Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đã có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như những thay đổi về chính sách để phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là chính sách thương mại hàng hoá nói chung, chính sách liên quan đến xuất xứ hàng hoá nói riêng. Với những thay đổi đó đã dẫn đến sự ra đời của nhiều văn bản pháp lí liên quan cũng như có nhiều công trình tìm hiểu các vấn đề và khía cạnh liên quan đến vấn đề nêu trên . Và trọng phạm vi bài tập lớn học kì lần này em xin xin lựa chọn đề tài “ phân tích quy định cơ bản vê áp dụng quy tắc xuất xứ tại Việt Nam ” để làm đề tài nghiên cứu của mình .
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và đã có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như những thay đổi về chính sách để phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là chính sách thương mại hàng hoá nói chung, chính sách liên quan đến xuất xứ hàng hoá nói riêng Với những thay đổi đó đã dẫn đến sự ra đời của nhiều văn bản pháp lí liên quan cũng như có nhiều công trình tìm hiểu các vấn đề và khía cạnh liên quan đến vấn đề nêu trên Và trọng phạm vi bài tập lớn học kì lần này em xin xin lựa chọn đề tài “ phân tích quy định cơ bản vê áp dụng quy tắc xuất xứ tại Việt Nam ” để làm đề tài
Trang 2NỘI DUNG
I. Những khái niệm cơ bản
1. Xuất xứ hàng hóa
“Xuất xứ hàng hóa” được hiểu là nước nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa, hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó
Tài liệu pháp lý để chứng minh xuất xứ hàng hóa là “Giấy chứng nhận xuất xứ” – gọi là C/O
Hàng hóa có thể là nguyên liệu hoặc sản phẩm đã, đang và sẽ đưa vào sử dụng trên thị trường thông qua việc sản xuất, xuất nhập khẩu Nguyên liệu bao gồm nguyên liệu thô, thành phần, phụ tùng, linh kiện, bộ phận rời và các hàng hoá
mà có thể hợp lại để cấu thành một hàng hoá khác Sản phẩm được hiểu là vật phẩm có giá trị thương mại, đã trải qua một hay nhiều quá trình sản xuất
2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
Trong thương mại quốc tế, quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa) Trong nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế chống bán phá giá, hạn ngạch…) Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…) Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có
Đối với doanh nghiệp, quy tắc xuất xứ hàng hóa của từng nước có thể ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp (ví dụ khi quy tắc này được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu quyết định hàng hóa của doanh nghiệp có
Trang 3được hưởng thuế ưu đãi theo GSP không hoặc có bị áp thuế chống bán phá giá không)
3. Mục đích của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa?
Với việc áp dụng tương đối rộng rãi nguyên tắc ưu đãi thuế quan phổ cập, hàng hóa nhập khẩu vào các nước hiện nay được áp dụng các mức thuế quan và các quy chế nhập khẩu tương tự nhau, không phân biệt hàng hóa đó có xuất xứ từ nước nào Vì vậy trong nhiều trường hợp việc xác định xuất xứ hàng hóa là không cần thiết
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp phải xác định xuất xứ hàng hóa Trên thực tế, mỗi nước đều có quy tắc xuất xứ hàng hóa áp dụng cho hàng nhập khẩu vào nước mình nhằm phục vụ các mục đích sau:
- Để thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này);
Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan (ví dụ GSP);
- Phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ xác định lượng nhập khẩu, trị giá nhập khẩu từ từng nguồn);
- Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa;
- Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định
II. Quy định cơ bản về áp dụng quy tắc xuất xứ tại Việt Nam
Những cam kết của Việt Nam liên quan đến quy tắc xuất xứ được thể hiện từ đoạn 239 đến 244 trong Báo cáo Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO Trong các cam kết của mình khi gia nhập WTO, Việt Nam xác nhận kể từ ngày gia nhập WTO, pháp luật và các quy định khác của Việt Nam về quy tắc xuất xứ đối
Trang 4huệ quốc sẽ được áp dụng đúng theo các quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO Liên quan đến xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi, Việt Nam cam kết khi nhận được yêu cầu của một nhà xuất khẩu, nhập khẩu hoặc bất kỳ người nào có lý
do chính đáng, cơ quan hải quan của Việt Nam sẽ xác định xuất xứ hàng nhập khẩu
và định ra các điều kiện mà theo đó việc xác định xuất xứ sẽ được tiến hành Theo các quy định của Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ của WTO nói trên, bất kỳ yêu cầu xác định nào như vậy cũng sẽ được chấp nhận ngay cả trước khi việc mua bán hàng hoá được bắt đầu và việc xác định xuất xứ đó sẽ có hiệu lực trong vòng ba năm Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết sẽ không sử dụng quy tắc xuất xứ như một công
