CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
3.3. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá một số tác động tới cầu lao động trong các ngành kinh tế
các ngành kinh tế
Trong quá trình ước lượng một số biến không có ý nghĩa thống kê và một số biến có tác động rất thấp sẽ bị loại bỏ dần, sau đó kiểm định đối với mô hình, nếu vi phạm các giả thiết thì sẽ tiến hành cải tiến và đưa ra mô hình cuối cùng.
3.2.1. Ngành nông nghiệp.
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldnongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không tương quan với biến phụ thuộc (xem phụ lục 1). Chỉ còn lại các biến dnnn, dntn, thunhapld, tuoi2, lnloinhuan, lntaisanm, vonld, lnvon, vung1, vung6, vung7.
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến, kết quả thu được (phụ lục 1), loại bỏ đi các biến tương quan với nhau, còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lnvon, thunhapld, dnnn, dntn, vung1, vung6, vung7.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành nông nghiệp theo các biên, loại dần các biến không có ý nghĩa thống kê và khắc phục khuyết tật của mô hình ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.1 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong ngành nông nghiệp.
Ta có phương trình sau:
Lnldnongn = -0.0117255*thunhapld + 0.3424302*lnloinhuan + 0.2945588*lnvon + 0.3394809*vung1 + 0.5570269*vung6 + 0.2670976*vung7 – 2.63e-07*tuoi2
Kết quả mô hình cho thấy, các yếu tố giải thích được 66% lao động trong nông nghiệp. Lao động trong nông nghiệp của các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ là không khác nhau. Có sự khác biệt giữa lao động các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long với các vùng khác. Sự khác biệt này do đặc thù từng vùng quy đinh. Các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long là các vùng hoạt động nông nghiệp chính của cả nước, với diện tích đất nông nghiệp lớn và đất đai màu mỡ, cho nên thu hút nhiều lao động hơn cả.
Lợi nhuận, vốn cũng tác động cao tới lao động trong ngành nông nghiệp. Khi 1% lợi nhuận thay đổi thì làm cho lao động trong ngành nông nghiệp thay đổi 0.34%, khi vốn tăng lên 1% thì lao động trong nông nghiệp tăng lên 0.29% lao đông trong ngành nông nghiệp. Ta có thể giải thích như sau: nếu một ngành nào đó của nông nghiệp thu lợi nhuận cao, thì các lao động, nhất là lao động nông nghiệp nhàn rỗi hoạt động theo mùa vụ sẽ chuyển sang đầu tư vào ngành này, mặt khác khi lượng vốn tăng, doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp có xu hướng mở rộng thêm các cơ sở sản xuất, do vậy sẽ phải thuê thêm lao động.
3.2.2. Ngành công nghiệp
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldcongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không có quan hệ cao với biến phụ thuộc (xem phụ lục 2). Chỉ còn lại các biến dnnn, dntn, thunhapld, tuoi2, lnloinhuan, lntaisanm, vonld, lnvon, vung1, vung2, vung7, vung4, vung7, vung8
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến, kết quả thu được (phụ lục 2), loại bỏ đi các biến tương quan với nhau, còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lnvon, thunhapld, lantaisan, dnnn, dntn, vung1, vung3, vung4, vung5, vung6, vung7.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành công nghiệp theo các biên ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.2 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong ngành công nghiệp
Ta có phương trình sau:
Lnldcongn = - 0.423918 + 0.5133255*dnnn + 0.1321181*dntn – 1.20e-7*tuoi2 + 0.1379471*lnloinhuan + 0.5300429*lntaisan – 0.2342089*lnvonld – 0.3406447*lnthunhapld + 0.3675666*vung1 + 0.4490708*vung2 + 0.3253678*vung3 + 0.4334188*vung5 + 0.3089403*vung4 + 0.2331329*vung6 + 0.3140761*vung7
Kết quả ước lượng, các yếu tố trong mô hình giải thích được 78.9% lao động của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
Trong ngành công nghiệp, lao động giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau là khác nhau, cụ thể là : so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn 51%, còn lao động trong các doanh nghiệp tư nhân cao hơn 13%. Nguyên nhân là tại Việt Nam, loại hình doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm phần lớn các doanh nghiệp, do đó thu hút rất nhiều lao động tập trung trong các doanh nghiệp này.
