1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1

160 588 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070683-nguXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070683-nguyen-thi-nuong.htmXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070683-nguyen-thi-nuong.htmyen-thi-nuong.htm

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY

CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NƯƠNG Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Niên khóa: 2005 – 2009

Trang 2

Tác giả

NGUYỄN THỊ NƯƠNG

Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn:

K.S Bùi Thị Cẩm Nhi

Tháng 7 năm 2009

Trang 3

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

KHOA : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ NƯƠNG

MÃ SỐ SINH VIÊN : 05127066

KHOÁ HỌC : 2005 – 2009

1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại

Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1

2 Nội dung khoá luận tốt nghiệp:

- Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1

- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1

- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình

cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004 đối với Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1

3 Thời gian thực hiện khoá luận: Bắt đầu 03/2009 – 06/2009

4 Giáo viên hướng dẫn: KS Bùi Thị Cẩm Nhi

Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ

môn

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI

NGUYÊN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN

Tp Hồ Chí Minh, ngày 01tháng 03 năm 2009

Giáo viên hướng dẫn

KS Bùi Thị Cẩm Nhi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp,

em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,

người thân và bạn bè Em đã được truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích cho hành trang

tương lai của mình Khóa luận tốt nghiệp là một bước ngoặt khá quan trọng trong cuộc đời mỗi sinh viên, nó giúp em học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc, được tiếp

cận với thực tế

Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường – Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đã giảng dạy cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Đặc biệt trong thời gian thực hiện khóa luận em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô Bùi Thị Cẩm Nhi,

em xin chân thành cảm ơn cô

Đồng thời em xin cảm ơn Ban ISO- An Toàn và Môi Trường của công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1, đặc biệt là Thạc sĩ Trương Thị Thùy Trang đã ân cần chỉ dẫn em tận tình, truyền đạt cho em những kiến thức thực tế bổ ích và tạo mọi điều kiện cho em thực tập được tốt Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ tình cảm và công lao của chị Chân thành cám ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp DH05MT đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị, mọi người trong gia đình là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Xi măng Hà Tiên 1 là một Công ty sản xuất xi măng hàng đầu tại Việt Nam, qua hơn 40 năm hoạt động trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty không chỉ khẳng định được vị trí của mình ở Việt nam mà còn ở Châu Á

Công ty luôn coi trọng vấn đề môi trường , được thể hiện qua việc đã đầu tư cải tạo cũng như lắp đặt xây dựng mới các trang thiết bị nhằm đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu gây ảnh hưởng đến môi trường Thế nhưng, trong công tác quản lý môi trường của Công ty vẫn tồn tại những bất cập và nhiều vấn đề môi trường phát sinh như bụi, tiếng ồn, nước thải, rác thải… Từ đó, em nhận thấy rằng để nâng cao công tác bảo vệ môi trường, Công ty cần phải có biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường tồn tại Vì vậy, em quyết định chọn công cụ là tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc quản lý và nâng cao kết quả hoạt động môi trường của Công ty

Đề tài nghiên cứu về các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc xây dựng HTQLMT và đánh giá hiện trạng môi trường, xem xét những bất cập trong công tác quản lý môi trường tại Công ty để tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình hình thực tế của Công ty

Nội dung chính cụ thể đi vào các chương sau:

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Phương pháp khảo sát thực tế 3

1.5.2 Phương pháp tham khảo tài liệu 3

1.5.3 Phương pháp phân tích – so sánh 3

1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3

Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 1400 VÀ 14001: 2004 4

2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000 4

2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4

2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4

2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5

2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 6

2.2.1 Định nghĩa ISO 14001 6

2.2.2 Mô hình ISO 14001 7

2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001:2004 Ở VIỆT NAM 8

2.3.1 Thuận lợi 8

2.3.1.1 Mang lại nhiều lợi ích 8

2.3.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế 9

2.3.1.3 Việt Nam gia nhập WTO 9

2.3.2 Khó khăn 10

2.3.2.1 Vấn đề nhận thức 10

2.3.2.2 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn 10

2.3.2.3 Thiếu nguồn lực vá kinh nghiệm thực hiện 11

2.3.2.4 Thiếu cơ sở hạ tầng 11

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 12

3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 12

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty .12

3.1 2 Vị trí địa lý 13

3.1.3 Cơ cấu tổ chức hành chính và nhân sự tại công ty 13

3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty 13

3.1.3.2 Chức năng của các khối, phòng ban 13

3.1.3.3 Nguồn nhân lực Công ty 15

3.1.4 Các thông tin về hoạt động sản xuất của Công ty 15

Trang 7

3.1.4.1 Định hướng phát triển 15

3.1.4.2 Thị trường phân phối sản phẩm 16

3.14.3 Các sản phẩm của Công ty 17

3.1.4.4 Thành tựu đạt được 17

3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP XMHT 1 18

3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng 18

3.2.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng 18

3.2.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ 19

3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất vữa xây tô tại Công ty .21

3.2.2.1 Quy trình sản xuất 21

3.2.2.2 Giải thích quy trình 21

3.2.3 Nguyên nhiên vật liệu trong quy trình sản xuất 22

3.2.3.1 Nguyên liệu chính để sản xuất 22

3.2.3.2 Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất 22

3.2.4 Thiết bị sản xuất 22

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 23

3.3.1 Môi trường không khí 23

3.3.1.1 Hiện trạng .23

3.3.1.2 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí hiện đang được áp dụng .23

3.3.2 Môi trường nước 25

3.3.2.1 Hiện trạng 25

3.3.2.2 Biện pháp xử lý 27

3.3.3 Chất thải rắn 27

3.3.3.1 Hiện trạng .27

3.3.3.2 Biện pháp xử lý 28

Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 30

4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO 30

4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT : 30

4.1.2 Thành lập ban ISO: 30

4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 31

4.2.1 Sự cam kết của ban lãnh đạo xí nghiệp: 31

4.2.2 Cách thức phổ biến 31

4.2.3 Cách thức kiểm tra 32

4.3 LẬP KẾ HOẠCH 32

4.3.1 Khía cạnh môi trường 32

4.3.1.1 Xác định khía cạnh môi trường 32

4.3.1.2 Đánh giá khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể33 4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 34

