1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nạn nhân bạo lực gia đình : khái niệm , phân loại ”

14 327 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 34,33 KB

Nội dung

Gia đình là một tế bào, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đang là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo hành trong gia đình đang diễn ra. Chúng ta ai cũng đều biết rằng, bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả những người xung quanh và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội . Vậy nên việc tìm hiểu rõ các vấn đề về bạo lực gia đình đang trở nên rất cần thiết hơn bao giờ hết trong lúc này để từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống một cách kịp thời chsinh xác hạn chế đến mức tối đa nạn bạo lực gia đình . Và trong phạm vi bài viết này em xin làm rõ vấn đề đó là “ Nạn nhân bạo lực gia đình : khái niệm , phân loại ”

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

I Khái quát chung về bạo lực gia đình 2

II Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình 3

III Các hình thức bạo lực gia đình 5

1 Nạn nhân của hành vi bạo lực về thể chất 5

2 Nạn nhân của hành vi bạo lực tinh thần 7

3 Nạn nhân của hành vi bạo lực về kinh tế 8

4 Nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục 8

IV Ý nghĩa của việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình 10

V Một số giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 2

MỞ ĐẦU

Gia đình là một tế bào, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đang là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo hành trong gia đình đang diễn ra Chúng ta ai cũng đều biết rằng, bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả những người xung quanh và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội Vậy nên việc tìm hiểu rõ các vấn đề về bạo lực gia đình đang trở nên rất cần thiết hơn bao giờ hết trong lúc này để từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống một cách kịp thời chsinh xác hạn chế đến mức tối đa nạn bạo lực gia đình Và trong phạm vi bài viết này em xin làm rõ vấn đề đó là “ Nạn nhân bạo lực gia đình : khái niệm , phân loại ”

NỘI DUNG

I Khái quát chung về bạo lực gia đình

Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư

Trang 3

Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình, bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình

Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hoặc đánh đập người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó (Tạp chí lý luận chính trị, tháng 4 – 2005) Ở Việt Nam, điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:“Bạo lực gia đình là hành vi cố

ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” Phần lớn bạo lực gia đình

là bạo lực giới, nghĩa là bạo lực được thực hiện bởi nam giới đối với phụ nữ; và bạo lực gia đình giữa vợ và chồng được coi là một hình thức phổ biến nhất trong bạo lực gia đình

II Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình

Khái niệm nạn nhân bạo lực gia đình được hiểu là : những thành viên trong gia đình bị tổn hại hoặc có nguy cơ tổn hại về thể chất hoặc kinh tế từ những hành

vi bạo lực do những thành viên gia đình khác gây nên

Như vậy để hiểu rõ và nắm bắt chính xác khái niệm về nạn nhân bạo lực gia đình thì ngoài việc hiểu biết về khái niệm bạo lực gia đình ở phần I thì chúng

ta phải làm rõ các khái niệm về : Gia đình là gì ? Thành viên gia đình là gì ? gồm những ai ?

Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội Không giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể Mối quan hệ gia đình được

Trang 4

thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát

Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)

Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…

Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình

Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc

là những người cùng sống trong một gia đình… Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể )

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và

Trang 5

con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ

vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau Theo các nhà nghiên cứu đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơn thuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng nạn nhân bạo lực gia đình ở đây không chỉ gói gọn trong phạm vi của một gia đình truyền thống nữa mà nó còn rộng hơn đó là trong phạm vi của một gia đình hiện đại Vậy nạn nhân bạo lực gia đình ở đây cũng có thể là vợ chống , bố mẹ , con cái , con rể , con nuôi , bố mẹ

nuôi …

III Các hình thức bạo lực gia đình.

Xã hội càng phát triển thì các hình thức bạo lực gia đình ngày càng đa dạng

và tinh vi có nhiều cách phân loại về nạn nhân bạo lực gia đình tuy nhiên phân loại nạn nhân bạo lực gia đình theo hình thức bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực gia đình được phân loại như sau :

1 Nạn nhân của hành vi bạo lực về thể chất

Hành vi bạo lực về thể chất là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ đó là những hành vi như đá, đấm, tát…tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân Kiểu hành vi này xảy ra khi

Trang 6

hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất giữa vợ và chồng, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già

Bạo lực về thể chất để lại hậu quả rất nghiêm trọng đối với nạn nhân Bạo lực về thể chất gây ảnh hưởng hết sức to lớn đến sức khoẻ và tính mạng của nạn nhân bị bạo lực Bị đánh đập, hành hạ về mặt thể xác khiến cho nạn nhân suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động và có thể dẫn tới một số bệnh như tâm thần hoặc cũng có thể bị giết hoặc một số tìm cách tự tử

Ngày nay, bạo lực trong gia đình khiến cho tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao Nhất là những phụ nữ ở các thành phố lớn hoặc có trình độ dân trí cao thường chọn cho mình phương án giải thoát khỏi bị đánh đập hành hạ bằng con đường ly hôn

