1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng luật hôn nhân và gia đình - ĐH Kinh tế quốc dân

98 2,1K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 821,5 KB

Nội dung

Cần chú ý đối với từng trường hợp cụ thể như sau: 1 Người đang có vợ hoặc có chồng là: - Người đó kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân vàgia đình nhưng chư

Trang 1

BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(2 tín chỉ-Dùng cho lớp chuyên ngành luật Tháng 1-2011)

TS Nguyễn Hợp Toàn TRƯỞNG KHOA LUẬT ĐH KTQD

email: toannh.neu@gmail.com

BÀI MỞ ĐẦU

A MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN

B TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU

1 Bộ luật dân sự 2005

2 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

4 Luật Nuôi con nuôi 2010

5 Các đạo luật, pháp lệnh có liên quan:

- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004

- Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 và Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 2-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bạo lựcgia đình

4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ4 CP ngày 224 94 2009quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

- Luật Cư trú 2006 và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25-6-2007 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú; Nghị định số 56/2010/NĐ-CPngày 24-5-2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP

- Luật Bình đẳng giới 2006 và Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4-6-2008 quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới

- Luật Người cao tuổi 2009

- Pháp lệnh Dân số 9-1-2003 và Pháp lệnh 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân sốnăm 2003; Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8-3-2010 quy định chi tiết thi hành Pháplệnh 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số

6 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9-6-2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia

đình

7 Thông tư liên tịch số 01/2001/TT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 hướng

dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10

Trang 2

8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm2000

9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

10 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết về

đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật hôn nhân và giađình năm 2000 và Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày10-12-2001 hướng dẫn thi hành một

số điều của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP

11 Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng

Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số

12 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 về Quy chế khu vực biên giới đất liền

nước CH XHCN Việt Nam

13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006 bổ sung, sửa đổi một sốđiều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP

14 Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 về việc hướng dẫn thi hành một số

điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP

15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý

hộ tịch

16 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hôn nhân và gia đình

17 Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 4-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010

18 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15-11-2006 quy định chi tiết các quy định của Bộ

luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

19 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5-8-2008 về xác định lại giới tính

20 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong

việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình

21 Sách: F.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” NXB

Sự Thật Hà Nội 1961

22 Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Trường Đại học Luật, Nhà xuất bản

Công an nhân dân, Hà Nội 2009

Trang 3

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONGLỊCH SỬ

1 Các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử

2 Quá trình phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam

3 Nguồn pháp luật hôn nhân và gia đình

II NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1 Những khái niệm cơ bản

2 Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010

3 Nhiệm vụ và nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình

4 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Chương 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN

I ĐIỀU KIỆN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

1 Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn

2 Đăng ký kết hôn

II KẾT HÔN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

1 Kết hôn trong trường hợp Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một bên đã chết

2 Kết hôn của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa

3 Quan hệ vợ chồng vi phạm việc đăng ký kết hôn

III HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1 Khái niệm và căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật

2 Người có quyền yêu cầu

3 Thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật

4 Hậu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật

4 Con nuôi (cha, mẹ nuôi)

III QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Trang 4

1 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

2 Nghĩa vụ và quyền của con

IV QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA ÔNG BÀ VÀ CHÁU, GIỮA ANH CHỊ EM VÀGIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

1 Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

2 Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em và giữa các thành viên cùng sống chung trong gia đình

Chương 4 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CẤP DƯỠNG VÀ GIÁM HỘ TRONG GIA ĐÌNH

I CHẾ ĐỘ CẤP DƯỠNG

1 Khái niệm và mục đích cấp dưỡng

2 Nghĩa vụ cấp dưỡng và các quan hệ cấp dưỡng

3 Thoả thuận về việc cấp dưỡng

4 Mức cấp dưỡng và cấp dưỡng bổ sung

5 Thực hiện cấp dưỡng

6 Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

II CHẾ ĐỘ GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

1 Chế độ giám hộ theo Bộ luật dân sự

2 Những quy định riêng về giám hộ trong gia đình

Chương 5 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HÔN NHÂN

I LY HÔN - CHẤM DỨT HÔN NHÂN KHI VỢ CHỒNG CÒN SỐNG

1 Khái niệm, ý nghĩa của ly hôn

2 Căn cứ cho ly hôn

3 Thủ tục ly hôn

4 Hậu quả của ly hôn

II CHẤM DỨT HÔN NHÂN KHI MỘT BÊN VỢ, CHỒNG CHẾT

1 Những trường hợp

2 Hậu quả pháp lý khi một bên vợ, chồng chết

3 Trường hợp Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một bên

vợ hoặc chồng là đã chết

Chương 6 QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1 Những khái niệm liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

2 Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài

Trang 5

II KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.Áp dụng pháp luật trong kết hôn, ly hôn

2 Điều kiện, nghi thức và thủ tục kết hôn

3 Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài

4 Vấn đề quốc tịch trong hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 5 Hoạt động hỗ trợ kết hôn III NHẬN CHA, MẸ, CON 1 Điều kiện nhận cha, mẹ, con 2.Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 3.Trình tự, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con 4.Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài IV NUÔI CON NUÔI 1 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 2 Điều kiện đối với người nhận con nuôi 3 Thủ tục nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 4 Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam 5 Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi 6 Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi 7 Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới V ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NHẬN CHA MẸ, CON, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI 1 Phạm vi áp dụng 2.Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi 3.Miễn thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, thủ tục công chứng 4 Kết hôn 5 Nhận cha, mẹ, con