Lao động các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp còn chịu ảnh hưởng không nhỏ của yếu tố vùng miền. Lượng lao động trong ngành công nghiệp giữa các vùng miền khác nhau là khác nhau. Ví dụ : Nếu lấy khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long làm yếu tố so sánh, thì lao động của khu vực đồng bằng Sông Hồng cao hơn 0.36%, khu vực Đông Nam Bộ cao hơn 31%...
Vốn và thu nhập của doanh nghiệp tác động theo chiều âm tới lao động trong ngành nông nghiệp, bởi vì, đa số các doanh nghiệp có vốn lớn thường là các doanh nghiệp nhà nước và thường có khả năng tạo việc làm thấp hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thường là các doanh nghiệp tư nhân, do vậy khi vốn daonh nghiệp tăng thì cầu lao động không tăng theo.
Khi thu nhập trên lao động tăng, có nghĩa là tiền lương của lao động phải tăng theo, doanh nghiệp sẽ có xu hướng thuê ít lao động hơn, dẫn tới cầu lao động trong doanh nghiệp cũng giảm. Nếu thu nhập lao động tăng lên 1% thì lao động trong công nghiệp giảm 0.34%, trong khi nếu lợi nhuận tăng thêm 1% thì lao động trong công nghiệp tăng thêm 0.13% và khi tài sản doanh nghiệp tăng thêm 1% thì lao động tăng lên 0.53%, ta thấy tốc độ tăng lao động luôn nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận và tài sản, nguyên nhân là vì : khi tài sản tăng hay lợi nhuận tăng, doanh nghiệp muốn thuê thêm lao động thì phải xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, nhà xưởng, mua thêm thiết bị máy móc để lao động có nơi làm việc, trong khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng không thể giải quyết ngày một ngày hai được, đó là một kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp, do vậy khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, thuê thêm lao động thì phải có kế hoạch phát triên dài hạn.
3.2.3. Ngành dịch vụ
Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldcongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không có quan hệ cao với biến phụ thuộc (xem phụ lục 2). Chỉ còn lại các biến dnnn, dntn, thunhapld, tuoi2, lnloinhuan, lntaisanm, vonld, lnvon, vung1, vung2, vung7, vung4, vung7, vung8
Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến, kết quả thu được (phụ lục 2), loại bỏ đi các biến tương quan với nhau, còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lnvon, thunhapld, lantaisan, dnnn, dntn, vung1, vung3, vung4, vung5, vung6, vung7.
Hồi quy OLS số lao động trong ngành công nghiệp theo các biên ta thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.3 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong ngành dịch vụ
Ta có mô phương trình sau :
Lnlddichv = - 0.7868535 + 0.651357*dnnn – 0.3147138*dntn +0.4529385*lntaisan +0.0623572*lnloinhuan – 0.2058435*lnvonld + 0.4112525*vung1 + 0.431054*vung2 +0.5111524*vung3 + 0.297661*vung4 + 0.3753912*vung5 + 0.2052871*vung6 + 0.0960283*vung7
Theo kết quả thì mô hình giải thích được hơn 64% sự thay đổi về cầu lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ. Qua kết quả ước lượng, ta thấy: Trong ngành dịch vụ, nếu lấy loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm sự so sánh thì, loại hình doanh nghiệp nhà nước thu hút nhiều lao động nhất, trong khi doanh nghiệp tư nhân thu hút ít lao động nhất. Nguyên nhân là do các ngành dịch vụ như viễn thông, y tế, ngân hàng, giáo dục… chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước Mặt khác trong mô hình ta cũng thấy có sự khác biệt lao động theo các vùng kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ
Lợi nhuận và tài sản có tác dụng dương tới cầu lao động trong cách doanh nghiệp, trongkhi vốn trên lao động thì lại tác đông theo chiều ngược lại. Nguyên nhân là do, khi lợi nhuận trong doanh nghiệp tăng thì việc thuê thêm lao động để mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ để thu lợi là điều tất yếu. Mặt khác, ngành dịch vụ ở đây bao gồm các hoạt động bán buôn bán lẻ, hoạt động y tế, hoạt