HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY

- Sử dụng tài nguyên gỗ và ván nhân tạo. Nhà máy mua gỗ đã sơ chế của đơn vị khác. Nhu cầu sản lượng gỗ khoảng 2000 m3 gỗ/năm).

- Sử dụng nước ngầm cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước ngầm được đun sôi, lọc bằng bình lọc trước khi đưa vào sử dụng (Khoảng 680 m3/tháng)

- Sử dụng năng lượng điện cho toàn Nhà máy (Khoảng 139.196 kw/tháng)

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 20 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung 3.3.2 Cht thi thông thường

Nguồn gốc phát sinh: Nhà máy phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

- Rác thải sản xuất không nguy hại: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình tạo phôi, tạo dáng, chà nhám, hoạt động giả cổ, hoạt động vệ sinh máy móc thiết bị trong Nhà máy.

- Rác thải sinh hoạt: Chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động ăn uống của công nhân viên: văn phòng, nhà xưởng, căn tin…

- Ngoài ra trong khuôn viên Nhà máy còn có lá cây rụng…

Thành phần chất thải:

- Rác thải sản xuất không nguy hại chủ yếu là phần phế phẩm gỗ, vụn, mùn cưa gỗ rơi xuống nền nhà xưởng, giấy chà nhám, giẻ phủi bụị…

- Rác thải sinh hoạt chủ yếu là giấy dùng trong văn phòng, thùng carton, hộp cơm, bao bì đựng thức ăn, chai đựng nước uống…

- Giai đoạn tạo phôi và tạo dáng phát sinh nhiều chất thải rắn nhất.

3.3.3 Cht thi nguy hi

Phát sinh từ công đoạn dán ghép thanh, ghép tấm…chất thải nguy hại là những tấm ván dùng để hứng những keo rơi xuống trong quá trình ghép thanh, phần keo bám vào máy ghép thanh, ghép tấm, một phần keo rơi vãi xuống nền nhà xưởng.

Phát sinh từ khâu bả bột: Giẻ lau dính bột, thùng đựng bột trám, chổi dùng để quét bột.

Mực dùng để in trong giai đoạn in vân bị rơi vãi xuống nền nhà xưởng Dầu nhớt sử dụng trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy móc.

Phát sinh từ khâu sơn: Thùng đựng sơn, hơi hóa chất, bụi sơn, súng phun sơn, kệ (ballet gỗ) để chi tiết lên phun sơn, sơn bám lên thanh sắt dùng để móc những chi tiết khi sơn tĩnh điện, sơn rơi vãi trên nền xưởng trong quá trình sơn, sơn tạo thành ván nhỏ trong bồn nước.

Sơn bị rơi vãi dưới nền trong quá trình pha chế sơn ở khu vực pha chế sơn.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 21 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung

Nước thải trong bồn nước ở khu vực phun sơn, nước thải từ việc dùng xăng hay axeton để vệ sinh súng sơn, thùng sơn sau khi sơn.

3.3.4 Khí thi và mùi

Phát sinh từ quá trình tạo phôi, tạo dáng, chà nhám: Cưa, bào, khoan lỗ…bụi gỗ bay lơ lửng trong không khu vực nhà xưởng.

Phát sinh từ khâu sơn: Hơi sơn, bụi sơn phát tán trong nhà xưởng, ngoài trời.

Hoạt động vệ sinh máy móc cũng tạo ra một lượng bụi lớn. Chủ yếu là bụi gỗ.

Một số khí thải do việc dùng máy lạnh trong văn phòng như CFC…

Ngoài ra một số khí như : CO2, SO2, NOx … phát tán vào không khí từ hoạt động giao thông vận tải, xe chuyên chở nguyên liệu, vật tư và sản phẩm bàn ghế, tủ giường cho Nhà máy.

Bên cạnh đó mùi cũng là vấn đề môi trường đáng kể của Nhà máy: Mùi hóa chất:

sơn, dung môi, mùi của dầu hôi, mùi của mực in…Mùi nặng nhất là ở khu vực pha chế sơn, ở xưởng 3, 2 (khâu sơn, dùng dầu hôi).

3.3.5 Tiếng n và nhit

Tiếng ồn và nhiệt là một trong những vấn đề cần quan tâm của Nhà máy. Đặc biệt là đối với những xưởng 1,2; đó là khu vực máy móc hoạt động nhiều nhất như máy bào, máy thẩm cạnh, máy rong, máy cắt, máy ghép cho những quá trình như bào gỗ, thẩm cạnh, cắt gỗ, ván, ghép, khoan lỗ.

