1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập luật hôn nhân gia đình những ngoại lệ của việc huỷ kết hôn trái pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này

15 782 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 32,42 KB

Nội dung

Luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 quy định về điều kiện kết hôn của nam nữ. tuy nhiên hiện nay, cùng với sự vận động và phát triển chung của xã hội vẫn tồn tại một số tập tục, lề thói cũ trong đời sống hôn nhân và gia đình. hiện tượng kết hôn vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn vẫn xảy ra ở hầu kháp các vùng miền trong cả nước, làm xấu đi quan hệ trong đời sống gia đình, dẫn đến đời sống hôn nhân không lành mạnh. đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới quá trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở nước ta. thực tiễn đó đòi hỏi nhà nước ta cần có phương hướng xử lí các trường hợp này.Khi xem xét hủy việc kết hôn của những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo pháp luật nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và con cái của họ, trong việc hủy kết hôn cũng xảy ra các trường ngoại lệ khi kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn nhưng không bị hủy việc kết hôn đó.Để làm rõ vấn đề này nhóm em đã chọn đề tài: những ngoại lệ của việc huỷ kết hôn trái pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này để sâu tìm hiểu một số trường hợp ngoại lệ của việc huỷ kết hôn trái pháp luật cũng như một số giải pháp cho vấn đề này.

Trang 1

Đề bài: NHỮNG NGOẠI LỆ CỦA HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẤN ĐỀ NÀY.

BÀI LÀM:

A.MỞ BÀI.

Luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 quy định về điều kiện kết hôn của nam

nữ tuy nhiên hiện nay, cùng với sự vận động và phát triển chung của xã hội vẫn tồn tại một số tập tục, lề thói cũ trong đời sống hôn nhân và gia đình hiện tượng kết hôn vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn vẫn xảy ra ở hầu kháp các vùng miền trong cả nước, làm xấu đi quan hệ trong đời sống gia đình, dẫn đến đời sống hôn nhân không lành mạnh đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới quá trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở nước ta thực tiễn đó đòi hỏi nhà nước ta cần có phương hướng xử lí các trường hợp này.Khi xem xét hủy việc kết hôn của những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo pháp luật nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và con cái của họ, trong việc hủy kết hôn cũng xảy ra các trường ngoại lệ khi kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn nhưng không bị hủy việc kết hôn đó.Để làm rõ vấn đề này nhóm em đã chọn đề tài: "những ngoại lệ của việc huỷ kết hôn trái pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này" để sâu tìm hiểu một số trường hợp ngoại lệ của việc huỷ kết hôn trái pháp luật cũng như một số giải pháp cho vấn đề này

B.NỘI DUNG.

I.Hủy việc kết hôn trái pháp luật.

1.Khái niệm kết hôn trái pháp luật.

Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi

phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định( Điều 3 khoản 8 LHN &GĐ 2000) Điều kiện kết hôn ở đây phải được hiểu bao gồm việc vi phạm các trường hợp cho phép kết

Trang 2

hôn hay không được kết hôn( Điều 9 và điều 10 LHN&GĐ) Việc vi phạm các điều kiện kết hôn dẫn đến kết hôn trái pháp luật Tuy nhiên nếu hai người nam nữ dù có xác lập quan hệ vợ chồng và vi phạm về những điều kiện về nội dung của việc kết hôn nhưng họ không đăng ký kết hôn thì không thể gọi là kết hôn trái pháp luật mà chỉ gọi đó là quan

hệ như vợ chồng trái pháp luật (Bình luận khoa học LHNGĐ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Điện- Sách đã dẫn tr.84)

Quan hệ vợ chồng trái pháp luật cũng có thể xuất phát từ việc tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng sau khi hôn nhân bị hủy theo một bản án hay quyết định của Tòa án (Bình luận khoa học LHNGĐ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Điện- Sách đã dẫn tr.98) Mặt khác cũng cần lưu ý thử xem trong trường hợp hai bên kết hôn nhưng chỉ vi phạm điều kiện về đăng

ký kết hôn có phải là kết hôn trái pháp luật hay không? Điều này rất quan trọng vì nó sẽ được xếp hay không xếp vào phần các nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật Ta sẽ trở lại vấn đề này ở chương sau

Trong khi luật viết Việt Nam dùng cụm từ “kết hôn trái pháp luật” (Mariage illégale) để chỉ những trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện về nội dung lẫn hình thức thì người Pháp lại sử dụng cụm từ vô hiệu về kết hôn (Nullité de mariage)( Điều 180 và kế tiếp BLDS Pháp) nhằm ám chỉ các trường hợp kết hôn vi phạm những điều luật cấm dẫn đến hôn nhân vô hiệu

2.Nguyên tắc và biện pháp xử lí việc kết hôn trái pháp luật.

