Gia đình 1 vợ 1 chồng gia đình cá thể - Hình thái gia đình 1 vợ 1 chồng xuất hiện là sự đánh dấu thời đại văn minh của loài người đã xuất hiện thời kỳ trước đó được gọi là thời “mông muộ
Trang 1Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ
BÀI GIẢNG LUẬTHÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Thời lượng: 45 tiết
Ngày 23/02/2016
Giảng viên: cô
Tài liệu:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nguồn gốc gia đình và Chế độ tư hữu (Enghen 1884)
- Thông tư liên tịch 01 ngày 06/01/2016 của Tòa án NDTC và VKS NDTC
Chương 1: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và Gia đình
1 Các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử
- Thời nguyên thủy, trong các bộ lạc, đàn ông và đàn bà được tự do quan hệ tính giao, tức là mọi người đàn bàđều thuộc về mọi người đàn ông và ngược lại
- Sau đó, các hình thái gia đình sau đây đã phát triển (theo Morgan):
+ cấm quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với cháu
==> Như vậy so với bộ lạc nguyên thủy thì hình thái Gia đình huyết tộc đã tiến thêm 1 bước là xóa bỏ quan hệtính giao giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu
b Gia đình Punalua
- Là bước tiến thứ 2 của gia đình: xóa bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em với nhau Ban đầu là cấm anh chị
em cùng mẹ quan hệ tính giao với nhau, sau đó mở rộng ra cấm anh chị em cùng bà, rồi cùng cụ quan hệ tínhgiao với nhau
- Tuy nhiên, chế độ quần hôn vẫn còn (một phụ nữ có thể có nhiều chồng, và một đàn ông có thể có nhiều vợ,miễn là vợ / chồng đó không phải là anh chị em ruột và anh chị em họ) ==> chế độ mẫu quyền
Morgan gọi đó là “gia đình Punalua”, tức là “gia đình bạn thân”
- Nguyên nhân chuyển từ quần hôn sang punalua:
+ nguyên nhân xã hội: việc cấm kết hôn cùng huyết tộc đã khiến các nhóm “anh em trai” và “chị em gái”không thể lấy nhau ngày càng nhiều ==> quần hôn ngày càng không khả thi
Trang 2+ nguyên nhân chọn lọc tự nhiên (nguyên nhân sinh học): việc cấm kết hôn cùng huyết tộc làm cho bộ lạc có
sự đa dạng sinh học, tạo ra giống nòi mạnh mẽ hơn về thể chất và trí tuệ ==> ưu việt hơn các bộ lạc khác ==>lôi kéo các bộ lạc khác theo hình mẫu của mình
c Gia đình đối ngẫu(gia đình cặp đôi)
- Mầm mống của gia đình đối ngẫu xuất hiện khi người đàn ông xác định trong số những người quan hệ tínhgiao với mình có 1 người là “vợ chính”, và ngược lại người phụ nữ cũng xác định 1 người đàn ông là “chồngchính” của mình ==>xuất hiện hôn nhân theo từng cặp Tuy nhiên vẫn chưa phải là chế độ hôn nhân 1 vợ 1chồng vì bên cạnh “chồng chính” còn có nhiều “chồng phụ”, và bên cạnh “vợ chính” còn có nhiều “vợ phụ”
- Gia đình đối ngẫu vẫn tồn tại rất lỏng lẻo, vì con sinh ra chưa chắc đã là con của “chồng chính” và “vợchính”
- Gia đình đối ngẫu là bước đệm để chuyển từ chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng
- Theo Enghen thì thời gian của hình thái gia đình đối ngẫu là rất ngắn
d Gia đình 1 vợ 1 chồng (gia đình cá thể)
- Hình thái gia đình 1 vợ 1 chồng xuất hiện là sự đánh dấu thời đại văn minh của loài người đã xuất hiện (thời
kỳ trước đó được gọi là thời “mông muội” với chế độ quần hôn)
- Theo Enghen, nguyên nhân xuất hiện gia đình 1 vợ 1 chồng là nguyên nhân kinh tế:khi XH đã bắt đầu phâncông lao động ==> xuất hiện một số ngành nghề mới như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thươngnghiệp(những ngành nghề này chủ yếu do đàn ông nắm giữ) ==> của cải XH tăng lên, chi dùng không hết
==>từng gia đình đối ngẫu nắm giữ tài sản làm của riêng (tư hữu xuất hiện) ==> muốn thừa kế tài sản cho conmình ==> cần biết đâu chính xác là con mình ==>người đàn ông buộc người vợ chính phải tuyệt đối chungtình, nếu không chung tình sẽ bị trừng phạt rất nặng ==> không gọi là “chồng chính” nữa, mà là chồng duynhất ==>gia đình 1 vợ 1 chồng ==>chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ
- Quan hệ vợ chồng trong gia đình 1 vợ 1 chồng rất chặt chẽ, hai bên không thể tùy ý bỏ nhau (do tài sản là củachung 2 vợ chồng)
- Theo Enghen thì tư hữu sẽ dẫn đến mâu thuẫn, và Nhà nước ra đời để điều hòa các mâu thuẫn đó Như vậyEnghen kết luận: Tư hữu, gia đình 1 vợ 1 chồng, và nhà nước xuất hiện cùng 1 ngày
- Các biến thể của gia đình 1 vợ 1 chồng:
+ gia đình trong chế độ nô lệ: 1 người đàn ông có nhiều vợ, trong khi đó người đàn bà chỉ có thể có 1 chồng + gia đình phong kiến: điển hình là chế độ đa thê (Tài trai năm bảy vợ / Gái chính chuyên chỉ có một chồng)+ gia đình tư sản: vẫn theo chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng, tuy nhiên nạn ngoại tình và mại dâm đã làm mất ýnghĩa của gia đình 1 vợ 1 chồng
+ gia đình 1 vợ 1 chồng dưới chế độ XHCN: dựa trên tình yêu chân chính giữa nam và nữ
2 Khái niệm hôn nhân
- Khái niệm (Điều 3): Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn
Hôn nhân là quan hệ nhân thân của mỗi bên nam và nữ với tư cách là vợ chồng Hôn nhân là sự kiện pháp
lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho hai bên trong quan hệ vợ chồng
- Đặc điểm của hôn nhân:
+ là hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng là 2 người khác giới tính