cụ để theo đuổi các mục tiêu thương mại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất về hài hoà hoá và thuận lợi hoá các thủ tục thương mại trong trao đổi thương mại quốc tế, việc chuẩn hoá các quy định, quy tắc về nguồn gốc xuất xứ sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với luật lệ thương mại quốc tế Tính đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh về quy tắc xuất xứ được đánh giá là phù hợp với Công ước Kyoto và Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hoá của WTO Nền tảng của
hệ thống các quy định là Luật Thương mại 2005, đây được coi là văn bản gốc điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, trong đó có dành một điều quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Điều 33), cụ thể: “Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp sau: Hàng hoá được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên.Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” Quy định này đã được cụ thể hoá tại Nghị định số
19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá, Nghị định quy định rõ về quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá…cụ thể đó là :
Trang 5Việc xác định xuất xứ hàng hóa có 2 quy tắc – “Quy tắc xuất xứ ưu đãi” ở chương II và “Quy tắc xuất xứ không ưu đãi” ở chương III Nghị định số 19/2006/NĐ-CP
Quy tắc xuất xứ ưu đãi
Quy tắc xuất xứ ưu đãi được hiểu là các luật, quy định, quyết định hành chính được áp dụng để xác định hàng hoá có đủ tiêu chuẩn được hưởng đối xử ưu đãi theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn nhau ưu đãi thuế vượt ngoài phạm vi
áp dụng đối xử tối huệ quốc tại khoản 1 Điều 1 GATT
Quy tắc xuất xứ ưu đãi yêu cầu các Thành viên đảm bảo khi ban hành quyết định hành chính áp dụng chung, các yêu cầu cần đáp ứng sẽ được quy định rõ ràng, đặc biệt áp dụng tiêu chí chuyển hạng mục thuế quan, áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị và áp dụng tiêu chí công đoạn chế biến hay gia công; quy tắc xuất
xứ ưu đãi phải được dựa trên tiêu chuẩn khẳng định; đảm bảo xuất bản các luật, quy định dưới luật, quyết định hành chính liên quan tới áp dụng áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi; cấp kết quả đánh giá xuất xứ hàng hoá không chậm hơn 150 ngày
kể từ ngày có yêu cầu của bất kỳ người nào có đầy đủ thủ tục và lý do chính đáng, chấp nhận kết quả đánh giá xuất xứ hàng hoá trong vòng ba năm nếu kết quả đó vẫn tương đồng, trong trường hợp kết quả đánh giá xuất xứ hàng hoá không còn giá trị thì phải thông báo trước cho các bên liên quan; không được áp dụng hồi tố những quy định mới nếu gây tổn hại; các cơ quan chức năng có trách nhiệm phải giữ bí mật tuyệt đối thông tin mật được cung cấp nhằm thực thi quy tắc xuất xứ ưu đãi
Có hai trường hợpvề quy tắc xuất xứ ưu đãi:
- Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế ( Điều 4) : là việc xác
định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan
và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, và các văn bản pháp luật có liên quan
Trang 6- Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi
đơn phương khác (Điều 5): là việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu (để được
hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác) được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho các hàng hóa nằm ngoài thỏa thuận ưu đã về thuế quan, phi thuế quan, và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại
Theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi, hàng hóa được xem là có xuất xứ khi thuộc một trong hai trường hợp:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần tuý bao gồm: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý
được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;
(ii) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;
(iii) Các sản phẩm từ động vật sống nêu trên;
(iv) Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;
(v) Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra
từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó;
(vi) Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế;
Trang 7(vii) Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó;
(viii) Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu trên được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó;
(ix) Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
(x) Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó
Ví dụ, Gạo nếp, gạo thơm, quả dứa … có xuất xứ thuần túy từ Campuchia -khi nhập khẩu vào VN sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặt biệt
