiết Bột bả là loại bột làm cho chi tiết có màu như gỗ thật
Sau đó chi tiết tùy theo sản phẩm mà có clay màu hay không, đối với chi tiết sơn
UV thì không clay màu, thường clay tới 3 lần, tương ứng với sơn lót 3 lần
• Sơn lót: Thuộc khu vực xưởng 2, 3
Trang 29- Dùng súng sơn để phun sơn dưới dạng sương để tạo độ màu cho chi tiết, làm dày mặt phôi tạo cảm giảm đầy đặn
- Xưởng 3: Có 3 khu vực sơn lót có màng nước
- Xưởng 2: Có 2 khu vực sơn (sơn lót, sơn topcoat) không có màng nước
• Công đoạn in vân: Sử dụng mực in tạo lên bề mặt chi tiết những vân in giống như
từng mạch vân của gỗ thật; tùy theo mặt hàng mà có in vân hay không
• Sơn topcoat: Công đoạn sơn thành phẩm nhằm làm đẹp bề mặt, bổ sung một số
tính năng đặc biệt như tạo độ bóng, có tính chịu nhiệt, độ cứng
- Xưởng 3:
Sơn bằng súng phun sương: Có 2 khu vực sơn topcoat (cho mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng nội địa), hệ thống sử dụng sơn màng nước nhưng bị hỏng màng nước
Hệ thống sơn tĩnh điện dạng đĩa: hệ thống này sử dụng để sơn cho những chi tiết nhỏ như những thanh ngang nhỏ trong tủ, chân ghế…
Hệ thống sơn tĩnh điện đĩa này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, hóa chất Sơn đĩa chỉ dùng 1 kg thay vì sơn bình thường dùng 4kg nhưng nhược điểm là chi phí cao, khó vận hành, bảo trì
Trong quá trình sơn sẽ xem xét kỹ chi tiết có bị hư hại, không đúng màu chỗ nào để đưa qua bộ phận sửa chữa, khắc phục lại cho phù hợp
Sau khi đã sơn topcoat xong sẽ có đội ngũ cán bộ KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm
3.2.2 Thiết bị, máy móc sử dụng trong Nhà máy: Xem Phụ Lục 1B
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
3.3.1 Tài nguyên và năng lượng
- Sử dụng tài nguyên gỗ và ván nhân tạo Nhà máy mua gỗ đã sơ chế của đơn vị khác Nhu cầu sản lượng gỗ khoảng 2000 m3 gỗ/năm)
đun sôi, lọc bằng bình lọc trước khi đưa vào sử dụng (Khoảng 680 m3/tháng)
Trang 303.3.2 Chất thải thông thường
Nguồn gốc phát sinh: Nhà máy phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ hoạt động sản
xuất và sinh hoạt
- Rác thải sản xuất không nguy hại: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình tạo phôi, tạo dáng, chà nhám, hoạt động giả cổ, hoạt động vệ sinh máy móc thiết
- Rác thải sản xuất không nguy hại chủ yếu là phần phế phẩm gỗ, vụn, mùn cưa
gỗ rơi xuống nền nhà xưởng, giấy chà nhám, giẻ phủi bụị…
- Rác thải sinh hoạt chủ yếu là giấy dùng trong văn phòng, thùng carton, hộp cơm, bao bì đựng thức ăn, chai đựng nước uống…
- Giai đoạn tạo phôi và tạo dáng phát sinh nhiều chất thải rắn nhất
3.3.3 Chất thải nguy hại
Phát sinh từ công đoạn dán ghép thanh, ghép tấm…chất thải nguy hại là những tấm ván dùng để hứng những keo rơi xuống trong quá trình ghép thanh, phần keo bám vào máy ghép thanh, ghép tấm, một phần keo rơi vãi xuống nền nhà xưởng
Phát sinh từ khâu bả bột: Giẻ lau dính bột, thùng đựng bột trám, chổi dùng để quét bột
Mực dùng để in trong giai đoạn in vân bị rơi vãi xuống nền nhà xưởng
Dầu nhớt sử dụng trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc
Phát sinh từ khâu sơn: Thùng đựng sơn, hơi hóa chất, bụi sơn, súng phun sơn, kệ (ballet gỗ) để chi tiết lên phun sơn, sơn bám lên thanh sắt dùng để móc những chi tiết khi sơn tĩnh điện, sơn rơi vãi trên nền xưởng trong quá trình sơn, sơn tạo thành ván nhỏ trong bồn nước
Sơn bị rơi vãi dưới nền trong quá trình pha chế sơn ở khu vực pha chế sơn
Trang 31Nước thải trong bồn nước ở khu vực phun sơn, nước thải từ việc dùng xăng hay axeton để vệ sinh súng sơn, thùng sơn sau khi sơn
3.3.4 Khí thải và mùi
Phát sinh từ quá trình tạo phôi, tạo dáng, chà nhám: Cưa, bào, khoan lỗ…bụi gỗ bay lơ lửng trong không khu vực nhà xưởng
Phát sinh từ khâu sơn: Hơi sơn, bụi sơn phát tán trong nhà xưởng, ngoài trời
Hoạt động vệ sinh máy móc cũng tạo ra một lượng bụi lớn Chủ yếu là bụi gỗ Một số khí thải do việc dùng máy lạnh trong văn phòng như CFC…
Ngoài ra một số khí như : CO2, SO2, NOx … phát tán vào không khí từ hoạt động giao thông vận tải, xe chuyên chở nguyên liệu, vật tư và sản phẩm bàn ghế, tủ giường cho Nhà máy
Bên cạnh đó mùi cũng là vấn đề môi trường đáng kể của Nhà máy: Mùi hóa chất: sơn, dung môi, mùi của dầu hôi, mùi của mực in…Mùi nặng nhất là ở khu vực pha chế sơn, ở xưởng 3, 2 (khâu sơn, dùng dầu hôi)
3.3.5 Tiếng ồn và nhiệt
Tiếng ồn và nhiệt là một trong những vấn đề cần quan tâm của Nhà máy Đặc biệt
là đối với những xưởng 1,2; đó là khu vực máy móc hoạt động nhiều nhất như máy bào, máy thẩm cạnh, máy rong, máy cắt, máy ghép cho những quá trình như bào gỗ, thẩm cạnh, cắt gỗ, ván, ghép, khoan lỗ
Những khu vực có chà nhám cũng gây ra tiếng ồn và nhiệt không nhỏ; nhất là đối với việc chà nhám bằng máy
Tiếng ồn phát sinh từ khâu sơn: âm thanh rất lớn phát ra mỗi khi súng phun sơn hoạt động, vận hành của hệ thống sơn tĩnh điện
Sau mỗi ca làm việc, công nhân dùng hơi xịt bụi bám trên máy móc thiết bị, quần áo…gây ra tiếng ồn đáng kể trong thời gian ngắn
Hoạt động của hệ thống hút bụi để hút mùn cưa gỗ ra kho chứa tập trung cũng gây
ra tiếng ồn và nhiệt đáng kể tại khu vực gần đó
Ngoài ra hoạt động giao thông của những xe chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm của Nhà máy cũng gây ra tiếng ồn đáng kể nhưng gián đoạn, không thường xuyên
Trang 323.3.6 Nước thải
Nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên trong Nhà máy
Nước thải sinh hoạt: Lượng nước sinh hoạt thải ra là: 1000 m3/tháng
Nước thải trong quá trình sản xuất:
- Nước được thải ra từ 5 bồn nước của khu vực sơn Lượng nước thải này cũng không đáng kể khoảng 0,6 m3/tuần Bởi nước trong bồn được bơm lên và sử dụng tuần hoàn lại, tùy theo việc sơn nhiều hay ít mà nước trong bồn được thải ra 2 tuần/1 lần, hay 1 tuần/1 lần
- Nước thải từ việc vệ sinh thùng sơn, súng sơn: Dùng axeton, hay xăng để rửa
yếu là chất ô nhiễm hữu cơ vì nước thải chứa nhiều bụi gỗ, bụi sơn
3.3.7 Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ do:
- Máy chà nhám khổ rộng, chà quá tải
- Ma sát giữa dây curoa và puli do dây curoa giãn nở
- Dây điện quá tải
- Nổ bình biến thế
- Nguy cơ nổ bình sơn