Chú ý: trước ngày 13/1/1960 khi Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên có hiệu lực thì NN và XH vẫn thừanhận chế độ đa thê từ thời phong kiến
Chú ý: NN không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Điều 8), tuy nhiên không cấm họsống chung như vợ chồng, không cấm họ làm đám cưới (chỉ là không cho đăng ký kết hôn)
Luật HNGĐ 2000 quy định “Cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, còn luật HNGĐ 2014quy định “NN không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
2
Trang 3+ được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng: tự nguyện kết hôn, và được phép ly hôn nếu 2 bênthuận tình
+ việc xác lập hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của PL: lý do là để xây dựng giađình - là tế bào của XH, và quan trọng hơn là bảo vệ con cái
+ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để các bên chung sống lâu dài và xây dựng gia đình: nếukết hôn giả tạo sẽ là vi phạm PL, VD kết hôn với mục đích xuất cảnh, nhập cảnh, để hưởng chế độ ưu đãi củaNN
3 Khái niệm gia đình
- Khái niệm (Điều 3): Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thốnghoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật HNGĐ
- Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình (3 chức năng):
+ sinh đẻ: là chức năng tái sản xuất về mặt sinh học, để duy trì nòi giống Việc khuyến khích hay hạn chếchức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố từng quốc gia trong từng thời kỳ
+ giáo dục: thực hiện giáo dục với con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, thậm chí cho đến suốt đời.Giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân
+ kinh tế: mỗi gia đình phải tự đảm bảo cuộc sống cho mỗi thành viên, thỏa mãn những nhu cầu vật chất vàtinh thần của các thành viên đó, NN chỉ có thể trợ cấp khi gia đình quá khó khăn về kinh tế
4 Khái niệm luật Hôn nhân và Gia đình
- Với ý nghĩa là 1 ngành luật: gồm đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng
Môn học này sẽ nghiên cứu Luật HNGĐ theo ý nghĩa thứ 3
b Đối tượng điều chỉnh
- là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, người thân thíchkhác (VD ông bà và cháu chắt, anh chị em với nhau, )
- Đặc điểm:
+ quan hệ nhân thân là nội dung điều chỉnh chủ yếu Quan hệ nhân thân quyết định phát sinh, thay đổi vàchấm dứt quan hệ tài sản VD khi 2 người kết hôn, quan hệ nhân thân xác lập, thì tài sản của mỗi bên làm ratrong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, và khi họ ly hôn thì quan hệ nhân thân chấm dứt, và quan hệ tài sảncuang chấm dứt theo
+ quyền và nghĩa vụ quan hệ hôn nhân gia đình gắn với mỗi chủ thể và không thể chuyển giao cho ngườikhác (thực tế có thể chuyển giao nhưng không được PL công nhận)
+ quan hệ tài sản không mang tính đề bù giang giá: VD cha mẹ nuôi dạy con cái thì không thể đòi hỏi con cáiphải chăm sóc cha mẹ tương ứng
+ quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài và bền vững
c Phương pháp điều chỉnh
Trang 4- Phương pháp điều chỉnh luật HNGĐ mang tính chất linh hoạt và mềm dẻo,chủ yếu mang tính chất giáo dục
và thuyết phục, hầu hết không có chế tài (trong Luật HNGĐ chỉ có 2 quy định có tính chất chế tài: Hủy việckết hôn trái PL, hạn chế 1 số quyền của cha mẹ khi con chưa thành niên)
Nguyên nhân: vì đặc điểm của các quan hệ HN GĐ là các chủ thể gắn bó với nhau bằng tình cảm, huyếtthống hoặc nuôi dưỡng
- Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh:
+ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng với nhau
+ các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình
+ các chủ thể không thể tự thỏa thuận để thay đổi các quyền và nghĩa vụ mà luật quy định cho họ (nếu cóthỏa thuận bằng văn bản cũng không được PL công nhận),
VD cha và con cùng thỏa thuận lập văn bản rằng từ nay cha không phải nuôi dưỡng con đến 18 tuổi nữa vàngược lại con cũng không phải chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già, thì thỏa thuận này dù có được lập thành vănbản cũng không được PL thừa nhận và các bên vẫn có nghĩa vụ với nhau như PL quy định
VD vợ chồng cùng thỏa thuận lập văn bản cung cho phép vợ và chồng được phép sống chung với bồ, thỏathuận này sẽ không được PL thừa nhận
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người khôngtheo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với ngườinước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chămsóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiệncác quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thựchiện kế hoạch hóa gia đình
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình
-Ngày 25/02/2016
Giảng viên: thầy Nguyễn Văn Cừ
Chương 2: Quan hệ pháp luật Hôn nhân và Gia đình
1 Khái niệm và các đặc điểm
- Khái niệm: Quan hệ PL hôn nhân và gia đình là những quan hệ XH được luật HN GĐ điều chỉnh
- Đặc điểm:
+ quan hệ PL HNGĐ thường chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình với nhau
+ quan hệ PL HNGĐ mang tính tồn tại lâu dài và bền vững, thậm chí còn tồn tại ngay cả khi hôn nhân chấmdứt và gia đình không còn tồn tại
4
Trang 5+ luôn có yếu tố tình cảm và huyết thống trong mọi quan hệ PL hôn nhân và gia đình: các chủ thể trong
quan hệ PL HNGĐ gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống, trong phần lớn các trường hợp, yếu