Ở Việt Nam Bạo lực gia đình đang là một vấn đề có tính chất toàn quốc, được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ

và trẻ em là hiện tượng phổ biến trong tồn tại ở tất cả các nước Bạo lực gia đình

đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ trên toàn thế giới và là một trở ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới

Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được phát hiện với hậu quả để lại ngày càng nặng nề hơn.Theo báo cáo của Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em ViệtNam năm 2006: 97% nạn nhân của bạo lực gia đình chính là những người phụ nữ Họ là những người yếu đuối về mặt sức khoẻ hoặc mặt kinh tế nên thường phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: chịu sự đánh đập, chửi mắng (bạo lực thể chất).Theo khảo sát gần đây của uỷ ban các vấn đề của Quốc hội cho thấy 2,3% gia đình có hành vi bạo lực thể xác, 25% là bạo lực về tình cảm và 30% là bạo lực tình dục.Và

để thấy được thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào

Trang 7

và hậu quả của nó ra sao thì chúng ta có thể thấy qua những con số thông kê về các mặt

2 Nạn nhân của hành vi bạo lực tinh thần

Hành vi bạo lực tinh thần là hành vi : Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong một thời gian dài…tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân Đây là hình thức bạo lực khó xác định nhất, khó có thể nhìn thấy được và diễn ra một cách

âm thầm Đa số người dân khi được hỏi về bạo lực tinh thần đều cho rằng bạo lực tinh thần là chửi mắng, sử dụng ngôn ngữ để xúc phạm nhân phẩm người khác

Tuy nhiên, còn có một loại hình bạo lực tinh thần theo kiểu ""trí thức"" và

""im lặng là vàng"" còn nguy hiểm và khó đấu tranh hơn nhiều Bạo hành tinh thần còn ở những hành động như: cấm đoán, cô lập không cho tiếp xúc với người khác; quấy rối và gây áp lực một cách thường xuyên về tâm lý Có trường hợp con cháu không ngần ngại bỏ rơi ông, bà, cha, mẹ; xua đuổi, hành hạ, gây sức ép tâm lý để đạt được lợi ích về kinh tế Nhiều trường hợp, người chồng do ghen tuông đã tổ chức cho người theo dõi vợ, không cho vợ giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp Bạo lực tinh thần thường xảy ra ở các gia đình trí thức, có nhiều gia đình rất khá giả, cả hai vợ chồng đều là cán bộ có trình độ học thức cao Do vậy, nạn nhân trong trường hợp này thường không muốn lên tiếng để tránh điều tiếng cho gia đình, gây khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý

Thực tế trong cuộc sống mỗi khi nhắc đến bạo lực gia đình, người ta thường nghĩ tới các hình thức bạo lực thể chất và theo thống kê tại các tỉnh, thành phố thì hình thức bạo lực thể chất luôn chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên, bạo lực thể chất lại dễ phát hiện và ngăn chặn, nhất là khi pháp luật được tăng cường, trình độ dân trí tăng lên Trong khi đó, bạo lực tinh thần lại khó phát hiện và xử lý vì không để lại "tang chứng, vật chứng" trên cơ thể nạn nhân, lại có chiều hướng gia tăng khi kinh tế - xã

Trang 8

hội phát triển Bạo lực tinh thần không chỉ gây tổn thương lên nạn nhân trực tiếp

mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em Không khí căng thẳng trong gia đình sẽ khiến tâm lý trẻ không ổn định, có thể gây lệch lạc về nhận thức cũng như sự phát triển thể chất của trẻ

3 Nạn nhân của hành vi bạo lực về kinh tế

Hành vi Bạo lực kinh tế là hành vi cố ý sử dụng phương tiện kinh tế để

kiểm soát vợ hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp của vợ hoặc ngăn cấm vợ tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc ép vợ làm việc quá sức Bao gồm các hành vi như ép buộc thành viên khác trong gia đình lao động quá sức hoặc đóng góp vượt quá khả năng thu nhập của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên khác trong gia đình bắt họ phụ thuộc tài chính

Bạo lực về kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo lực tinh thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo lực tình dục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà bạo lực kinh tế hiện hữu trong các gia đình trong xã hội hiện nay thì hầu hết nạn nhân của bạo lực của kinh tế đó là người phụ

nữ bởi khi các ông chống đều cho mình là trụ cột của gia đình thì họ có quyền kiểm soát tất cả các mặt về kinh tế của gia đình Vậy nên việc tiếp cận các nguồn lực về kinh tế , và tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập gia đình của người phụ

nữ bị hạn chế rất nhiều đồng thời tạo nên việc người vợ phải phụ thuộc người chống về kinh tế Không dừng lại ở đó bạo lực gia đình về kinh tế còn thể hiện ở việc các thành viên bị bắt phải lao động quá sức của mình , kiểm soát thu nhập của thành viên khác trong gia đình bắt họ phụ thuộc tài chính hoặc đóng góp vượt quá khả năng thu nhập của họ dẫn đến việc họ bị suy kiệt về thể chất , sức khỏe