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình 35

4.3.3.1 Mục tiêu, chỉ tiêu 35

4.3.3.2 Chương trình quản lý môi trường 36

4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 36

4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn: 36

4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 37

4.4.3 Trao đổi thông tin 38

4.4.3.1 Cách thức thực hiện 38

4.4.3.2 Hệ thống thông tin 39

4.4.4 Tài liệu 39

Trang 8

4.4.6 Kiểm soát điều hành 41

4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp 42

4.5 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC 42

4.5.1 Giám sát và đo 42

4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 43

4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa .43

4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 44

4.5.5 Đánh giá nội bộ 45

4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 45

Chương 5 KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 46

5.1 KẾT LUẬN 46

5.2 KIẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 54

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động

BGĐ : Ban giám đốc

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

CTNH : Chất thải nguy hại

ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCMT : Khía cạnh môi trường

KPH : Không phù hợp

KP-PN : Khắc phục phòng ngừa

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

SS : Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

WTO : Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Tóm tắt Bộ tiêu chuẩn ISO 14009 6

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 7

Hình 3.1: Qui trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty 19

Hình 3.2: Qui trình công nghệ sản xuất vữa xây tô tại Công ty 21

Hình 3.3: Phương án xử lý nước thải đang áp dụng tại công ty 27

Hình 4.1: Sơ đồ về tài liệu của HTQLMT 39

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Thống kê lao động theo trình độ 15

Bảng 3.2: Nhu cầu xi măng từ 2001 ước tính đến 2010 16

Bảng 3.3: Khối lượng chất thải phát sinh mỗi tháng 28

Bảng 4.1: Tiêu chuẩn đánh giá KCMT 34

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội, chất lượng sống của con người ngày càng được nâng cao nhưng cũng kéo theo sự ô nhiễm môi trường trầm trọng Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc bảo vệ môi trường càng khó khăn khi vừa phát triển kinh tế vừa phải quan tâm đến vấn đề môi trường Trước tình hình

đó, Nhà nước đã đưa ra các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ để cưỡng chế các doanh nghiệp phải tuân thủ

Hiện nay, khi Việtt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu để đẩy mạnh nền kinh tế Tuy nhiên, các thị trường đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn đối với sản phẩm nhập khẩu, trong đó có tiêu chuẩn về quản lý và bảo vệ môi trường Điều này trở thành một rào cản thương mại rất lớn đối với nước phát triển như Việt Nam

Để giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường, áp lực về pháp lý và cạnh tranh thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự xây dựng cho mình một hệ thống quản lý môi trường để lấy được chứng chỉ ISO 14001, một tiêu chuẩn có giá trị quốc

tế

Đứng trước thực tế đó, Công ty CP XMHT1 nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý môi trường Nó giúp cho Công ty nâng cao hình ảnh của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá trình sản xuất Ngoài ra , nó còn giúp công ty nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động Hiện nay công

ty đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 cho nên việc nghiên cứu xây dựng ISO 14001 sao cho phù hợp với thực trạng của công

ty là cần thiết

Trang 13

Với mục đích muốn tìm hiểu việc thiết lập hệ thống ISO 14001:2004 cho doanh nghiệp, các thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng ISO 14001:2004, em quyết định thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Thiết lập Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty CP xi măng Hà Tiên 1”

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, xây dựng đang là một trong những ngành phát triển rất mạnh ở Việt Nam Nhu cầu xi măng dùng trong xây dựng ngày càng tăng Ngành sản xuất xi măng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động xây dựng cơ bản

và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam

Với những thành tựu đã đạt được và mong muốn tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thương trường, Hà Tiên 1 không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn có chủ trương thân thiện với môi trường

Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng thì vấn đề ô nhiễm do ngành sản xuất xi măng gây ra rất đáng quan tâm Do đó, vấn đề môi trường cần được đặt song song với phát triển sản xuất để hướng tới phát triển bền vững trong ngành sản xuất xi măng Các hoạt động sản xuất của Công ty cũng gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường,

do đó để tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và đảm bảo công tác quản lý môi trường tại Công ty đạt hiệu quả cao nhất thì việc áp dụng ISO 14001 là rất cần thiết

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Công ty CP XMHT 1

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

• Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc xây dựng HTQLMT

• Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong nước trong quá trình triển khai áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

• Tổng quan về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại Công ty CP XMHT1

• Phân tích định hướng áp dụng HTQLMT theo ISO 14001:2004 với điều kiện hiện có của Công ty

Trang 14

• Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình hình thực tế của Công ty

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp khảo sát thực tế

Khảo sát hiện trạng môi trường tại Công ty thông qua:

− Quan sát các hoạt động xảy ra trong Công ty

− Phỏng vấn cán bộ, công nhân trong Công ty các vấn đề có liên quan về nhận thức môi trường

1.5.2 Phương pháp tham khảo tài liệu

− Tài liệu bao gồm: các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004, tài liệu qua sách báo, internet…

− Thu thập, đọc, phân tích và chọn lọc tài liệu có sẵn từ Công ty và các chuyên ngành có liên quan

− Địa điểm nghiên cứu: Công ty CP xi măng Hà Tiên 1, nằm tại Km8, Xa lộ

Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp HCM

− Thời gian nghiên cứu: 01/04/2008 đến 30/06/2008

− Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các phòng ban, phân xưởng trong Công ty,

trừ Phân xưởng Khai thác đá và Phân xưởng Các sản phẩm mới

1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Vì chỉ là một đề tài tốt nghiệp nên còn một số hạn chế:

− Thời gian nghiên cứu ngắn: 3 tháng

− Chỉ xây dựng trên giấy tờ, chưa triển khai ra thực tế nên các mục tiêu, chỉ

tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện, cũng như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu trong

đề tài

Trang 15

Chương 2

GiỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

ISO 1400 VÀ 14001: 2004 2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU

CHUẨN ISO 14000

2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Năm 1991, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cùng với Hội đồng quốc tế về

kỹ thuật thiết lập nên nhóm Tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước

Tháng 6/1992, tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất ở Rio De Janeiro-Brazil, ISO

đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn Quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để

thực hiện hệ thống này

Tháng 1/1993, ISO đã thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) để xây dựng bộ tiêu chuẩn về Quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và Quốc tế Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một Hệ thống quản lý môi trường và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này Công việc của TC 207 được chia ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt Canada là ban thư ký của Ủy ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban

Đến 9/1996, TC 207 ban hành phiên bản HTQLMT đầu tiên mang số hiệu ISO

14001:1996 và được điều chỉnh, cập nhật vào tháng 11/2004

2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Mục đích tổng thế: Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội

Trang 16

Mục đích cơ bản:

− Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp

− ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức

“các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả”

− ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức

2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm 2 nhóm tiêu chuẩn đó là:

− Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

− Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình

Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:

1) Hệ thống quản lý môi trường (EMS) 2) Kiểm toán môi trường (EA)

3) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE) 4) Ghi nhãn môi trường (EL)

5) Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA) 6) Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)

Trang 17

Hình 2.1: Tóm tắt Bộ tiêu chuẩn ISO 14009 2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU

CHUẨN ISO 14001

2.2.1 Định nghĩa ISO 14001

ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế mang tính tự nguyện đặt ra các yêu cầu cho việc thiết lập một Hệ thống quản lý môi trường Tiêu chuẩn này quy định cơ cấu của một Hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức cần phải xây dựng để có được chứng nhận chính thức

ISO 14000

Các Tiêu chuẩn quản lý môi trường

Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)

ISO 14062; ISO 14064

Ghi nhãn môi trường (EL)

ISO 14020; ISO 14021; ISO 14022; ISO 14023; ISO 14024

Đánh giá chu trình sống của sản

Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

ISO 14001; ISO 14002; ISO 14004

Đánh giá kết quả hoạt động

môi trường (EPE)

ISO 14031; ISO 14032

VÀ QUY TRÌNH

Trang 18

LIÊN TỤC CẢI THIỆN

Xem xét của cấp quản lý Môi trường Chính sách

Lập kế hoạch Hành động kiểm

tra và sửa đổi

Thực hiện

™ Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống:

− Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt qui mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động

− Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng

− Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống, không phụ thuộc vào các chuyên gia riêng lẻ

− Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm

− Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công

bố

− Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức / doanh nghiệp từ thấp đến cao, xác định rõ vai trò trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực và hỗ trợ động viên

™ Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 không phải là :

− Tiêu chuẩn về sản phẩm

− Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động môi trường

− Quy định giá trị giới hạn đối với các chất ô nhiễm

− Xác định mục tiêu kết quả hoạt động cuối cùng

− Bắt buộc áp dụng như các qui định pháp luật khác về Quản lý môi trường

2.2.2 Mô hình ISO 14001

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Trang 19

2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO

14001:2004 Ở VIỆT NAM

2.3.1 Thuận lợi

2.3.1.1 Mang lại nhiều lợi ích

ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chức Do áp lực từ pháp luật, áp lực

từ khách hàng và thậm chí từ những công ty bảo hiểm, hoặc do nghĩa vụ pháp lý, động lực là lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng hệ thống … mà tổ chức mong muốn đạt được chứng chỉ ISO Các lợi ích của hệ thống mang lại rất nhiều:

™ Về mặt môi trường:

− Giảm thiểu phí phạm và ô nhiễm

− Kiểm tra mức nhạy cảm

™ Về mặt thị trường:

− Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng, tạo ra hình ảnh hợp tác tốt

− Xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh

− Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường

− Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan Quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh

− Tạo nhiều cơ hội trên con đường tiếp cận với thị trường quốc tế

™ Về mặt kinh tế:

− Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào

− Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng

− Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ

− Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý

− Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên

− Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường

− Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường

− Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn

Trang 20

− Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp

− Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra

− Tạo ra các khoản thu từ chương trình này (bán phế liệu – phế phẩm)

™ Về mặt pháp lý

− Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Các tổ chức được chứng nhận ISO

14001 ít gặp phải các vấn đề về môi trường hơn các tổ chức không được chứng nhận

− Cải thiện trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ các yêu cầu pháp luật cho các nhân viên

− Giảm áp lực từ các cơ quan chức năng, tạo uy tín cho Công ty

™ Về mặt quản lý rủi ro:

− Nâng cao việc phòng ngừa các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra

− Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm

− Dễ dàng trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường

™ Về mặt quản lý nhân sự

− Xây dựng các mối quan tâm về môi trường cho nhân viên, nâng cao ý thức của mỗi nhân viên nhằm đem lại lợi ích chung cho tổ chức

− Tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên => nâng cao năng suất lao động

− Tăng cường sức khỏe cho nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt

− Giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hơn

2.3.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế

Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ISO 14001

Việc giới thiệu các kiến thức cơ bản và hướng dẫn áp dụng HTQLMT theo ISO

14001 đã được phổ biến rộng rãi thông qua các tổ chức, các trung tâm trong cả nước

2.3.1.3 Việt Nam gia nhập WTO

Khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì sẽ phải chấp nhận những quy luật chung của thế giới Do đó, các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế buộc phải cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường thông qua một hệ thống chung hướng dẫn việc Quản lý môi trường được Quốc tế công nhận

Trang 21

Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 14001 là điều kiện giúp các doanh nghiệp cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nên nó sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp

Có những công ty không quan tâm tới việc thu nhận những thông tin về các tiêu chuẩn môi trường vì có thể họ xem chúng như một biện pháp của chính phủ nhằm gây sức ép đối với các doanh nghiệp

2.3.2.2 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn

Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức cần bỏ ra một khoản chi phí khá cao cho việc thực hiện hệ thống này Các chi phí có liên quan bao gồm:

− Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT

− Chi phí tư vấn

− Chi phí cho việc đăng ký đánh giá chứng nhận với bên thứ ba

Sự không sẵn có các nguồn lực tại chỗ và cơ sở hạ tầng đánh giá sự tuân thủ làm tăng các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn đối với các nhà xuất khẩu Họ có thể bị buộc phải đăng ký bởi những nơi đăng ký nước ngoài và thuê các nhà tư vấn nước ngoài có trình độ chuyên môn cần thiết để tiến hành đào tạo, xây dựng và kiểm toán Hệ thống quản lý môi trường Tất cả những việc này sẽ làm tăng các chi phí Nếu một công ty cần phải mua thiết bị công nghệ mới, điều đó sẽ làm tăng chi phí Chi phí cao liên quan tới việc thực hiện ISO 14001 sẽ là một hàng rào cản trở đối với các công ty, đặc biệt là đối với các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi

họ thực hiện một Hệ thống quản lý môi trường

Trang 22

2.3.2.3 Thiếu nguồn lực vá kinh nghiệm thực hiện

Thông tin về các yêu cầu thị trường Quốc tế về chứng nhận HTQLMT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất hạn chế Do thiếu sự hợp tác và sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiêu chuẩn của nhà nước và các công ty thuộc khu vực tư nhân Thiếu nguồn lực như nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên Nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của các điều khoản ISO 14001 khi cần thay đổi trong cơ cấu và hoạt động của một tổ chức

