1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH xã hội tại tây NGUYÊN

224 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 62 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Lưu Kiếm Thanh 2. PGS.TS Lê Văn Đính HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Linh Giang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công 11 1.2. Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội 14 1.3. Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên 22 1.4. Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu 26 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 29 2.1. Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội 29 2.2. Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội 46 2.3. Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bài học cho Tây Nguyên về thực hiện chính sách an sinh xã hội 62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC THI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 75 3.1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính có ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 75 3.2. Thực thi một số chính sách an sinh xã hội vùng Tây Nguyên 84 3.3. Đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên hiện nay 101 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN 125 4.1. Quan điểm và yêu cầu đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 125 4.2. Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 131 4.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 157 KẾT LUẬN 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LINH GIANG

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LINH GIANG

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành : Quản lý công

Mã số : 62 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS Lưu Kiếm Thanh

2 PGS.TS Lê Văn Đính

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Linh Giang

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11

1.1 Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công 11

1.2 Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội 14

1.3 Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên 22

1.4 Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu 26

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 29

2.1 Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội 29

2.2 Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội 46

2.3 Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bài học cho Tây Nguyên về thực hiện chính sách an sinh xã hội 62

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC THI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 75

3.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính có ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 75

3.2 Thực thi một số chính sách an sinh xã hội vùng Tây Nguyên 84

3.3 Đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên hiện nay 101

Trang 5

CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN 1254.1 Quan điểm và yêu cầu đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở TâyNguyên 125

4.2 Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 131

4.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 157

KẾT LUẬN 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 164

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Diện tích, dân số các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015 76Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nam giới và nữ giới từ 18-60

tuổi 79Bảng 3.3 Tình hình dân di cư tự do và công tác ổn định dân di cư tự do giai

đoạn 2005-2013 81Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả rà soát và thực hiện một số hạng mục theo

Quyết định số 755/QĐ-TTg 93Bảng 3.5 Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (tính đến tháng 6/2014) 95

Bảng 3.6 Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 115Bảng 3.7 Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và

thôn, buôn (tính đến tháng 9-2014) 116Bảng 3.8 Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng Nông thôn mới từ năm

2011 đến năm 2013 119

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của 5 tỉnh Tây Nguyên 77

Biều đồ 3.2: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Tây Nguyên 83

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giai đoạn 2010-2014 86

Biều đồ 3.5: Một số chỉ tiêu về Thông tin - Truyền thông năm 2015 99

Biều đồ 3.4: Số lượng Bưu điện văn hóa xã năm 2013 100

Biểu đồ 3.6: Mức độ tham gia họp, thảo luận về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng 102

Biểu đồ 3.7: So sánh nhận định việc chồng chéo trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của các đối tượng 104

Biểu đồ 3.8: Ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức thực hiện chính sách ASXH từ trên xuống ở Tây Nguyên 105

Biểu đồ 3.9 Đánh giá hiệu quả của các kênh phổ biến chính sách tại các tỉnh Tây Nguyên 107

Biểu đồ 3.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về chất lượng công tác tuyên truyền 108

Biều đồ 3.11: Đánh giá về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách 113

Biều đồ 3.12: Đánh giá mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức khi triển khai thực hiện chính sách ASXH 121

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020 33Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quy trình thực thi chính sách ASXH 62Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong triển khai

thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên 110

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thiếu tiếp cận với an sinh xã hội (ASXH) là một trở ngại lớn cho pháttriển kinh tế và xã hội ASXH không đầy đủ hoặc không tồn tại dẫn đến tăngmức độ nghèo đói, làm mất an ninh và tính bền vững về kinh tế, gia tăng mức

độ bất bình đẳng, thiếu nguồn vốn tài chính và vốn con người, và tổng cầuyếu trong giai đoạn suy thoái và tăng trưởng thấp Với những lợi ích quantrọng của nó, ASXH là một trong những mục tiêu ưu tiên của phát triển.ASXH là một phần thiết yếu của chiến lược quốc gia để thúc đẩy phát triểncon người, sự ổn định chính trị và tăng trưởng toàn diện Ở một góc nhìn nào

đó, có thể xem ASXH là thước đo quan trọng đối với mọi hệ thống, mô hìnhquản lý công của mọi thời đại

Chính vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển

và hội nhập, sự phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội phát sinh ngày càng

gia tăng Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI đã khẳng định “Hệ thống an sinh

xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo

một lần nữa nhấn mạnh:“Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ

thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc

thực thi chính sách ASXH cần được quan tâm chú trọng đặc biệt Dựa trênquan điểm và chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện xây dựng và banhành các chính sách ASXH và triển khai thực hiện chúng hướng đến bảo đảmtrợ giúp có hiệu quả cho người dân về thu nhập, tiếp cận dịch vụ công và khắcphục các rủi ro trong cuộc sống

Trang 11

Có thể nhận định chính sách được xem như là một trong những công cụ

mà nhà nước sử dụng để điều hành xã hội Là một bước trong toàn bộ chutrình chính sách công, việc thực thi chính sách ASXH đóng vai trò vô cùngquan trọng để đưa chính sách sau ban hành đi vào thực tiễn, quá trình thực thichính sách sẽ phản ánh được năng lực và cam kết biến mục tiêu thành hànhđộng thực tiễn, năng lực thiết kế và thực thi hành động mang tính thích ứngvới các yêu cầu và đầu ra để thực hiện sứ mệnh của quản lý công Ngoài ra,đối với một số vùng đặc thù thì việc nghiên cứu và đưa ra những hình thức,cách làm để chính sách phát huy được vai trò, giải quyết được vấn đề đặt racàng hết sức cần thiết

Tây Nguyên được xem là vùng kinh tế có tính đặc thù của Việt Nam và

có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện các chiến lược kinh tế - xã hội

Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã dành không ít nguồn lực để triển khai nhiều chính sách phát triển KT-XH và quốc phòng an ninh, đảm bảo ASXH Đăcc̣

biêt,c̣ sau 10 năm thưcc̣ hiêṇ Nghi c̣quyết số10/NQ-TW của Bô c̣Chinh́ tri c̣khóa IX vềphát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ2001-2010, KT-XH vùng Tây Nguyên đa ̃cóbước phát triển vươṭ bâc:c̣ Tốc

đô c̣tăng trưởng kinh tếbinh̀ quân hàng năm đaṭ11,9%; thu nhâpc̣ GDP binh̀ quânđầu người đaṭtrên 20 triêụ đồng; đầu tư xây dưngc̣ kết cấu ha c̣tầng, giao thông, thủy lơị cónhiều kết quả; quốc phòng, an ninh đươcc̣ tăng cường vàtrâṭ tư c̣an toàn xa ̃hôị đươcc̣ giữvững, phucc̣ vu c̣cóhiêụ quảcho công cuôcc̣ phát triển kinh

tế- xa ̃hôi;c̣ Hê c̣thống chinh́ tri c̣các cấp, nhất làcấp cơ sở, buôn, làng đươcc̣ quan tâm củng cố, kiêṇ toàn vàđầu tư toàn diên,c̣ đôịngũcán bô c̣cơ sở từng bước đươcc̣

chuẩn hóa, chất lươngc̣ lanh ̃ đaọ vàquản lýđiều hành của cấp ủy, chính quyền đa ̃đáp ứng yêu cầu nhiêṃ vu c̣đăṭra; [1, tr.6-11]

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, Tây Nguyên vẫn chưa phát triểntương xứng với tiềm năng vốn có, vẫn là vùng có thu nhập bình quân đầungười thấp, kinh tế - xã hội còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn:đời sống, đất đai, công ăn việc làm, thu nhập, tỷlê c̣hô c̣nghèo còn cao

Trang 12

(nhất làởvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS) Với những nét đặt thù củaTây Nguyên như có nhiều dân tộc ít người sinh sống, tình trạng di cư và đặcbiệt là di cư tự do diễn ra khá lớn, nguy cơ về bất ổn chính trị từ các thế lựcthù dịch và các vùng gáp biên giới phức tạp, vì vậy, vấn đề an sinh xã hội đốivới người dân vùng Tây Nguyên đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với Nhànước và các cấp chính quyền Tây Nguyên Để thúc đẩy sự phát triển của TâyNguyên, Nhà nước có vai trò quyết định trong việc tạo ra các điều kiện cũngnhư có sự hỗ trợ thích đáng để bảo đảm an sinh xã hội ở Tây Nguyên.