2.1.Căn cứ.

+Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn

+ Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn +Người đnag có vợ /có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

Trang 3

+ Mất năng lực hang vi dân sự mà vẫn kết hôn

+ Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau( khoản 5, Điều 10 LHN & GĐ năm 2000) 2.2/Các biện pháp xử lí.

Thứ nhất: đối với trường hợp kết hôn trước tuổi luật định( tảo hôn) Vi phạm khoản 1

điều 9 luật hôn nhân gia đình

Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy kết hôn trái luật mà một bên haowjc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy kết hôn trái luật Còn nếu đến thời điểm đó mà

cả hai đã đến tuổi kết hôn nhưng cuộc sống của họ không đạt được mục đích của hôn nhân thfi quyết định hủy kết hôn trái luật, nhưng nếu họ có cuộc sống chung bình thường hạnh phúc đã có con chung có tài sản chung thì khoongq uyết định hủy kết hôn trái luật, nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì tòa án thụ lý

để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung

Thứ hai: Đối với những trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn( vi phạm

khoản 2 Điều 9 LHN & GĐ năm 2000)Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà cuộc sống không hạnh phúc.Không có tình cảm vợ chồng thì tòa án quyết đinh hủy kết hôn trái luật nhưng nếu sau khi bị cưỡng ép bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép lừa dối

đã biết nhưng đã thong cảm tiếp tục chung sống hòa thuận thfi không quyết định hủy kết hôn Trong trường hợp có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn sau khi phát sinh mẫu thuẫn thì tòa án thụ lý giải quyết ly hôn theo thủ tục chung

Thứ ba: Đối với trường hợp người đang có vợ có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người khác vi phạm ( khoản 1 Điều 10 LNH &GĐ) Thì tòa án cần xử hủy việc kết hôn trái luật

Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp sau: đói với cán bộ, bộ đội ở miền nam đã có vợ/ chồng ở niêm nam tập kết ra miềm bắc 1954 là những trường hợp ngoài lệ có vi phạm

Trang 4

( khoản 1 điều 10) nhưng không nhất thiết xử hủy kết hôn trái luật Viêc kết hôn sau của

họ mà tùy từng trường hợp tòa án nhân dân các cấp sẽ giải quyết theo hướng dẫn tại thông tư số 60/ DS ngày 22/2/1978 của tòa án nhân dân tối cao

Một người đang có vợ có chồng nhưng tình trạng đã trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài mà kết hôn với người khác, nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn sau họ đã ly hôn với người vợ người chồng của lần kết hôn trước thì không quyết định hủy việc kết hôn trái luật đối với lần kết hôn sau Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung

Thứ tư: Đối với các trường hợp kết hôn vi phạm các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 10 LHN&GĐ

khi có yêu cầu tòa án cần xử hủy việc kết hôn mà không có ngoại lệ nào

Thứ năm: Đối với trường hợp kết hôn vi phạm Điều 12, 15 LHN & GĐ

II.Các trường hợp ngoại lệ của hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Những trường ngoại lệ của hủy việc kết hôn trái pháp luật là những trường hợp vi phạm một trong các điều kiện kết hôn,nhưng hành vi vi phạm đó đến thời điểm phát hiện không còn nữa

1.Đối với trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn.Nếu sau khi bị cưỡng

ép, bị lừa dối đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

*Khái niệm về cưỡng ép kết hôn và lừa dối kết hôn.

Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của

họ theo hướng dẫn của nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao , thì hành vi cưỡng ép kết hôn có thể là :một bên đe

Trang 5

dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất … để ép buộc bên kia đồng ý kết hôn Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân

tự nguyễn giữa hai bên nam nữ.có thể là dùng Thủ đoạn khác như là buộc một bên hoặc hai bên đi xa, nhằm chia rẽ họ, bắt cóc người khác kết hôn với mình trái ý muốn của họ… Một bên hoặc là cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép nên phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ như : cha mẹ buộc con cái kết hôn để trừ nợ, cha mẹ hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con họ phải kết hôn với nhau…

Lừa dối để kết hôn là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về người đó làm

cho người kia lầm tưởng mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì có ích cho người kia nhằm lằm cho người kia đồng ý kết hôn.Theo hướng dẫn nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì có thể coi là có hành vi lừa dối kết hôn khi một bên hứa là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, bảo lãnh ra nước ngoài, một bên không có khả năng sinh lí hoặc bị nhiễm HIV nhưng cố tình dấu… hành vi lừa dối để kết hôn khác với sự nhầm lẫn đó là nếu một người chỉ nhầm lẫn về một số yếu tố về người kia như nhầm lẫn về nghề nghiệp,

về địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình… thì sẽ không được coi là thiếu sự tự nguyện khi kết hôn