2.3.2.4 Thiếu cơ sở hạ tầng

Nước ta tụt hậu so với các nước công nghiệp hoá trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ ISO 14001 Lý do chủ yếu là thiếu kinh phí và thiếu trình độ chuyên môn Do đó việc đánh giá sự tuân thủ hoặc là do các cơ quan cấp chứng chỉ đặt tại các nước công nghiệp hoá hoặc do các cơ quan Quốc tế thực hiện

Thiếu độ tin cậy và cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ là những hàng rào cản trở tiềm tàng đối với các nhà xuất khẩu để có được chứng chỉ ISO 14001 tin cậy, cần cho việc tham gia vào thương mại Quốc tế

Trang 23

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là thành viên của Tổng công ty công nghiệp

Xi Măng Việt Nam Tiền thân của Công ty là nhà máy Xi Măng Hà Tiên được xây dựng từ năm 1960 và đưa vào hoạt động ngày 21-3-1964 với 2 cơ sở đặt ở 2 nơi:

− Tại Kiên Lương: Khai thác đá vôi và đất sét, sau khi nghiền và nung luyện trở thành clinker được chở về Thủ Đức

− Tại Thủ Đức: Nhận clinker và các phụ gia khác là thạch cao và puzolan, nghiền thành xi măng bột, sau khi đóng bao, xi măng được xuất ra thị trường

Năm 1986, nhà máy tại Thủ Đức đã đưa thêm một dây chuyền nghiền xi măng công suất 700.000 tấn/năm vào hoạt động

Năm 1991, nhà máy tại Kiên Lương có thêm một dây chuyền nung clinker công suất 1, 2 triệu tấn/năm và máy nghiền 500.000 tấn xi măng/năm

Năm 1994: Hai nhà máy tách ra và đổi tên thành Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 (Thủ Đức), và Hà Tiên 2 (Kiên Lương- Rạch Giá)

Năm 2006, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã chỉ đạo Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 xây dựng phương án cổ phần hóa theo các quyết định, hướng dẫn hiện hành số 1477/QĐ-BXĐ ngày 22/12/2006 chính thức công nhận Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 được hoạt động theo giấp phép kinh doanh số 4.103.005.941 ngày 18/01/2007

do sở Kế hoạch Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp

Hiện nay Công ty đang triển khai 2 dự án nhằm tăng cường công suất sản xuất xi măng :

− Dự án Nhà máy xi măng Bình Phước với công suất 1.760.000 tấn clinker/năm và 2.000.000 tấn xi măng/năm

Trang 24

− Dự án trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối xi măng tại KCN Phú Hữu, Q9, Tp HCM với công suất 1.000.000 tấn/năm.

3.1 2 Vị trí địa lý

Tổng diện tích mặt bằng Công ty 115.510 m2, Công ty nằm tại Km8, Xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp HCM

Nằm ở phía Đông Bắc Tp HCM, cách trung tâm thành phố 12 km

Phía Đông giáp xa lộ Hà Nội

Phía Bắc giáp Công ty kho vận tải ngoại thương

Phía Tây giáp kênh đào Rạch Chiếc

Phía Nam giáp Công ty xây dựng số 1

Cảng của Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 dùng để tiếp nhận clinker, nguyên liệu dài 456 m, kênh đào Rạch Chiếc có chiều rộng gần 42 m, sâu 8,5 m (khu vực sát cảng), mực nước thấp nhất là -4, 5 m (đối với cốt 0 tại mặt bằng bến cảng) Cảng này

có khả năng tiếp nhận xà lan có tải trọng là 300 tấn từ sông Sài Gòn vào

3.1.3 Cơ cấu tổ chức hành chính và nhân sự tại công ty

3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty (xem chi tiết phụ lục 1A)

3.1.3.2 Chức năng của các khối, phòng ban

Ngày 11/07/2007, Giám đốc Công ty đã ban hành Quyết định số 0951/HT1–TCHC mô tả chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Công ty CP XMHT 1 như sau:

− Phòng Tổ chức – hành chánh : Quản lí về chuyên môn, công tác nhân sự, hành chính , lễ tân , tiền lương trong Công ty

− Phòng Kế toán thống kê tài chính : Quản lí nguồn vốn và quỹ tiền mặt của Công ty

− Phòng CLPT-XDCB : Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn , trung hạn, dài hạn và chiến lược phát triển của Công ty

− Phòng Dữ liệu điện toán : Xây dựng mô hình điện toán hóa , tổ chức triển khai ứng dụng và quản lí mạng điện toán trong Công ty

− Phòng Nghiên cứu triển khai :Quản lí và đề xuất các công nghệ mới, các thay đổi, cải tiến, nâng cấp hoặc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong quy trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa

Trang 25

− Phòng Thí nghiệm-KCS : Quản lí và tổ chức công tác thí nghiệm Đánh giá

và cung cấp số liệu trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời của quá trình sản xuất và quản lí chất lượng sản phẩm

− Phòng Vật tư xuất nhập khẩu : Quản lí và thực hiện công tác xuất nhập khẩu thiết bị , vật tư và sản phẩm của Công ty

− Phòng Bảo vệ quân sự : Bảo vệ an ninh tài sản, trật tự an toàn trong Công ty

− Phân xưởng Khai thác đá : Tổ chức, quản lí thực hiện việc khai thác chế biến và tồn trữ đá puzolan tại mỏ đá Vĩnh Tân

− Phân xưởng Các sản phẩm mới : Tổ chức, quản lí, thực hiện việc sản xuất các loại sản phẩm mới theo kế hoạch của Công ty

− Xí nghiệp Xây dựng Hà Tiên 1: Sửa chữa, duy tu và xây dựng công trình kiến trúc, hệ thống cấp thoát nước của công ty Tổ chức, quản lý và thực hiện công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc và trồng mới cây xanh

