1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình huống đàm phán về xung đột giữa công ty đóng tàu vinashin và người dân trong việc xả nước thải ra môi trường

11 242 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Vận dụng kiến thức và các mô hình đã tổng hợp từ môn học Quản trị đàm phán và giao tiếp, trong bài viết của mình tôi xin trình bày và đưa ra một số đề xuất cho việc giải quyết xung đột g

Trang 1

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÀM PHÁN VỀ XUNG ĐỘT GIỮA CÔNG TY ĐÓNG TÀU VINASHIN VÀ NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC

XẢ NƯỚC THẢI RA MÔI TRƯỜNG

“Đàm phám” là một từ quá quen thuộc với chúng ta bởi trong thực tế đàm phám diễn ra hàng ngày, mọi nơi và mọi lúc Đó có thể là những đàm phán đơn giản hoặc những đàm phán phức tạp Đàm phán đã trở thành một vũ khí sắc bén cho mỗi doanh nghiệp và được đặc biệt chú trọng vào cuối thế kỷ XX, khi những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã khiến các doanh nghiệp ngày càng chịu nhiều sức ép cạnh tranh, thậm trí đe doạ sự sống còn của doanh nghiệp Sức ép không chỉ mang tính khu vực mà mở rộng trên phạm vi toàn cầu Để thoát khỏi nguy cơ bị diệt vong, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trên thương trường quốc tế, phải hoạch định chiến lược phát triển hữu hiệu của mình, xây dựng hàng loạt các biện pháp, trong đó có đàm phán, nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh bền vững và có hiệu quả nhất Vận dụng kiến thức và các mô hình đã tổng hợp từ môn học Quản trị đàm phán và giao tiếp, trong bài viết của mình tôi xin trình bày và đưa ra một số đề xuất cho việc giải quyết xung đột giữa Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai –

Vinashin và 700 hộ dân xã Ninh Phước huyện Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa

khi chất thải công nghiệp như: kim loại nặng, phế thải nix, các mảnh kim loại và

gỗ, thùng kim loại trong quá trình sửa chữa tàu biển của Hyundai – Vinashin đã làm đáy biển và môi trường quanh nhà máy bị ô nhiễm rất nặng

A Giới thiệu chung:

Vấn đề ô nhiễm môi trường: rác thải, khí thải, nước thải, chất thải rắn,… là vấn đề nóng được Chính phủ, người dân, dư luận và xã hội quan từ nhiều năm nay, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy sản xuất sản phẩm nông lâm sản Gần đây, dư luận lại nóng lên với việc Hyundai-Vinashin đã phớt lờ Luật pháp, thải chất độc gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Một lần nữa, Hyundai-Vinashin lại là một minh chứng cho thấy rất nhiều công ty liên danh, liên kết đang lợi dụng việc mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn nước ngoài

Trang 2

của nước ta, áp dụng công nghệ lạc hậu,… đã biến những dòng sông, bãi biển… trở thành nơi xả rác của những công ty như kiểu Hyundai – Vinashin

Năm 1997, Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin đã trình Bộ KH - CNMT phê duyệt hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường Theo báo cáo này, Hyundai - Vinashin cam kết xây dựng đúng tiêu chuẩn các hạng mục xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt cho tất cả các bộ phận sản xuất

và sinh hoạt của nhà máy, trước khi thải ra môi trường Chính thức hoạt động tháng 4/1999, không bao lâu sau đó, những trận bụi xỉ đồng của Hyundai - Vinashin đã bao trùm cả khu vực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân 2 thôn Mỹ Giang và Ninh Yển (xã Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa) Xỉ đồng, tức hạt nix, được Hyundai Vinashin dùng để bắn tẩy tàu trước khi được sửa chữa, sơn mới, sinh ra một thứ bụi mịn màu đen; độc hại vì

có chứa kim loại nặng như sắt, đồng, asen, cadimi, crôm và chì

Tháng 4/2000, báo cáo của cơ quan chuyên môn tỉnh Khánh Hòa với UBND tỉnh

và Cục Bảo vệ môi trường đã cảnh báo về khối lượng xỉ đồng qua sử dụng chỉ sau một năm được lưu giữ tại nhà máy đã trên 25.000 tấn

