1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT

29 3,2K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Đối với học sinh lớp 12, lượng kiến thức rất nhiều, lại liên quan đến thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nên nhiều học sinh cảm thấy sợ, thậm chí nhiều giáo viên cũng không cảm thấy nhiệt tình vì phải giúp học sinh ghi nhớ lượng kiến thức rất nhiều đó. Bắt đầu từ năm 2017, thi tốt nghiệp bằng hình thức trắc nghiệm, kiến thức kiểm tra được trải rộng trên tất cả các chủ đề trong chương trình địa lí 12 và các kĩ năng phổ biến như đọc Atlat, phân tích biểu đồ, bảng số liệu… Với hình thức thi mới này, cách học và cách ôn tập của học sinh cũng thay đổi, do đó, việc thực hiện các cách thức dạy học, ôn tập theo hướng cô đọng, ngắn gọn và đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo được các kiến thức trọng tâm cho học sinh là một trong những cách thức của nhiều giáo viên hướng tới.Xuất phát từ việc thay đổi lớn lao trong kì thi THPT, từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 THPT” cho sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 nhằm góp thêm một giải pháp, một cách làm giúp học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn Địa lí, giúp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn mỗi khi giảng dạy và ôn tập chương trình địa lí 12.

Trang 1

SỞ GD - ĐT TỈNH VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BẾN TRE

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT”

Tác giả sáng kiến: Trần Thị Út Huệ

Mã sáng kiến:

Vĩnh Phúc, năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lời giới thiệu………1

2 Tên sáng kiến………3

3 Tác giả sáng kiến……… 3

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến……… 3

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến……… 3

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử……… 3

7 Mô tả bản chất của sáng kiến……… 3

8 Những thông tin cần được bảo mật……… 19

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ……… 19

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử……… 21

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử lần đầu………… 23

12 Phụ lục………24

13 Tài liệu tham khảo……… 26

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

1.1 Lí do chọn đề tài

Địa lí vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngàytheo sự phát triển của xã hội, cho nên, địa lí thực sự gần gũi và có vai trò quantrọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh Thế nhưng, một bộ phậnkhông nhỏ học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn, nhiều phụ huynh coi nhẹtầm quan trọng của môn Địa lí Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụhuynh có cái nhìn đúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía Việcthay đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng hiện đại, tích hợp liên môn thôi làchưa đủ mà điều quan trọng là phải đổi mới người thầy, đổi mới phương phápgiảng dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêulưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng chính là đổi mới người thầy, biếnnhững kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thôngtin đơn giản, dễ tiếp thu Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả

giáo dục với mô hình “lấy học sinh làm trung tâm” là mục tiêu quan trọng mà toàn

ngành đang ưu tiên hướng tới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng chotương lai

Trong quá trình nhận thức của con người sự hứng thú giữ vai trò hết sức quantrọng Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, luậtgiáo dục có đề cập đến vấn đề là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sángtạo của học sinh Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới học tậpchủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Một khi các em đã có hứng thú, cóniềm vui sẽ tạo cho các em tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui Do đóviệc tổ chức trò chơi địa lý cho học sinh ở lớp là những hình thức phong phú hỗ trợtích cực cho học tập của học sinh Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá,ham hiểu biết, kích thích sự chủ động sáng tạo và giúp các em học tập tốt hơn

Trang 4

Đối với học sinh lớp 12, lượng kiến thức rất nhiều, lại liên quan đến thi tốtnghiệp Trung học phổ thông nên nhiều học sinh cảm thấy sợ, thậm chí nhiều giáoviên cũng không cảm thấy nhiệt tình vì phải giúp học sinh ghi nhớ lượng kiến thứcrất nhiều đó Bắt đầu từ năm 2017, thi tốt nghiệp bằng hình thức trắc nghiệm, kiếnthức kiểm tra được trải rộng trên tất cả các chủ đề trong chương trình địa lí 12 vàcác kĩ năng phổ biến như đọc Atlat, phân tích biểu đồ, bảng số liệu… Với hình thứcthi mới này, cách học và cách ôn tập của học sinh cũng thay đổi, do đó, việc thựchiện các cách thức dạy học, ôn tập theo hướng cô đọng, ngắn gọn và đơn giản hơnnhưng vẫn đảm bảo được các kiến thức trọng tâm cho học sinh là một trong nhữngcách thức của nhiều giáo viên hướng tới.

