1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (tt)

26 373 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 638,51 KB

Nội dung

Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

./ ./

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN BÁ MINH

THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Thừa Thiên Huế - Năm 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU HẢI

Phản biện 1: PGS-TS Nguyễn Thị Hồng Hải

Số:201 Đường Phan Bội Châu- Thành phố Huế

Thời gian: vào hồi 18 giờ 30, ngày 19 tháng 12 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội Bản chất của an sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân nhằm tạo ra sự an toàn sinh sống cho mọi thành viên trong xã hội An sinh xã hội là trách nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ đối với các thành viên của mình

Là huyện nằm phía Nam tỉnh Quảng Bình, trong thời gian qua huyện Lệ Thủy cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là những đối tượng

dễ bị tổn thương trong xã hội và đã đạt được những kết quả tích cực; tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được xem xét, đánh giá nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để có định hướng và giải pháp tích cực cụ thể trong thời gian đến

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách xã hội, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả hơn về chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy vừa có ý nghĩa lý luận, vừa mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ những lý do đó, Học viên lựa chọn đề tài: “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” với mong muốn được mang những kiến thức học tập của mình góp phần nhỏ trong việc thực hiện

Trang 4

công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, an sinh xã hội là một trong những lĩnh vực được các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm Ở nước ta, đã có nhiều nghiên cứu quan trọng có liên quan tới lĩnh vực này như:

- Đề tài: Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, do GS-TS Mai Ngọc Cường chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) Đề tài đã khái quát về hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam thời gian qua, với những nội dung về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trợ cấp

xã hội và ưu đãi xã hội

- Đề tài: Phát triển hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương - Viện khoa học Lao động và xã hội Đề tài đưa ra những vấn đề chung của an sinh xã hội, nguyên tắc xây dựng hệ thống an sinh xã hội, nhìn nhận đánh giá tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong thời gian qua

- Đề tài: Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Luận án của Tiến sĩ Đông Thị Hồng Luận án có những đặc điểm riêng biệt khi có sự đánh giá mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Qua các nghiên cứu trên, đã đưa ra được một cách nhìn tổng quát về an sinh xã hội với các mô hình, chính sách trên thế giới và ở Việt Nam, các giải pháp hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội vv Song

Trang 5

chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu đến thực thi chính sách an sinh

xã hội ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Học viên khẳng định Luận văn “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là nội dung mới, chưa được nghiên cứu Do vậy, Luận văn có tính áp dụng thực tiễn cao trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong thời gian tới

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; đồng thời vận dụng vào thực tiễn

để tìm kiếm các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy trong thời gian tới;

- Nhiệm vụ:

+ Hệ thống lý luận về chính sách an sinh xã hội và vai trò của chính sách an sinh xã hội

+ Tổng hợp và đánh giá thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy trong thời gian từ năm 2011 đến năm

2015

+ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đưa ra một

số kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức,

Trang 6

cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại một số cơ quan chức năng tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ

an sinh xã hội nói chung; những chính sách về bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Thực hiện các phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và xử lý số liệu và phương pháp khảo sát thực tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần thực hiện công tác an sinh trên địa bàn huyện Lệ Thủy hiệu quả hơn

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo góp phần vào việc nâng cấp chất lượng thực hiện chính sách an sinh xã hội ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương

Trang 7

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách an sinh xã hội Chương 2: Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách

an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

Trang 8

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

AN SINH XÃ HỘI 1.1 An sinh xã hội và vai trò của chính sách an sinh xã hội

1.1.1 Khái niệm an sinh xã hội

An sinh xã hội luôn được coi là một trong những vấn đề cốt lõi của sự phát triển xã hội Hiểu một cách đơn giản hơn, an sinh xã hội là có thể giúp mỗi người phát triển và vận dụng tối đa tất cả những lợi thế để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của mổi con người như: quyền tự do, tiếp cận văn hóa, việc làm, phúc lợi xã hội

1.1.2 Vai trò của chính sách an sinh xã hội

Chính sách An sinh xã hội có nhiều vai trò khác nhau, tuy nhiên có 4 vai trò chính

1.2 Các hợp phần của chính sách an sinh xã hội

Các hoạt động an sinh xã hội tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro trên cơ

sở bốn trụ cột kinh tế là: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và cứu trợ xã hội

Trang 9

hiện không nhằm mục đích lợi nhuận BHYT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất với mục đích chia sẻ rủi ro về mặt sức khỏe, thể hiện sự hỗ trợ tương thân, tương ái trong chăm sóc sức khỏe giữa người giàu với người nghèo, giữa người đang thuận lợi về sức khỏe với người ốm đau và rủi ro về sức khỏe, giữa người đang độ tuổi lao động với người già và trẻ Đồng thời, BHYT mang tính dự pḥng những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe gây nên khi ốm đau, bệnh tật

1.2.2 Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ thu nhập, đảm bảo cuộc sống bình thường cho mọi người lao động bị mất việc làm (hoặc chưa tìm được việc làm) cũng như hỗ trợ cho họ để có cơ hội tham gia vào thị trường lao động

1.2.3 Chính sách trợ giúp xã hội

Đây là sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bất hạnh rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng để tự lo cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình Nguồn tài chính đảm bảo việc cứu trợ xã hội được hình thành chủ yếu từ Nhà nước, sự hảo tâm, từ thiện của các tổ chức, cộng đồng dân cư mà đối tượng hưởng không phải đóng góp trực tiếp

