Mô hình chung đánh giá một sô yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích một số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 42)

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

3.4. Mô hình chung đánh giá một sô yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp.

này.

3.4. Mô hình chung đánh giá một sô yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trongdoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Trước hết ta tiến hành kiểm đinh tương quan giữa biến phụ thuộc là “lnldcongn” và các biến độc lập. Ta loại bỏ các biến không có quan hệ cao với biến phụ thuộc (xem phụ lục 2). Còn lại các biến dnnn, dntn, tuoi2, lnloinhuan, lntaisan, vung1, vung2, vung3, vung4,vung5, vung6, vung7, nongn, cnchbien, dichvu, xaydung.

Ta tiếp tục kiểm định tương quan giữa các độc lập còn lại và sử dụng hồi quy phụ để loại biến (phụ lục 2), kết quả còn lại các biến: tuoi2, lnloinhuan, lntaisan, dnnn, dntn, vung1, vung3, vung4, vung5, vung6, vung7, nongn, dichvu, xaydung.

Hồi quy OLS số lao động trong ngành công nghiệp theo các biên ta thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.4 Mô hình hồi quy đánh giá tác động của một số các yếu tố tới cầu lao động trong các doanh nghiệp

Ta có mô hình sau:

Lnlaodong = -0.4721889 – 0.1976567*nongn – 0.8887727*dichvu – 0.2683028*xaydung + 0.7022489*dnnn + 0.13932*lnloinhuan – 1.40e-07*tuoi2 +

0.3717478*lntaisan + 0.4769675*vung1 + 0.4223197*vung2 + 0.4324838*vung3 + 0.3739169*vung4 + 0.4510502*vung5 + 0.1698189*vung6 + 0.173193*vung7

Mô hình cho thấy, các biến số giải thích được 66% sự thay đổi cầu lao động trong các doanh nghiệp. Đây là kết quả tương đối tốt khi phân tích số liệu và khi xem xét các yếu tố tạo nên sư thay đổi cầu lao động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Theo kết quả ước lượng, có sự khác biệt giữa cầu lao động trong các ngành kinh tế, thu hút nhiều lao động nhất là ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. Như đã biết, ngành công nghiệp khai thác là ngành công nhiều đòi hỏi về sức lực rất cao, cần rất nhiều lao động, ngành công nghiệp chế biến, theo tính chất của ngành thì công nghiệp chế biến chủ yếu là lao động thủ công, do vậy việc yêu cầu nhiều lao động là vấn đề tất yếu. Ngành nông nghiệp xếp ở vị trí thứ ba, do nông nghiệp chỉ mang yếu tố mùa vụ, khi mùa vụ hết, các lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp sẽ di chuyển chủ yếu sang các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến hoặc dịch vụ. Ngành làm ít thay đổi cầu lao động nhất là ngành dịch vụ.

Theo kết quả ước lượng ta cũng thấy được không có sự khác biệt trong ảnh hưởng tới cầu lao động của các doanh nghiệp theo loại hình tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài, sự khác biệt mang lại từ các doanh nghiệp theo loaih hình nhà nước, nguyên nhân tại Việt Nam, loại hình nhà nước chiếm một tỷ phần lớn trong nền kinh tế Quốc Dân, thậm chí lấn át loaih hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chênh lệch giữa cầu lao động trong các vùng kinh tế cũng không lớn lắm.

Tính chất các vùng kinh tế khác nhau cũng ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp khác nhau. Do tính chất của vùng kinh tế như phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau, làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau là khác nhau, từ đó kéo theo cầu lao động cũng sẽ khác nhau. Có thể lấy ví dụ như, tại các vùng đông bằng, các khu vực phát triển có điều kiện hơn, thì tất yếu các doanh nghiệp sẽ tập trung tại đó là chủ yếu, do vây tại đây cầu lao động trong doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các vùng trung du, miền núi có điều kiện kém thuận lợi hơn.

Yếu tố tuổi của doanh nghiệp không tác động nhiều tới cầu lao động trong các doanh nghiệp, nguyên nhân là do, một doanh nghiệp để phát triển và mở rộng sản xuất thì phải dựa vào yếu tố hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp cho dù hoạt động sản xuât kinh doanh lâu năm (có tuổi doanh nghiệp lớn) - ( ví dụ như doanh nghiệp tư nhân do hộ gia đình mở và chỉ sử dụng lao động trong gia đinh, trong suốt thời gian hình thành và đi vào sản xuất, doanh nghiệp không thuê thêm lao động, mà chỉ sản xuất từ đời này sang đời khác mà thôi) – cầu lao động của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài tồn tại không tăng hoặc tăng không đáng kể.

Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm 1% thì cầu lao động của doanh nghiệp tăng thêm 0.14%, do doanh nghiệp thu lợi nhuận sẽ đầu tư mở rộng sản xuất nhằm thu thêm lợi nhuận, tuy nhiên việc mở rộng sản xuất không phải ngày một ngày hai, mà việc này phải làm trong một thời gian dài, do đó cầu lao động khi lợi nhuận tăng luôn tăng chậm hơn ( ta có thể lấy ví dụ như sau : một doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, thuê thêm lao động, khi đó doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua thêm thiết bị máy móc rồi sau đó mới thuê thêm công nhân ; tuy nhiên có những công trình xây dựng phải mất hàng tháng thậm chí hàng năm, từ đó có thể thấy doanh nghiệp không thể ngay lập tức thuê thêm lao động được). Cúng như lợi nhuận, khi tài sản tăng, doanh nghiệp cũng có xu hướng mở rộng sản xuất từ đó làm tăng cầu lao động, tuy nhiên cầu lao động tăng chậm hơn so với tốc độ tăng tài sản ; cụ thể : nếu tài sản tăng 1% thì cầu lao động tăng 0.37%.

Một phần của tài liệu sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích một số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w