Người có quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật trong trường hợp cưỡng ép kết hôn và bị lừa dối kết hôn thì theo khoản1 Điều 15 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có

quy định là “1 Bên bị cưỡng ép ,bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 luật này”.Đường lối để xử lí trường hợp về trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết

hôn (vi phạm khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình hiện hành).Đối với bị cưỡng ép

Trang 6

hoặc lừa dối để kết hôn trái với nguyên tắc tự nguyện kết hôn Vì vậy tòa án sẽ xử hủy việc kết hôn

Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp có tính riêng biệt tuy vi phạm về việc thiếu

sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên khi nam nữ kết hôn nhưng sẽ không hủy việc kết hôn này: nếu sau khi bị cưỡng ép ,bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép, bị lừa dối đã biết nhưng cảm thông , tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định việc hủy kết hôn Nhưng nếu sau đó mà phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án thụ lí

vụ việc để giải quyết việc li hôn thì giải quyết theo thủ tục chung.Đây là trường hợp ngoại lệ khi có hành vi vi phạm nguyên tắc tụ nguyện trong việc kết hôn nhưng không bị hủy việc kết hôn này, điều này phù hợp với hai bên hạn chế việc ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ( con cái, tài sản )

2 Người đang có vợ hoặc có chồng lại kết hôn hoặc chung sống với người khác như

vợ chồng.

Người đang có vợ hoặc đang có chồng bị cấm kết hôn với người khác (37) Theo hướng dẫn của của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao(mục 1 điểm c tiểu điểm c.1 Nghị quyết số 02/2002/NQ-HĐTP) thì “người đang có vợ có chồng” được hiểu là:

1 Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa li hôn

2 Người đang chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn (tái khẳng định tại khoản 3 điểm a NQ 35/2000/QH10 của Quốc Hội)

3 Người chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không

Trang 7

đăng kí kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày nghị quyết này có hiệu lực cho đến 01/01/2003)

Vì vậy những người được nêu trên chỉ được kết hôn nếu ở tình trạng không tồn tại hôn nhân này

Như vậy nếu có một hôn nhân thứ hai đối với các người nói trên thì việc kết hôn lần sau xem như là kết hôn trái pháp luật Nếu vi phạm nguyên tắc này không những việc kết hôn

bị tuyên bố là kết hôn trái pháp luật mà người liên quan còn vị xử phạt về hành chính hay

bị truy cứu về mặt hình sự (38) Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý việc chung sống như vợ chồng của người đã kết hôn với một người khác chỉ bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu

về mặt hình sự với tội danh “vi phạm chế độ một vợ, một chồng” vì pháp luật không công nhận cuộc sống này là hôn nhân thực tế mà chỉ gọi đó là quan hệ như vợ chồng trái pháp luật; vì vậy người vợ/chồng của hôn nhân chính thức không thể khởi kiện nhằm xin “tiêu hủy hôn nhân trái pháp luật này…” đối với quan hệ thứ hai

Ngoại lệ của nguyên tắc một vợ một chồng được pháp luật công nhận đối với những cán

bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1945 mà lấy vợ, lấy chồng khác thì hôn nhân sau vẫn có hiệu lực dù rằng việc công nhận này chủ yếu về phương diện thừa kế

Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của TANDTC; Nghị quyết 02-HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Đây là trường hợp vi phạm khoản 1 điều 10 Luật hôn nhân và gia đình nhưng không nhất thiết phải xử hủy việc kết hôn sau của họ, tùy trường hợp tòa án nhân dân các cấp giải quyết khi có yêu cầu của các đương sự.Tòa có thể giải quyết cho ly hôn nếu các đương sự thực sự mong muốn được chấm dứt hôn nhân.Trong trường hợp người vợ hoặc người chồng ở miền nam yêu cầu hủy việc kết hôn của chồng hoặc vợ mình với người ở miền bắc thì tòa án cần giải thích cho họ thấy hoàn cảnh của đất nước dẫn đến tình trạng này và khuyên họ rút đơn, còn nếu không rút đơn thì “ tòa án đưa ra xét xử và trong trường hợp đó không thỏa mãn

Trang 8

được yêu cầu của đương sự” ( thông tư 60/DS ngày 22/2/1978 của tòa án nhân dân tối cao).( cá biệt có trương hợp nếu sau khi điều tra có bằng chứng rõ ràng rằng người tập kết