Tháng 3/2001, cơ quan chuyên môn của tỉnh Khánh Hòa lại tiếp tục kiểm tra và báo cáo với UBND tỉnh và Cục Bảo vệ Môi trường về việc Hyundai Vinashin vẫn chưa thực hiện hầu hết các giải pháp bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường khi sử dụng xỉ đồng

Tháng 6/2003, Chính phủ yêu cầu kiểm tra việc báo cáo đánh giá tác động môi

trường của Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin để sớm giải quyết dứt điểm tình

trạng ô nhiễm môi trường do bụi xỉ đồng gây ra đối với khu dân cư xung quanh Mặc dù vậy, vi phạm của Hyundai Vinashin vẫn liên tiếp và kéo dài Tháng 10/2007, đại diện Hyundai Vinashin đã có lời “xin lỗi” về những gì mà nhà máy gây ra

Tháng 4/2011 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định phạt Hyundai - Vinashin

65 triệu đồng và khắc phục trong vòng 10 ngày vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường: xả chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra vịnh Vân Phong.

Trang 3

Điều làm dư luận vô cùng bức xúc là: Đang trong quá trình phải khắc phục vi

phạm, nhưng Hyundai Vinashin vẫn trắng trợn tiếp tục vi phạm! Đây không chỉ là

hành động huỷ hoại môi trường mà còn là một sự thách thức luật pháp?

Liệu chăng, do tâm lý nóng lòng thu hút đầu tư và lợi ích nhiệm kỳ (của một số cá

nhân) nên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã nhắm mắt làm ngơ?

Trong khi chờ đợi những thiết chế pháp lý hoàn thiện để làm lá chắn đủ vững

chắc, "700 hộ dân Ninh Hòa cần có một chỗ dựa đáng tin cậy để giúp họ điều tra,

thu thập các bằng chứng về những thiệt hại mà họ đang phải gánh chịu, hỗ trợ họ

những hoạt động tư pháp cần thiết để thắng kiện Hyundai – Vinashin

Phần dưới đây là mô hình Havard để phân tích và xem xét từng tình huống

cụ thể cho Hyundai – Vinashin và chính quyền Ninh Hòa, Khánh Hòa cũng như

các cơ quan chức năng, qua đó rút ra bài học quý giá về vấn đề đạo đức trong kinh

doanh, nhất là trong xu thế doanh nghiệp hoạt động thân thiện với môi trường

B Mô hình Harvard:

Quá trình Hyundai – Vinashin Chính quyền Ninh Hòa

Tách con

người ra khỏi

vấn đề

- Các chất thải công nghiệp của HVS như: kim loại nặng, hạt nix thải sau khi sử dụng bao gồm bụi nix từ nguyên liệu, bụi sơn, các loại gỉ sét kim loại, dầu mỡ là chất thải nguy hại

- Chất thải lỏng của nhà máy gây hôi thối nặng nề một vùng biển, làm cá và các sinh vật biển khác chết hàng loạt

- Xả chất thải sinh hoạt chưa qua

xử lý ra vịnh Vân Phong

- Vi phạm luật pháp

- Dư luận bức xúc và lên án khi doanh nghiệp đang coi thường phép nước, vì lợi nhuận trước mắt

mà hủy hoại môi trường chung

- Từ khi nhà máy đi vào hoạt động và phun bắn hạt nix, loài ruốc biển biến mất, ngư dân mất luôn nghề đánh bắt truyền thống

- Hạt nix để sửa chữa tàu biển không được xử lý mà chất đống như núi, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều hộ dân

- Bụi nix có chứa các thành phần ôxit kim loại, kim loại nặng có trong sơn Trong đó phải kể đến chì, chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cộng đồng Nó có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, qua nước uống, thực phẩm Bụi nix không được xử lý hợp lý sẽ có thể gây ô nhiễm nguồn nước, làm thay đổi chất đất

- Chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý

Trang 4

đang hủy hoại vịnh Vân Phong nhiễm

- Tiếng ồn lớn cả ngày lẫn đêm

- Luật bảo vệ môi trường bị coi thường

- Dư luận bức xúc và lên án

Mục tiêu đàm

phán

- Nộp phạt hành chính, nộp phí môi trường ở mức chấp nhận được

- Được xử lý vi phạm pháp luật ở mức độ nhẹ

- Giữ được mối quan hệ tốt với chính quyền sở tại, tránh các phiền toái làm gián đoạn hoạt động kinh doanh