6 Nuôi con nuôi

Trang 6

NỘI DUNG CHI TIẾT

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

I KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ

1 Các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử

Sự chi phối của quy luật đào thải tự nhiên và của chế độ tư hữu đối với vấn đề hôn

nhân và gia đình Sau này là những tác động của xã hội: Cơ chế kinh tế, ý thức xã hội

* Gia đình huyết tộc

* Gia đình Pu-na-lu-an

* Hôn nhân (và Gia đình) đối ngẫu

* Hôn nhân một vợ một chồng

Hôn nhân và gia đình dưới chế độ XHCN

- Sách: F.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”

- GTrình LHN&GĐVN Tr 4 12

2 Quá trình phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam

GTrình LHN&GĐVN Tr 57 72

a Chế độ hôn nhân và gia đình thời kỳ Pháp thuộc, trước Cách mạng Tháng Tám

Bộ Dân luật 1931 áp dụng tại Bắc Kỳ, Bộ Dân luật 1936 áp dụng tại Trung Kỳ, TậpDân luật giản yếu 1883 áp dụng tại Nam Kỳ dựa theo Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp

1804 Chế độ hôn nhân và gia đình có những đặc điểm:

+ Hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc cha mẹ và các bậc thân trưởng trong gia đình;+ Chế độ đa thê;

+ Quan hệ bất bình đẳng nam, nữ;

+ Thừa nhận quyền gia trưởng của chồng đối với vợ, cha mẹ với các con, phân biệtđối xử giữa các con

+ Ly hôn trên cơ sở lỗi của vợ, chồng

+ Quy định việc để tang những người tôn thuộc trong gia đình là điều kiện để hônnhân có giá trị pháp lý

b Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945

Chia thành các giai đoạn:

Trang 7

+ Sắc lệnh số 90-SL ngày 10-10-1945 cho phép vận dụng những quy định trongpháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước VNDCCH

và lợi ích của nhân dân lao động

+ Hiến pháp 1946

+ Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trongdân luật: Xoá bỏ cấm kết hôn trong thời kỳ có tang; có thể lấy chồng sau khi có án ly dị;thực hiện bình đẳng nam nữ trong gia đình; xoá bỏ quyền “trừng giới”; bảo vệ quyền thừakế; con hoang có thể truy nhận cha

+ Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-11-1950 quy định về vấn đề ly hôn: Tự do hôn nhân;quy định các duyên cớ chung cho việc ly hôn; thuận tình ly hôn; bảo vệ phụ nữ có thai,quyền của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn; thống nhất luật lệ về ly hôn trong toànquốc

b2 Giai đoạn Cách mạng XHCN ở Miền Bắc, Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở

Miền Nam 1954-1975

+ Hiến pháp 1959

+ Luật Hôn nhân và gia đình 1959 (6 chương, 35 điều): Chế độ HN&GĐ dựa trên 4nguyên tắc cơ bản: Hôn nhân tự do và tiến bộ; Hôn nhân một vợ một chồng; Nam nữ bìnhđẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; Bảo vệ quyền lợi con cái

b3 Giai đoạn cả nước thống nhất từ 1975 đến nay

3 Nguồn pháp luật hôn nhân và gia đình

a Bộ luật dân sự 2005: Phạm vi điều chỉnh là các quan hệ dân sự (nghĩa rộng)

Những nội dung liên quan trực tiếp:

- Những quyền nhân thân: Đ39-44 BLDS

- Giám hộ: Đ58-73 BLDS

- Sở hữu chung của vợ chồng: Đ219 BLDS

- Trách nhiệm dân sự: Đ606, 621 BLDS

- Thừa kế

Trang 8

b Luật hôn nhân và gia đình 2000, các văn bản hướng dẫn thi hành và các đạo luật khác có liên quan

+ Quan hệ giữa Luật hôn nhân và gia đình với Bộ luật Dân sự

Các quy định của Bộ luật dân sự liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được ápdụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp pháp luật về hôn nhân và gia

đình không có quy định (Đ5 LHNGĐ)

c Quy định riêng và phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số (Đ1,2 NĐ 32/2002)

+ Phạm vi áp dụng:

Đối với công dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa

+ Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình

- Phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số (đượcghi trong Phụ lục A ban hành kèm theo Nghị định này) thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc,không trái với những nguyên tắc quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thìđược tôn trọng và phát huy

- Phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số (được ghitrong Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định này) trái với những nguyên tắc quy định củaLuật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì bị nghiêm cấm hoặc vận động xoá bỏ

d Điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài

+ Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (K14 Đ8 LHNGĐ)

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia

đình: (3)

a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;

b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan

hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

+ Quan hệ giữa pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam với các Điều ước quốc tế và

pháp luật nước ngoài (Đ7 LHNGĐ, Đ4,5 NĐ68/2002)

- Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừtrường hợp Luật này có quy định khác

- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điềuước quốc tế

- Áp dụng pháp luật nước ngoài:

Trang 9

Trong trường hợp Nghị định này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy địnhhoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập dẫn chiếu đến việc áp dụng phápluật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với việc kết hôn, nhận cha, mẹ,con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng đó không trái vớicác nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam; trong trường hợp pháp luậtnước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và giađình Việt Nam

đ Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình (Đ6 LHNGĐ)