tố tình cảm hoặc huyết thống quyết định việc phát sinh, thay đổi, và chấm dứt quan hệ PL HNGĐ
+ nội dung chính của quan hệ PL HNGĐ là các quyền và nghĩa vụ nhân thân: các quyền và nghĩa vụ tài
sản luôn gắn liền với quyền và nghĩa vụ nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác Các quyền và nghĩa
vụ tài sản phát sinh, thay đổi, chấm dứt phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của nhân thân
+ quan hệ tài sản trong quan hệ PL HNGĐ không mang tính đền bù tương đương: khi 1 chủ thể thực hiện
nghĩa vụ tài sản thì không phụ thuộc vào việc trước đây họ có được hưởng quyền hay không hoặc được hưởngquyền như thế nào VD con cái không thể viện dẫn hồi nhỏ mình không được bố mẹ chăm sóc để trốn tránhnghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi về già
+ các chủ thể của quan hệ PL HNGĐ thường tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Do đóthông thường các quy phạm PL HNGĐ không quy định chế tài
+ thời hiệu khởi kiện không áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình: quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ HNGĐ có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào, VD luật không quy định “kể từ thời điểm xảy ra mâuthuẫn giữa vợ chồng, trong thời hạn 1 năm phải ra tòa xin ly hôn”
Chú ý: các trường hợp được PL công nhận là vợ chồng:
+ nam nữ kết hôn và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cơ quan NN có thẩm quyền
+ nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3-1-1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm
1986 có hiệu lực) nhưng không đăng ký kết hôn thì vẫn được NN coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế), tức làvẫn giải quyết việc ly hôn, phân chia tài sản, thừa kế như vợ chồng đã đăng ký kết hôn (theo Điều 3 Nghịquyết 35 năm 2000 của Quốc hội, và Thông tư liên tịch 01 năm 2016 vẫn công nhận điều này)
Chung sống như vợ chồng ở đây được hiểu lả: hai bên thực sự coi nhau là vợ chồng, chung sống một cáchcông khai, cùng gánh vác công việc gia đình, về mặt khách quan được gia đình và xã hội thừa nhận là vợchồng
+ trường hợp cán bộ cách mạng miền Nam, đã có vợ có chồng tại miền Nam, năm 1954 tập kết ra miền Bắc,lại lấy vợ lấy chồng khác (theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướngdẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”)
Một số tình huống đặc biệt:
Nếu người chồng xin ly hôn với bất kỳ bà vợ nào, với bất kỳ lý do gì, thì tòa án xử kiên quyết bác đơn
ly hôn đến cùng (dù có xin ly hôn bao nhiêu lần, nhằm đảm bảo lợi ích cho bà vợ và những đứa con)
Nếu người vợ lấy trước ở miền Nam biết chồng mình nặng tình nghĩa với người vợ lấy sau ở miền Bắckhông muốn về, muốn tự nguyện xin ly hôn thì tòa xử chấp nhận cho ly hôn
Nếu người vợ lấy sau ở miền Bắc thấy chồng mình vẫn nặng tình nghĩa với bà vợ lấy trước ở miềnNam và muốn về miền Nam, muốn tự nguyện xin ly hôn thì tòa xử chấp nhận cho ly hôn
Nếu cả 2 bà vợ đều cùng muốn sum họp gia đình thì tòa sẽ sắp xếp sao cho ổn thỏa, tức là cho “chungsống tay ba”, 1 chồng 2 vợ vẫn không phạm luật
Chú ý:
+ Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điềukiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, tức là đến ngày 01/01/2003
Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì PL không công nhận họ là vợ chồng
+ Về việc xác định cha cho con:
Trước luật HNGĐ 1986, quy định: Trong thời kỳ người mẹ có khả năng thụ thai đứa con của mình, mà
ăn nằm với nhiều người đàn ông khác nhau, sau này xin truy nhận cha cho con, thì tòa không giảiquyết
Kể từ luật HNGĐ 1986, quy định: Một người có quyền yêu cầu xác minh 1 người khác là cha, mẹ, concủa mình, kể cả khi người được yêu cầu đã chết
Trang 62 Các yếu tố của quan hệ PL HNGĐ
- Chủ thể: là cá nhân tham gia vào quan hệ PL HNGĐ, có năng lực PL và năng lực hành vi HNGĐ:
+ năng lực PL HNGĐ: là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ HNGĐ, được NN công nhận, VD quyềnđược nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quyền được xác định cha, mẹ, con, quyền được kết hôn, ly hôn, nghĩa
vụ chăm sóc con cái, cha mẹ già
+ năng lực hành vi HNGĐ: là khả năng bằng các hành vi của mình, chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụHNGĐ đã được PL quy định Năng lực hành vi phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể
- Khách thể: là những lợi ích mà các chủ thể của quan hệ PL HNGĐ hướng đến, gồm:
+ lợi ích nhân thân: là lợi ích về tinh thần và yếu tố tình cảm, đây là lợi ích căn bản nhất của quan hệ PLHNGĐ, VD họ tên, dân tộc, quốc tịch, quyền làm cha mẹ, tình thương yêu, sự quan tâm, chăm sóc, tình cảmthủy chung vợ chồng, tình gắn bó anh em
+ lợi ích về hành vi: là các hành vi do 1 bên chủ thể thực hiện và bên kia hưởng quyền, có thể được thựchiện:
bằng hành động: hành vi thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc giữa cha mẹ và con, vợ vàchồng,
bằng không hành động: cha mẹ không được hành hạ, ngược đãi con cái, con cái không được bất hiếuvới cha mẹ, ông bà,
+ lợi ích về tài sản: là tài sản chung của vợ chồng, tiền cấp dưỡng giữa cha mẹ và con,
Câu hỏi: Một cặp vợ chồng hiếm muộn, mong muốn có con, vậy con có phải là khách thể ?