− Ban ISO-An toàn & Môi trường : Giám sát, tổng hợp và phân tích ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với môi trường xung quanh Đề xuất các biện pháp tối ưu để bảo vệ môi trường sản xuất và môi trường lao động

− Trạm Y tế : Quản lí tình hình sức khỏe, bệnh tật của cán bộ trong Công ty, quản lí và thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và bệnh xã hội

− Phân xưởng Sản xuất xi măng : Tổ chức quản lí và thực hiện sản xuất các chủng loại xi măng theo kế hoạch Công ty

− Phân xưởng Sửa chữa cơ điện : Tổ chức, quản lí và thực hiện toàn bộ công tác sửa chữa, duy tu về cơ khí, điện tử và điều khiển cho các máy móc thiết

bị, trang bị các phương tiện cơ giới và chuyên dùng … trong các dây chuyền sản xuất của các đơn vị trực thuộc Công ty

− Phân xưởng Sản xuất vỏ bao : Tổ chức, quản lí và thực hiện sản xuất các loại vỏ bao xi măng theo đúng kế hoạch Công ty

Trang 26

3.1.3.3 Nguồn nhân lực Công ty (xem chi tiết phụ lục 2A)

− Tổng số lao động ( sau cổ phần ) 1484 người

− Thời gian sản xuất : 24h/ngày, 365 ngày/năm

Bảng 3.1: Thống kê lao động theo trình độ Trình độ Số người lao động

Nhận xét : Với lực lượng lao động dồi dào, nguồn nhân lực quản lí và kĩ thuật

được đào tạo sắp xếp hợp lí giúp Công ty ngày càng phát triển toàn diện về mọi mặt

Ngoài ra Công ty còn có các khóa bồi dưỡng trong và ngoài nước để cập nhật hóa và

nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên chức theo từng chức danh ngành nghề,

bố trí môi trường làm việc tốt, xây dựng tinh thần đoàn kết tập thể

3.1.4 Các thông tin về hoạt động sản xuất của Công ty

3.1.4.1 Định hướng phát triển

Xây dựng nhà máy Xi Măng tại tỉnh Bình Phước với công suất 2 triệu tấn/năm,

sản xuất clinker cung cấp cho nhà máy đặt tại Thủ Đức hiện nay và trạm nghiền Quận

9, với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, cung ứng thị trường Tây Nguyên và phục vụ

nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Campuchia và Lào

Xây dựng trạm nghiền tại Quận 9, TP Hồ Chí Minh Với qui mô 1 triệu tấn/năm,

với tổng vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD, đi vào hoạt động đầu năm 2007

Hoàn thiện dự án cải tạo môi trường để đạt chứng chỉ ISO 14001: 2004 Đa dạng

hóa sản phẩm theo chiến lược từng bước, lâu dài Nâng cao hiệu quả quản lí, trên cơ sở

khai thác hiệu quả các công trình điện toán đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm theo chiến

lược từng bước lâu dài

Trang 27

3.1.4.2 Thị trường phân phối sản phẩm

Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1 là nguồn cung cấp xi măng chính cho Thành Phố

Hồ Chí Minh và các vùng lân cận trong suốt thời gian dài từ năm 1964- 1997 Sau năm

1997, một số trạm phân phối xi măng của Công ty liên doanh được thành lập và tham gia vào thị trường xi măng như: Xi măng Sao Mai; Xi măng Nghi Sơn vv… góp phần làm giảm về cung cầu tại thị trường khu vực này nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt

Theo dự báo của Quy hoạch phát triển Công nghiệp Xi măng đến 2010 của Bộ xây dựng thì nhu cầu xi măng các tỉnh miền Đông Nam Bộ và nhất là Thành Phố hồ Chí Minh là rất lớn, cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Nhu cầu xi măng từ 2001 ước tính đến 2010

Nhu cầu theo

Nam 41% 6, 20 6, 94 7, 78 8, 71 9, 75 10, 53 11, 38 12,29 13,27 14, 33 Các tỉnh

Trang 28

3.14.3 Các sản phẩm của Công ty

Với sản phẩm chủ lực bao gồm các loại xi măng PCB-40, PCB-30 Ngoài ra Công ty còn sản xuất hàng loạt các sản phẩm mới như: gạch block, gạch tự chèn, vữa xây vữa tô vv… sắp tới Công ty sẽ đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới gồm: Gạch, ngói không nung và xi măng trắng Đây là chủ trương đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng

Xi măng portland hỗn hợp (PCB) là loại xi măng chứa phụ gia khoáng sản xuất

từ clinker xi măng pooclăng và phụ gia, theo tiêu chuẩn 6260-1997 Đây là loại xi măng chứa phụ gia, không yêu cầu các tính chất đặc biệt, sử dụng với mục đích thông dụng Tiêu chuẩn khống chế lượng phụ gia tối đa 40%, trong đó phụ gia đầy không quá 20% và phụ gia công nghệ ≤ 1%

Vữa xây, vữa tô sản xuất theo TCVN 4314- 1986: Là hỗn hợp hồ khô pha chế sẵn

có 4 loại mác 30, 50, 75, 100 với 5 cỡ bao từ 2- 5 kg, khách hàng chỉ cần trộn đều với nước sạch là xây hoặc tô, trát được ngay

Gạch tự chèn: Sản xuất từ xi măng + bột đá + phụ gia Gạch bền màu, không bị

rổ, khi lát không cần chèn hồ và cố thể thay thế từng viên khi cần Thích hợp cho xây vỉa hè, đường nông thôn, đường nhà vườn…

Gạch block sản xuất theo TCVN 6477- 1999, từ xi măng+ bột đá+ phụ gia theo phối liệu đúng tiêu chẩn Có 3 loại gạch block: Gạch xây, gạch đờ mi, gạch cột

Cát tiêu chuẩn : Sản xuất từ nguồn cát giàu silic trong nước, đóng bao nylon, 35g/bao Cát tiêu chuẩn Hà Tiên 1 thay thế các thí nghiệm nhập cảng, cung cấp cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành vật liệu xây dựng trên Toàn quốc

3.1.4.4 Thành tựu đạt được

Tổng doanh thu 2007 là trên 2.195 tỉ đồng, tính đến tháng 11/ 2007 Hà Tiên 1 sản xuất và cung ứng 33 333 333 tấn xi măng các loại phục vụ các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng các công trình trọng điểm Quốc gia