Những khu vực có chà nhám cũng gây ra tiếng ồn và nhiệt không nhỏ; nhất là đối với việc chà nhám bằng máy.

Tiếng ồn phát sinh từ khâu sơn: âm thanh rất lớn phát ra mỗi khi súng phun sơn hoạt động, vận hành của hệ thống sơn tĩnh điện.

Sau mỗi ca làm việc, công nhân dùng hơi xịt bụi bám trên máy móc thiết bị, quần áo…gây ra tiếng ồn đáng kể trong thời gian ngắn.

Hoạt động của hệ thống hút bụi để hút mùn cưa gỗ ra kho chứa tập trung cũng gây ra tiếng ồn và nhiệt đáng kể tại khu vực gần đó.

Ngoài ra hoạt động giao thông của những xe chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm của Nhà máy cũng gây ra tiếng ồn đáng kể nhưng gián đoạn, không thường xuyên.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 22 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung 3.3.6 Nước thi

Nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên trong Nhà máy.

Nước thải sinh hoạt: Lượng nước sinh hoạt thải ra là: 1000 m3/tháng.

Nước thải trong quá trình sản xuất:

- Nước được thải ra từ 5 bồn nước của khu vực sơn. Lượng nước thải này cũng không đáng kể khoảng 0,6 m3/tuần. Bởi nước trong bồn được bơm lên và sử dụng tuần hoàn lại, tùy theo việc sơn nhiều hay ít mà nước trong bồn được thải ra 2 tuần/1 lần, hay 1 tuần/1 lần.

- Nước thải từ việc vệ sinh thùng sơn, súng sơn: Dùng axeton, hay xăng để rửa.

- Nước thải ở Nhà máy không nhiều nhưng chứa nhiều chất gây ô nhiễm, chủ yếu là chất ô nhiễm hữu cơ vì nước thải chứa nhiều bụi gỗ, bụi sơn.

3.3.7 Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ do:

- Máy chà nhám khổ rộng, chà quá tải.

- Ma sát giữa dây curoa và puli do dây curoa giãn nở.

- Dây điện quá tải.

- Chạm mạch điện.

- Nổ bình biến thế.

- Nguy cơ nổ bình sơn.

- Sấm sét.

- Tia lửa điện trong phòng sơn tĩnh điện.

- Sinh nhiệt trong quá trình hình thành cụm hơi tổng.

- Dùng lửa, hút thuốc trong khu vực sản xuất.

- Bụi bám nhiều trên máy móc

- Bụi bám nhiều trong quạt hút của thiết bị hút bụi.

- Kho hóa chất.

3.3.8 An toàn lao động

- Máy rong, máy chà nhám: Phôi trả ngược lại do phôi dày, mỏng hoặc quá ngắn.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 23 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung

- Máy toupie: Dùng keo dán, đóng thêm đinh; máy toupie chạy ngược, tháo lưỡi dao văng vào người.

- Máy cưa lọng: lưỡi cưa lọng bị gãy, đứt trong khi sản xuất, có thể gây tai nạn.

- Máy tề đầu: Nếu lượng dư gia công lớn, dẫn đến kẹt phôi.

- Máy mài, máy cắt: mất giá đỡ, phôi cắt văng vào người.

- Máy in vân: Các dây điện có nhiều mối nối cách điện sử dụng lâu trong sản xuất.

không đảm bảo cách điện an toàn.

- Hóa chất: Trong quá trình thao tác sơn, thinner văng vào mắt.

- Sơn tĩnh điện: Bị điện giật khi vệ sinh trong buồng sơn tĩnh điện không tắt tĩnh điện, không tắt súng sơn.

- Xe nâng tay: Vận chuyển hàng hóa bằng xe nâng tay bị đổ.

- Máy ép: lực ép quá mạnh so với chi tiết cần ép làm gãy sản phẩm văng trúng công nhân.

- Ống dây hơi: đầu dây hơi, phần gắn vào đuôi súng bị bung ra với lực ma sát mạnh tác động cơ thể con người.

- Súng bắn đinh U, I: khi thao tác không đúng hay thử súng mà hướng mũi súng về phía có người đứng gần làm trúng người.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)