Do đó, lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên” làm luận án tiến sĩ Hành chính công, chuyên ngành Quản

lý công để tìm kiếm luận cứ khoa học cho việc thực thi chính sách ASXH ởTây Nguyên, đề xuất giải pháp đưa các chính sách ASXH đã ban hành đượctriển khai thành công nhằm đảm bảo “xây dưngc̣ Tây Nguyên thành vùng kinhtếtrongc̣ điểm, cólưcc̣ lươngc̣ sản xuất phát triển ởmức trung binh̀ của cảnước,cótốc đô c̣tăng trưởng vàchuyển dicḥ cơ cấu kinh tếvững chắc Nâng cao đờisống văn hóa, trình đô c̣dân trícủa đồng bào các dân tôc;c̣ bảo đảm ASXH; sớmđưa nông thôn Tây Nguyên thoát khỏi tinh̀ trangc̣ nghèo nàn, lacc̣ hâụ đểpháttriển bền vững” theo tinh thần tại Kết luâṇ số12/KL-TW, ngày 24-10-2011 của

Bô c̣Chinh́ tri c̣khóa XI vềtiếp tucc̣ thưcc̣ hiêṇ Nghi c̣quyết số10/NQ-TW của Bôc̣Chinh́ tri kḥóa IX, phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ2011-2020 [11]

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận án được nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ và góp phần hoànthiện lý luận về thực thi chính sách công, thực thi chính sách an sinh xã hội,trong đó, lựa chọn một số chính sách ASXH cụ thể ở Tây Nguyên để tiếnhành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi một số chính sáchASXH để làm rõ thực tiễn hoạt động này Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm,phương hướng và đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực thi chính sáchASXH ở Tây Nguyên trong thời gian tới

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ

- Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các học giả, tác giảtrong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án

- Làm rõ cơ sở khoa học về ASXH, đặc biệt, tập trung làm rõ khung lý thuyết thực thi chính sách ASXH ở nước ta hiện nay

- Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và tổng hợp kết quả thựchiện một số chính sách ASXH ở 5 tỉnh Tây Nguyên (Kum Tum, Gia Lai,ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng) Để phân tích thực trạng thực thi chính sách ASXH tại vùng Tây Nguyên thời gian qua

- Đánh giá kết quả thực thi chính sách ASXH đã triển khai ở các tỉnhTây Nguyên, từ đó, nêu quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất một sốgiải pháp cơ bản nhằm đảm bảo tổ chức thực thi chính sách ASXH ở TâyNguyên thời gian đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về thực thi chính sách an sinh xã hội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các sản phẩm khoa học có

liên quan, luận án tập trung làm rõ khung lý thuyết về quy trình thực thi chínhsách Từ đó, phân tích, đánh giá việc thực thi một số chính sách ASXH ở cáctỉnh Tây Nguyên, cụ thể: Chính sách giảm nghèo và giải quyết việc làm;Chính sách định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinhhoạt; Chính sách cung cấp thông tin cho người dân Tây Nguyên có chú trọngđến tính đặc thù vùng Qua đó, làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải phápđảm bảo tốt hơn việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên những nămtiếp theo

Trang 14

- Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu địa bàn Tây Nguyên

theo phân vùng kinh tế gồm 05 tỉnh: Kum Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015 (có

cập nhật số liệu đến tháng 9 năm 2016) là thời gian thực hiện các chính sáchtheo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đườnglối của Đảng Cộng sản Việt Nam và kế thừa, phát triển những quan điểm lý luậncủa các nhà khoa học về thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nướctrong thực hiện chính sách ASXH Đồng thời, vận dụng lý thuyết về khoa họchành chính công, kế thừa các nghiên cứu của ngành khoa học chính trị, triết học

và các dữ liệu thu thập phản ảnh thực tiễn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:

Được sử dụng tại Chương 1, phương pháp này tiến hành việc lựa chọnnhóm chính sách, phân loại hệ thống lý thuyết cho từng nhóm, từng lĩnh vực trêncác nguồn tài liệu: văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhànước, giáo trình, các công trình khoa học, sách báo, tạp chí…, từ đó, xây dựng

cơ sở lý luận cho phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu của luận án

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê

Sử dụng hầu hết tại các chương của luận án, phương pháp này nhằm tổnghợp thông tin từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các nguồn tin cậy Phươngpháp tổng hợp, phân tích và thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng tổchức thực thi chính sách, kết quả sau khi triển khai thực hiện chính sách đốivới các chính sách được lựa chọn nghiên cứu Đồng thời, qua đó

Trang 15

thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để củng cố độ tin cậy và phản ảnh dễ dàng, rõ nét hơn thực trạng nói trên.

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng tại

Chương 3 và một phần kết quả khi thực hiện khảo sát được dẫn chứng chogiải pháp ở Chương 4 Cụ thể:

Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học dùng khảo sát trên 03 đốitượng: người thụ hưởng chính sách, người trực tiếp thực hiện chính sách vàcán bộ lãnh đạo cấp phòng tại các đơn vị ở các tỉnh Tây Nguyên Cụ thể:+ Đối tượng thụ hưởng: 300 phiếu (Mỗi tỉnh chọn 02 huyện, mỗi huyện phát 30 phiếu ở 3 xã)

+ Cán bộ, công chức triển khai thực hiện chính sách: 175 phiếu (Cấptỉnh: 25phiếu/5tỉnh; cấp huyện: 50 phiếu/10 huyện; 100 phiếu/20 xã)

+ Cán bộ lãnh đạo cấp phòng: 20 phiếu/5 tỉnh

Các điểm được lựa chọn để tiến hành phát phiếu điều tra gồm:

+ Cấp Tỉnh: Văn phòng UBND, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

+ Cấp Huyện: Mẫu khảo sát khi tiến hành phát phiếu điều tra tại cấpHuyện dựa trên một số tiêu chí, cụ thể: 1 Vị trí địa lý có những điểm tươngđồng: vùng nông thôn miền núi, khoảng cách từ Huyện đến trung tâm củaTỉnh (dưới 25 km: 04 huyện và trên 45 km: 04 huyện); 2 Tỷ lệ hộ gia đìnhnghèo và cận nghèo; 3 Có đối tượng thuộc diện định canh, định cư; 4 Cóngười đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS tại chỗ và DTTS di cư) sinh sống trênđịa bàn chiếm từ 40% trở lên; 5 Địa bàn đã và đang triển khai thực hiện mộttrong các chính sách ASXH mà phạm vi nghiên cứu của luận án đề cập Gồmcác Huyện sau: Tỉnh KumTum (Huyện Đăk Hà, Huyện Đăk Tô), Tỉnh Gia Lai(Huyện Ayunpa, Huyện Mang Yang), Tỉnh Đăk Lăk (Huyện Ea HLeo, HuyệnBuôn Đôn), Tỉnh Đăk Nông (Huyện Đăk Song, Huyện Krông Nô), Tỉnh LâmĐồng (Huyện Đức Trọng, Huyện Lạc Dương)

Trang 16

+ Cấp Xã: Tại các Huyện đề cập ở trên sẽ chọn các xã với tiêu chí:

1 Mỗi huyện chọn 03 xã; 2 Trên cùng địa bàn khảo sát với 2 đối tượng: thụ hưởng và cán bộ, công chức trực tiếp triển khai chính sách ASXH; 3 Có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú; 4 Có triển khai các chính sách ASXH được xác

định tại phạm vi nghiên cứu

Kết quả khảo sát sẽ là nguồn thông tin sơ cấp rất quan trọng phục vụphân tích trên cơ sở kết hợp với các thông tin thứ cấp để có được cái nhìn thựctiễn toàn cảnh về kết quả thực hiện một số chính sách ASXH nắm bắt đượcthực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, các mối quan hệ giữa các chủ thể thamgia thực hiện chính sách, vai trò của cấp chính quyền địa phương (chủ yếu cấpxã) trong việc tìm kiếm nguồn lực, tuyên truyền và vận động, đánh giá và duytrì kết quả thực hiện một chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên

- Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia

+ Tác giả đã trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của Quý thầy cô giáo,các cán bộ khoa học, các nhà làm quản lý có nghiên cứu về chính sách côngkhi được gặp gỡ các buổi hội thảo, hội nghị (Hội thảo về Giải pháp bảo đảmhòa nhập và tái hòa nhập cho các nhóm xã hội bị thiệt thòi trong quá trìnhphát triển ở Việt Nam vào tháng 6/2015; Hội nghị tập huấn xây dựng và thựchiện chính sách trợ giúp xã hội do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội,