1.2.4 Chính sách ưu đãi xã hội

Ưu đãi xã hội là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh

xã hội Việt Nam Chính sách ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất

và tinh thần đối với những người có công với nước với dân, với cách

Trang 10

mạng nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của

họ Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội, mà nói lên đạo lý của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây”

1.3 Thực hiện chính sách an sinh xã hội

1.3.1 Chủ thể thực hiện

Chủ thể ban hành chính sách an sinh xã hội chủ yếu là các cơ quan của Nhà nước, ngoài ra còn có các tổ chức tư nhân, các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như các cơ quan trong bộ máy nhà nước

để tổ chức thực hiện Chính sách an sinh xã hội do Nhà nước ban hành nên có thể coi chính sách an sinh xã hội là chính sách của Nhà nước Nhà nước ở đây được hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm Quốc hội, các bộ, chính quyền địa phương các cấp

1.3.2 Đối tượng tác động

Về mặt thể chế, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định và triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội quan trọng, huy động được nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng (người dân tộc thiểu số, người nghèo, người già cô đơn, trẻ em và các đối tượng dễ bị tổn thương) vươn lên trong cuộc sống Các chính sách và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y

tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở,…; Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trường, tín dụng,

Trang 11

việc làm; Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương phục vụ người dân tốt hơn và đối tượng chịu tác động nhiều nhất của các chính sách an sinh xã hội vẫn là những đối tượng “yếu thế” trong

xã hội là người già, trẻ em, người bệnh và người thất nghiệp

1.3.3 Nguồn lực thực hiện

Nguồn lực là tổng thể các thế mạnh mà có thể huy động được để có thể thực hiện cho một mục tiêu cần thực hiện Để thực hiện chính sách an sinh xã hội thì có thể huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó các nguồn lực chính là của nhà nước, nguồn lực

từ bên ngoài như nguồn ODA, nguồn hỗ trợ từ phi chính phủ, nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức và trong nhân dân

1.3.4 Phối hợp thực hiện

Phối hợp trong thực hiện chính sách an sinh xã hội tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, Mục tiêu cuối cùng của phối hợp trong thực hiện chính sách an sinh xã hội

là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, triển khai tổ chức thực hiện một cách đồng bộ để đưa lại hiệu quả tối ưu nhất

1.3.5 Kiểm tra đôn đốc thực hiện

Để thực hiện công tác chính sách an sinh xã hội, Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg ngày 2/6/2011 về việc quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách an sinh xã hội

Trang 12

1.4.1 Thể chế nhà nước

Thể chế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, các văn bản dưới luật), phạm vi các chính sách/chế độ, đối tượng tham gia, tiêu chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp (tuỳ từng hình thức, chế độ), quyển lợi hưởng thụ và những điều kiện ràng buộc Thể chế nhà nước còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ để ra

1.4.2 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội Nguồn lực xác định cơ chế đối với từng loại chính sách, từng nhóm đối tượng (tỷ lệ đóng góp của người dân, người sử dụng lao động, của Nhà nước); cơ chế cân đối thu - chi, đầu tư phát triển quỹ; giá cả, cơ chế và chất lượng cung cấp dịch vụ an sinh xã hội

1.4.3 Trình độ nhận thức của người dân

Nhận thức của người dân trong việc tự nguyện đóng góp, chia sẻ khó khăn và cả nhận thức của người thụ hưởng trong việc khắc phục hậu quả của rủi ro, tự lực cánh sinh cải thiện điều kiện sống của mình có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội

1.4.4 Môi trường thực hiện chính sách

1.4.4.1 Về môi trường tự nhiên

1.4.4.2 Về môi trường xã hội

Trang 13

1.5 Kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội trong nước

Trang 14

Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1 Khái quát chung về huyện Lệ Thủy

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Lệ Thủy là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Bình có tọa độ địa lý từ 16055' đến 17022' vĩ độ Bắc, và từ 106025' đến 106059' độ Kinh Đông, có ranh giới tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh;

- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị;

- Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 140180,43 ha, bao gồm

26 xã, 02 thị trấn

2.1.2 Dân cư và điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số và lao động: Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2015, tổng số nhân khẩu của huyện Lệ Thủy là 142.718 người Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2015 là 101,81 người/km2

Trang 15

2.2 Triển khai thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

2.2.1 Khái quát các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh trên địa bàn

Đối tượng thụ hưởng các chính sách ASXH là dân cư sinh sống, làm việc trên địa bàn huyện Lệ Thủy có hộ khẩu nội trú trên địa bàn được tập trung vào 4 nhóm chính: người có công với cách mạng, người hưởng chế độ trợ giúp xã hội, người hưởng chế độ BHXH, BHYT và đối tượng hệ nghèo và được phân bổ chủ yếu ở 3 khu vực: khu vực trung tâm, khu vực nông thôn, khu vực miền núi, miền biển

Nhìn chung, đối tượng thụ hưởng an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lệ Thủy khá đa dạng, vì vậy khả năng bao phủ của chính sách

an sinh xă hội đến tất cả các thành viên là rất khó khăn, cần phải có

sự tập trung thống nhất trong hành động và xác định mục tiêu, phương án cụ thể mới có thể triển khai có hiệu quả các chương trình ASXH trên địa bàn

2.2.2 Tình hình thực thi chính sách BHXH và BHYT

2.2.2.1 Thực thi chính sách bảo hiểm xã hội

2.2.2.2 Thực thi chính sách bảo hiểm y tế

2.2.3 Tình hình thực thi chính sách ưu đãi xã hội

2.2.3.1 Về công tác chỉ đạo tuyên truyền thực hiện chính sách

ưu đãi

2.2.3.2 Việc tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Ngày đăng: 07/03/2018, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w