- Hàng hóa có xuất xứ không thuần tuý : Hàng hóa có xuất xứ không thuần
tuý được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện cộng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này
Tiếp sau Nghị định 19/2006/NĐ-CP, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá; Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá (được sửa đổi bởi Thông tư số 10/2006/TT-BTM ngày 01/6/2006)
Một loạt các Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá để được hưởng
Trang 8ngày 08/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản; Thông tư 10/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế; Thông tư số 04/2010/TT-BCT ngày 25/01/2010 của Bộ Công Thương Về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thoả thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Bộ Công Thương nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam – Lào; Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ; Thông tư
số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công Thương thực hiện quy tắc xuất
xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN…Ngày 26/2/2009 Bộ Tài chính
đã ban hành Thông tư số 37/2009/TT-BTC hướng dẫn về việc không thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Có thể nói, Việt Nam có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang được cập nhật và chuẩn hoá các quy định về quy tắc xuất xứ, phù hợp với nguyên tắc trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, tạo ra một hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, rõ ràng và đầy đủ để điều chỉnh vấn đề về quy tắc xuất xứ Song cũng cần nhìn nhận trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam đang từng bước đưa các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới thì các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xuất xứ hàng hoá vẫn cần được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn
III. Sự cần thiết của việc áp dụng và hoàn thiện các quy tắc xuất xứ ở
Việt Nam
Việt nam đang đứng trước nhiều thách thức khi tham gia vào AFTA và WTO Trước những thời cơ mới Việt nam sẽ phải lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp,
Trang 9Việt nam cần phải đạt một tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả bảo đảm bước tiến vững chắc theo quan điểm phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Chiến lược phát triển thương mại quốc tế cũng là một phần quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội của Việt nam Việt nam cần “ đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại Nâng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường, tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu, tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong trị giá hàng xuất khẩu Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để sản xuất phục
vụ xuất khẩu…”
“Chủ động tham gia vào cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc, với bước đi thích hợp ”
Như vậy Đối với những nước có nền kinh tế hướng tới xuất khẩu của Việt Nam, lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng từ việc áp dụng quy tắc xuất xứ với các đối tác là ở việc các đối tác sẽ loại bỏ thuế quan cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi xuất sang thị trường đối tác
Nếu các quy định về quy tắc xuất xứ không phù hợp với tình hình sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của nước xuất khẩu thì hàng hóa nước đó sẽ khó đáp ứng được các điều kiện Vì vậy, quy tắc xuất xứ là một nội dung quan trọng trong bất kỳ hiệp định tự do thương mại nào Việc đàm phán để có được bộ quy tắc xuất xứ phù hợp sẽ quyết định lợi ích (từ thuế quan) của một nước trong hiệp định
tự do thương mại đến đâu trên thực tế Như vậy chúng ta cần phải ngày càng hoàn thiện các bộ quy tắc về xuất xứ hàng hóa để đạt được những lợi ích to lớn từ nó
KẾT LUẬN
Có thể nói quy tắc xuất xứ phản ánh một điểm hết sức quan trọng của thương
Trang 10tác dụng như một công cụ chính sách với nhiều mục đích Một mặt, quy tắc xuất xứ góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nước, tăng cường thương mại và thúc đẩy thương mại song phương giữa nước Mặt khác, quy tắc xuất xứ với các tiêu chí xuất xứ khắt khe và quy định phức tạp có tác dụng tránh được sự gia tăng nhập khẩu ngoài khả năng kiểm soát do ảnh hưởng của các ưu đãi cao hơn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://tapchiktdn.ftu.edu.vn/
5. thuvienphapluat.vn
6. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá, Nghị định quy định rõ về quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
7. là Luật Thương mại 2005