- Sấm sét
- Tia lửa điện trong phòng sơn tĩnh điện
- Sinh nhiệt trong quá trình hình thành cụm hơi tổng
- Dùng lửa, hút thuốc trong khu vực sản xuất
- Bụi bám nhiều trong quạt hút của thiết bị hút bụi
- Kho hóa chất
3.3.8 An toàn lao động
- Máy rong, máy chà nhám: Phôi trả ngược lại do phôi dày, mỏng hoặc quá ngắn
Trang 33- Máy toupie: Dùng keo dán, đóng thêm đinh; máy toupie chạy ngược, tháo lưỡi dao văng vào người
- Máy cưa lọng: lưỡi cưa lọng bị gãy, đứt trong khi sản xuất, có thể gây tai nạn
- Máy tề đầu: Nếu lượng dư gia công lớn, dẫn đến kẹt phôi
- Máy mài, máy cắt: mất giá đỡ, phôi cắt văng vào người
- Máy in vân: Các dây điện có nhiều mối nối cách điện sử dụng lâu trong sản xuất không đảm bảo cách điện an toàn
- Hóa chất: Trong quá trình thao tác sơn, thinner văng vào mắt
- Sơn tĩnh điện: Bị điện giật khi vệ sinh trong buồng sơn tĩnh điện không tắt tĩnh điện, không tắt súng sơn
- Xe nâng tay: Vận chuyển hàng hóa bằng xe nâng tay bị đổ
- Máy ép: lực ép quá mạnh so với chi tiết cần ép làm gãy sản phẩm văng trúng công nhân
- Ống dây hơi: đầu dây hơi, phần gắn vào đuôi súng bị bung ra với lực ma sát mạnh tác động cơ thể con người
phía có người đứng gần làm trúng người
3.4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY
3.4.1 Tài nguyên và năng lượng sử dụng
Sử dụng nước ngầm cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên Nước ngầm được đun sôi, lọc bằng bình lọc trước khi đưa vào sử dụng
Hầu hết năng lượng sử dụng là điện, mỗi phân xưởng đều có nhiều cửa ra vào để tận dụng ánh sáng mặt trời, tiết kiệm năng lượng
Sau mỗi buổi làm việc, tắt hết tất cả thiết bị dùng điện, hệ thống chiếu sáng
3.4.2 Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
- Nhà máy bố trí sọt rác tại văn phòng làm việc của cán bộ, nhân viên, gần máy photocopy…Giấy bán cho hoạt động tái chế, sử dụng lại
- Căn tin có hợp đồng chung với dây rác của khu vực
Trang 34- Lá cây rơi vãi trong khuôn viên Nhà máy sẽ được 2 công nhân quét dọn, thu gom và đốt hàng ngày
- Rác thải sinh hoạt được tập trung lại cùng khu vực rác thải sản xuất và hợp đồng với đơn vị chuyên trách xử lý chất thải rắn
- Sau mỗi buổi làm việc, công nhân sẽ cho vào xe đẩy tay nhỏ chở đến tập trung tại bãi rác của Nhà máy
của phân xưởng, nhưng có cả giẻ lau dầu, giẻ dính bột màu lẫn vào trong thùng Trong phân xưởng 3 không có thùng nhãn hiệu chất thải nguy hại, nhưng bên ngoài có thùng phuy lớn chứa nước rửa súng sơn, thùng sơn sau mỗi buổi làm việc Nước rửa thường là axeton hay xăng Sau đó Nhà máy sẽ bán cho đơn vị cần mua
- Phân xưởng 1 chỉ làm nhiệm vụ tạo dáng, chà nhám nên chất thải chủ yếu là rác thải sản xuất, có thùng chứa rác thải sản xuất như xưởng tạo phôi, xưởng 2
gỗ rơi vãi trên máy móc, nền nhà xưởng.Và đối với những khu vực không có máy hút bụi thì công nhân sẽ dùng chổi, hay máy hút bụi nhỏ di chuyển được
để thu gom, quét dọn Lượng mùn cưa được máy hút bụi hút thải ra tập trung tại một khu vực của mỗi phân xưởng, sau đó sẽ bán cho đơn vị cần mua.Chỉ phân xưởng 2 và 1 mới có máy hút bụi gỗ