CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004
2.5 NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
2.5.1 Cam kết của lãnh đạo
Muốn xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp, trước hết phải có sự cam kết của ban lãnh đạo. Sự cam kết đó phải được thể hiện trong suốt giai đoạn Bắt đầu – Thực hiện – Duy trì – Cải tiến. Nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo trong việc thiết lập mục tiêu ISO cũng như tham gia vào các hoạt động môi trường
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 12 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung
liên quan khác thì sẽ không có cơ hội để hòa hợp và thực hiện thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO.
2.5.2 Chính sách môi trường
Xác định một chính sách quản lý môi trường của cấp lãnh đạo của doanh nghiệp, chính sách này bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động môi trường. Đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra các đường lối chung. Nó phải được tài liệu hoá truyền đạt cho mọi cán bộ và cho tất cả công nhân viên.
2.5.3 Lập kế hoạch môi trường
Để có hệ thống quản lý môi trường đạt kết quả cao, tổ chức phải xác định các khía cạnh môi trường có thể có của tất cả các hoạt động trong tổ chức, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó. Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường cụ thể, vạch ra chiến lược hoạt động cho tổ chức mình và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.
2.5.4 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm
Cơ cấu tổ chức liên quan đến phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong Hệ thống quản lý môi trường và phải đảm bảo tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó.
2.5.5 Đào tạo nhận thức và năng lực
Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả nhân viên những đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo của doanh nghiệp và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống quản lý môi trường.
2.5.6 Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài
Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả.
2.5.7 Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 13 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung
Các hoạt động của HTQLMT được thể hiện dưới dạng các thủ tục, hồ sơ. Cần phải xây dựng thủ tục để kiểm soát các tài liệu này.
2.5.8 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp
Tổ chức phải xác định được các trường hợp khẩn cấp, rủi ro có thể xảy ra; từ đó lập ra các kế hoạch ứng cứu, kế hoạch đào tạo tập huấn ứng cứu với các tình trạng khẩn cấp.
2.5.9 Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa
Hệ thống quản lý môi trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Đây là bước rất quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động (PDCA) của Hệ thống quản lý môi trường. Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn
2.5.10 Lưu giữ hồ sơ
Hệ thống quản lý môi trường phải duy trì các hồ sơ môi trường quan trọng làm bằng chứng cho các kết quả hoạt động của mình. Hồ sơ có thể rất nhiều và đa dạng, hồ sơ rất hữu ích cho tổ chức, cho chuyên gia đánh giá, cho các cơ quan pháp luật và cho các bên hữu quan khác.
2.5.11 Xem xét của lãnh đạo
HTQLMT phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục.
2.5.12 Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục đạt được khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp, khi tổ chức luôn xem xét, kiểm soát tất cả các hoạt động của mình một cách có hệ thống.
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi Trang 14 SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Nhung