Bộ Lao động-thương binh và xã hội và Chương trình phát triển Liên hiệpquốc tổ chức tại Hạ Long vào tháng 8/2015)

+ Thiết lập các câu hỏi phỏng vấn để làm rõ vấn đề thực tiễn tại địaphương đối với các nhà quản lý trực tiếp tham gia vào thực hiện chính cácchính sách có liên quan trong nghiên cứu của luận án (Sở Lao động, thươngbinh và xã hội tỉnh ĐắkLắk, UBND tỉnh Kumtum, Huyện ủy,…)

Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản trongkhoa học xã hội như: khái quát hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, hệthống - cấu trúc, v.v

Trang 17

4.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần mềm EXCEL để xử

lý nhằm đáp ứng thông tin cần thiết cho nhu cầu nghiên cứu của luận án

5 Những điểm mới của luận án

- Với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, luận án đã cung cấpthông tin về quan điểm của Đảng, các chính sách của Nhà nước, kết quả thựchiện một số chính sách ASXH, một số giải pháp đảm bảo quá trình thực thichính sách thành công trong điều kiện thực tế của vùng đặc thù

5.2 Về mặt thực tiễn

- Qua nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH của các vùng, luận án đãrút ra được 6 bài học kinh nghiệm có giá trị cho thực thi chính sách ASXHTây Nguyên nói riêng và tham khảo cho công tác nghiên cứu nói chung

- Luận án phản ánh được kết quả, làm rõ nguyên nhân của hạn chế trongcông tác thực thi một số chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên, từ đó, đề

xuất hai nhómgiải pháp: 1 Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra theo khung lý thuyết về thực hiện chính sách; 2 Nhóm giải pháp đi vào giải quyết

vấn đề cụ thể tại các chính sách ASXH nhằm đảm bảo thực thi chính sáchASXH ở Tây Nguyên thành công trong điều kiện thực tiễn sau này

- Luận án sau khi hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo

Trang 18

trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về chính sách công và thực thi chínhsách công, đồng thời, cũng mang lại giá trị nhất định trong nghiên cứu thựctiễn đối với các học giả quan tâm nghiên cứu và xây dựng chính sách đặc thùvới vùng Tây Nguyên và công tác quản lý đối với các nhà làm chính sách.

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận, thực tiễn về thực thi chính sách và quy trình để thực hiệnchính sách ASXH là gì?

- Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách ASXH tại một số vùng ViệtNam có đem lại bài học gì cho các tỉnh Tây Nguyên?

- Quá trình triển khai thực hiện chính sách ASXH của vùng Tây Nguyên chịu sự ảnh hưởng của nhân tố nào?

- Thực trạng tổ chức thực thi chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyênhiện nay như thế nào? Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn

đề đặt ra để chính sách ASXH đảm bảo đạt được mục tiêu?

- Giải pháp nào để việc tổ chức thực thi chính sách ASXH được đảm bảothành công trong điều kiện đặc thù của Tây Nguyên?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chính sách

đó được triển khai thực hiện sau khi ban hành Đối với Tây Nguyên, các chínhsách ASXH thời gian qua đã tạo người dân được dần tiếp cận nhiều hơn với cácdịch vụ công tối thiểu, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại vùng này Tuy việc tổ chức thực thi chínhsách ASXH ở Tây Nguyên thời gian qua đảm bảo khoa học, hợp lý và phù hợpvới điều kiện đặc thù của Tây Nguyên và đạt mục tiêu đặt ra nhưng vẫn tồn tạinhững hạn chế nhất định, do vậy cần tìm kiếm các giải pháp góp phần đảm bảoviệc ban hành kế hoạch thực thi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi,tìm kiếm nguồn tài lực, thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng

Trang 19

cao hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát,… để chính sách ASXH khi ban hành đảm bảo đạt được mục tiêu đặt ra.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận:

+ Khái quát và hệ thống hóa lý luận về chính sách ASXH;

+ Đánh giá được tầm quan trọng của giai đoạn thực thi chính sách trong chu trình chính sách công

- Về thực tiễn:

+ Đánh giá khách quan về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quảviệc thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên.+ Từ góc độ nghiên cứu về hành chính công, luận án làm rõ được vai tròcủa các chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể này khi tham gia vào quá trình

tổ chức thực hiệnchính sách ASXH, các yếu tố chủ quan và khách quan tácđộng vào việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH đối với vùng đặc thù TâyNguyên, từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp cho việc đảm bảo thực thithành công chính sách ASXH ở Tây Nguyên

8 Cấu trúc của luận án

Cấu trúc luận án được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận Phần nội dung được chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

án Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính

sách an sinh xã hội Chương 3: Thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở các

tỉnh Tây Nguyên Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh

xã hội ở Tây Nguyên

Trang 20

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công

1.1.1 Các công trình trên thế giới

Chính sách công là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của mọi nhà nước

Có nhiều quan điểm về chính sách công dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhaunhưng đều hướng đến xây dựng nền tảng lý luận cho các nghiên cứu có liên

quan Có thể kể đến các ấn phẩm có giá trị như: Khoa học chính sách (1951)

của Nhà xuất bản Đại học Stanford là công trình khoa học đầu tiên về lĩnh vựckhoa học chính sách do Daniel Lerner và Harold D.Lasswell chủ biên [101],

Nhận thức về chính sách công (1972) của Thomas R.Dye, Giới thiệu về xây dựng chính sách công (1984) của James.E.Anderson.

Bên cạnh đó, một số ấn phẩm đi vào nghiên cứu cụ thể một nội dung củakhoa học chính sách công như:

Cuốn Nghiên cứu chính sách công: chu trình chính sách và tiểu hệ thống

chính sách của Michael Howlett and M.Ramesh (1995), Nhà xuất bản Oxford

University Press [108] Cuốn sách đã bàn nhiều về các khái niệm chính sáchcông; chu trình chính sách Đặc biệt làm rõ các nội dung liên quan đến thựcthi chính sách: khái niệm, các công cụ, các nhân tố ảnh hưởng, các cách thứcthực thi và sự phù hợp của việc lựa chọn công cụ để thực thi chính sách

Cuốn Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới

cạnh tranh của tác giả A.Chiavo-Camo và P.S.A.Sundara (2003), (Ngân hàng

phát triển châu Á) [109] đã đưa ra những luận điểm và có những phân tích rấtsâu sắc về các mô hình tổ chức nhà nước như: bộ máy và tổ chức chính phủ,

cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương - địa phương, xây dựng và quản lý độingũ nhân sự, vấn đề tìm kiếm nguồn lực và quản lý nó, và tổ chức thực thi

Trang 21

chính sách công.

Bài viết Public Policy: Implememtation Approaches (Chính sách công:

các phương pháp tiếp cận thực thi), của Basir Chand (2009) [100], The

Statesman Institute of Public Policy, Islamabad (Viện chính sách côngStatesman) đã thực hiện việc so sánh hai phương pháp tiếp cận thực thi chínhsách công là phương pháp trên – xuống và phương pháp dưới – lên, từ đó, một

số các phương pháp khác như: phương pháp cơ cấu, phương pháp thủ tục,phương pháp hành vi và phương pháp chính trị được tác giả đề xuất sử dụng

để hiểu rõ hơn bản chất của quá trình thực thi chính sách công

Luận án tiến sĩ của Millicent Addo (2011), Externally Assisted

Development Projects in Africa: Implementation and Public Policy (Các dự

án phát triển hỗ trợ từ bên ngoài ở Châu Phi: Thực thi và chính sách công),

Nelson Mandela Shool of Public Policy and Urban Affairs (Trường Chínhsách công và các công việc đô thị Nelson mandela) [105] đã hệ thống lại mộtlần nữa các phương pháp tiếp cận thực thi chính sách và đã làm rõ các điềukiện, nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách như: nhân tố chính trị, nhân

tố kinh tế, nhân tố tổ chức,

1.1.2 Các công trình trong nước

Khoa học nghiên cứu về chính sách công ở Việt Nam vẫn còn khá mới

mẻ nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách công, an sinh xãhội, quản lý thực thi chính sách dưới góc độ lý luận và thực tiễn như:

Ấn phẩm Tìm hiểu khoa học về chính sách công (1999) [95] của Viện

Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp cận dưới gócnhìn của khoa học chính trị đã làm rõ các khái niệm như: chính sách công,quyết sách chính trị, quyết định chính trị, chính sách của nhà nước, đểkhẳng định chính sách công là công cụ cơ bản của nhà nước sử dụng để pháttriển KT-XH

Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách

Trang 22

(2001) [59] của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ ChíMinh đã trình bày khá cụ thể những nội dung mang tính lý luận về chính sáchcông: quan niệm về chính sách công, quy trình chính sách, các giai đoạn củaquá trình thực hiện chính sách, đặc biệt, tác giả đã có sự nghiên cứu và chỉ racác yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực thi chính sáchcũng như công tác tổ chức thực hiện chính sách.