- Đạt được mục tiêu của mình tối

ưu nhất trong khi vẫn làm hài lòng chính quyền và nhân dân Ninh Hòa

- Duy trì quan hệ lâu dài

- Ngăn chặn việc HVS xả nước thải chưa xử lý ra vịnh Vân Phong

- Ngay lập tức xử lý chất thải công nghiệp ( hạt nix, sơn ) đã qua sử dụng còn tồn đọng, để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, thay đổi chất đất

- Trong trường hợp mức độ hủy hoại môi trường quá trầm trọng, có thể yêu cầu HVS đóng cửa

- Người dân và chính quyền yêu cầu bồi thường và khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm

- Yêu cầu HVS cam kết không vi phạm

- Đạt được mục tiêu của mình tối ưu nhất dựa trên những cam kết của HVS về vấn đề môi trường Cảnh tỉnh HVS về đạo đức kinh doanh

- Duy trì quan hệ phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

Mối quan tâm: - Không phải đối mặt với vấn đềkiện tụng, làm gián đoạng quá

trình hoạt động của nhà máy

- Ổn định và tiếp tục sản xuất hoạt động kinh doanh tại địa bàn Ninh Hòa

- Giữ uy tín

- Tiết kiệm chi phí, vốn đầu tư

- Nhận được ủng hộ, chia sẻ của chính quyền địa phương

- Được sử dụng nguồn nhân công địa phương

- Phục hồi nguyên trạng môi trường sống

- Giữ nghiêm pháp luật

- Giữ sạch vùng biển thuộc địa bàn Ninh Hòa nói riêng và Khánh Hòa nói chung trở thành điểm du lịch hấp dẫn

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương phải gắn liền với chất lượng

- Tiếng nói của dân được tôn trọng, quyền lợi người dân được bảo vệ và vấn đề môi trường được gìn giữ một cách bền vững

- Đề bù những thiệt hại mà người dân đang phải gánh chịu, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật,

Trang 5

công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và theo dõi việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của HVS

- Các lợi ích khác

Giải pháp - Đàm phán trực tiếp với chínhquyền Ninh Hòa

- Hợp tác, thừa nhận lỗi ban đầu

- Chấp nhận nộp phạt, nộp phí cải tạo môi trường ở mức thấp nhất

có thể được

- Phối hợp với các công ty sản xuất xi măng, gạch lát, xây dựng… dùng hạt nix thải làm nguyên liệu đầu vào

- Cải tiến và/hoặc xây dựng bổ xung hệ thống lọc nước thải với công suất lớn hơn

- Ký cam kết thực hiện xử lý nước thải và chia nhỏ phí môi trường thành nhiều khoản nộp dần trong một khoảng thời gian hợp lý

- Thuê tư vấn đàm phán

- Đàm phán với HVS

- Phạt nặng đối với HVS Nghị định

số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường quy định mức phạt hành chính tối đa mới chỉ

là 70 triệu đồng

- Áp dụng mức phí môi trường đối với mặt hàng hạt nix như các nước láng giềng ( 70$/tấn)

- Ngừng ngay việc xả nước thải chưa

xử lý ra vịnh Vân Phong và vùng biển Ninh Hòa

- Giám sát việc phối hợp với các công ty sản xuất xi măng, gạch lát, xây dựng… dùng hạt nix thải làm nguyên liệu đầu vào

- Đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra

- Yêu cầu xây dựng bổ sung hệ thống

xử lý nước thải có công nghệ tiên tiến

- Tạm ngừng hoạt động cho đến khi

xử lý xong vấn đề

- Thuê tư vấn đàm phán và các chuyên gia về môi trường

Các tiêu chí

đánh giá khách

quan

- Luật về Bảo vệ môi trường của Việt Nam/ Luật đầu tư nước ngoài

- Tiêu chuẩn quốc tế và của Việt Nam về nước thải, bụi ô nhiễm, tiếng ồn

- Có giám sát của cơ quan chức năng Việt Nam và nước thứ 3 tham gia trong quá trình xây dựng

hệ thống xử lý nước thải mới và

xử lý hạt nix thải

- Luật về Bảo vệ môi trường của Việt Nam

- Tiêu chuẩn quốc tế và của Việt Nam về nước thải, bụi ô nhiễm, tiếng ồn

- Có giám sát của cơ quan chức năng Việt Nam và nước thứ 3 tham gia trong quá trình xây dựng hệ thống xử