Trả lời: Sai, con cái luôn luôn là chủ chủ thể
- Nội dung: quyền và nghĩa vụ của HNGĐ, gồm:
+ quyền và nghĩa vụ về nhân thân: là yếu tố tinh thần, phát sinh giữa các chủ thể VD con cái có quyền đượccha mẹ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, ngược lại cha mẹ có quyền yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc concái, Quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ PL HNGĐ theo bản chất pháp lý là tương đối, vì chỉ cóthể định tính, không thể định lượng (chẳng hạn không thể nêu rõ thế nào là yêu thương chăm sóc)
+ quyền và nghĩa vụ về tài sản: lợi ích vật chất phát sinh giữa các chủ thể VD quyền sở hữu tài sản chungcủa vợ chồng, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng của cha mẹ và con cái, Quyền và nghĩa vụ vềtài sản trong quan hệ PL HNGĐ theo bản chất pháp lý vừa là tương đối, vừa là tuyệt đối (chẳng hạn cha mẹphải đảm bảo cuộc sống vật chất cho con cái là tương đối, tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nếu không cóthỏa thuận thì sẽ chia đôi cho vợ và chồng là tuyệt đối)
3 Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL HNGĐ
- Là các sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ PL HNGĐ có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt VD kếthôn, ly hôn, sinh con, chết,
- Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý:
+ sự biến pháp lý: là những sự kiện có tính chất tự nhiên, xảy ra không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của conngười, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ HNGĐ VD vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứtquan hệ hôn nhân, cha mẹ chết sẽ làm chấm dứt quan hệ nuôi dưỡng với con cái
+ hành vi pháp lý: là sự kiện nảy sinh do ý chí của con người, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền vànghĩa vụ HNGĐ Hành vi pháp lý có thể là hành động hoặc không hành động VD kết hôn,
- Sự kiện pháp lý để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL HNGĐ thì phải được cơ quan NN có thẩmquyền công nhận VD sinh con phải có đăng ký khai sinh, chết phải có giấy chứng tử,
- Nhóm căn cứ làm phục hồi quan hệ PL HNGĐ: không làm phát sinh quan hệ PL mới mà chỉ làm phục hồiquan hệ PL đã bị chấm dứt trước đó VD ly hôn, rồi sau đó tái hôn; cho con đẻ làm con nuôi gia đình khác, sau
đó nhận lại
6
Trang 7Chương 3: Sự phát triển của luật Hôn nhân và Gia đình
Kể từ khi thành lập nước VN đến nay, đã có 4 luật HNGĐ được ban hành:
- Luật HNGĐ 1959 (hiệu lực từ ngày 13/01/1960)
- Luật HNGĐ 1986 (hiệu lực từ ngày 03/01/1987)
- Luật HNGĐ 2000 (hiệu lực từ ngày 01/01/2001)
- Luật HNGĐ 2014 (hiệu lực từ ngày 01/01/2015)
-Ngày 27/02/2016
Giảng viên: thầyNguyễn Văn Cừ
Về quan hệ Hôn nhân và Gia đình, bộ luật Hồng Đức (thế kỷ 15, thời Lê) đã có nhiều quy định đáng chú ý:
(1) đa ngôn: nói nhiều, lắm lời
(2)vô tử: không sinh được con
(3) ghen tuông: xã hội phong kiến cho phép người đàn ông được lấy nhiều vợ, nhưng người phụ nữ chỉ đượcphép lấy 1 chồng
(4)trộm cắp: người vợ có tính xấu, lấy trộm đồ hàng xóm ==> làm gia đình chồng bị nhơ nhuốc, xấu hổ vớihàng xóm
(5)bất kính đối với cha mẹ chồng
(6) gian dâm với người khác: ngoại tình (lăng loàn)
(7) người vợ bị mắc 1 bệnh hiểm nghèo không thể chữa khỏi (như bệnh tâm thần, )
Nếu người vợ phạm vào “thất xuất” mà người chồng không bỏ vợ thì sẽ bị phạt vạ 80 trượng
- Tuy nhiên, bộ luật Hồng Đức có nhiều quy định bảo vệ người phụ nữ:
+ nếu người vợ phạm vào “thất xuất” trừ tội ngoại tình, nhưng lại đang ở trong “tam bất khứ” (ba trườnghợp) thì sẽ không chịu bị chồng bỏ, tam bất khứ là:
đã để tang nhà chồng 3 năm: vợ đã để tang cha mẹ chồng 3 năm
khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có: nhờ có người vợ góp công mà người chồng từ nghèo khó thànhgiàu có
khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về: gia đình người vợ không còn ai đểngười vợ trở về
+ người vợ cũng có quyền bỏ chồng khi:
người chồng bỏ lửng vợ con từ 5 tháng trở lên
người chồng đánh chửi cha mẹ vợ
Chương 4: Kết hôn
1 Khái niệm
Trang 8- Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng và tuân theo các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn Đám cưới là nghi lễ nhằm mục đích thông báo sự kiện 2 bên nam nữ trở thành vợ chồng của nhau.