Xuất phát từ việc thay đổi lớn lao trong kì thi THPT, từ thực tiễn giảng dạy,

tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT” cho

sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 nhằm góp thêm một giải pháp, một cách làm giúphọc sinh thêm yêu thích học tập bộ môn Địa lí, giúp giáo viên cảm thấy nhẹ nhànghơn mỗi khi giảng dạy và ôn tập chương trình địa lí 12

1.2 Mục đích

Làm đa dạng về phương pháp dạy học và cách thức tiến hành

Nhằm đem lại hiệu quả dạy học bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục, tạohứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao Và làm mônĐịa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lýhơn

Đề tài là kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp giúp giáoviên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tính chủđộng, tích cực trong học tập

1.3 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng trò chơi trongdạy học môn địa lí lớp 12- THPT

Sử dụng trò chơi học tập được áp dụng trong nhiều khâu của quá trình dạyhọc bộ môn địa lí nói chung và trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT nói riêng.Việc sử dụng các trò chơi học tập trong giảng dạy Địa lí 12 giúp cho giáo viên cónhiều lựa chọn trong khâu thiết kế bài dạy, đa dạng hình thức tổ chức và phương

Trang 5

pháp dạy học, tạo cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập bộ môn Vai tròcủa người thầy trong tiết dạy được nâng cao, dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phákiến thức và học bài nhớ bài lâu hơn Có những tiết dạy in đậm trong tiềm thứchọc sinh, là hành trang tri thức theo học sinh suốt cả cuộc đời.

2 Tên sáng kiến: “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT”.

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Bến Tre về kinh phí, đầu tư cơ sởvật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực ngiệm sáng kiến

- Địa điểm: Trường THPT Bến Tre, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

“Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT” được dạy thực nghiệm từ

ngày 6/9/2018 đến 31/12/2018 tại trường THPT Bến Tre, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnhphúc

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1 Về nội dung của sáng kiến

7.1.1 Những điều kiện cho việc nghiên cứu

Tôi lựa chọn trường THPT Bến Tre vì trường có những điều kiện thuận lợi choviệc nghiên cứu:

+ Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trongbối cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục

Trang 6

+ Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết

+ Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 12, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm caotrong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

+ Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủđộng Thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên

7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp

Bước 1: Xác nhận vấn đề cần giải quyết trong sáng kiến

- Vài nét tổng quan về sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT

- Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Địa lí 12 THPT

Bước 2: Vài nét tổng quan về sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT

* Quan niệm về trò chơi địa lí:

Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗihọc sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái

Trò chơi địa lý trong dạy và học ở trường THPT là trò chơi học tập,

có tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kỹ năng địa lýcủa học sinh Ngoài ra, trò chơi địa lý còn có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm tin

và tình cảm của học sinh được nâng cao Và đối với các em học sinh, môn Địa lýtrở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lý hơn

* Nguyên tắc thực hiện trò chơi địa lí:

Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tố sau:

- Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cảmọi người cùng tham gia

- Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán

- Giáo dục chiều sâu: Thông qua các trò chơi giúp cho các emhọc sinh nhận thức được tinh thần đoàn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tínhtrung thực

Để thực hiện trò chơi địa lý cần thực hiện những nguyên tắc sau:

- Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý,trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vậtchất và không gian, thời gian thực hiện

Trang 7

- Nội dung trò chơi là nội dung địa lý hoặc có liên quan trựctiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lý.

- Trò chơi địa lý tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải

đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể của học sinh; đề cao được vai trò, tính tíchcực, sáng tạo của các cá nhân học sinh

* Đặc trưng của trò chơi Địa lí: Trò chơi địa lý có hai đặc trưng quan trọng

- Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình địa lý 12 THPT, có

mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lý bậc THPT, vừa phải có tác dụng gâyhứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về

bộ môn địa lý của học sinh

- Trò chơi địa lý phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thôngthường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các

cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh

* Phân loại trò chơi Địa lí:

Trò chơi Địa lí rất đa dạng, phong phú Trò chơi có thể tiến hành ởđầu giờ với mục đích khởi động, tạo hứng thú và tâm lí sẵn sàng cho tiết học Tuynhiên, nội dung trò chơi cần thiết phải hướng đến nội dung bài học, dựa trên nhữnghiểu biết sẵn có của học sinh Trò chơi cũng được tiến hành trong giờ học, được coinhư là một nội dung bài học Trò chơi được tiến hành nhằm mục đích giúp học sinhhào hứng với việc khám phá kiến thức mới và chính bản thân nội dung trò chơicũng là những kiến thức mới Thông qua trò chơi, ngoài ý nghĩa về việc cung cấpkiến thức, trò chơi còn có giá trị to lớn góp phần phát huy sự nhanh nhạy, quyếtđoán của người chơi, phát huy tính tập thể của nhóm lớp Trò chơi còn có ý nghĩalớn trong việc hình thành các kĩ năng sống, nhân cách của học sinh thông qua biểuhiện đơn giản nhất là tôn trọng người chơi, lắng nghe đáp án và phản biện một cáchhợp lí

Trong phạm trù của bài viết, tác giả mạnh dạn chia trò chơi thành 3nhóm lớn dựa vào phương tiện và cách thức thực hiện:

a Nhóm trò chơi dùng lời:

Trang 8

Với nhóm trò chơi dùng lời, giáo viên lúc này chủ yếu có nhiệm vụ là đọc câuhỏi, học sinh trả lời và giáo viên sẽ là người công bố đáp án, hỏi đáp để giúp họcsinh tái hiện hoặc củng cố kiến thức.

Ở trò chơi này, giáo viên là người linh hoạt trong việc dùng ngôn ngữ, động tác

cơ thể hoặc di chuyển liên tục nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp tiết học trởnên sinh động

Các loại trò chơi dạng này rất phong phú, có thể kể tên một số trò chơi phổ biếnnhư:

+ Trò chơi trả lời nhanh: Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh phải nêu nhanh đáp

án Nếu sai, học sinh khác sẽ có quyền trả lời thay Dạng câu hỏi này phù hợp chokiểu tái hiện kiến thức

+ Trò chơi đoán từ: bằng cách ghi vào các tờ giấy một số từ hay thuật ngữquan trọng của bài học, nhiệm vụ của các học sinh là phải gợi ý hoặc đoán cácthuật ngữ hay khái niệm này Trò chơi này giúp khắc sâu kiến thức, đặc biệt là cáckhái niệm và thuật ngữ phổ biến

+ Trò chơi Ai là chuyên gia: Với trò chơi này, giáo viên sử dụng các câu hỏi

tự luận ở mức độ nâng cao như các câu hỏi chứng minh, phân tích, giải thích vớithời gian 1-2 phút để học sinh có thể suy nghĩ, thảo luận và đưa ra đáp án hợp lí

b Nhóm trò chơi có sử dụng phương tiện trực quan

Các phương tiện trực quan trong địa lí phổ biến là tranh ảnh, bản đồ, tập bản đồ,phim, sơ đồ, mô hình Với các phương tiện này, giáo viên kết hợp dùng lời để mô

tả, yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu, ghi chép và trả lời nhằm tái hiện kiếnthức, đánh giá, phản biện, giải thích các vấn đề địa lí

Tùy theo bài học, đối tượng và mục đích của giáo viên mà phương tiện trực quan

có thể sử dụng ở mức độ thời lượng sao cho hiệu quả và đảm bảo phát triển kĩ năngcho các em

Một số trò chơi phổ biến với các phương tiện trực quan có thể kể đến như:

+ Trò chơi với Atlat (Atlat địa lí Việt Nam)

Để tham gia trò chơi này, học sinh sẽ phải sử dụng tập bản đồ xuyên suốttiết học Các em sẽ phải ghi nhớ các thông tin trên bản đồ như địa danh, kí hiệu Ởmức độ đọc đơn giản là những câu hỏi ngắn nhằm phát hiện nhanh kiến thức, đối

Trang 9

tượng là những câu hỏi chủ đề cái gì, ở đâu Ở mức độ cao hơn, học sinh phải sửdụng từ 2 trang bản đồ trở lên để tìm kiếm và tổng hợp thông tin để trả lời cho cáccâu hỏi tại sao, như thế nào.