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc củamỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng

và phát huy

II NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1 Những khái niệm cơ bản

a Hôn nhân và thời kỳ hôn nhân

+ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điềukiện kết hôn và đăng ký kết hôn;

+ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn (K6 Đ8 LHNGĐ)

+ Mục đích của hôn nhân

- Thoả mãn nhu cầu tình cảm

- Xây dựng gia đình Việt Nam

+ Đặc điểm của hôn nhân theo pháp luật Việt Nam

- GTrình LHN&GĐVN: Tr 14 (5 đặc điểm)

+ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký

kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân (K7 Đ8 LHNGĐ)

b Gia đình

+ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thốnghoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo

quy định của Luật này (K10 Đ8 LHNGĐ)

+ Những chức năng xã hội của gia đình (Chức năng sinh đẻ; chức năng giáo dục; chứcnăng kinh tế)

- GTrình LHN&GĐVN: Tr 18

c Chế độ hôn nhân và gia đình

Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về *kết hôn,

*ly hôn, *nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viênkhác trong gia đình, *cấp dưỡng, *xác định cha, mẹ, con, *con nuôi, *giám hộ, *quan

Trang 10

hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và *những vấn đề khác liên quan đến hôn

nhân và gia đình (K1 Đ8 LHNGĐ)

d Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

+ Nghĩa cụ thể: Ngành luật, môn học và văn bản cụ thể (GTrình LHN&GĐVN.

Tr 22)

+ Mục tiêu của môn học: Nghiên cứu những quan điểm, khái niệm, nhận thức, đánhgiá trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng đối với những quy định của pháp luật vềhôn nhân và gia đình

2 Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010

- Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 4-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010

+ Quan điểm: (5)

a) Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vữngcủa xã hội, sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và xâydựng Chủ nghĩa xã hội Xây dựng gia đình Việt Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng có mộthoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước

b) Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các tổ chứcchính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân là yếu tố quyết định sự thành công củacông tác gia đình

c) Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội Nhà nước và xã hội cótrách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình

d) Giáo dục và xây dựng gia đình luôn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị

truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị tiên tiến

của gia đình trong xã hội phát triển

đ) Đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững Nhà nước ưu tiên bảođảm nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự trợ giúpcủa quốc tế cho công tác gia đình

+ Mục tiêu của Chiến lược

a) Mục tiêu chung

Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có mộthoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc

b) Các mục tiêu cụ thể (3)

- Mục tiêu 1: Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị

truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của

Trang 11

một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong giađình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ vàngười cao tuổi.

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: (5)

Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa lên 80%

Chỉ tiêu 2: Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con

Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức

về hôn nhân và gia đình lên 80%

Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụngdưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90 - 100%; trong trường hợpngười cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hônnhân và gia đình hoặc có người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hônnhân và gia đình nhưng không đủ khả năng chăm sóc, phụng dưỡng thì được Nhà nước,cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành

Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em lên 90 - 100%

- Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng

đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăngcường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cườngphòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốtđẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và giađình

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: (4)

Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức vềvai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100% Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinhsống ở vùng sâu, vùng xa, bình quân hàng năm từ 10 - 15%

Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15% Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàngnăm từ 10 - 15%

- Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo

việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thươngbinh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đìnhnghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặcbiệt khó khăn

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: (5)

Chỉ tiêu 1: Về cơ bản, không còn hộ gia đình nghèo

Trang 12

Chỉ tiêu 2: 100% gia đình liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; gia đìnhthương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, giađình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn vàđặc biệt khó khăn được Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặttrận, cộng đồng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ gia đình có nhà ở lên 100%; giảm 50% gia đình ở nhà tạm Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đìnhnghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xx hội khó khăn và đặcbiệt khó khăn được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục và các phúc lợi xãhội khác lên 90%.

Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ dân cư ở nông thôn được dùng nước sạch lên 85%

+ Ngày Gia đình Việt Nam: 28-6 hàng năm (QĐ72/2001/QĐ-TTg)

3 Nhiệm vụ và nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình

a Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình (Đ1 LHNGĐ)

+ Nhiệm vụ

Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế

độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cácthành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong giađình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xâydựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

+ Phạm vi điều chỉnh: Luật hôn nhân và gia đình quy định *chế độ hôn nhân và gia đình,

*trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hônnhân và gia đình Việt Nam

b Những nguyên tắc cơ bản (Đ2 LHNGĐ) (6)

1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa ngườitheo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nướcngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

3) Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.4) Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa

vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc,phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp

đỡ nhau

5) Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con

Trang 13

6) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà

mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

4 Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

- Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10-12-2009 quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình

b Truy cứu trách nhiệm hình sự

Chương XV Bộ luật hình sự 1999, Điều 146-152: Các tội xâm phạm chế độ hôn

nhân và gia đình./

Chương 2 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN

I ĐIỀU KIỆN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

1 Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn

a Khái niệm kết hôn và quyền kết hôn

+ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về

điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (K2,3 Đ8 LHNGĐ)

Việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn

do pháp luật quy định là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý

+ Quyền kết hôn (Đ39 BLDS)

Trang 14

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và giađình có quyền tự do kết hôn.

Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữanhững người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với ngườinước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

b Những điều kiện kết hôn (Đ9 LHNGĐ) (3)

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1) Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc,lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tạiĐiều 10 của Luật này

b1 Điều kiện về tuổi (Đ3 NĐ70/2001)

Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôntheo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình

Khoản 1 NQ02/2000 HĐTP: Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là:

"Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên"

Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải

từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ

đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn

b2 Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ

Khoản 1 NQ02/2000 HĐTP: Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy

định tại các điểm 1 và 3 Điều 9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9:1) Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vậtchất ) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;

2) Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếukết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biếtmình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu ) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;

3) Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ củangười nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn vớingười nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họphải kết hôn với nhau ) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ

Trang 15

+ Những trường hợp cấm kết hôn (Đ10 LHNGĐ)

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: (5)

1) Người đang có vợ hoặc có chồng;

2) Người mất năng lực hành vi dân sự;

3) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm

vi ba đời;

4) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,

bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với conriêng của chồng;

5) Giữa những người cùng giới tính

+ Những vi phạm

Khoản 1 NQ02/2000 HĐTP: Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 bị vi

phạm, nếu việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 10 Cần chú

ý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

1) Người đang có vợ hoặc có chồng là:

- Người đó kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân vàgia đình nhưng chưa ly hôn;

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đangchung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 đếntrước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kếthôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này cóhiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003)

2) Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mìnhxác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

3) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông,

bà với cháu nội, cháu ngoại

Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốcsinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ kháccha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.4) Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm kếthôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:

- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;

- Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;

- Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

Trang 16

- Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

2 Đăng ký kết hôn

a Nghĩa vụ đăng ký kết hôn (Đ11 LHNGĐ)

+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là

cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này + Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giátrị pháp lý

+ Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không đượcpháp luật công nhận là vợ chồng

+ Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn

Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa

b Thẩm quyền đăng ký kết hôn (Đ12 LHNGĐ, Đ17 NĐ158/2005)

+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ

quan đăng ký kết hôn

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiên việc đăng kýkết hôn

+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng

ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài

+ Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn côngtác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ởtrong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trútrước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ

c Thủ tục đăng ký kết hôn (Đ13,14 LHNGĐ)

- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quanđăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điềukiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn

- Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quanđăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối khôngđồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật

- Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn Đại diện cơ quanđăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ýkết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên

Trang 17

d Giấy tờ và thủ tục cụ thể của việc đăng ký kết hôn (Đ18 NĐ158/2005)

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nướcđăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước

sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn

vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khaiđăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương Vcủa Nghị định này

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận

- Quy định cụ thể về Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: (Đ65-67 NĐ158/2005)

- Sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Thủ tục

- Trong thời hạn 5 ngày , kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bênnam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban

nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh , thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm khôngquá 5 ngày

- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Ủy ban nhân dân cấp

xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán

bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn Hai bên nam,

nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thíchcho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và giađình Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng

II KẾT HÔN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Trang 18

1 Kết hôn trong trường hợp Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một bên đã chết (Đ83 BLDS)

Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án raquyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:

(2)

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theoquy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lựcpháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việckết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật

2 Kết hôn của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa

+ Quan điểm chung

Áp dụng những quy định của Luật HN&GĐ nhưng có những quy định riêng phùhợp với điều kiện văn hoá, xã hội của các vùng sâu, vùng xa Đấu tranh với các tàn dư, tậptục lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kết hôn

Những quy định riêng về kết hôn của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa:

Đ4-9 NĐ32/2002

+ Tuổi kết hôn (Đ4 NĐ32/2002)

Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn để bảođảm sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ vàkhả năng chăm lo cuộc sống gia đình Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi

là ủy ban nhân dân cấp xã), Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các Giàlàng, Trưởng bản và các vị chức sắc tôn giáo thực hiện tuyên truyền vận động người dânxoá bỏ phong tục, tập quán kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2000 (tảo hôn)

+ Bảo đảm quyền tự do kết hôn của nam, nữ (Đ5,6 NĐ32/2002)

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không phân biệt dân tộc, tôngiáo, tín ngưỡng; không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào

Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, cácGià làng, Trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo vận động, thuyết phục các bậc cha mẹ hướngdẫn con xây dựng gia đình tiến bộ, không được cưỡng ép hoặc cản trở việc lấy vợ, lấychồng của con; vận động mọi người xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cản trở quyền tự

do kết hôn của nam và nữ

- Nghiêm cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ

Không ai được lợi dụng việc xem tướng số hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác

Trang 19

- Bảo đảm quyền tự do kết hôn của người phụ nữ goá chồng, người đàn ông goá vợ

Người phụ nữ goá chồng, người đàn ông goá vợ có quyền kết hôn với người khác vàkhông phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng hoặc nhà vợ cũ Khi kết hôn với người khác,quyền lợi về con cái và tài sản của người đó được pháp luật bảo vệ

Nghiêm cấm tập quán buộc người vợ goá, chồng goá phải lấy một người khác tronggia đình chồng cũ hoặc gia đình vợ cũ mà không được sự đồng ý của người đó

+ Việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người trong

dòng họ với nhau (Đ7 NĐ32/2002)

Nghiêm cấm tập quán kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc

có liên quan dòng họ trong phạm vi ba đời.