Các sản phẩm mới như vữa xây tiêu thụ tăng 229%, gạch các loại tăng 10% Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 đã đạt được một số thành tựu to lớn trong sản xuất:

− Được cấp chứng nhận ISO 9001: 2000 do Quacert và DNV cấp

− Được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam Chất lượng cao nhiều năm liền, đứng đầu hàng ngành vật liệu xây dựng liên tục từ năm 1997 đến nay

Trang 29

− Hơn 20 huy chương vàng từ hội chợ triển lãm Quốc tế tại Giản Võ nhiều năm liền: HVC chất lượng cao ngành xây dựng VN, HCV hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao

− Giải thưởng chất lượng Việt Nam

3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP XMHT 1

3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng

3.2.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng

Tại Công ty CP XMHT 1, quy trình sản xuất xi măng gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận nguyên liệu (thạch cao, Puzolan, Clinker) => Nghiền => Đóng bao

Trang 30

Hình 3.1: Qui trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty 3.2.1.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

™ Bước 1: Tiếp nhận clinker

Clinke nhập khẩu hoặc mua từ các Công ty trong nước được vận chuyển về Công

ty bằng đường thủy qua kênh đào Rạch Chiếc Clinker được bốc dỡ từ xà lan bằng cẩu thủy lực A1 để đưa vào phễu chứa tạm, sau đó được vận chuyển bằng băng tải đưa vào kho kín A9 và silo chứa A15 Tiếp theo, clinker từ các silo chứa này được vận chuyển bằng hệ thống băng tải đến phễu định lượng

Trang 31

™ Bước 2: Tiếp nhận puzolan, thạch cao

Thạch cao và puzolan được vận chuyển bằng xe tải đến Công ty và được lưu trữ

ở các bãi chứa ngoài trời và kho hở Bên trong kho hở được lắp đặt hai gầu xúc chạy trên đường rail để bốc nguyên liệu vào phễu định lượng

™ Bước 3: Cấp clinker, thạch cao, puzolan từ phễu định lượng vào máy

nghiền

Clinke, thạch cao, puzolan từ phễu định lượng sẽ xuống băng tải định lượng, sau

đó qua băng tải phối liệu và được đưa vào máy nghiền

™ Bước 4: Nghiền nguyên liệu thành xi măng

Nguyên liệu đươc nghiền thành xi măng bởi các máy nghiền 1, máy nghiền 3, máy nghiền 4

− Thạch cao, Puzolan, Clinker được định lượng bằng băng tải theo đơn phối liệu xuống băng tải phối liệu rồi rót vào máy nghiền Xi măng ra khỏi máy nghiền được phân loại theo độ mịn khác nhau rồi đươc bơm lên silo dự trữ

và đóng bao

− Chu trình hở: xi măng ra khỏi máy nghiền được loại bỏ phần hạt có kích thước không đạt bằng sàng lồng quay (Trommel), thành phẩm xi măng được bơm đến si lô chứa

− Chu trình kín: xi măng sau khi ra khỏi máy nghiền được đưa đến thiết bị phân ly, ở đây phần hạt thô được phân loại và hồi lưu trở lại đầu vào máy nghiền, xi măng thành phẩm được bơm đến các si lô chứa Ưu điểm của chu trình kín là tận dụng được năng suất tối đa của máy nghiền, tiêu hao điện năng thấp, chất lượng xi măng tốt hơn so với chu trình kín

™ Bước 5: Vận chuyển xi măng đến silo

Sau khi nghiền, xi măng sẽ được bơm lên các silo tồn trữ gồm: silo A, B, C, D, C1, C2, C3 Trong đó: Cụm silo A, B, C, D tồn trữ 8.000 tấn xi măng, cụm silo C1, C2 tồn trữ 16.000 tấn xi măng, silo C3 tồn trữ 20.000 tấn xi măng

™ Bước 6: Đóng bao

Từ các silo tồn trữ, xi măng được vận chuyển bằng các máng trượt khí động đến các phễu trung gian, cung cấp cho máy đóng bao tại khu vô bao 3 và khu vô bao 4

Trang 32

™ Bước 7: Xuất xi măng

Xuất xi măng gồm có: Xuất bao xi măng, xuất xi măng xá (xi măng Mác cao cung cấp cho trạm trộn bê tông tươi, đóng bao Jumbo)

3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất vữa xây tô tại Công ty

3.2.2.1 Quy trình sản xuất

Hình 3.2: Qui trình công nghệ sản xuất vữa xây tô tại Công ty 3.2.2.2 Giải thích quy trình

Số liệu cấp phối do phòng nghiên cứu triển khai cung cấp Trọng lượng trộn mỗi

mẻ là 200 kg Cát đá bụi được tập kết về kho chứa nguyên vật liệu, tại đây các nguyên vật liệu này được kiểm tra chất lượng, độ ẩm trước khi tiến hành sản xuất Cát và đá bụi vận chuyển lên phễu bằng xe xúc Bobcat Từ phễu các nguyên vật liệu tiếp tục vận chuyển lên phễu định lượng nhờ hệ thống băng tải, sau khi định lượng xong chúng được xả vào cối trộn

Xi măng sẽ được xe bồn bơm vào silo và vận chuyển vào phễu định lượng nhờ vis tải xiên, định lượng xong xả vào cối trộn để thực hiện quá trình trộn Phụ gia được vis tải đứng nạp vào silo sau đó vis tải xiên đưa vào định lượng rồi xả vào cối trộn như các nguyên liệu khác

Cốt liệu nhỏ Xi măng Phụ gia

Định lượng

Máy trộn

Máy đóng bao (ép bao) Lưu kho

Trang 33

Thời gian của mỗi mẻ trộn là 10 phút để hỗn hợp đồng nhất

Toàn bộ các nguyên liệu sau khi trộn xong được xả vào phễu chứa liệu của máy đóng bao 4 vòi hoặc đóng bao jumbo, sau đóng bao có thiết bị kiểm tra khối lượng bao xem đạt hay không Kết thúc quá trình đóng bao vữa được xuất lên xe tải tiêu thụ hay lưu trữ trong kho

3.2.3 Nguyên nhiên vật liệu trong quy trình sản xuất

3.2.3.1 Nguyên liệu chính để sản xuất (xem chi tiết phụ lục 3A)

Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng tại Công ty CP XMHT 1 là: Clinker, đá puzolan, thạch cao