Những trò chơi đơn giản trong nhóm chủ đề này như:

- Chỉ tên tỉnh, tên đối tượng địa lí trên bản đồ lớn

- Giải thích đặc điểm tự nhiên của một vùng lãnh thổ như khíhậu, sông ngòi, thảm thực vật

- So sánh hai vùng lãnh thổ hay hai đối tượng địa lí như so sánh hai trung tâm công nghiệp, hai vùng kinh tế về vị trí và đặc điểm tự nhiên

c Nhóm trò chơi có sử dụng công nghệ

Trong nhóm trò chơi này, giáo viên và học sinh đều phải sử dụng máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng để phục vụ cho việc tìm kiếm và tổng hợp kiến thức Các trò chơi phổ biến bao gồm:

+ Trò chơi kahoot: Đây là trò chơi phổ biến, đòi hỏi người chơi nhanhtrí lựa chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án gợi ý được đưa ra Trò chơi rất công bằng về mặt thời gian khi điểm số thu nhận được dựa trên mức độ hoàn thành Ngoài ra, trò chơi còn có các điểm thưởng với các trường hợp đúng liên tiếp Trò chơi này dành cho cá nhân và cả nhóm lớn Tuy nhiên, chơi theo nhóm cặp đôi là hợp lí hơn cả

+ Trò chơi lật hình, ghép hình: Bằng cách kết hợp giữa các hình ảnh

và câu hỏi, học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi sau khi chọn số/chọn hình ảnh Việc giở ra từng góc hình và đoán nội dung bị che giấu là điều học sinh rất hào hứng Ngoài ra, với trò chơi lật hình và tìm các cặp giống nhau cũng có thể giúp học sinh phát huy khả năng ghi nhớ rất tốt

+ Trò chơi ô chữ: Thông qua việc đoán các từ hàng ngang và lắp ghépcác từ khóa để đoán được trọng tâm bài học sẽ giúp học sinh hệ thống kiến thức hiệu quả cũng như giúp học sinh phát huy tính quyết đoán của bản thân Việc thiết

kế trò chơi ô chữ trên phần mềm Powerpoint mất rất nhiều thời gian bởi sự phức tạp từ các hiệu ứng

+ Trò chơi từ các đoạn phim: Với môn địa lí, sử dụng phim nhiều giáoviên còn mang tính minh họa Việc sử dụng các đoạn phim làm học liệu và khai

Trang 10

thác thông tin từ các đoạn phim nhằm minh họa, giải thích cho các đơn vị kiến thứcđược học sinh rất quan tâm Tác giả biến đoạn phim, xem và ghi chép đơn thuần thành trò chơi liệt kê thông tin, giải thích sự phát triển sẽ giúp học sinh tập trung

và làm việc hiệu quả hơn hẳn so với các yêu cầu thông thường

Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi thường áp dụng hình thức trò chơi nhỏ trong không gian lớp học với số lượng học sinh khoảng 31 – 36 HS Do đó, trong bài viết này tôi xin phép trình bày nội dung chủ yếu là một số trò chơi nhỏ

Bước 3: Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Địa lí 12 THPT

Trong thời gian qua, tác giả đã dùng nhiều trò chơi trong dạy học Địa lí ở trênlớp Dưới đây là các trò chơi phổ biến nhất với học sinh mà được các em yêuthích

Bảng 1: Các loại trò chơi phổ biến được thực hiện trong dạy học

môn địa lí 12, ở trường THPT Bến Tre

Trang 11

Trò chơi Qui mô Thời gian Ưu điểm

Trả lời nhanh

1 hoặc nhiềuhọc sinh cùngtrả lời

Nhanh chóng, 15giây/câu hỏi

Kiểm tra nhanh nhiềuđơn vị kiến thứcKiểm tra tất cả các bàinhanh chóng

Kiểm tra nhiều thôngtin trong một thờigian

Nội dung trong nhiềubài

Hợp tác nhómPhát triển tư duy phảnbiện

Kể tên Cá nhân/nhóm 3 – 5 phút Liệt kê nhiều thông

tin theo chủ đề

Ghép nối Cá nhân/nhóm 3-5 phút

Có tính liên kết cao,đòi hỏi học sinh tổnghợp nhanh

Để thực hiện trò chơi, giáo viên thực hiện các bước cơ bản sau:

+ Bước 4: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức …Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, GV chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể) để trò chơi thêm hấp dẫn

Trang 12

+ Đánh giá, nhận định phần trả lời của HS.