Trang 9

4 Nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục

Hành vi bạo lực tình dục là ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn, Bao gồm các hành vi như hãm hiếp, cưỡng ép quan hệ tình dục; sử dụng những lời

lẽ hoặc hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị làm nhục; đe dọa để quan hệ tình dục

Bạo lực tình dục là cưỡng ép, ép buộc phụ nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ phận trên cơ thể phụ nữ, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng công cụ tình dục; xem phụ nữ chỉ như là một đối tượng tình dục; ép phụ nữ phải quan hệ tình dục hoặc bắt phải xem các hình ảnh khiêu dâm mà người phụ nữ không muốn hoặc ép phải quan hệ tình dục khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá trình quan hệ tình dục Trong đời sống vợ chồng ở nhiều gia đình, hôn nhân được hiểu như là sự cho phép người đàn ông có quyền tiếp cận tình dục với người vợ vô điều kiện và họ có sức mạnh để củng cố sự tiếp cận này thông qua cưỡng bức nếu thấy cần thiết Không ít phụ nữ khi không đồng ý quan hệ với chồng đã bị chồng chì chiết, chửi mắng thậm tệ, thậm chí bị trói vào cột nhà để hãm hiếp

Bị bạo hành về tình dục đã khiến người phụ nữ có cảm giác như mình chỉ là công cụ giải quyết sinh lý của chồng nên cảm thấy quan hệ sợ mỗi khi gần gũi với chồng Trong quan hệ “phòng the”, lẽ ra người phụ nữ cũng có quyền được trân trọng thì trái lại, họ lại bị trước đi quyền được làm vợ, nghĩa là được nâng niu, chiều chuộng và được yêu thương Họ cỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phục vụ và phục vụ Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên thì trong hơn 30.000 cuộc gọi điện thoại đến nhờ Trung tâm tư vấn có liên quan đến bạo lực gia đình thì có gần 2000 cuộc gọi liên quan đến bạo lực tình dục (Gia đình và Xã hội, số 160 ra ngày 6/10/2005) Bạo lực tình dục đang ngày càng trở nên pổ biến ở các nông thôn và thành thị Tuy nhiên, trên thực tế nhiều

Trang 10

người phụ nữ nói chung, thậm chí cả những người phụ nữ là nạn nhân của dạng bạo hành này cũng không biết họ đang bị bạo lực tình dục, nhiều người phụ nữ còn rất ngạc nhiên Quả thật, bạo lực tình dục còn là vấn đề khá mới mẻ với rất nhiều phụ nữ trong xã hội ta hiện nay

Nghiên cứu quốc gia cho thấy cứ khoảng 10 phụ nữ từng kết hôn thì có 01 người đã từng bị chồng bạo lực tình dục trong đời (9,9%) Cuộc điều tra năm

2006 của Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội tại 08 tỉnh, thành phố cho thấy

có đến 30% phụ nữ trả lời đã từng bị chồng bắt quan hệ tình dục ngoài ý muốn13

ngoài cách phân loại về nạn nhân bạo lực gia đình trên thì chúng ta có nhiều cách phân loại khác ví dụ như phân loại dựa trên giới tính : nạn nhân bạo lực gia đình được chia ra là nạn nhân là nữ giới và nam giới Dựa trên thể chất thì có nạn nhân của bạo lực gia đình bao gồm , Người già yếu , trẻ em , và người trưởng thành Dựa trên tiêu chí về hậu quả của hành vi thì có người có nguy cơ bị bạo hành gia đình và người đã bị bạo lực gia đình tuy nhiên những cách phân

loại này ít được đưa ra vì chúng không quá phổ biển cũng như chưa đáp ứng được hết yêu cầu mà phân loại nạn nhân bạo lực gia đình đặt ra

Dù là bạo lực gia đình xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào cũng gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới các thành viên khác

IV Ý nghĩa của việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình

Qua việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình sẽ giúp đưa ra cái nhìn tổng quan thực trạng bạo lực gia đình … từ đó đưa ra các chính sách biện pháp phù hợp cho vấn đề bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay

Việc phân loại nạn nhân bạo lực gia đình có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm người hỗ trợ kịp thời để bảo vệ lợi ích của nạn nhân bạo lực gia đình Như chúng

Ngày đăng: 01/10/2018, 08:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban Soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình củamột số nước trên thế giới
Tác giả: Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI, Ban Soạn thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
2. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009), “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình”, Tạp chí Luật học, ( Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm của các cơ quan nhànước trong việc phòng chống bạo lực gia đình”
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Năm: 2009
3. Phạm Văn Dũng – Nguyễn Đình Thơ (2009), Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu và thực hiệnLuật Phòng, chống bạo lực gia đình
Tác giả: Phạm Văn Dũng – Nguyễn Đình Thơ
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2009
4. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình, Tập 1 – Gia đình, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân vàgia đình, Tập 1 – Gia đình
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
5. Trần Thị Hòe (2010), “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ”, Tạp chí Khoa học Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lựcgia đình đối với phụ nữ”
Tác giả: Trần Thị Hòe
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w