Đến năm 2013, hàng loạt sách chuyên khảo nghiên cứu lý luận chínhsách công trong đó làm rõ các nhận thức cơ bản về chính sách công, hoạch

định, phân tích, thực hiện và đánh giá chính sách như Giáo trình Hoạch định

và phân tích chính sách công [44]; cuốn Đại cương về phân tích chính sách công, Đại cương về chính sách công của đồng chủ biên Nguyễn Hữu Hải và

Lê Văn Hòa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [45]

Cuốn Phân tích chính sách công ở Việt Nam (Qua khảo sát một số quận,

huyện của thành phố Đà Nẵng) (2014) [71] của đồng tác giả Hồ Tấn Sáng và

Nguyễn Thị Tâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đề cập đến cách tiếp cận vềchính sách công với việc chi phối quyền lực công cộng của các chủ thể khácnhau, đồng thời cũng phân tích làm rõ sự khác biệt giữa chính sách công vàchính sách của các tổ chức khác (khu vực tư nhân, đoàn thể xã hội)

Luận án của Tiến sĩ Lê Văn Hòa (2015) với đề tài nghiên cứu Quản lý

theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam [52], tác giả đã đề cập

đến lợi ích có được khi nhà nước thật sự quan tâm và có cách thức quản lýphù hợp để đảm bảo được đầu ra của quá trình thực thi chính sách công Luận

án làm rõ lý luận về chính sách công, thực thi chính sách công, mô hình quản

lý thực thi chính sách theo kết quả và đặc biệt chỉ rõ những nguyên tắc cầnphải áp dụng khi quản lý thực thi chính sách công như: chủ thể chịu tráchnhiệm thực thi chính sách công, sự tham gia của các bên có liên quan, tráchnhiệm giải trình, giúp cho quá trình thực thi chính sách công đạt được mụctiêu đề ra khi ban hành chính sách

Trang 23

Như vậy, qua nghiên cứu các công trình về chính sách công và thực thichính sách công trong và ngoài nước nhận thấy đã tập trung làm rõ các nộidung về hoạch định, phân tích chính sách công và đặc biệt các tác giả đã địnhhình được khung lý thuyết về thực thi chính sách công Điều này giúp chonghiên cứu sinh có được những nguồn tư liệu có giá trị để tham khảo, kế thừa,trích dẫn cho các vấn đề nghiên cứu của luận án Tuy nhiên, để nghiên cứulàm rõ hơn về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tại từng bước trong quitrình thực thi chính sách công như: vai trò của các cấp chính quyền, yêu cầu

về năng lực và khả năng của cán bộ, công chức, sự tương tác giữa nhà nước

và các tổ chức khác có liên quan, huy động và tìm kiếm nguồn lực, công táctuyên truyền và truyền thông các công trình nghiên cứu có đề cập nhưngchưa làm rõ trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và điều này cũng đã để

mở những khoảng trống nhất định mà luận án đang hướng tới nghiên cứu

1.2 Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội

1.2.1 Các công trình thế giới và ngoài nước

Cuốn Social security today and tomorrow (1978) [104] (ASXH hôm nay

và ngày mai) của tác giả M.Robert đã tập trung nghiên cứu về vai trò của nhànước đối với người dân trước những rủi ro về xã hội và tất cả các chươngtrình mà chính phủ các nước đặt ra với mục đích hàng đầu là giúp đỡ nhữngngười dân gặp rủi ro dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút thu nhập

Cuốn Về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội: Thiết kế và triển khai hệ

thống an sinh hiệu quả [102], nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và

A.Ouerghi lại cho rằng ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sách trợ giúp xãhội không có đóng góp và nhắm đến đối tượng là người nghèo và người dễ bịtổn thương Do đó, các chính sách ASXH và việc triển khai thực hiện chínhsách ASXH cũng chỉ dừng lại ở những hoạt động chính thức của nhà nướcthông qua hình thức trợ cấp mà chưa xem xét đến vai trò của tư nhân, thịtrường trong việc tận dụng khai thác nguồn lực này

Trang 24

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu về việc làm thế nào để chính sáchASXH sau khi được ban hành được thực thi tốt nhất được đề cập đến như:

Cuốn Policy Implementation and Social Welfare (1980) [103] (Thực hiện

chính sách và phúc lợi xã hội) của các tác giả Frederick A Lazin, Hubert H.Humphrey Center, Ben-Gurion cho thấy sự ảnh hưởng của hệ thống chính trịđối với việc thực hiện các chính sách đối nội của quốc gia từ đó tác động vàoviệc thực hiện các chính sách ASXH khi các tác giả đã dẫn chứng sự tác độngnày đến việc triển khai thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, giáo dục, vàchính sách y tế ở Israel hay chính sách nhà ở liên bang và các chương trìnhcho những người Mỹ có thu nhập thấp

Năm 2008, cuốn Bảo đảm xã hội trong nền KTTT Nhật Bản hiện nay

[64], tác giả Trần Thị Nhung đã trình bày kinh nghiệm cơ bản của Nhật Bảnkhi giới thiệu chi tiết hệ thống chính sách đảm bảo xã hội trong nền KTTTNhật Bản, qua đó, cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm, các loại hình, vaitrò, chức năng của nhà nước cũng như những khó khăn, thách thức trong việcthực hiện các chế độ đảm bảo xã hội của nhà nước như: Chế độ đảm bảo thunhập, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và trợ giúp xã hội, v.v

Đặc biệt, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sáchASXH ở Việt Nam được đề cập đến tại một số công trình như:

Năm 2008, công trình“Hệ thống An sinh xã hội của Châu Âu và bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam„[85] do Đinh Công Tuấn làm chủ biên đã phân

tích tổng quan về hệ thống ASXH của châu Âu cũng như làm rõ nhu cầu,thách thức trong việc cải cách hệ thống ASXH của châu Âu, đã chỉ ra nhữngthành công, hạn chế, những kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH thông qua: Hệ

thống ASXH theo mô hình “thị trường xã hội” của Đức; hệ thống ASXH theo

mô hình “xã hội dân chủ” của Thuỵ Điển; hệ thống ASXH theo mô hình “thị

trường tự do” của Anh.

Năm 2011, cũng nghiên cứu về Châu Âu với công trình "Mô hình phát

Trang 25

triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm đối với Việt Nam„[76] do tác giả Nguyễn Quang Thuấn và Bùi Nhật Quang biên soạn chỉ

ra cách thức nhà nước cung cấp các dịch vụ ASXH cho người dân ở một sốquốc gia phát triển ở châu Âu Từ đó, tác giả đưa ra những bài học kinhnghiệm và giải pháp cho sự lựa chọn mô hình phát triển, chính sách đảm bảoASXH của nước ta trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

Ngoài các công trình trên còn có một số bài viết như: bài Tìm hiểu luật

ASXH của Hoa Kỳ của tác giả Nguyễn Hiền Phương (tạp chí Luật học, số

5/2005); bài Tổng quan về ASXH và bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc (Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 10/2005); bài Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa

phát triển kinh tế và ASXH của Hoa Kỳ, Thuỵ Điển và Đức của tác giả

Nguyễn Hữu Dũng (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 15/Tháng 3/2008) và gần

đây nhất bài Một số nét về phản biện xã hội trong hoạch định và thực thi

chính sách công ở Mỹ của Cao Tiến Sỹ (Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số

5/2015).v.v Có thể nói, các công trình này không những giới thiệu được môhình đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới mà còn là những kinhnghiệm quý báu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở nước ta

1.2.2 Các công trình trong nước

Các công trình nghiên cứu cụ thể về thực thi CSC rất hạn chế và đa phần

đề cập đến thực thi CSC theo hướng làm rõ vai trò của nhà nước trong banhành, triển khai thực hiện các CSC trong đó có chính sách ASXH:

Năm 2005, cuốn "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc

sức khoẻ nhân dân - vấn đề và giải pháp" [18] tác giả Đoàn Viết Cương

khẳng định Nhà nước là chủ thể chính trong việc đảm bảo sự công bằng xãhội nói chung và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói riêng - mộtnội dung quan trọng của đảm bảo ASXH và nhà nước phải phát huy vai tròcủa mình trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH

Năm 2007, tác giả Nguyễn Vân Nam với cuốn "Toàn cầu hoá và sự tồn

Trang 26

vong của nhà nước" đã nhấn mạnh, "mỗi nhà nước có nhiệm vụ xây dựng hệ thống ASXH trên cơ sở những hệ giá trị quốc gia" [62, tr.198-199], từ đó sẽ

góp phần nâng cao vai trò của nhà nước và ở một cấp độ nào đó sẽ có tácđộng đến việc thực hiện chính sách ASXH

Năm 2008, từ góc độ nghiên cứu của triết học, tập thể tác giả Phạm VănĐức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn và Ulrich Dornberg (chủ biên), cuốn

sách “Công bằng xã hội, trách nhiệm và đoàn kết xã hội„[40] tập hợp một số

bài viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện công bằng xã hội, tráchnhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Năm 2010, tập thể tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn

Đình Hòa trong cuốn“Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa„ đã cho thấy vấn đề

đảm bảo ASXH là một vấn đề dân sinh quan trọng và chủ yếu khi phân tích rõquan niệm dân sinh trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh trongquá trình xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triểnbền vững của Việt Nam [41]..Cũng để làm rõ vấn đề dân sinh đối với một đối

tượng thụ hưởng cụ thể là nông dân, năm 2010, cuốn“An sinh xã hội đối với

nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam„[2] của tác giả Mai Ngọc

Anh đã làm rõ tính chất quan trọng của ASXH, vai trò và sự quan tâm củaĐảng và nhà nước khi trích dẫn khá nhiều chủ trương, chính sách nhằm nângcao mức sống cho người nông dân và khuyến khích họ tham gia vào hệ thống

an sinh xã hội để góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triểnkinh tế đất nước một cách bền vững

Năm 2011, cuốn "Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản

lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam" [60], tác giả Nguyễn

Văn Mạnh khẳng định, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, là chủ thể xây dựng, tổchức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược và các chương trình quốc gia

về phát triển xã hội; huy động, quản lý và phân phối các nguồn lực vật chấtphục vụ phát triển xã hội Đi từ phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý

Trang 27

phát triển xã hội của nhà nước, nhiều quan điểm và giải pháp quan trọng đượctác giả đã đề xuất góp phần nâng cao vai trò của nhà nước về: việc làm, giáodục đào tạo, ASXH, an toàn xã hội, xoá đói giảm nghèo,v.v

Năm 2013, cuốn sách“Những thách thức và giải pháp đối với chính sách

an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và Đức„[43] bao

gồm các bài tham luận của các nhà khoa học hàng đầu về ASXH của ViệtNam và Đức đã đề cập đến các mô hình ASXH của mỗi nước và trao đổinhững kinh nghiệm thành công cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn

trong phát triển ASXH Trong đó, bài tham luận của ông Karin Roth “An sinh

xã hội là động lực của chính sách phát triển bền vững ở Đức„ đã đề cập đến

ASXH là một quyền của con người, là một bộ phận khăn khít của một chínhsách phát triển bền vững và hiện đại, là động lực để phát triển kinh tế bềnvững dựa trên dẫn giải hàng loạt các chính sách ASXH đang thực thi tại Đức:chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách y tế,

Có thể nói, điểm chung của các công trình kể trên là tập trung phân tíchchính sách xã hội và coi chính sách ASXH là một phần của hệ thống chínhsách xã hội của nhà nước Bên cạnh đó, còn có khá nhiều các học giả nghiêncứu việc thực hiện chính sách ASXH dưới góc độ nhà nước cần thiết phải thểchế hóa và hình thành hệ thống pháp luật về ASXH nhằm xác định quyền vànghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong xã hội để thực hiện mục tiêu, nộidung của chính sách ASXH như:

Năm 2005, tại giáo trình “Luật ASXH” [34] của Đại học Luật Hà Nội là

một trong những điển hình cho cách tiếp cận trên khi đề cập một cách toàn

diện các vấn đề cơ bản như: Luật ASXH trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

Quan hệ pháp luật ASXH và tranh chấp ASXH, đồng thời, cuốn sách còn đề

cập khá chi tiết đến các quy định của pháp luật Việt Nam về các BHXH,ƯĐXH, cứu trợ xã hội

Trong năm 2006 và 2007, hàng loạt các văn bản pháp luật được các nhà

Trang 28

xuất bản trong nước hệ thống, in ấn và phát hành như:“ Hệ thống các văn bản

pháp luật về bảo hiểm xã hội„;“Hệ thống các văn bản pháp luật về Ưu đãi xã hội„;“Hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách cứu trợ xã hội và các cơ

sở bảo trợ xã hội„[49, 50, 51] cho thấy sự việc thể chế hóa và hệ thống các

qui định pháp luật có liên quan đến chính sách ASXH là hết sức cần thiết để

có thể duy trì được sự minh bạch, tạo được sự công bằng trong thụ hưởng củacác đối tượng có liên quan, từ đó, giúp nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lývới quá trình thực thi chính sách ASXH

Năm 2011, các tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Hương tại cuốn

“Pháp luật ASXH: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam”[46] đã

làm rõ quan niệm và vai trò của pháp luật ASXH của một số nước như Đức,Nga, Hoa Kỳ cũng như khái quát khá đầy đủ hệ thống pháp luật ASXH củaViệt Nam Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh để hoàn thiện pháp luậtASXH của Việt Nam trong tình hình mới cần phải xúc tiến xây dựng Bộ luậtASXH và cải cách các Luật BHXH và Luật BHYT

Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính lồng ghép,đã có nhữngsản phẩm được nghiên cứu độc lập khi đề cập đến chính sách ASXH như:

Năm 2009, Cuốn sách “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách

ASXH ở Việt Nam hiện nay„[19] do tác giả Mai Ngọc Cường làm chủ biên đã

khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách ASXH ở Việt Nam đã

đề cập đến một số thành tựu và đề xuất một số vấn đề có liên quan đến chủtrương, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH, tiến tới xâydựng mô hình ASXH phù hợp với điều kiện KTTT định hướng XHCN, đảmbảo tổ chức thực hiện về ASXH đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Cũng trong năm 2009, cuốn sách “Lý thuyết và mô hình ASXH (phân

tích thực tiễn ở Đồng Nai)„ [72] của nhóm tác giả Phạm Quang Sáng và các

đồng sự đã vượt ra khuôn khổ lý thuyết, đi vào thực tiễn ở một địa phương cụthể (Đồng Nai), đồng thời, thông qua kinh nghiệm quốc tế trong đảm bảo

Trang 29

ASXH, các tác giả đã chỉ ra những bất cập, xu hướng vận động của chínhsách ASXH ở Việt Nam hiện nay.

Năm 2012, tác giả Vũ Văn Phúc (chủ biên) trong cuốn “ASXH ở Việt

Nam hướng tới 2020„[66] đã tập hợp được hàng loạt các bài viết mang tính lý

luận và cả thực tiễn đi thẳng vào vấn đề ASXH ở Việt Nam như bài “ASXH ở

nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn„ tác giả đã nhấn mạnh “bảo đảm ASXH trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng XHCN ở Việt Nam„hay bài

“An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới„ của Phạm Xuân Nam [66,

tr.125] hay bài“Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm ASXH ở nước

ta„ của Hoàng Đức Thân, đều cho rằng bảo đảm ASXH chính là bảo đảm

cho sự phát triển bền vững của đất nước Do vậy, một số tác giả cho rằng nhà

nước cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như: Xây dựng hệ thống

chính sách ASXH ở nước ta phải phù hợp với các nguyên tắc của hệ thống chính sách ASXH trong điều kiện nền KTTT và từng bước hội nhập được với quốc tế [66, tr.165] xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ASXH một cách đồng

bộ, đồng thời quyết liệt đưa các văn bản vào cuộc sống [66, tr.28] phát triển mạnh và đa dạng hoá hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân [66,

tr.29]; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về ASXH [66, tr.326]; Nâng cao

năng lực quản lý hệ thống chính sách ASXH [66, tr.95]; v.v.