+ Cùng HS chốt lại các kiến thức có liên quan, giảng giải, phântích với các đáp án sai

+ HS ghi nhận lại phần kiến thức

Sau đây là một số trò chơi minh họa cụ thể:

Trò chơi Trả lời nhanh

- Là trò chơi phổ biến, dễ thực hiện và học sinh rất hào hứng

+ Câu hỏi từ các đoạn phim mà giáo viên cho học sinh xem

- Nội dung câu hỏi phổ biến:

+ Câu hỏi về địa danh

+ Câu hỏi về số liệu

Bước 1: Chuẩn bị

+ Bảng con+ Bút viết bảng

Trang 13

+ Giáo viên ghi nhận điểm số của học sinh hoặc học sinh có thể

tự ghi nhận điểm số vào một góc bảng của mình

- Chiều dài đường biên giới trên đất liền của nước ta là

- Địa hình núi cao nước ta chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích của cả nước?

- Cấu trúc địa hình nước ta có hướng chính nào?

- Tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta?

- Nhà máy thủy điện nào lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên?

- Hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?

- Huyện đảo nào thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

- Nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

- Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thì biểu đồ nào là thích hợp nhất?

Trò chơi này có thể tiến hành rất tiện lợi, ở bất cứ thời điểm nào phù hợp trongtiết học Các cách đố vui có thể dùng bảng hoặc trả lời trực tiếp Trong đó, bằngcách trả lời trực tiếp, ngẫu nhiên sẽ mang lại nhiều bất ngờ cho học sinh

GV có thể dùng cách:

+ Gọi một số thứ tự ngẫu nhiên+ Rút thăm một số ngẫu nhiên+ Hỏi theo hàng dọc/hàng ngang

Trang 14

+ Gọi ngẫu hứng+ Thi đua giữa hai HS+ Thi đua nhóm nam và nhóm nữ

Trò chơi đoán từ

Ở trò chơi này có thể sử dụng hai hình thức:

+ Học sinh trả lời trực tiếp

+ Học sinh trả lời trên bảng con

Để tiến hành được trò chơi này, giáo viên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1:

- Giáo viên chuẩn bị một số từ khóa quan trọng của bài học hoặc chủ

đề Các từ khóa có thể in ra mẩu giấy nhỏ hoặc trình chiếu trên màn hình

- Giáo viên nêu quy ước trong trò chơi Vì là trò chơi đoán từ nên học sinh phải dùng các kiến thức địa lí để gợi ý cho các bạn đoán Do đó, học sinh không được tách từ, lặp từ có trong khái niệm mà giáo viên cung cấp

Bước 2 Tiến hành

- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh đại diện của nhóm hoặc 1 đến 3 học sinh đại diện cho cả lớp Học sinh đứng quay mặt về phía lớp, quay lưng với bảng Giáo viên sử dụng một trong hai hình thức:

- Giáo viên chuẩn bị các từ khóa ở trên máy chiếu rồi lần lượt chiếu từng từ cho học sinh bên dưới gợi ý cho học sinh trên bảng đoán và trả lời

- Giáo viên chuẩn bị một số từ in sẵn trên giấy rồi phát cho đại diện của từng nhóm Nếu dùng cách này học sinh đại diện đó sẽ gợi ý cho các thành viên

ở trong lớp cùng đoán

- Giáo viên xác nhận kết quả của các nhóm

- Giáo viên ghi nhận điểm số của học sinh hoặc học sinh có thể tự ghi nhận điểm số vào một góc bảng của mình

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

- Học sinh tổng hợp số đáp án đúng

- Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời sai

- Khen thưởng

Ngày đăng: 16/03/2019, 05:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), SGK Địa Lý 12, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Địa Lý 12
Tác giả: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006), Sách Giáo Viên Địa Lý 12, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Giáo Viên Địa Lý 12
Tác giả: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
3. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học Địa lí (phần đại cương), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học Địa lí
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng Địa lý 12, NXB Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng Địa lý 12
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
Năm: 2010
5. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen, “Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trung học phổ thông”. Nxb Giáo Dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trunghọc phổ thông”
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
6. Đề thi THPT Quốc gia năm 2017, 2018 của Bộ giáo dục Khác
7. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lý cấp trung học phổ thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w