Vận động xoá bỏ phong tục, tập quán cấm kết hôn giữa những người có liên quandòng họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên

sóc, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn

Khi đăng ký kết hôn, các bên nam, nữ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trìnhGiấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kếthôn, ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, nếu các bên đã có đủ điều kiện kết hôn theo quyđịnh tại Nghị định này, thì thực hiện việc đăng ký kết hôn Sau khi hai bên nam, nữ ký tênvào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã kýGiấy chứng nhận kết hôn Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn được trao cho vợ, chồng tạitrụ sở ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại nơi cư trú

Việc đăng ký kết hôn cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đượcmiễn lệ phí

+ Áp dụng phong tục, tập quán về nghi thức cưới hỏi (Đ9 NĐ32/2002)

- Các nghi thức cưới hỏi tiết kiệm, lành mạnh thể hiện bản sắc của dân tộc mình màkhông trái với những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì được tôntrọng, phát huy

- Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiềnmặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché Để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hônhoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ

3 Quan hệ vợ chồng vi phạm việc đăng ký kết hôn

a Những trường hợp hôn nhân thực tế (Khoản 3 NQ35/2000, NĐ77/2001)

Trang 20

+ Khuyến khích kết hôn, nghĩa vụ kết hôn:

a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm

1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thìđược khuyến khích đăng ký kết hôn ; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà ánthụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hônnhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm , kể từngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà

án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết

Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luậtkhông công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu

ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu

về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và giađình năm 2000 để giải quyết

+ Mở rộng phạm vi áp dụng

Quy định trên bao gồm cả các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam vàmột bên là công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đó sinhsống ổn định, lâu dài tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam vàmột bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả hai bên đều là ngườikhông quốc tịch thường trú tại Việt Nam

Người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nói tại khoản này là người không cóquốc tịch Việt Nam và cũng không được các nước khác thừa nhận có quốc tịch nước đó,đang làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài ở Việt Nam

+ Công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực (Đ3 NĐ77/2001)

Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị địnhnày, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống vớinhau như vợ chồng trên thực tế Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõtrong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp

+ Miễn lệ phí đăng ký kết hôn Đ4 NĐ77/2001)

Việc đăng ký kết hôn đối với các trường hợp quy định tại Nghị định này được miễn

Trang 21

b Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn (Đ5 NĐ77/2001)

+ Nơi đăng ký kết hôn

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơiđăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên, thực hiện việc đăng ký kết hôn

Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú

có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì ủy ban nhân dân cấp xã,nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn

+ Giấy tờ đăng ký kết hôn

Khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấychứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế

Trong Tờ khai đăng ký kết hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập quan

hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế Trong trường hợp vợchồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sốngvới nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:

- Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của thángtiếp theo;

- Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01tháng 01 của năm tiếp theo

Thủ tục cụ thể trong từng trường hợp quy định tại Đ6,7 NĐ77/2001/NĐ-CP ngày

22-10-2001

Kết hôn có yếu tố nước ngoài nghiên cứu trong Chương 6

III HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1 Khái niệm và căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật

a Khái niệm

Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng

vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định

b Những căn cứ (GTrình LHN&GĐVN Tr 109) (6)

+ Kết hôn chưa đủ tuổi (tảo hôn);

+ Thiếu sự tự nguyện của một hoặc cả hai bên nam nữ;

+ Người đang có vợ, chồng kết hôn với người khác;

+ Kết hôn của người mất năng lực hành vi;

+ Kết hôn của người cùng giới tính

+ Kết hôn của người thuộc diện cấm khác

2 Người có quyền yêu cầu (Đ15 LHNGĐ)

Trang 22

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (4)

1 Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kếthôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này

2 Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà

án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 củaLuật này

3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết

hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này: (3)

a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

b) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

c) Hội liên hiệp phụ nữ

4 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầuToà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật

3 Thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật (Khoản 2 NQ 02/2000, Đ16 LHNGĐ)

+ Thẩm quyền của Tòa án

Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Toà

án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ

quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng

ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn

+ Những điểm chú ý k hi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật (5)

a) Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn,

nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định; cụ thể là việc đăng ký kết hôn do

cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 thực hiện và việc tổ chức đăng ký kết hôntheo đúng nghi thức quy định tại Điều 14, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hônquy định tại Điều 9 như đã hướng dẫn tại mục 1 Nghị quyết này

b) Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan có thẩm quyền quy

định tại Điều 12 thực hiện (ví dụ: việc đăng ký kết hôn giữa nam và nữ do Uỷ ban nhândân xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện), thì việc đăng kýkết hôn đó không có giá trị pháp lý; nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc

dù có vi phạm một trong những điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên

bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ

là vợ chồng

c) Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không theo nghi thức quy định tại Điều 14

Trang 23

thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án khôngtuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công

nhận họ là vợ chồng (như Điểm b) Tuy nhiên cần chú ý: (2)

c.1 Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn; do đó,

địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải là trụ sở của cơquan đăng ký kết hôn

c.2 Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam,

nữ kết hôn" Thực hiện cho thấy rằng trong một số trường hợp vì những lý do kháchquan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ; do

đó, nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng quy định tại khoản 1Điều 13 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau, thìkhông coi là việc đăng ký kết hôn đó là không theo nghi thức quy định tại Điều 14

d) Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 có yêu cầu huỷ việc kết

hôn trái pháp luật do có vi phạm điều kiện kết hôn thì cần phân biệt:

d.1 Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến

tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 Tuy nhiên, tuỳ

từng trường hợp mà quyết định như sau: (3)

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bênhoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái phápluật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy

đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnhphúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đãđến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tàisản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật Nếu mới phát sinhmâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giảiquyết ly hôn theo thủ tục chung

d.2 Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối

hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9 Tuy

nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau: (2)

- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sốngkhông có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôntrái pháp luật

- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị épbuộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sốnghoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật Nếu mới phát sinh

Trang 24

mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án đểgiải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

d.3 Đối với những trường hợp kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy

định tại Điều 10 là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 và nói

chung là phải quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật Tuy nhiên, nếu thuộc

trường hợp quy định tại điểm 1 Điều 10 cần chú ý: (2)

- Nếu thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc hồinăm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn

xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Toà án nhân dân tối cao

"Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc màlấy vợ, lấy chồng khác"

- Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau

là thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 10 Tuy nhiên, khi có yêucầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôntrước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau.Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà ánthụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung

đ) Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi

phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện Kiểm sát cùng cấp khởi tố

vụ án hình sự Nếu Viện Kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị vớiViện Kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện Kiểm sát cấp trên cũng không đồng ý thì Toà ántiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung Trongtrường hợp Viện Kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d khoản

1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Nay là Điều 189 Bộ luật Tố

tụng dân sự 2004) ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án Sau khi vụ án hình sự

được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếptục giải quyết theo thủ tục chung (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa)

4 Hậu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật (Đ17 LHNGĐ)

+ Quan hệ nhân thân

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng

+ Quan hệ cha, mẹ và con

Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn

+ Quan hệ tài sản

Trang 25

Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sởhữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoảthuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưutiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

5 Xử lý về hình sự (BLHS 1999, SĐ, BS 2009)

+ Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Đ146)

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở ngườikhác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngượcđãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính

về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cao, cải tạo không giam giữ đến ba nămhoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm

+ Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Đ147)

1 Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc

đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm

2 Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặcbuộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng màvẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sau tháng đến ba năm

+ Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Đ148)

Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vinày mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị

phạt tù từ ba tháng đến hai năm: (2)

a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;

c) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc

dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó

+ Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Đ149)

1 Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng kýkhông đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vinày mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt

tù từ ba tháng đến hai năm

Trang 26

2 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đếnnăm năm.

+ Tội loạn luân (Đ150)

Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha

mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đếnnăm năm

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt tronggia đình

+ Quyền l ựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng (Đ20 LHNGĐ)

Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục,tập quán, địa giới hành chính

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng (Đ21 LHNGĐ)

Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau

Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm,

uy tín của nhau

+ Q uyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng (Đ22 LHNGĐ)

Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng

ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào

Trang 27

+ Nghĩa vụ g iúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt (Đ23 LHNGĐ)

Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập,nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người

+ Quyền đ ại diện cho nhau giữa vợ, chồng (Đ24 LHNGĐ)

- Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch

mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc uỷ quyền phảiđược lập thành văn bản

- Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia

có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó

+ Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về (Đ26 LHNGĐ, Đ83 BLDS)

- Quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục nếu vợ hoặc chồng của người đóchưa kết hôn với người khác

- Trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn

nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật

2 Quan hệ tài sản

a Tài sản chung của vợ chồng

a1 Loại hình sở hữu chung, các loại tài sản chung

+ Sở hữu chung của vợ chồng (Đ219 BLDS)

- Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất

- Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

- Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

- Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án

+ Các loại t ài sản chung của vợ chồng (Đ27 LHNGĐ)

- Tài sản chung của vợ chồng gồm *tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do laođộng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân; *tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng chochung và *những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung

"Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiềnthưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ

Trang 28

chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 239, 240, 241, 242, 243, 244

Bộ luật dân sự 2005… trong thời kỳ hôn nhân (Khoản 3 NQ 02/2000).

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợchồng Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kếriêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất

- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy địnhphải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợchồng

- Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang cótranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung

a2 Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng

+ Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Đ5 NĐ70/2001)

1 Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghitên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đìnhbao gồm: *nhà ở, *quyền sử dụng đất và *những tài sản khác mà pháp luật quy địnhphải đăng ký quyền sở hữu

2 Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi

tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện kể từ ngày

Nghị định này có hiệu lực

3 Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sởhữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì

vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền

sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy

tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu

có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụchứng minh

4 Trong trường hợp vợ chồng ly hôn hoặc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânthì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật đã đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng

mà có ghi tên vợ và chồng có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy tờ đăng

ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản

Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, cơ quan hữu quan hướng dẫn thi hành các quy địnhtại Điều này

Trang 29

+ Xử lý vấn đề thực tiễn (Khoản 3 NQ 02/2000)

Khoản 2 Điều 27 LHNGĐ quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chungcủa vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhậnquyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng"

Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thìtrong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sửdụng đất ), Song cũng không phải trong mọi trường hợp Đối với các tài sản khác phảiđăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặcchồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải ) Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quyđịnh cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng

có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưngtrong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng , nếu không có tranhchấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người cótên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa

kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sảnriêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùngkhoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sảnchung của vợ chồng) Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranhchấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chungcủa vợ chồng

a3 Thực hiện quyền sở hữu tài sản chung

+ Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Đ28 LHNGĐ)

- Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản chung

- Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thựchiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng

- Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung

có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tưkinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu

tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này

+Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ,

chồng (Đ4 NĐ70/2001)

1 Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liênquan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy

Trang 30

nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quanđến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đãđưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình

mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thoả thuậncủa vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ,chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực )

2 Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hìnhthức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc lànguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tàisản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung vàhoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác

lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản

+ Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện (Đ25 LHNGĐ)

Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp domột trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình

a4 Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

+ Những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Đ29 LHNGĐ)

Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng *đầu tư kinh doanh riêng, *thựchiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc *có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuậnchia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuậnđược thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết

Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sảnkhông được pháp luật công nhận

+ Thoả thuận chia tài sản của vợ chồng (Đ6 NĐ70/2001)

Trang 31

- Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tạikhoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ cácnội dung sau đây: (5)

a) Lý do chia tài sản;

b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đócần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

đ) Các nội dung khác, nếu có

- Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, nămlập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làmchứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy địnhcủa pháp luật

- Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung, thì

cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết

+ Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung (Đ7 NĐ70/2001)

- Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xácđịnh rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng,năm lập văn bản

- Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được côngchứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác địnhtrong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lựcđược tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực

- Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải côngchứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đóđược công chứng, chứng thực

- Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định tại khoản 3 Điều 6của Nghị định này, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyếtđịnh cho chia tài sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật

+ Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng (Đ30 LHNGĐ, Đ8 NĐ70/2001)

- Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗingười, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của

vợ, chồng

Trang 32

- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp phápkhác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp

vợ chồng có thoả thuận khác

+ Chia tài sản chung bị vô hiệu (Đ11 NĐ70/2001)

Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chungcủa vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố

là vô hiệu: (6)

1) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật

2) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

3) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp (HTX?)

4) Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước

5) Nghĩa vụ trả nợ cho người khác

6) Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật

a5 Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

+ Thoả thuận k hôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng (Đ9 NĐ70/2001)

Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn khôi phục chế độtài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây:

(5)

a) Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;

b) Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;

c) Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;

d) Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung;

đ) Các nội dung khác, nếu có

Văn bản thoả thuận phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của

cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng,chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật

+ Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung (10 NĐ70/2001)

1 Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợchồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung,thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản

2 Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được côngchứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế

Trang 33

phục chế độ tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếuvăn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đóđược công chứng, chứng thực

3 Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải côngchứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục chế độtài sản chung cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và cóhiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực

a6 Nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung (Đ13 NĐ70/2001)

Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc

sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tạikhoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản , có chữ ký

của cả vợ và chồng Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy địnhcủa pháp luật

Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốntránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định tại Điều

11 của Nghị định này

b Tài sản riêng

b1 Quyền có tài sản riêng, các loại tài sản riêng (Đ32 LHNGĐ)

+ Quyền có tài sản riêng

Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng

+ Các loại tài sản riêng

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sảnđược thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêngcho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tưtrang cá nhân

Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung

b2 Chứng minh tài sản riêng khi tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có tranh chấp

- Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy địnhphải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ

Trang 34

Xem thêm: Đoạn cuối Mục b Khoản 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: Để bảo

vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có đượctrong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưngtrong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng , nếu không cótranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thìngười có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này

do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này cóđược từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêngmột khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô màkhông nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng)

b3 Thực hiện quyền sở hữu tài sản riêng (Đ33 LHNGĐ)

1 Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừtrường hợp quy định tại khoản 5 Điều này

2 Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tựmình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia cóquyền quản lý tài sản đó

3 Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng củangười đó

4 Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của giađình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng

5 Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụngchung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việcđịnh đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng

c Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng

c1 Quyền thừa kế tài sản của vợ chồng

+ Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng (K1 Đ31 LHNGĐ)

Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế

+ Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Đ669 BLDS)

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của mộtngười thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họkhông được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn haiphần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643

của Bộ luật này: (2)

Trang 35

2) Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

+Người thừa kế theo pháp luật (Đ676 BLDS)

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,con nuôi của người chết

+ Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết

hôn với người khác (Đ680 BLDS)

1 Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau

đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản

2 Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho lyhôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì ngườicòn sống vẫn được thừa kế di sản

3 Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau

đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản

c2 Quản lý tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết (K2 Đ31 LHNGĐ)

Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lýtài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý

di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản

c3 Hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ, chồng khi một bên chết

+ Hạn chế phân chia di sản (Đ686 BLDS, K3 Đ31 LHNGĐ)

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyềnyêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa chochia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mởthừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đó kết hôn với người khácthì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế

+ Quy định cụ thể về thực hiện việc hạn chế phân chia di sản (K4 NQ02/2000, Đ12

NĐ70/2001)

a) Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn

sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem di sảnnày chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặprất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duynhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác

Ví dụ 1: Trước khi kết hôn anh A mua được một ngôi nhà cấp 4 có diện tích 25m2.

Sau đó anh A kết hôn với chị B và không nhập ngôi nhà này vào khối tài sản chung của vợ

Trang 36

chồng Sau khi sinh được một người con thì anh A bị chết và không để lại di chúc Bố mẹcủa anh A yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà của anh A Chị B và con không có chỗ ởnào khác và cũng chưa có điều kiện để tạo lập chỗ ở khác Ngôi nhà này lại không thể chiađược bằng hiện vật Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế là ngôi nhà sẽ ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị B và con.

Ví dụ 2: Anh C và chị D kết hôn với nhau và mua được ngôi nhà có diện tích 20m2.