Năm 2011, luận án tiến sĩ triết học "Vai trò nhà nước đối với việc xây

dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay" [54] của Trần Thị Thu Hường đã phân tích thực trạng vai

trò của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ;

đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng và quản lý của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Namđộc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Trang 30

Năm 2013, luận án tiến sĩ triết học "Chính sách ASXH và vai trò của nhà

nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Chiểu

đã hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về ASXH, đề cập khá rõ nét vai tròcủa nhà nước trong thành công và thất bại khi triển khai một số chính sáchASXH cụ thể và đưa ra được giải pháp nhà nước cần làm gì để việc thực thi

chính sách ASXH ở Việt Nam được đảm bảo thông qua hàng loạt bài báo: Nhận

thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới; Vai trò của nhà nước đối với việc đảm bảo ASXH trong nền KTTT; Một số vấn đề về thực hiện chính sách ASXH ở nước ta hiện nay [13,14,15].

Ngoài các công trình nêu trên, còn có các công trình nghiên cứu khác

được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: bài “Chiến lược ASXH Việt

Nam thời kỳ 2011 - 2020„[53] của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương; bài “Vai trò của chính sách BHXH; BHYT đối với ASXH của đất nước„của tác giả Lê

Bạch Hồng (tạp chí Cộng sản, số 7/2010); bài “Bảo đảm ngày càng tốt hơn

ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển

KT - XH 2011 - 2020„của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (tạp chí

Cộng sản 9/2010) [20]; bài “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có

công, bảo đảm ASXH trong phát triển bền vững„của tác giả Nguyễn Thị Kim

Ngân (tạp chí Cộng sản, số 7/2011); bài “Hệ thống ASXH cho người nông

dân Việt Nam„của Nguyễn Danh Sơn (tạp chí Xã hội học, số 2, 2012), bài

“ASXH và những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam„của

tác giả Lê Quốc Lý (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 210/Tháng 7/2013),v.v

ASXH còn là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học: Hội thảo “ASXH ở

Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới” do Đại học Kinh tế Quốc

dân, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Viện Quốc gia Sau đại học về Nghiên cứuchính sách - GRIPS ở Tokyo, Trung tâm Kinh tế Phát triển và Chính sách

công tổ chức (ngày 9/9/2008); hội thảo“Xây dựng Chiến lược ASXH giai

đoạn 2011 - 2020” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Hợp

Trang 31

tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức (GTZ) phối hợp tổ chức (ngày

6/6/2009); hội thảo “ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do

Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức (tháng3/2012), v.v Qua các hội thảo này, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều pháthiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH cũng nhưvai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH

Như vậy, các công trình khoa học nghiên cứu về ASXH có nhiều góc độtiếp cận khác nhau: kinh tế, chính trị, triết học, xã hội học,… cho thấy hìnhthức triển khai và đảm bảo chính sách được thực thi trong cuộc sống cũng rất

đa dạng khi chịu sự tác động của nhiều chủ thể khác nhau, các yếu tố chủquan và khách quan khác nhau và đều khẳng định nhà nước giữ vai trò quantrọng trong việc: Xây dựng khung chính sách ASXH phù hợp với nền KTTTđịnh hướng XHCN ở Việt Nam, xây dựng hệ thống pháp luật về ASXH đápứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, bảo trợ về tàichính cho các quỹ ASXH và đầu tư các nguồn lực cho việc thực hiện chínhsách ASXH, thống nhất quản lý việc thực hiện chính sách ASXH, để từ đóviệc thực thi chính sách được đảm bảo đi đúng mục tiêu Một số ấn phẩm đãlàm rõ khái niệm, vai trò của thực thi chính sách, đồng thời chỉ ra được nhữngtrở ngại trong việc thực thi chính sách công, Tuy nhiên, cần hơn nữa là nghiêncứu để tìm kiếm các giải pháp phù hợp giúp chính sách ASXH sau khi banhành đi vào cuộc sống và giải quyết được các vấn đề đặt ra

1.3 Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên

1.3.1 Công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa-xã hội có liên quan đến thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Tây Nguyên

Bên cạnh các ấn phẩm khắc họa và phản ánh các nét văn hóa, phong tụctập quán của đời sống đồng bào vùng Tây Nguyên như: Dân Làng Hồ, Sử thiTây Nguyên, Văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên, thì Tây

Trang 32

Nguyên với vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự, việcnghiên cứu về Tây Nguyên cũng được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lýquan tâm và có nhiều ấn phẩm để lại những giá trị nhất định.

Cuốn “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện

người các dân tộc ở Tây Nguyên” [63] (2001) của Lê Hữu Nghĩa đã tập trung

nghiên cứu và làm rõ việc xây dựng đội ngũ cán bộ vùng Tây Nguyên nhằmđáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.Trong đó, ấn phẩm đặc biệt quan tâm là làm sao và làm như thế nào để thuhút, tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đối với cán bộ và nhất làcán bộ người đồng bào DTTS

Cuốn “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên” [47]

(2003) của Phạm Hảo và Trương Minh Dục lại đề cập đến một góc độ tiếp cậnkhác là hình thành và xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, trên cơ sở

dó cũng chỉ ra được những nền tảng cần có tính cấp thiết trong xây dựng vàphát triển hệ thống chính trị ở Tây Nguyên

Cuốn“Chuyển biến kinh tế - xã hội Bắc Tây Nguyên (1945-1995)” [86]

(2008) của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân nghiên cứu Bắc Tây Nguyên - mộtphần của vùng Tây Nguyên trải dài trong 50 năm đã chỉ ra được những sựthay đổi của Tây Nguyên trong từng thời kỳ Sự chuyển mình của vùng BắcTây Nguyên gắn với các chính sách của Chính phủ cho thấy sự tác động rõnét đến triển khai các chính sách trong đó có chính sách ASXH tại vùng này.Bên cạnh các ấn phẩm được in ấn thành sách, đề tài nghiên cứu khoa học

về Tây Nguyên như: Chương trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên

-môi trường, kinh tế - xã hội và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2015; Chương trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội

và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 Viện Khoa học xã hội Việt Nam và

Trang 33

Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (đồng chủ trì); Hội thảo Phát

triển nhanh và bền vững KT-XH khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng, tháng 9/2011; Hội nghị RIO + 20, Cam kết chung về các vấn đề sinh tồn…Lê Hồng Anh, Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững,

Tạp chí Cộng sản, số 66 (6/2012); Trần Đại Quang, Phát triển Tây Nguyên

toàn diện, bền vững, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước,Tạp chí Cộng sản, số 66 (6/2012); Ngô Văn Lệ, Văn hóa các tộc người

ở Tây Nguyên – nhìn từ khía cạnh tri thức bản địa, Hội thảo Văn hóa Tây

Nguyên, Ban Tuyên giáo Trung ương 2013

1.3.2 Nghiên cứu có liên quan về việc thực hiện chính sách an sinh

xã hội ở Tây Nguyên

Những ấn phẩm nghiên cứu trực tiếp vào việc xây dựng các chính sáchnày và thực thi chúng ở Tây Nguyên như:

Cuốn“Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên

hiện nay”[48] (2007) của Phạm Hảo Hay cuốn “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên”[58] (2014) của đồng tác giả Lê Văn Khoa và Phạm Quang

Tú, bên cạnh việc nghiên cứu cơ sở lý luận về bền vững và phát triển bềnvững, các tác giả đã đi vào nghiên cứu thực tiễn những nội dung như đặc điểm

tự nhiên, các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển một cách bền vữngthì ấn phẩm còn hệ thống được các nhóm chính sách ảnh hưởng đến phát triểncủa Tây Nguyên và đặc biệt có sự mô tả và luận giải được một cách tổng quanmột cách khá toàn diện về Tây Nguyên ở các nội dung: cộng đồng các dântộc, phát triển kinh tế, quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, vấn

đề phân hóa giàu nghèo và phát triển bền vững kèm theo các giải pháp hoạchđịnh các chính sách phát triển, giải pháp về các vấn đề xã hội và an ninh quốcphòng, giải pháp về phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội, quản lý sử dụngtài nguyên Và có thể nhận thấy ấn phẩm chưa đi vào nghiên

Trang 34

cứu quá trình triển khai thực hiện các chính sách như thế nào.