lý nước thải mới và xử lý hạt nix thải

- Thuê cơ quan giám định (nước thứ

Trang 6

- Thuê cơ quan giám định (nước thứ ba) giám định mẫu nước thải

và hệ số/mức độ kim loại nặng trong đất

ba) giám định mẫu nước thải và hệ số/mức độ kim loại nặng trong đất

BATNA cho

mỗi bên

- Tiếp tục hoat đông ở Ninh Hòa

- Nộp phạt và nộp phí môi trường ở mức chấp nhận được -Cải tạo môi trường đã bị ô nhiễm, nâng cấp công nghệ và xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải, hạt nix thải

- Cam kết không tái phạm

- Đồng ý cho HVS tiếp tục hoạt động tại địa phương kèm với điều kiện như không tái phạm, cải tạo môi trường vùng bị ô nhiễm và nâng cấp, xây thêm hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hạt nix thải

- Nộp phạt theo quy định pháp luật, thực hiệ nộp phí môi trường

WATNA cho

mỗi bên

- Ngừng hoạt động - Thu hồi giấy phép của HVS

Từ mô hình Havard trên đây, để quá trình đàm phán được diễn ra tốt đẹp chúng ta

cần phải nêu rõ và phân tích xác định các bước sau đây:

Bước 1: Tách con người ra khỏi vấn đề:

Hyundai – Vinashin và chính quyền tỉnh Khánh Hòa đang phải đối mặt với một

vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, đó là vụ việc chất thải công nghiệp và chất

thải lỏng chưa qua xử lý đang làm ô nhiễm nặng không khí và hôi thối nặng nề

vùng biển Ninh Hòa Nguyên nhân đã được xác định là do HSV cố tình "vi phạm

mang tính hệ thống" trong vấn đề môi trường khi hàng núi hạt nix thải phát tán

trong không khi giải quyết chưa xong lại tái diễn việc mang chất thải độc hại chôn

ở khu dân cư, sát đình làng và ngay trường học, trực tiếp xả nước thải chưa qua xử

lý ra vinh Vân Phong Môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm độc,

biến đổi chất đất cho trồng trọt, cuộc sống và sức khoẻ của người dân Ninh Hòa

tỉnh Khánh Hòa đang bị đe doạ nghiêm trọng

Dư luận cả nước và nhân dân Ninh Hòa lên án việc làm này của HSV Cái được

như thế nào, chỉ người trong cuộc hiểu rõ, nhưng cái mất thì rất rõ ràng, không chỉ

đối với riêng 700 hộ dân ở Ninh Hòa, Khánh Hòa Điều đáng nói ở đây là sự nhân

nhượng nhiều lần của Khánh Hòa đối với những hoạt động kiểu Hyundai Vinashin

tạo nên tiền lệ xấu để các doanh nghiệp khác vin vào trong hành xử Chắc chắn,

Trang 7

một phần lỗi của vụ việc này cũng thuộc về cả phía chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cho dù hành vi của HSV được 1 số cơ quan ngôn luận gọi

là sự gian dối, mà là "gian dối ngay từ đầu", có chủ ý, ngay từ giai đoạn xin cấp phép đầu tư Hành vi lách luật, trốn tránh trách nhiệm này tự nó đã bôi nhọ uy tín của doanh nghiệp

Đây là vụ việc điển hình có mức độ không kém gì vụ Vedan và cần thiết phải xử

lý để làm gương cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có hành vi hủy hoại môi trường và là bài học chung về công tác quản lý cho chính quyền các cấp

Bước 2: Mục tiêu đàm phán của các bên:

Khi bước vào đàm phán, mỗi bên đều có các mục tiêu chung và riêng của mình

Hyundai - Vinashin là một liên doanh có quy mô lớn đầu tư khá sớm vào Việt Nam Hoạt động của HVS đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho thanh niên ở Ninh Hòa Song, không thể phủ nhận là HVS cũng đã thu được lợi nhuận rất lớn từ việc tận dụng nhân công

rẻ, và các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài của Việt Nam như nhập khẩu nguyên liệu có mức thuế thấp Tất cả những điều này khiến cho cả Khánh Hòa và HVS đều muốn tiếp tục duy trì hoạt động của HVS tại đây