- Dưới góc độ pháp lý, kết hôn được hiểu là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng, phải thỏa mãn 2yếu tố:
+ phải thể hiện được ý chí của cả nam và nữ mong muốn được kết hôn với nhau
+ phải được NN thừa nhận
- Nhà nước quản lý việc kết hôn thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn
- Quyền kết hôn là quyền nhân thân, không thể chuyển giao
2 Điều kiện kết hôn
Các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8:
- Nữ từ đủ 18, nam từ đủ 20, không quy định tuổi tối đa
- Phải có sự tự nguyện của cả 2 bên, không bên nào được ép buộc hay lừa dối bên nào, không ai được cưỡng éphay cản trở
+ tự nguyện kết hôn được thể hiện bằng dấu hiệu khách quan: hai bên nam, nữ phải đồng thời có mặt tại cơquan NN có thẩm quyền để đăng ký kết hôn (không thể ủy quyền cho người khác)
+ cưỡng ép kết hôn: là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác
để buộc người khác kết hôn trái ý muốn của họ, VD cha mẹ cưỡng ép con phải kết hôn với người mà conkhông mong muốn
+ cản trở kết hôn: là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác
để ngăn cản việc kết hôn, VD cha mẹ không muốn cho con gái lấy chồng nhà nghèo nên cố tình thách cưới thậtcao
+ lừa dối kết hôn: là 1 trong 2 bên nói sai sự thật về người đó làm cho người kia lầm tưởng mà kết hôn, VDnói dối chưa có vợ / chồng để kết hôn; hoặc nói dối về tình trạng sức khỏe như bị nhiễm HIV nhưng nói dối làkhông mắc
Chú ý: nếu lừa dối về điều kiện kinh tế, bằng cấp, địa vị xã hội thì không bị coi là vi phạm điều kiện kết hôn tự
- Hai người phải khác giới tính (Điều 8, khoản 2)
NN không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng không cấm họ sống chung
- Việc kết hôn không vi phạm điều cấm (khoản 2 Điều 5)
+ kết hôn giả tạo: là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốctịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mụcđích xây dựng gia đình
+ cấm người đang có vợ / chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
+ cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi 3 đời
+ cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, chachồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
- Việc kết hôn phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Điều 9)
Chú ý: với trường hợp kết hôn với người nước ngoài, có thể xảy ra tình huống vênh nhau về luật, VD ở VN
quy định nam phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn, trong khi nước khác quy định đủ 18 tuổi ==> các nước phải
ký kết với nhau hiệp định tương trợ pháp lý để thỏa thuận với nhau ==> và khi đó việc kết hôn sẽ tuân theocác quy tắc trong hiệp định của 2 bên
8
Trang 9- Với trường hợp đã ly hôn, muốn quay trở lại với nhau thì phải đăng ký kết hôn, và PL chỉ coi là vợ chồng từngày có đăng ký kết hôn lại
- Với người theo đạo, hoặc theo quy định của dân tộc thiểu số, mà có nghi thức kết hôn theo quy định riêng(VD được ghi vào sổ hôn nhân của nhà thờ Thiên chúa) thì nghi thức kết hôn đó không có giá trị trước PL, cácbên chỉ được PL coi là vợ chồng khi đăng ký kết hôn tại cơ quan NN có thẩm quyền
- Điều kiện về hình thức : việc kết hôn phải được cơ quan có thẩm quyền NN cấp Giấy chứng nhận đăng ký kếthôn
3 Kết hôn trái PL và hủy việc kết hôn trái PL
a Khái niệm kết hôn trái PL (khoản 6 điều 3)
- Là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan NN có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạmđiều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật HNGĐ
- Chú ý: cần phân biệt “kết hôn trái PL” với “chung sống với người khác như vợ chồng trái PL”
+ kết hôn trái PL: đã đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn
+ chung sống với người khác như vợ chồng trái PL: người đã có vợ / chồng lại chung sống với người khácnhư vợ / chồng
- Về hành vi “chung sống với người khác như vợ chồng”, có 3 trường hợp:
+ chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, được công nhận là vợ chồng
+ chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, bị coi là trái PL và bị xử lý
+ chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, không bị coi là trái PL và không bị xử lý
b Hủy việc kết hôn trái PL
- là việc Tòa án tuyên bố hủy bỏ việc kết hôn do vi phạm các điều kiện kết hôn (giấy Chứng nhận đăng ký kếthôn bị hủy)
- là biện pháp xử lý có ý nghĩa như chế tài của luật HNGĐ áp dụng đối với trường hợp kết hôn trái PL, NNkhông thừa nhận có quan hệ vợ chồng trong kết hôn trái PL, buộc 2 bên phải chấm dứt hành vi chung sống như
vợ chồng trái PL đó
- Căn cứ để hủy việc kết hôn trái PL:
+ do tảo hôn: một trong 2 bên chưa đủ tuổi theo quy định
+ kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối
+ kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự
+ kết hôn giữa những người cùng giới tính
+ kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời
+ cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi, giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ mẹ, kế với con riêng của chồng
c Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái PL (Điều 10)
- Người bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn: tức là nạn nhân của việc kết hôn trái PL
- Vợ / chồng của người đang có vợ / chồng mà kết hôn với người khác
- Cha mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo PL khác của người kết hôn trái PL
- Cơ quan quản lý NN về gia đình
- Cơ quan quản lý NN về trẻ em
- Hội liên hiệp phụ nữ VN (từ cấp huyện trở lên)
- Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi phát hiện việc kết hôn trái PL thì có quyền kiến nghị với người, tổ chức nêutrên để đề nghị họ viết đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái PL
d Xử lý trường hợp kết hôn trái PL(Điều 11)
Trang 10- Đường lối xử lý trường hợp kết hôn trái PL là rất thận trọng, nhằm đảm bảo quyền lợi của những người kếthôn và gia đình
- Trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy kết hôn trái PL mà cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn (VD đã đủ tuổikết hôn, đã ly hôn vợ trước để kết hôn với vợ sau), khi đó nếu hai bên đều yêu cầu công nhận hôn nhân thì Tòa
án công nhận quan hệ hôn nhân, và quan hệ hôn nhân được xác lập (lại) từ thời điểm 2 bên đủ điều kiện kếthôn
- Tòa án sẽ tuyên hủy đăng ký kết hôn trong 2 trường hợp sau:
+ trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy kết hôn trái PL mà một bên hoặc cả hai bên vẫn vi phạm điều kiệnkết hôn
+ trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy kết hôn trái PL mà cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn, nhưng một bên
hoặc cả 2 bên đều không yêu cầu tòa án công nhận hôn nhân
e Hậu quả pháp lý của hủy kết hôn trái PL (Điều 12)
- Về quan hệ nhân thân: NN không thừa nhận hai người kết hôn trái PL là vợ chồng, kể từ ngày quyết định củaTòa án về việc hủy kết hôn trái PL có hiệu lực thì hai bên phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng
- Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai bên kết hôn trái PL: được giải quyết như trường hợp nam
nữ sống chung với nhau như vợ chồng (tức là giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy địnhtrong Bộ luật dân sự và các quy định PL có liên quan)
- Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con: quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con không phụ thuộc vào tính hợppháp của quan hệ hôn nhân, do đó khi hủy kết hôn trái PL thì các vấn đề liên quan đến con chung sẽ được giảiquyết như khi vợ chồng ly hôn (như quy định trong Điều 81, 82, 83, 84)
f Xử lý việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền (Điều 13)
- Là việc đăng ký kết hôn không được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, VD UBNDphường cấp đăng ký kết hôn cho A và B nhưng cả A và B đều không cư trú tại phường đó; hoặc UBNDphường cấp đăng ký kết hôn cho A với người nước ngoài N, trong khi thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn có yếu
tố nước ngoài phải do UBND cấp huyện thực hiện
-Xử lý: khi có yêu cầu, cơ quan NN có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của
PL về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan NN có thẩm quyền Trongtrường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước
g Xử lý trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 14)
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì:
+ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng
+ quyền và nghĩa vụ với con vẫn giữ nguyên như trường hợp cha mẹ có kết hôn
+ quyền và nghĩa vụ với tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên sẽ được giải quyết theo thỏa thuận, nếukhông thỏa thuận thì theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định PL khác liên quan
Chú ý: nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày 01/01/2015 (trướcngày luật HNGĐ 2014 có hiệu lực) thì áp dụng luật HNGĐ 2000 và các văn bản hướng dẫn để giải quyết
h Xử lý theo Bộ luật Hình sự
- Trong một số trường hợp phạm phải điều cấm, hoặc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng có các hành
vi cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể gồm: + Điều 146 Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
+ Điều 147 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
+ Điều 148 Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn
+ Điều 149 Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật
+ Điều 150 Tội loạn luân
10
Trang 11- Người bị truy cứu về các tội này (trừ Tội loạn luân) khi đã bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật (đốivới Tội đăng ký kết hôn tráu PL do công chức thực hiện) về hành vi đó mà còn vi phạm.