Bên cạnh đó hàng loạt các bài báo được đăng tải trên các tạp chí như:

Nguyễn Tấn Dũng, Tây Nguyên vững bước đi lên,Tạp chí Cộng sản, số 837 (7/2012); Đặng Nguyên Anh, Một số đặc trưng dân số và di dân trong phát triển

bền vững vùng Tây Nguyên, Tạp chí Dân số và Phát triển (Tổng cục Dân số và

Kế hoạch hóa gia đình), số 3 (156/2014); các bài viết tại Hội thảo “Phát triển

kinh tế - xã hội đặc thù vùng Tây Nguyên: Những vấn đề cốt yếu và giải pháp”

doViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chương trình Tây Nguyên 3 và Ban

Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức tại Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 25-26/4/2014;

Hà Trọng Nghĩa, Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc

thiểu số Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc, số 171 (3/2015); Lê Văn Đính, Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội để sớm đưa Tây Nguyên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu nhằm phát triển theo hướng bền vững, Tạp

chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 70 (9/2015); Nguyễn Duy Mậu, Một

số giải pháp tăng cường công tác giảm nghèo

ở Tây Nguyên, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 50 (8/2015); Nguyễn Hồng Quang, Các giá trị phát triển cơ bản vùng Tây Nguyên trong khuôn khổ đề tài

TN3/X20 thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,

số 6(91/2015); Trần Hồng Hạnh, Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất

đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay, thuộc đề tài TN3/X05-Khoa học

và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” TN3/11-15), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) – 2015

(KHCN-Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã bàn luận một số nộidung lý luận chung về phát triển bền vững ở những khía cạnh và góc độ khácnhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, an ninh quốcphòng… ở Tây Nguyên và qua đó, cũng đã đề cập đến một số kết quả đạtđược cũng như chia sẽ kinh nghiệm trong thực hiện một số chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên Bên cạnh đó, các nội dung nghiên

Trang 35

cứu cũng đã đề cập đến sự cần thiết phải đảm bảo ASXH, kết quả thực hiệnmột số chính sách ASXH đối với vùng đặc thù Tây Nguyên Tuy nhiên, đểnhận diện việc nghiên cứu rõ về ASXH và vấn đề thực thi chính sách ASXHnhư thế nào chưa được rõ nét và cũng chưa có những công trình nghiên cứu đisâu, phân tích một cách cụ thể, độc lập.

1.4 Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù còn khác nhau về chủ đích và góc độ tiếp cận nhưng mỗi cáccông trình kể trên đã bàn luận và làm rõ được nhiều nội dung như: Khái niệmChính sách công, khung lý thuyết về thực thi chính sách, khái niệm ASXH, ýnghĩa của việc đảm bảo ASXH, mô hình ASXH trên thế giới đề xuất quanđiểm, giải pháp và điều kiện trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống ASXH

ở nước ta hiện nay, vai trò của nhà nước trong phát triển KT-XH, những nộidung đề cập đến vai trò cụ thể, trực tiếp của nhà nước trong thực hiện cácchính sách ASXH, v.v Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh xin tiếp thu, kếthừa có chọn lọc một số quan điểm, nội dung trong các công trình khoa học cóliên quan như: Khái niệm, mục tiêu, mô hình và giải pháp hoàn thiện chínhsách ASXH ở Việt Nam hiện nay; Vai trò của nhà nước trong thực thi chínhsách ASXH; Hệ thống quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước.Thời gian qua, vùng Tây Nguyên cũng đã có những thay đổi đáng kể vềđời sống vật chất và tinh thần nhưng sự phát triển vẫn trong nhịp độ chậm,chưa đồng đều, tình trạng nghèo đói vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, vẫn còn khoảngcách chênh lệch về đời sống giữa các vùng và các dân tộc Vì vậy, bên cạnhviệc làm rõ cơ sở lý luận khi nghiên cứu về thực thi chính sách (cụ thể làchính sách ASXH), trong đó, tập trung làm rõ vai trò của chủ thể là nhà nướcthì các chủ thể khác tác động và có sự ảnh hưởng như thế nào đến quá trìnhthực thi chính sách ASXH chưa thật sự được làm rõ và các yếu tố khác như:đối tượng thụ hưởng, môi trường, điều kiện tài chính, cơ chế phối hợp (giữacác chủ thể ban hành, giữa chủ thể ban hành và các đối tượng có liên

Trang 36

quan ), cũng cần được nghiên cứu cụ thể Vì vậy, nghiên cứu sinh đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu nội dung cụ thể của việc vận hành khung lý thuyết về thựcthi chính sách công vào quá trình thực hiện chính sáchASXH tại Tây Nguyêntrên cơ sở: Xác định những đặc điểm hệ thống xây dựng và thực thi chínhsách xã hội trong tổng thể hệ thống quốc gia và địa phương; Xem xét các ưuđiểm và hạn chế thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên; Các nguyên tắc,

cơ chế giải quyết các vấn đề ASXH đối với các nhóm đối tượng thụ hưởng;đánh giá vị trí, vai trò và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước ở mỗi cấp(tập trung nhiều ở cấp xã) về thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên

- Nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp chính sách nhằm rút ngắn khoảngcách chênh lệch về đời sống của đồng bào Tây Nguyên với các vùng khác

- Nghiên cứu phương thức thực hiện đổi mới việc thực thi các chính sách

về một bước về đầu tư trên cơ sở xác định các vấn đề ưu tiên, thống nhất vàlồng ghép các chương trình đầu tư cho Tây Nguyên, đặc biệt liên quan đếncác chính sách về đất đai, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, phát triển đờisống văn hóa, tinh thần, cung cấp thông tin và truyền thông… nhằm thu hẹpkhoảng cách chênh lệch về đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

- Nghiên cứu để có thể xác định được cơ chế phối hợp giữa các cơ quanĐảng và nhà nước và các tổ chức khác để việc thực hiện các chính sáchASXH được ban hành và triển khai trên địa bàn Tây Nguyên được đảm bảo.Đồng thời, nghiên cứu để tìm hiểu và xác định cơ chế “chỉ đạo – phối hợp –

tự chủ” trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên, đề xuất

áp dụng tương tự cho các khu vực khác

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, có thể khẳngđịnh đến thời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu các nội dung nóitrên được công bố

Trang 37

Kết luận chương 1

Những công trình nghiên cứu trên đây mà nghiên cứu sinh đã tìm hiểu,thực hiện tổng hợp, so sánh và đánh giá đã giúp cho nghiên cứu sinh làm rõđược những vấn đề lý luận về chính sách công, chính sách ASXH, thực thichính sách ASXH và thông qua nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhaucủa các học giả, nghiên cứu sinh cũng đã có được cái nhìn tổng thể về vấn đề

an sinh xã hội, sự tác động của ASXH đến phát triển kinh tế - xã hội trênnhiều phương diện khác nhau

Đồng thời, làm rõ được vai trò của nhà nước trong quản lý thực thi chínhsách ASXH, cũng như nắm bắt được bản chất, nguyên nhân và những hạn chếcủa nhà nước khi thực hiện các chính sách công nói chung và chính sáchASXH nói riêng Từ đó, các công trình công bố cũng đã giúp nghiên cứu sinhnhìn thấy được các giải pháp giúp cho nhà nước hiểu rõ vai trò của mình vàthực hiện các hoạt động để nâng cao vai trò của mình trong hoạch định vàthực thi chính sách công, chính sách ASXH cũng như đưa ra những cách thứctriển khai và vận hành đối với từng loại chính sách cho phù hợp

Việc nghiên cứu các tài liệu, bước đầu nghiên cứu sinh đã khảo sát đượcviệc triển khai một số chính sách cụ thể của nhà nước Trên cơ sở đó cũng đã

có những đánh giá sơ lược được tình hình thực hiện chính sách ASXH ở ViệtNam, luận giải được những thuận lợi, khó khăn cho quá trình thực thi này.Đặc biệt, thông qua các nội dung nghiên cứu được ở trên, nghiên cứu sinh đãtổng hợp, kế thừa để lý giải lý thuyết và thực tiễn trong quá trình thực hiện đề

tài nghiên cứu đã lựa chọn Vì thế luận án: “Thực thi chính sách an sinh xã

hội trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên„ có góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng

lặp với các công trình đã công bố

Trang 38

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

2.1 Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội

2.1.1 An sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội hiện nay

2.1.1.1 Một số quan niệm về an sinh xã hội

Mặc dù ASXH đã trở thành vấn đề xuyên suốt trong quá trình phát triển,

nó vẫn là một thuật ngữ bao hàm nhiều định nghĩa Việc có quá nhiềucáchhiểu về ASXH gây ra hậu quả tất yếu là sự nhầm lẫn: khó có thể thống nhấtcác hợp phần và ranh giới chính của ASXH và mỗi tổ chức hiện tại lại nhậnthức khác nhau về ASXH