Sau khi sinh được một người con thỡ anh C bị chết và không để lại di chúc Bố mẹ củaanh C yêu cầu chia di sản do anh C để lại là phần nhà của anh C trong ngôi nhà này Chị D

và con không có chỗ ở nào khác, trong khi đó ngôi nhà này nếu chia bằng hiện vật thìkhông bảo đảm cho việc sinh hoạt tối thiểu của chị D và con; nếu buộc chị D phải thanhtoán bằng tiền phần thừa kế mà bố mẹ anh C được hưởng thì chị D cũng không có khảnăng Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế phần nhà của anh C trong ngôi nhà códiện tích 20m2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị D và con

b) Khi thuộc trường hợp tại điểm a mục này thì Toà án cần giải thích cho người có

yêu cầu chia di sản thừa kế biết là họ mới chỉ có quyền yêu cầu xác định phần di sản mà

họ được hưởng và họ chỉ có quyền yêu cầu chia di sản sau một thời hạn nhất định, cụ thể

là ba năm , nếu trong thời hạn này bên còn sống là vợ hoặc chồng của người đã chết chưakết hôn với người khác Nếu họ có yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng thìToà án thụ lý để giải quyết Trong trường hợp này, nếu họ không được miễn nộp tiền tạmứng án phí, miễn án phí thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí như đối với vụ án không cógiá ngạch

c) Toà án thụ lý yêu cầu chia di sản thừa kế đối với trường hợp được nêu tại điểm a

mục 4 này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (2)

- Hết thời hạn do Toà án xác định;

- Bên còn sống đã kết hôn với người khác.

Trong trường hợp này, nếu đương sự không được miễn nộp tiền tạm ứng án phí,miễn án phí thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí, nộp án phí như đối với vụ án có giángạch

d) Trong trường hợp người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng mà túng thiếu, không

có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấpdưỡng, thì Toà án xem xét, quyết định về việc cho chia di sản thừa kế trên cơ sở cân nhắcquyền lợi của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và quyền lợi của những người thừa kếkhác

đ) Trong trường hợp Toà án chưa cho chia di sản theo quy định tại khoản 1 Điều này,

thì bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản

và phải giữ gìn, bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện cácgiao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người

Trang 37

Trong trường hợp bên còn sống thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặclàm hư hỏng, mất mát di sản, thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án tuyên

bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; bên còn sống phải bồithường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật

d Quản lý tài sản chung của vợ chồng khi một bên vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị Toà

án tuyên bố mất tích

d1 Một bên vắng mặt tại nơi cư trú

+ Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người

đó (Đ74 BLDS)

Khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liênquan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tàisản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 của Bộ luật này

+ Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Đ75 BLDS)

1 Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án giao tài sản của người

vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý: (3)

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷquyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợhoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thìcon đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý

2 Trong trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thìToà án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cưtrú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lýtài sản

+ Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Đ76 BLDS)

Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây: (4)

1) Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình;

2) Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;

3) Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằngtài sản của người đó theo quyết định của Toà án;

4) Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo choToà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường

Trang 38

+ Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Đ77 BLDS)

Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau đây: (3)

1) Quản lý tài sản của người vắng mặt;

2) Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt;

3) Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản

d2 Bị Toà án tuyên bố mất tích

+ Tuyên bố một người mất tích (Đ78 BLDS)

1 Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biệnpháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không cótin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người cóquyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích

Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếukhông xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiêncủa tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tintức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tứccuối cùng

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà

án giải quyết cho ly hôn

+ Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (Đ79 BLDS)

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1Điều 79 của Bộ luật dân sự 2005 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà

án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộluật này

Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mấttích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho *con đã thành niên hoặc cha, mẹcủa người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho *người thân thíchcủa người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì *Toà án chỉ định ngườikhác quản lý tài sản

+ Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích (Đ80 BLDS)

1 Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó cònsống thì theo yêu cầu *của người đó hoặc *của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án

ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

Trang 39

2 Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sảnchuyển giao sau khi đó thanh toán chi phí quản lý.

3 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hônthì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống,quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật

II XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON

1 Con chung

a Con trong giá thú

a1 Nguyên tắc xác định (Đ63 LHNGĐ, Đ21 NĐ70/2001, Khoản 5 NQ02/2000 )

+ Con *sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do *người vợ có thai trong thời kỳ đó là conchung của vợ chồng

- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệhôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của

cả hai vợ chồng;

- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyếtđịnh theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thaitrong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khichấm dứt quan hệ hôn nhân)

Con sinh ra trong vòng 300 ngày , kể từ ngày *người chồng chết hoặc kể từ ngày

*bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xácđịnh là con chung của hai người

+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận cũng làcon chung của vợ chồng

+ Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà

án xác định

Khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay khôngphải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cungcấp chứng cứ Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien Người có yêu cầu giámđịnh gien phải nộp lệ phí giám định gien

+ Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ

quy định (Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12-2-2003 về sinh con theo phương pháp

khoa học)

Trang 40

a2 Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Đ43 BLDS)

+ Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơquan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó

+ Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhànước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó

b Con ngoài giá thú

b1 Những trường hợp

- Người mẹ không có chồng mà sinh con

- Người mẹ có chồng nhưng ngoại tình và có con với người khác

- Cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng, kể cả vợ chồng

đã ly hôn, sau đó tái hợp mà không đăng ký kết hôn

b2 Yêu cầu xác định con (Đ64 LHNGĐ)

+ Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người

đó là con mình

+ Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đókhông phải là con mình

b3 Quyền nhận cha, mẹ (Đ65 LHNGĐ)

+ Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết

+ Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ,không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha

b4 Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên

mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự

2) Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà

án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân

sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự

3) Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w