Mức phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù đến 5 năm (tội loạn luân)
-Ngày 01/03/2016
Giảng viên: cô
Chương 5: Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
I Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng
==> khi điều chỉnh phải kết hợp giữa quy định của PL với đạo đức XH
2 Các quyền và nghĩa vụ thể hiện tình cảm vợ chồng
- Về tình nghĩa vợ chồng (Điều 19):
+ vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau
+ vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình
+ vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầucủa nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chínhđáng khác
Việc sống chung với nhau là nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ nêu trên
- Về quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng:
+ vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 17)
+ vợ chồng có thể tự do lựa chọn chỗ ở theo nhu cầu và sở thích, không bị ràng buộc bởi phong tục, tậpquán, địa giới hành chính (Điều 20)
+ vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Điều 21)
+ vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ vănhóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 23)
+ vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22)
3 Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
- Điều kiện: quan hệ vợ chồng phải được NN công nhận, tức là phải được đăng ký kết hôn tại cơ quan NN cóthẩm quyền
- Vợ chồng có thể đại diện cho nhau theo PL hoặc theo ủy quyền:
a Đại diện theo PL
Quan hệ đại diện theo PL giữa vợ và chồng phát sinh khi:
- Khi vợ / chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ (tức người đạidiện), người đại diện có quyền và nghĩa vụ:
+ xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện
+ quản lý tài sản của người được giám hộ
Trang 12+ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
Chú ý: với trường hợp vợ / chồng đại diện cho chồng / vợ bị mất năng lực hành vi mà có yêu cầu ly hôn thì
Tòa án sẽ chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn
- Khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự mà người kia được Tòa án chỉ định làmngười đại diện theo PL Trường hợp này phạm vi đại diện sẽ do Tòa án quyết định
- Khi vợ, chồng kinh doanh chung hoặc có văn bản thỏa thuận đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người trựctiếp tham gia vào tham gia vào quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của vợ / chồng trong quan hệkinh doanh đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc PL có quy định khác
- Trong trường hợp cấp thiết để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình, mà 1 bên vợ chồng đi vắng, thì ngườicòn lại có quyền đại diện để vay / mượn tài sản của người khác mà không cần có sự đồng ý của người kia VD: người chồng đi công tác nước ngoài, ở nhà đứa con bị ốm nặng, người vợ không có tiền nên vay tiền đểchữa bệnh cho con, khi đó nghĩa vụ trả nợ sẽ là nghĩa vụ chung của cả vợ và chồng
- Khi tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (với đất đai) chỉghi tên 1 người thì việc giao dịch tài sản đó do người đứng tên thực hiện
b Đại diện theo ủy quyền
- Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo PL quy định phải có sựđồng ý của cả 2 vợ chồng, VD giao dịch về quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả 2 vợ chồng
- Hình thức: bằng văn bản, có chữ ký 2 bên, nêu rõ phạm vi ủy quyền
Chú ý: trong cả 2 trường hợp ủy quyền đương nhiên (ủy quyền theo PL) và đại diện theo ủy quyền, nếu người
được ủy quyền thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền thì phần vượt quá phạm vi ủy quyền đó sẽ bị Tòa ántuyên vô hiệu
-Ngày 03/03/2016
Giảng viên: cô Nguyễn Phương Lan
Chương 5: Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng (tiếp)
II Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản
- Chế độ tài sản của vợ chồng là những quy định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng,quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và việc phân chia tài sản
- Luật HNGĐ 2014 là đạo luật đầu tiên của VN quy định vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sảntheo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận
1 Chế độ tài sản theo luật định
a Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
- Căn cứ để xác định:
+ thời kỳ hôn nhân: từ khi đăng ký kết hôn đến khi chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn hoặc vợ / chồng chết Vềnguyên tắc tài sản có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng, tài sản có trong thời kỳ hôn nhân có thể là tàichung hoặc tài sản riêng
+ nguồn gốc tài sản: VD tài sản được tặng cho chung hay tặng cho riêng, thừa kế chung hay thừa kế riêng ==> luật HNGĐ 2014 quy định vợ chồng có:
Tài sản chung hợp nhất (Điều 33)
Tài sản riêng của vợ / chồng (Điều 43)
- Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33)
+ là tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (chỉ cần 1 bên, hoặc cả 2 bên)
Chú ý: với quyền sở hữu trí tuệ thì luật quy định là tài sản riêng dù phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, nhưnghoa lợi hay lợi tức từ quyền sở hữu trí tuệ lại là tài sản chung VD họa sỹ sáng tác bức tranh thì bức tranh đó là
12
Trang 13tài sản riêng của ông họa sỹ, nếu bán bức tranh đó hoặc thu được tiền từ triển lãm bức tranh đó thì tiền thuđược lại là tài sản chung.
+ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
+ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng nhưng thu được trong thời kỳ hôn nhân VD nhà là tài sản riêng,nhưng tiền cho thuê nhà lại là tài sản chung;tiền tiết kiệm là tài sản riêng, nhưng lãi tiết kiệm là tài sản chung;gia súc đẻ con thì gia súc mới sinh ra đó là tài sản chung
+ thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân: gồm
các khoản tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số
tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật bị chôn dấu, chìm đắm
gia súc, gia cầm bị thất lạc,
Nếu là thu nhập bất hợp pháp như tiền tham nhũng (nhận hối lộ), do buôn bán ma túy, tiền cờ bạc, tiền domại dâm, thì sẽ bị tịch thu vào ngân sách NN (phải chứng minh được là tài sản bất hợp pháp mới được tịchthu, nếu không sẽ buộc phải coi là tài sản hợp pháp)
+ tài sản vợ chồng được tặng cho chung
Câu hỏi: Vợ chồng tặng cho nhau thì là tài sản chung hay riêng ?