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: an sinh xã hội là một sự bảo

vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội, làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động, tuổi già hoặc tử vong ASXH cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em" [96] Quan điểm này cho thấy mục tiêu của chính sách ASXH là nhằm

phân phối lại thu nhập, cung cấp dịch vụ xã hội, bảo vệ cuộc sống bìnhthường cho nhóm dân có thu nhập thấp, có những điều kiện sống tối thiểu

Theo John Dixon trong cuốn " Social Security in Global Perspective”

(ASXH trong viễn cảnh toàn cầu) thì hệ thống ASXH của một quốc gia là nhằm cung cấp các biện pháp công cộng (tiền mặt và hiện vật) cho những biến cố ngẫu nhiên mà luật pháp đã quy định người dân có quyền được hưởng bao gồm mất mát thu nhập hoặc thu nhập không đầy đủ, bù đắp hỗ trợ chi phí đối với những người sống phụ thuộc„ [106] Vậy, ASXH chỉ dành cho

những cá nhân và hộ gia đình bị rơi vào hoàn cảnh mất hoặc giảm thu nhập

Trang 39

thường xuyên một cách đột ngột Như thế, ASXH chỉ tập trung vào hạn chếnghèo đói, bồi thường xã hội và phân phối lại thu nhập Các hình thức bảohiểm không được coi là một bộ phận của ASXH Vì thế, quan niệm này đãkhông còn phù hợp với giai đoạn hiện nay khi mà các chế độ bảo hiểm đã trởthành một trụ cột quan trọng trong tất cả các hệ thống ASXH trên thế giới.Đồng quan điểm trên, nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và

A.Ouerghi đưa ra quan niệm đơn giản rằng: "Mạng lưới an sinh xã hội vừa dùng

để đỡ những người rơi từ trên xuống về phương diện kinh tế trước khi họ rơi vào cảnh bần hàn, vừa trợ cấp hoặc cung cấp một khoản thu nhập tối thiểu cho những người ở trạng thái nghèo thường xuyên, lâu dài hơn" [108] Theo đó,

ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sách TGXH không có đóng góp và nhắm đếnđối tượng là người nghèo và người dễ bị tổn thương Đồng thời, ASXH cũng chỉdừng lại ở những hoạt động chính thức của nhà nước mà không tính đến vai tròcủa tư nhân, thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ ASXH khác

Ngân hàng Thế giới: “an sinh xã hội là tập hợp các giải pháp nhằm

hoàn thiện hoặc bảo vệ vốn con người, từ các can thiệp đối với thị trường lao động, các hỗ trợ tạo việc làm công, bảo hiểm hưu trí cho người già đến các

hỗ trợ về thu nhập Các can thiệp về ASXH hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản trị tốt hơn các rủi ro về thu nhập gây ra tính dễ tổn thương của các đối tượng này”;Viện Phát triển Hải ngoại (ODI): “ASXH là các hoạt động công nhằm đối phó với các mức độ về tổn thương, rủi ro và thiếu hụt được coi là không chấp nhận được về mặt xã hội trong một thể chế chính trị hay xã hội nhất định” Các định nghĩa được nêu có yếu tố chung khi cho rằng

ASXH cần tập trung giải quyết một phạm vi hẹp các vấn đề về kinh tế hoặc

các biến động sinh kế để đối phó với các mức độ về tổn thương, rủi ro vàthiếu hụt; xác định mức độ ưu tiên cho từng nhóm các vấn đề; ASXH đượcgiả định luôn được thực hiện bởi các tổ chức công mà không đề cập đến khuvực tư và các tổ chức xã hội khác có khả năng tham gia vào cung cấp dịch vụASXH [96]

Trang 40

Nghiên cứu về ASXH, các nhà khoa học ở Việt Nam cũng còn có nhiều

ý kiến khác nhau Theo tác giả Nguyễn Hải Hữu thì "an sinh xã hội là một hệ

thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp công nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về KT - XH làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về thị trường lao động, BHXH, BHYT, trợ giúp đặc biệt, TGXH và người nghèo" [56].

Tác giả Mai Ngọc Cường lại cho rằng: ASXH phải tiếp cận theo cả

nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, "an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội" Còn khi hiểu ASXH theo nghĩa hẹp thì đó "là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch họa"[19].

Qua các quan niệm trên cho thấy, ASXH dưới cách tiếp cận và diễn đạt thế nào chăng nữa đều có những điểm chung:

+ Bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống cácchính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro về sứckhỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật… dẫn đến không cóthu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống

+ Tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH do nhà nước là chính,ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường.Các chính sách ASXH hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm chomọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên,nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế

+ Phạm vi của ASXH là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu ASXH của người dân một cách toàn diện)

Ngày đăng: 14/03/2019, 08:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hồng Anh(2012),“Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (số 66) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hồng Anh(2012),"“Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững”
Tác giả: Lê Hồng Anh
Năm: 2012
2. Mai Ngọc Anh (2010), ASXH đối với nông dân trong nền KTTT ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ngọc Anh (2010), "ASXH đối với nông dân trong nền KTTT ở ViệtNam
Tác giả: Mai Ngọc Anh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
3. Mạc Tiến Anh (2005), Bản chất và tính tất yếu khách quan của ASXH, Tạp chí BHXH, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Tiến Anh (2005), "Bản chất và tính tất yếu khách quan của ASXH
Tác giả: Mạc Tiến Anh
Năm: 2005
4. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo số 76 - BC/BCĐTN ngày 25/04/2005 về việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên theo Quyết định 132/2002/QĐ - TTg ngày 8/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2005), "Báo cáo số 76 "-
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2005
5. Ban Chỉ đạo Tây nguyên (2005), Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và một số vấn đề liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên, Buôn Ma Thuột Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo Tây nguyên (2005), "Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và một số vấn đề liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây nguyên
Năm: 2005
6. Ban Chỉ đạo Tây nguyên (2009), Một số tư liệu về kinh tế - xã hội Tây Nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo Tây nguyên (2009), "Một số tư liệu về kinh tế "-
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây nguyên
Năm: 2009
7. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010)
Tác giả: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
Năm: 2010
8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự thảo Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020 (Dự thảo lần 7, Tài liệu báo cáo Quốc hội, 11/2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, "Dự thảo Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020
9. Bộ Tài chính (2009), Chính sách ưu đãi thuế nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo ASXH, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2009), "Chính sách ưu đãi thuế nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo ASXH
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
10. Bộ Chính trị (2004), Thông báo kết luận số 148 - TB/TW ngày 16/7/2004 của Bộ Chính trị về tình hình, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị (2004)
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2004
11. Bộ Chính trị (2011), Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị. về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị (2011)
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2011
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Về triển khai chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn Tây Nguyên và công tác giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2005
13. Nguyễn Văn Chiều (2011), Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Triết học, số 1/2011 14. Nguyễn Văn Chiều (2012), Vai trò của Nhà nước đối với việc đảm bảoASXH trong nền KTTT. Tạp chí Triết học, số 2/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Chiều (2011), "Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới". Tạp chí Triết học, số 1/2011"14."Nguyễn Văn Chiều (2012), "Vai trò của Nhà nước đối với việc đảm bảo ASXH trong nền KTTT
Tác giả: Nguyễn Văn Chiều (2011), Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Triết học, số 1/2011 14. Nguyễn Văn Chiều
Năm: 2012
15. Nguyễn Văn Chiều (2012), Một số vấn đề về thực hiện chính sách ASXH ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục lý luận, số tháng 9/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Chiều (2012), "Một số vấn đề về thực hiện chính sách ASXH"ở "nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Chiều
Năm: 2012
16. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 15/4/2007 về chính sách cứu trợ xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
17. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ Quỹ BHXH năm 2010, Báo cáo số 22/BC-CP, ngày 08/03/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, "Báo cáo tình hình quản lývà sử dụng quỹ Quỹ BHXH năm 2010
18. Đoàn Viết Cương (2005), Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Viết Cương (2005), "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trongchăm sóc sức khoẻ nhân dân - vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đoàn Viết Cương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2005
19. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Ngọc Cường (2009), "Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
20. Nguyễn Tấn Dũng (2010), Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT - XH 2011– 2020, Tạp chí Cộng sản, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tấn Dũng (2010), "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúclợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển KT - XH2011"– 2020
Tác giả: Nguyễn Tấn Dũng
Năm: 2010
21. Nguyễn Tấn Dũng (2012), "Tây Nguyên vững bước đi lên", Tạp chí Cộng sản, (số 837) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tây Nguyên vững bước đi lên
Tác giả: Nguyễn Tấn Dũng
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w