1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ bộ môn Pháp luật hình sự Việt Nam

133 100 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 788,5 KB

Nội dung

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thì thủ tục xét xử sơ thẩm là trung tâm; điều đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải luôn cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ chứng minh mới lựa chọn, áp dụng đúng, đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung, pháp luật chuyên ngành…v..v…và các văn bản hướng dẫn để giải quyết đúng đắn vụ án. Khi giải quyết, xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm, vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa rất quan trọng vì phải chứng minh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bằng việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ vụ án để ra quyết định tố tụng đúng đắn, kịp thời; vừa có trách nhiệm thu thập hoặc yêu cầu Viện kiểm sát thu thập chứng cứ; nếu không ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, mà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì phải tiến hành rất nhiều công việc để phục vụ hoạt động xét xử sơ thẩm; tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phải chấp hành đúng và đầy đủ tất cả các trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, cùng Hội đồng xét xử nghị án và nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh công lý ra bản án, quyết định giải quyết vụ án. VKSND với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đối tượng của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp là việc tuân thủ pháp luật của chủ thể có thẩm quyền trong họat động tư pháp. Viện kiểm sát có nhiệm vụ quyền hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật (bao gồm của Tòa án cùng cấp và của Tòa án cấp dưới trực tiếp chưa có hiệu lực pháp luật ) khi cho rằng bản án hoặc quyết định đó có vi phạm pháp luật mà đủ các căn cứ pháp lý kháng nghị; để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm với hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Thực tiễn nhiều năm qua trên toàn quốc cũng như tỉnh Quảng Ngãi cho thấy Viện kiểm sát đã kháng nghị phúc thẩm không ít những bản án, quyết định sơ thẩm của Hội đồng xét xử, quyết định sơ thẩm của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa với nội dung và phạm vi kháng nghị rất đa dạng. Sau khi cấp phúc thẩm giải quyết kháng nghị, tùy theo từng vụ án cụ thể mà không ít trường hợp khi điều tra lại dẫn đến thay đổi tội danh khởi tố, khởi tố bổ sung tội, khởi tố thêm người phạm tội, truy cứu chuyển khung tăng nặng, bổ sung các chứng cứ quan trọng của vụ án; sửa án cơ thẩm không cho bị cáo hưởng án treo; hủy quyết định sơ thẩm …điều đó góp phần nâng cao chất lượng tố tụng, trong đó có hoạt động xét xử theo các thủ tục nói riêng. Tuy nhiên, có những trường hợp kháng nghị thiếu căn cứ hoặc không cần thiết nên không được cấp phúc thẩm chấp nhận; ngược lại, có trường hợp đủ căn cứ nhưng không được kháng nghị hoặc có kháng nghị nhưng không được chấp nhận. Góp phần thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mới trong đó có yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng hình sự nên tác giả làm Luận văn với đề tài “Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”.

Ngày đăng: 29/07/2018, 10:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w