- Tảo hôn: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ khoản 8 điều 3 Luật HNGĐ 2014 - Cưỡ
Trang 1LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
GV: NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Trang 2Tổng hợp nguồn tài liệu học tập
http://www.sites.google.com/ site/nguyenlinhkhoaluatdhct
Trang 37 nội dung cụ thể như sau:
Nội dung 1: KẾT HÔN
Nội dung 2: QUAN HỆ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Nội dung 3: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT
Nội dung 4: XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ CON NUÔI
Nội dung 5: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
Nội dung 6: CHẤM DỨT QUAN HỆ HÔN NHÂN Nội dung 7: CẤP DƯỠNG
Trang 4Văn bản quy phạm pháp luật
1/ Luật Hôn nhân & gia đình năm 1959, 1986, 2000, 2014
2/ Luật nuôi con nuôi 2010
Trang 5BÀI 1: KẾT HÔN
Trang 6BÀI 1: KẾT HÔN
I.Điều kiện kết hôn: bao gồm a/ Điều kiện về nội dung
b/ Điều kiện về hình thức
Trang 7A Điều kiện về nội dung
Trang 8- Ví dụ:
Anh A sinh ngày 25/12/1980
=> Ngày anh A đủ tuổi kết hôn là ngày 26/12/2000
Trang 92 Sự ưng thuận:
2.1 Sự ưng thuận hoàn hảo:
Tại điểm b, Khoản 1, Điều 8/Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 quy định:
“Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện
quyết định”
Trang 102.2 Sự ưng thuận không hoàn hảo:
- Kết hôn giả tạo:
“là việc lợi dụng kết hôn để xuất
cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng
chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình” (K11, điều 3 Luật
HNGĐ 2014)
Trang 11- Tảo hôn:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ
(khoản 8 điều 3 Luật HNGĐ 2014)
- Cưỡng ép “là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần,
hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ” (khoản 9,
điều 3 Luật HNGĐ)
Trang 12- Cản trở kết hôn, ly hôn “là việc đe dọa,
uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn
cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HNGĐ
hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ” (khoản
10, điều 3 Luật HNGĐ
Trang 13- Yêu sách của cải trong kết hôn “là việc
đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ”.
(khoản 12, điều 3 Luật HNGĐ)
Trang 143 Không bị mất NLHV dân sự (điểm c,
Khoản 1, điều 8 Luật HNGĐ 2014)
“Nguời mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự”
(K1.Đ22/ Bộ luật Dân sự 2005)
Trang 15Người bị bệnh tâm thần; người bị hạn chế NLHVDS; người bị bệnh HIV, người mắc bệnh giang mai , hoa liễu có bị cấm kết
hôn?
Trang 164 Không vi phạm các trường hợp cấm sau
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ
vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Trang 17Giữa người cùng dòng máu trực hệ; giữa người có họ trong phạm vi ba đời:
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những
người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (k 17, điều 3)
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những
người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (k18, điều 3 Luật HNGĐ)
Trang 185 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Luật HNGĐ 1986: luật không quy định về vấn đề hôn nhân đồng giới
Luật HNGĐ 2000: cấm kết hôn đồng giới
Luật HNGĐ 2014: không cấm, nhưng
không thừa nhận hôn nhân đồng giới
Trang 19B.Điều kiện hình thức:
Đăng ký kết hôn (điều 9, Luật HNGĐ)
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật HNGĐ và pháp luật hộ tịch Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý
Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ
vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Trang 20Luật Hộ tịch
Điều 17 Thẩm quyền đăng ký kết hôn
và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
“1 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện
đăng ký kết hôn ”
Trang 21Điều 18 Thủ tục đăng ký kết hôn
“1 Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn
2 Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công
chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch
Trang 22Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết
hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc”
Trang 23II.Vi phạm các điều kiện kết hôn
1 Kết hôn trái pháp luật :
1.1 Khái niệm:
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng
ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm
điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của
Luật HNGĐ 2014.
Trang 241 Kết hôn trái pháp luật (tt)
1.2 Người có quyền yêu cầu hủy việc
kết hôn trái pháp luật (điều 10 LHNGĐ)
- Nếu việc kết hôn vi phạm quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ:
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết
hôn tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân,
tổ chức quy định tại khoản 2 yêu cầu
Trang 251 Kết hôn trái pháp luật (tt)
-Nếu việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm
a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật HNGĐ:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng
mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người KH trái pl;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Trang 261 Kết hôn trái pháp luật (tt)
- Ngoài ra, Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì
có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy
định tại các điểm b, c và d khoản 2 Luật
HNGD yêu cầu TA
Trang 271 Kết hôn trái pháp luật (tt)
1.3 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Tòa án
-> Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân,
cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trang 281 Kết hôn trái pháp luật (tt)
1.4 Hướng xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải
quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó
(trừ vi phạm các trường hợp cấm kết hôn)
Trang 291 Kết hôn trái pháp luật (tt)
Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này
Trang 301 Kết hôn trái pháp luật (tt)
1.5 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì 2 bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Mqh cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định
về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo Điều 16 Luật HNGĐ.