Đá puzolan được khai thác tại mỏ Vĩnh Tân tỉnh Đồng Nai và vận chuyển bằng

xe tải về nhà máy chứa ở kho hở

Thạch cao được nhập từ Thái Lan đến cảng Sài Gòn, được vận chuyển bằng xà lan hay xe tải về Công ty chứa ở kho hở

Clinker được nhập về Công ty theo hai đường :

− Clinker vận chuyển tư Bỉm Sơn hoặc Thái Lan bằng đường thủy đến Sài Gòn và sau đó được vận chuyển về Công ty bằng xà lan

− Clinker từ Hà Tiên 2 được vận chuyển bằng xà lan từ Kiên Giang về Công

ty

3.2.3.2 Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất (xem chi tiết phụ lục 4A)

Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất gồm có: Điện, nước, dầu ADO, xăng, nhớt, mỡ bôi trơn

3.2.4 Thiết bị sản xuất (xem chi tiết phụ lục 5A)

Có xuất xứ từ các nước phát triển như Pháp, Đức, Nhật, có độ bền cao Tuy nhiên

do nhà máy có lịch sử phát triển lâu đời cộng thêm các đợt nâng cao công suất nên tính đồng bộ không cao Có những thiết bị đã quá lạc hậu và có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: Gầu ngoạm trên rail (1960); Hệ thống băng tải cấp rút liệu Polysius (1980); Máy nghiền 1 (1960); Hệ thống đóng bao 3 (1960)…

Đặc biệt, kho hở và bãi chứa liệu ngoài trời là nguyên nhân gây ô nhiễm bụi, nhất

là trong các ngày có gió, nắng và khi có các phương tiện ô tô, xe tải trên tuyến giao thông nội bộ đi qua

Trang 34

3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẠI CÔNG

hở, bãi thạch cao ở ngoài trời nên dễ phát sinh bụi bởi gió, bên cạnh đó còn

do các tấm che đậy băng tải chuyển liệu tại khu bốc dỡ liệu bị hư hỏng khá nhiều dẫn đến phát tán bụi

− Bụi phát sinh từ giao thông: Vận chuyển đá puzolan, thạch cao xe chở jumbo, xe hàng Với 2 xe hút bụi như hiện nay không đáp ứng nổi nhất là tại các khu vực jumbo

− Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các máy nghiền là do họat động của các mô

tơ bánh răng, sự va chạm của bi vào thành ống nghiền Ngoài ra tiếng ồn cũng sinh ra từ các họat động bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm tuy nhiên Công

ty đã áp dụng các biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn đối với các thiết bị gây ồn và công nhân nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho công nhân

3.3.1.2 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí hiện đang được áp dụng

− Tiếp tục duy trì và không ngừng củng cố lại đội ngũ an toàn viên, vệ sinh viên trong Công ty trong công tác phòng chống, bảo vệ môi trường

− Ban hành quy chế bảo vệ môi trường mới phù hợp với loại hình Công ty cổ phần và tiếp tục kiểm tra, thực hiện các quy chế bảo vệ môi trường tại Công

ty và hướng dẫn việc thực hiện đến từng CBCNV

Trang 35

− Duy trì việc vệ sinh và bố trí hợp lý các kho bãi còn tồn đọng do các quá trình sửa chữa trước đây

− Thực hiện công tác vệ sinh mặt bằng Công ty trên toàn các phân xưởng sản xuất để phòng chống bụi trên tuyến giao thông nội bộ 24/24

− Duy trì việc bố trí các xe hút bụi và tưới nước hàng ngày trên mặt bằng Công ty và đường giao thông vành đai

™ Biện pháp kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất

− Duy trì hoạt động của 35 thiết bị lọc bụi tay áo tại các điểm phát sinh bụi và

02 thiết bị lọc bụi tĩnh điện tại máy nghiền 3 và máy nghiền 4

− Thường xuyên kiểm tra chế độ vận hành của các lọc bụi tại khu vực cấp rút liệu, khu vực bốc dỡ clinker bằng cẩu thủy lực để đạt được hiệu quả tốt nhất

− Bảo trì và che chắn bụi thoát ra từ hệ thống vận chuyển nguyên liệu cho băng tải, vis tải

− Bảo trì và thay túi lọc vải định kỳ cho các máy lọc bụi trong toàn dây chuyền sản xuất xi măng

− Thường xuyên vệ sinh, thu gom bụi trong các phân xưởng sản xuất

™ Biện pháp chống phát tán bụi mặt đường giao thông nội bộ Công ty

− Duy trì hoạt động của hai xe hút bụi DULEVO một xe dung tích 4m3 có 1 chổi quét lề đường Φ750 mm và 1 chổi quét mặt bằng L = 1,5 m và một xe quét hút bụi với dung tích 1,3 m3 Bố trí lịch hoạt động 2 xe hút bụi này tăng cường lên 24/24 trên các đường giao thông nội bộ và tuyến đường bên ngoài hàng rào Công ty

− Đối với các vị trí có ximăng, clinker rơi vãi mà xe không vào được thì sử dụng ống hút Φ100 mm đến Φ200 mm có tầm với khoảng 10 m

− Xe tưới nước trên các tuyến đường giao thông nội bộ sau khi xe hút bụi đi qua

− Vệ sinh các sàn xe chở bao jumbo sau mỗi đợt chở hàng

Trang 36

™ Biện pháp tăng cường cây xanh và thảm cỏ

− Thường xuyên chăm sóc các mảng cây xanh hiện hữu nhằm tạo môi trường xanh sạch đẹp đồng thời cũng để ngăn bụi và tiếng ồn

− Hiện nay, hàng năm Công ty vẫn dành kinh phí cho công tác chăm sóc, phục hồi các cây chết và trồng mới tại các vị trí còn trống

3.3.2 Môi trường nước

3.3.2.1 Hiện trạng

™ Nước thải sản xuất

− Nước thải làm mát máy nghiền không bị nhiễm bẩn mà chỉ gia tăng nhiệt

độ Lượng nước này được giải nhiệt tuần hoàn tái sử dụng và không thải ra ngoài

− Nước giải nhiệt máy phát điện dự phòng: Lượng nước này không lớn do máy phát điện không chạy thường xuyên, khoảng 15m3/giờ và hầu như không bị nhiễm bẩn nên có thể được xem là sạch và xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa

™ Nước thải sinh hoạt

− Nước thải sinh hoạt của Công ty chủ yếu là nước thải từ nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn, nước dùng cho vệ sinh công nhân Lưu lượng nước thải:Khoảng 100 m3/ngày Nước thải sinh hoạt thường có chứa các chất cặn

bã, các chất lơ lửng, chất hữu cơ, vi sinh khi thải ra môi trường có thể sẽ gây ô nhiễm môi trường nước nếu không được xử lý

™ Nước mưa

− Vào mùa mưa nước mưa chảy tràn qua các khu vực hoạt động của nhà máy bao gồm khu vực bãi chứa clinker, thạch cao sẽ cuốn trôi các chất rắn và oxit kim lọai Nếu không quản lí tốt nước chảy tràn sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực

− Nước mưa chảy vào cống thoát nước phần còn lại tồn đọng trên đường xá , sân bãi

™ Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước của Công ty bao gồm hệ thống

cống ngầm, hệ thống mương nổi và cửa xả với hiện trạng như sau:

Trang 37

− Hệ thống cống ngầm được xây dựng từ lúc thành lập nhà máy năm 1964 và hiện nay đa số bị phá hủy do xây dựng công trình sản xuất đan xen hoặc tắc nghẽn do xi măng đóng cứng không còn sử dụng Một số tuyến cống ngầm

đã bị lấp hoặc bị phá vỡ

− Từ năm 1993 để giải quyết ngậy úng do hệ thống cống ngầm bị tắc, Công ty

đã cho xây dựng hệ thống mương nổi đậy bằng đan bê tông, thay thế hầu hết hệ thống cống ngầm Tuy nhiên, do mở rộng nhà xưởng và xây dựng mới nên hệ thống mương không còn đồng bộ, đổi hướng chảy hoăc bị phá hủy

− Hiện nay đối với những cơn mưa có độ lớn vừa phải thì hệ thống mương hiện hữu vẫn không thoát kịp gây lầy lội tuyến đường dọc hông phía Nam kho clinker hở và đoạn đường vào nhà máy cấp xi măng bột của silo C1 và C2 Nguyên do là một số tuyến mương và cống ra kênh bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn và do mặt bằng Công ty hiện nay thấp hơn mặt đường xa lộ nên phải chịu một lượng nước từ ngoài đổ vào Ngoài ra các tuyến đường có cao

độ gần bằng cao độ nền công trình ( xưởng may, xưởng cơ điện, khu nghiền 1,3,4, vô bao 4) nên dễ xảy ra tình trạng ngập nước gây mất an toàn cho vật

Trang 38

Chất thải rắn sản xuất sinh ra trong quá trình hoạt động của Công ty như sau:

− Bụi nguyên liệu được thu gom từ xe hút bụi và vệ sinh nhà xưởng trong quá trình sản xuất

− Các khối sắt thép từ thiết bị được loại bỏ trong quá trình thay thế, sửa chữa

− Xà bần, gạch vụn, bê tông đập phá từ các nhà xưởng bị sửa chữa, khối lượng thải không ổn định

− Giấy dư của quy trình sản xuất vỏ bao ≈ 100 kg/ngày

Xà bần, đất đá, thạch cao, xi măng rơi vãi với khối lượng lớn vừa gây thất thoát, vừa tăng khối lượng cần xử lý

™ Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là các chất thải sinh ra từ nhà ăn, từ khu vực văn phòng, từ vườn cây, bãi cỏ, và từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của các nhân viên và công nhân trong Công ty Thành phần chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là vỏ hộp, giấy vụn, bao bì nylon, thức ăn dư thừa,… khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày trung bình khoảng 500 đến 700 kg/ ngày

Nước thải công nhiệp

Nước thải sinh hoạt

Tuần hoàn sử dụng Nước giải nhiệt MN

Kênh Rạch Chiếc

Bể tự hoại

Trang 39

Thường xảy ra tình trạng không thu gom kịp, bỏ rác bừa bãi khắp mọi nơi kể cả

cống thoát nước

™ Chất thải nguy hại

Bao gồm các loại: Dầu nhớt thải, mỡ đen thải, thùng phuy dầu mỡ, giẻ lau dính

dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải, dầu ăn đã qua sử dụng với khối lượng

phát sinh như bảng 3.3:

Bảng 3.3: Khối lượng chất thải phát sinh mỗi tháng

5 Bóng đèn huỳnh quang thải 10 kg

Các đơn vị chưa nghiêm túc chấp hành việc phân loại rác và chưa có ý thức cao

trong việc thu gom, lưu trữ, quản lý đúng quy cách các loại chất thải nguy hại

Công ty đã thực hiện được Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại của Sở TN và

MT cho các loại chất thải này

3.3.3.2 Biện pháp xử lý

™ Chất thải rắn sản xuất

− Bụi nguyên liệu được thu hồi đưa vào lại quy trình sản xuất

− Các khối sắt thép từ thiết bị loại bỏ thu gom định kỳ bán dưới dạng phế

liệu

− Xà bần, gạch vụn, bê tông đập phá thuê Doanh nghiệp tư nhân đến xử lý

− Các loại giấy hư hỏng bán cho những đơn vị thu mua có nhu cầu tái sử

dụng

™ Chất thải rắn sinh hoạt

Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom về điểm thải tập trung trong

khuôn viên Công ty, sau đó thuê Doanh nghiệp tư nhân đến lấy rác để chuyển tới bãi

Trang 40

™ Chất thải nguy hại

− Chất thải nguy hại có khả năng tái chế: Nhớt thải, thùng phuy chứa dầu nhớt thải → Bán cho các đơn vị có chức năng thu mua được cấp phép bởi

Sở TN và MT Tp HCM theo hình thức đấu thầu

− Chất thải nguy hại phải xử lý: Mỡ đen, bóng đèn, ắc quy, giẻ lau dính dầu

→ Lưu trữ đúng quy cách và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý

− Dầu ăn đã qua sử dụng được Công ty TNHH P.Dussman (Đơn vị cung cấp thức ăn công nghiệp) thu hồi và đem về xử lý tại Công ty Dussman

Ngày đăng: 01/09/2018, 08:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w