Mặt khác, cả 2 bên đều nhận thức được rằng: hàng trăm ngàn tấn nix thải che chắn kiểu tạm bợ đang gây ô nhiễm bụi, chôn nix thải, xả nước thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước là hành vi vi phạm pháp luật và đều bị nghiêm cấm không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở tất cả mọi nơi trên thế giới Hành vi đó xứng đáng bị xử lý theo pháp luật và phải có trách nhiệm bỏ chi phí và công sức để cải tạo môi trường và các thiệt hại khác do ô nhiễm môi trường gây ra

Về phía Ninh Hòa: Vụ việc của HVS nổi cộm, vi phạm có tính hệ thống trong

hơn 10 năm trời đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục hậu quả, thậm trí khó đánh giá trước mắt, có thể nhiều năm sau mới xảy ra

Sau bài học của Vedan, người dân Ninh Hòa cho rằng HVS sẽ rút ra cho mình 1

"bài học tốt" để nhìn vào, giúp HVS "nhìn nhận kỹ về cách thức đầu tư phát triể

Trang 8

bền vững" và hiểu rằng quan tâm bảo vệ môi trường là cách làm hiệu quả để tăng thêm uy tín và chứng tỏ sự đầu tư nghiêm túc của mình tại địa phương

Việc bồi thường do vi phạm không thấm tháp gì so với lợi nhuận họ kiếm được

Xử lý như vậy rõ ràng không đủ sức răn đe Người dân mong muốn hơn thế là môi trường không bị tổn hại

Điều này như một thông điệp mà Ninh Hòa muốn gửi đến các doanh nghiệp khácc đang sản xuất kinh doanh tại Ninh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung đó là: nên tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm bảo vệ môi trường

Về phía HSV: Việc HVS phun nix, thải ra gần cả triệu tấn nix thải nhưng không

phải nộp một đồng phí bảo vệ môi trường Đó chính là một nguồn lợi khổng lồ, đồng thời cũng là một lợi thế cạnh tranh lớn trong việc sửa chữa tàu biển Phải chăng đây chính là “động lực” khiến HVS không chịu từ bỏ “công nghệ phun nix”? Và chính vì lẽ đó, rất cần cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và những tác động ghê gớm về mặt môi trường mà hạt nix gây ra.“Trong bụi nix có chứa các thành phần ôxit kim loại, kim loại nặng có trong sơn Trong đó phải kể đến chì, chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cộng đồng Nó có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, qua nước uống, thực phẩm Nếu không được xử lý hợp lý

sẽ có thể gây ô nhiễm nguồn nước, làm thay đổi chất đất” và phía Ninh Hòa cương quyết không nhượng bộ

Bước 3: Mối quan tâm của các bên:

Cũng phải thừa nhận, đối với một nền kinh tế như Việt Nam, tâm lý nôn nóng cho tăng trưởng, giải quyết việc làm, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều dễ hiểu

và không có gì sai Nhưng tăng trưởng phải gắn liền với chất lượng Làm được bao nhiêu liệu có bù lại với cái giá phải trả do sự nôn nóng và thiếu cẩn trọng ấy? GDP tăng lên nhưng trong phần tăng đó, có bao nhiêu phần không thực, không tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế?

Việc mà người dân Ninh Hòa mong muốn và cần thiết hành động ngay lúc này là phục hồi nguyên trạng môi trường sống Tiếng nói của họ được tôn trọng, quyền lợi của họ được bảo vệ và vấn đề môi trường được gìn giữ một cách bền vững

Trang 9

HVS hãy xóa bỏ suy nghĩ "mượn địa điểm để làm ăn", thúc đẩy kinh tế địa phương mà bất chấp hệ quả môi sinh khi sử dụng công nghệ cũ thì không phải là một chiến lược khôn ngoan Nếu đưa lên bàn cân tính toán sự được mất để có cách

xử lý đúng đắn và kiên quyết hơn với những sai phạm của HVS cho sự phát triển hiện nay và lâu dài của Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung thì "cái giá phải trả là không xứng"?

Ngoài việc bồi thương vi phạm Hyundai Vinashin cần sớm giải quyết dứt điểm

tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi xỉ đồng gây ra đối với khu dân cư xung quanh Chấm dứt việc xả nước thải chưa qua xử lý ra vịnh Vân Phong

Chỉ khi làm đúng với những gì đã cam kết HVS mới không phải đối mặt với vấn

đề kiện tụng, làm gián đoạng quá trình hoạt động của nhà máy Trong điều kiện hiện nay, khi sự thành công gắn với uy tín của doanh nghiệp, với những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đó thực thi thì với cách hành xử tại Khánh Hòa, liệu bao nhiêu nơi sẽ sẵn lòng mở cửa đón Hyundai vào đầu tư?