Trang 31Quan hệ tài sản giữa các bên kết hôn trái pl
Cu thể: Quan hệ tài sản giải quyết theo thỏa
thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của
BLDS và các quy định khác có liên quan
Việc giải quyết phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Trang 322 Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền
‘khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật
về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước (điều 13 Luật HNGĐ 2014)
Trang 33BÀI 2 QUAN HỆ CHUNG SỐNG
NHƯ VỢ CHỒNG
Trang 341 Khái niệm:
Chung sống như vợ chồng là việc nam,
nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau
là vợ chồng (khoản 7, điều 3 Luật
HNGĐ)
Trang 352/ Hướng giải quyết
Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16
của Luật HNGĐ.
Trang 36Nếu nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn
Ví dụ: A và B chung sống năm 2001, năm 2008
đi đăng ký kết hôn-> 2008 quan hệ hôn nhân
được pháp luật công nhận
Ngoại lệ, Hôn nhân thực tế xác lập trước
3/1/1987
Trang 37Lưu ý, Hôn nhân thực tếxác lập trước 3/1/1987
Thời gian chung sống: Trước ngày 03/01/1987
Giải pháp của luật (xem thêm điều 2 và điều 6 NĐ
77/2001)
- Khuyến khích đkkh
- Có yêu cầu ly hôn => TA thụ lý và giải quyết cho ly hôn
Quan hệ nhân thân và tài sản: Được công nhận là vợ
chồng và tài sản chung của vợ chồng.
Quan hệ cha, mẹ con: con được sinh ra và được các
bên thừa nhận được xem là con chung của vợ, chồng
Trang 383 Hậu quả pháp lý nam, nữ chung sống như vợ chồng
Mqh cha, mẹ con được giải quyết theo
quy định của Luật HNGĐ về quyền, nghĩa
vụ của cha mẹ và con
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng
của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (xem
điều 16 Luật HNGĐ) -> giống như kết hôn trái pl
Trang 39BÀI 3
XÁC LẬP QUAN HỆ CHA MẸ-CON RUỘT
Trang 401 Xác định cha mẹ con
A/ Các trường hợp xác định cha mẹ con 1.1 Xác định cha mẹ con thông qua sự kiện sinh đẻ tự nhiên
1.2 Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
1.3 Xác định cha, mẹ trong trường hợp
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Trang 411.1 Xác định cha mẹ con thông qua sự kiện sinh đẻ tự nhiên
• Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người
vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của
vợ chồng
• Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ
thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
• Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
• 2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Trang 421.2 Xác định cha, mẹ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Khái niệm: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ
tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống
nghiệm (khoản 21, điều 3 Luật HNGĐ)
Trang 431.2 Xác định cha, mẹ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
(tt)
• Con được người vợ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dược xác định là con chung của cặp vợ chồng đó
• Đối với người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ
đó là mẹ của con được sinh ra.
• Giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra k phát sinh quan
hệ cha, mẹ con
Trang 441.3 Xác định cha, mẹ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
a/ Khái niệm:
MTH vì MĐNĐ là việc một người phụ nữ tự
nguyện, không vì MĐTM giúp mang thai cho cặp
vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng KTHTSS, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau
đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Trang 45Mang thai hộ vì mục đích thương mại là
việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác (khoản 23 điều 3 Luật HNGĐ)
Trang 46b/ Xác định cha mẹ con mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Con sinh ra trong
trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra
(điều 94 Luật HNGĐ)
Trang 47c/ Điều kiện mang thai hộ (xem điều 95)
- Đảm bảo sự tự nguyện của các bên
- Hình thức: Được lập thành văn bản
-Chủ thể
+ Vợ chồng nhờ người mang thai hộ
+ Người được nhờ mang thai hộ
Trang 48Chủ thể
+ Vợ chồng nhờ người mang thai hộ :
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý
Trang 49Chủ thể
+ Người được nhờ mang thai hộ:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ
hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con & chỉ được MTH 1 lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức
y tế có thẩm quyền về khả năng MTH;
d) Trường hợp người phụ nữ MTH có chồng thì phải có sự đồng ý bằng vb của chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Trang 50d/ Quyền và nghĩa vụ của các bên
-Quyền và nghĩa vụ của bên MTH
(điều 97 Luật HNGĐ)
-Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ MTH
(điều 98 Luật HNGĐ)
Trang 51Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ
- có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong
việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm
giao đứa trẻ cho bên nhờ MTH; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ
- phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai
Trang 52- được hưởng chế độ thai sản cho đến
thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ
mang thai hộ
Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng
chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì
người mang thai hộ vẫn được hưởng
chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày
Trang 53- vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình
hoặc sự phát triển của thai nhi, người
mang thai hộ có quyền quyết định về số
lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai
- Nếu bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận
con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
Trang 54Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ
- chi trả các chi phí thực tế
- Quyền, nghĩa vụ đối với con phát sinh kể
từ thời điểm con được sinh ra Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ
thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng
tuổi
Trang 55- Không được từ chối nhận con
- Trong trường hợp bên mang thai hộ từ
chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ
có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con
Trang 571/ Xác định cha mẹ con
(tt)
C/ Trình tự thủ tục xác định cha mẹ con1/ Bằng con đường hành chính
2/ Bằng con đường tư pháp
Trang 58C/ Trình tự thủ tục xác định cha mẹ con
1/ Bằng con đường hành chính
-Thủ tục đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng
ký khai sinh (điều 13 Luật Hộ tịch)
- Sự khác biệt khi làm giấy khai sinh cho
Con trong giá thú – con ngoài giá