Trả lời: Chưa có văn bản quy định, sẽ xem xét từng tình huống
+ tài sản vợ chồngđược thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân:
nếu là thừa kế theo luật (không có di chúc hợp pháp) từ bố mẹ thì tài sản thừa kế luôn là tài sản riêng,
vì con dâu hay con rể không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào
thừa kế chung phải là thừa kế theo di chúc, trong đó di chúc ghi rõ để lại (một phần) tài sản cho cả 2
vợ chồng VD di chúc ghi “Tôi để lại toàn bộ tài sản cho vợ chồng người con trai cả” ==> tài sản thừa
kế chung; nếu ghi “Tôi để lại toàn bộ tài sản cho vợ chồng người con trai cả, trong đó con dâu cả đượchưởng 10%” thì 90% tài sản sẽ là tài sản riêng của chồng, 10% tài sản là tài sản riêng của vợ
+ tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
Chú ý: trong trường hợp không có căn cứ xác định tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của
1 bên thì tài sản đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng
Với tài sản chung là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì trong Giấy chứng nhậnquyền sử dụng (đất), quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuậnkhác Tuy nhiên hiện tại chỉ bất động sản mới đăng ký tên cả 2 vợ chồng, còn các tài sản phải đăng ký khácnhư ô tô, xe máy, tàu thủy, máy bay, vẫn có thể chỉ đăng ký quyền sở hữu tên 1 người
- Tài sản riêng của vợ chồng, gồm:
+ tài sản có trước khi kết hôn
+ tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân
+ tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38, 39, 40)
+ tài sản phụcvụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng (kể cả khi được mua bằng tài sản chung): là đồ dùng tưtrang cá nhân, tuy nhiên thực tế việc xác định loại tài sản này rất khó
+ tài sản được hình thành từ tài sản riêng: VD bán nhà là tài sản riêng lấy tiền, khoản tiền đó là tài sản riêng + hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng được chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 40)
Chú ý: Nếu nói “Về nguyên tắc, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của 1 bên vợ chồng nhưng thu được
trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung” ==> Đúng
Nếu nói “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của 1 bên vợ chồng nhưng thu được trong thời kỳhôn nhân là tài sản chung” ==> Sai, vì có trường hợp đặc biệt sẽ là tài sản riêng, được quy định trong điều 40 + tài sản khác mà theo quy định của PL thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, gồm:
Quyền sở hữu trí tuệ
Trang 14 Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan NN
có thẩm quyền
Các khoản trợ cấp, ưu đãi người có công
Quyền tài sản gắn với quyền nhân thân
b Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung(Điều 35, 36, 37)
- Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, phát triển khối tài sản chung và bình đẳng trong việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận
- Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp: + Bất động sản: luật đã có quy định chặt chẽ
+ Động sản mà theo quy định của PL phải đăng ký quyền sở hữu: luật không quy định chặt
+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình: vấn đề xác định thế nào là nguồn tạo ra thunhập chủ yếu cho gia đình
- Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này cóquyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó, tức là không cần phải ủy quyền Thỏa thuậnnày phải lập thành văn bản
- Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại màtheo quy định của PL vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm
+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ranguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồithường
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan
c Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng (Điều 44, 45)
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sảnriêng vào tài sản chung
- Trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khácquản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó
- Trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của giađình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ
- Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
+ Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn
+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinhtrong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng
+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình
+ Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm PL của vợ, chồng
-Ngày 05/03/2016
14
Trang 15Giảng viên: cô
(tiếp bài trước)
2 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận(Điều 47, 48, 49, 50)
- Việc chỉ quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định bó hẹp quyền tự do lựa chọn của vợ chồng, cũng
là hạn chế quyền tự do của công dân Đến khi luật HNGĐ 2014 ra đời, có hiệu lực từ 01/01/2015, NN VN đãcông nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, phù hợp với thông lệ quốc tế
- Điều kiện để vợ chồng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận (Điều 47):
+ Thời điểm lập thỏa thuận: phải trước khi đăng ký kết hôn
+ Hình thức thỏa thuận: bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực
==> Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn Cơ quan chứngnhận đăng ký kết hôn sẽ đính kèm văn bản thỏa thuận chế độ tài sản này vào sổ đăng ký kết hôn (sổ hộ tịch)
- Nội dung của văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 48):
+ Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng
+ Quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sản chung, tài sản riêng, với việc thực hiện các nghĩa vụ với tàisản đó và giao dịch có liên quan, với tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình
+ Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản (khi ly hôn) Chú ý: khôngđược thỏa thuận chế độ tài sản khi 1 bên chết, vì sẽ áp dụng pháp luật về thừa kế
+ Nội dung khác có liên quan
- Sau 1 thời gian thực hiện, vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản.Hình thức sửa đổi, bổ sung phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực
Vợ chồng hoàn toàn có thể từ bỏ chế độ tài sản theo thỏa thuận để chuyển sang chế độ tài sản theo luật định
- Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trườnghợp sau (Điều 50):
+ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác cóliên quan
+ Vi phạm một trong các quy định về nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản tại các điều 29, 30, 31 và 32 củaLuật này
+ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợiích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình
Khi thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợchồng theo luật định được áp dụng
Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị
vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định được áp dụng
Chương 6: Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
1 Căn cứ phát sinh quan hệ PL giữa cha mẹ và con
Căn cứ làm phát sinh quan hệ PL giữa cha mẹ và con là 2 trường hợp:
+ sinh con
+ nhận con nuôi
1.1 Sự kiện sinh đẻ
a Trường hợp sinh con trong thời kỳ hôn nhân
- Khi người phụ nữ sinh con sẽ làm phát sinh quan hệ PL giữa người phụ nữ với đứa trẻ là quan hệ mẹ - con,đồng thời cũng làm phát sinh quan hệ PL giữa 1 người đản ông với đứa trẻ, đó là quan hệ cha - con