Bước 4: Các giải pháp:

Để tham gia đàm phán, cả 2 bên đều chuẩn bị sẵn các giải pháp của mình:

Về phía HVS: Thái độ hợp tác và thừa nhận lỗi sẽ là đường dẫn cho cuộc đàm phán tiến triển theo hướng tích cực Ông Min Kyeong Seo - Giám đốc hành chính Hyundai Vinashin nói: "Là một đối tác nước ngoài làm ăn ở Việt Nam, bản thân tôi cảm thấy có lỗi và gửi lời xin lỗi về việc đã để lại một lượng nix thải lớn chưa

xử lý được" Việc chấp nhận nộp phạt, nộp phí cải tạo môi trường cùng với các cố gắng của HVS để phối hợp với các công ty sản xuất xi măng, gạch lát, xây

dựng… dùng hạt nix thải làm nguyên liệu đầu vào sẽ được người dân và chính quyền sở tại nhìn nhận như 1 dấu hiệu tích cực thực hiện các cam kết hậu vi phạm

Để tránh phải đối mặt với những kiện tụng, nộp phạt hay bồi thường thì rõ ràng HVS phải cải tiến hoặc xây dựng bổ xung hệ thống lọc nước thải với công suất lớn

để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Về phía Ninh Hòa: Những bức xúc sẽ dàn tan khi HVS: ngừng ngay việc xả nước thải chưa xử lý ra vịnh Vân Phong và vùng biển Ninh Hòa, xử lý ngay để hạn chế

Trang 10

tối đa mức độ hạt nix thải gây ô nhiễm bụi, tích cực và nhanh chóng phối hợp với các công ty sản xuất xi măng, gạch lát, xây dựng… dùng hạt nix thải làm nguyên liệu đầu vào, xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải có công nghệ tiên tiến Bên cạnh đó, HVS cần bị áp môi trường đối với mặt hàng hạt nix như các nước láng giềng trong khi thực hiện nghiêm túc việc nộp phạt và đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra

Bước 5: Các chỉ tiêu đánh giá khách quan:

Để chứng minh cho mức độ vi phạm của mình, HVS cần phải đưa ra được các tiêu chí khách quan cần thiết như: các tiêu chuẩn quốc tế và của Việt Nam về nước thải, bụi ô nhiễm, tiếng ồn; các chỉ tiêu giám định nước thải, bụi sau khi đã qua xử lý của Cơ quan giám định chuyên ngành quốc tế, đồng thời cung cấp cho

Cơ quan chính quyền sơ đồ và các giải thích kỹ thuật về hệ thống thiết bị và công nghệ xử lý nước thải của mình Tiến độ cụ thể cho việc xử lý hạt nix thải

Về phần mình, để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, và để doanh nghiệp thực sự “tâm phục, khẩu phục” mà chấp hành luật pháp, Chính quyền Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa cần căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường ( có thể kèm Luật Đầu tư nước ngoài) của Việt Nam, căn cứ vào kết quả xét nghiệm nước thải, bụi nix tại HVS và tình hình thực tế cuộc sống của người dân Ninh Hòa

Bước 6: BATNA cho mỗi bên:

Nếu tiến trình đàm phán theo các bước trên đây không có kết quả thì mỗi bên đều phải có cho mình 1 BATNA để đáp ứng mối quan tâm của mình

Đối với HVS, để tiếp tục được sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, BATNA của họ

là cải tạo môi trường đã bị ô nhiễm, nâng cấp công nghệ và xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải, hạt nix thải, cam kết không tái phạm và nộp phí môi trường BATNA của chính quyền Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa là cho phép HVS tiếp tục hoạt động, xử phạt nghiêm túc theo mức độ vi phạm mà 2 bên thống nhất, yêu cầu HVS khắc phục môi trường vùng bị ô nhiễm, yêu cầu HVS xây dựng bổ sung hệ thống thiết bị thu gom và xử lý nước thải, hạt nix thải và cải tiến công nghệ xử lý các chất này

Ngày đăng: 14/03/2019, 11:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w