đã có vợ hoặc chồng ở miền nam lại nói dối là chưa, nay người vợ người chồng lấy sau cho rằng bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của họ thì tòa án xử việc hủy kết hôn đó)

3 Kết hôn trước tuổi luật định:

Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn nhưng cuộc sống của họ bình thường, hạnh phúc đã có con chung có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Khoản 1 Điều 9 Luật HN và GĐ quy định độ tuổi kết hôn như sau: “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”.Theo như quy định này, những trường hợp nam

nữ kết hôn mà chưa đủ điều kiện về độ tuổi luật định đều bị coi là kết hôn trái pháp luật

và sẽ bị toà án nhân dân xử huỷ Tuy nhiên, huỷ việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ Vì vậy, khi

xử lý các trường hợp yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là xem xét, đánh giá thực chất quan hệ tình cảm giữa hai người kết hôn trái pháp luật kể từ khi kết hôn cho đến khi toà án xem xét cuộc hôn nhân của họ từ đó toà án có quyết định

đúng đắn, bảo đảm “thấu tình, đạt lý”.

Điều này đã được thể hiện rõ tại điểm d1 mục 2 NQ số 02/2000/NQ – HĐTP, theo đó khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định như sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật

Trang 9

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung

Có thể thấy trường hợp thứ ba được nêu trên đây là một trường hợp ngoại lệ của việc huỷ kết hôn trái pháp luật - vi phạm quy định về độ tuổi Như vậy, không phải mọi trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi kết hôn đều bị xử huỷ khi có yêu cầu mà tuỳ vào từng trường hợp, căn cứ vào việc vi phạm đó có còn tồn tại hay không (có còn ở độ tuổi chưa được kết hôn hay không), căn cứ vào cuộc sống vợ chồng sau kết hôn trái pháp luật

mà toà án có các phán quyết khác nhau Nếu những vi phạm điều kiện kết hôn không còn tồn tại vào thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật và cuộc sống vợ chồng sau khi kết hôn bình thường và không phát sinh mâu thuẫn thì không huỷ việc kết hôn trái pháp luật Với quy định đó cho thấy, nhà làm luật và những người thi hành pháp luật

đã có khuynh hướng mềm dẻo trong việc áp dụng các quy định về huỷ kết hôn trái pháp

luật.

4 Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng không đăng kí kết hôn

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, các trường hợp chung sống với nhau như

vợ chồng, không có đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng (khoản 1 Điều 11) Trong trường hợp các bên chung sống có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật Đồng thời, luật

Trang 10

cũng không quy định cụ thể cách thức giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái giữa các bên có quan hệ chung sống Hiện chỉ có Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày

9-6-2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2000 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về vấn đề này, nhưng chủ yếu điều chỉnh các quan hệ chung sống phát sinh trước ngày 1-1-2001 (ngày Luật HN&GĐ

có hiệu lực)

Thời gian qua, hiện tượng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn vẫn còn tồn tại; thậm chí, tình trạng "sống thử" ngày càng nhiều Đi đôi với hiện tượng này là các vấn đề về con chung, nhân thân và tài sản giữa hai bên phát sinh khá phức tạp khi có tranh chấp hoặc chấm dứt việc sống chung Tình trạng này cho thấy, hôn nhân thực tế là một vấn đề lớn liên quan đến các quyền cơ bản của cá nhân, sự ổn định trong các quan hệ

xã hội và quan hệ tài sản Thông thường, những trường hợp có làm đám cưới theo phong tục tập quán thì đã mặc nhiên được họ hàng, người thân xem là một cặp vợ chồng Theo

đó, nhiều người nghĩ rằng tài sản giữa những cặp đôi này sẽ là tài sản chung của vợ chồng, con đẻ giữa họ sẽ là con chung, nhưng họ quên rằng để có được quyền lợi rất

"bình thường" đó thì các cặp vợ chồng phải đăng ký kết hôn Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Luật HN&GĐ sửa đổi cần đưa ra các quy định về hôn nhân thực tế như giải quyết hậu quả pháp lý của các vấn đề này hoặc cân nhắc, xem xét, thừa nhận hay không thừa nhận hôn nhân thực tế của các trường hợp chung sống như vợ chồng trong các trường hợp đặc thù về mặt lịch sử hoặc đặc thù về phong tục tập quán

Luật HN&GĐ hiện hành không thừa nhận quan hệ vợ chồng nếu không đăng ký kết hôn Quy định này là phù hợp Tuy nhiên, Nghị quyết số 35/2000/QH10 quy định:

"Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3-1-1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký

Ngày đăng: 01/10/2018, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w