Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN DANH HÀO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY,
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐẶNG KHẮC ÁNH
Phản biện 1:………
Phản biện 2:………
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung
Địa điểm: Phòng họp … , Nhà - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung
Số: 201, đường Phan Bội Châu, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách để giải quyết chính sách ASXH, song đây vẩn là vấn đề phức tạp, trong đó ASXH đối với người DTTS là vấn đề bức xúc nhất Mấu chốt của vấn đề là ở chổ người DTTS có thu hập rất thấp, đời sống hiện tại còn rất khó khăn, hệ thống ASXH đối với dân tộc thiểu số chưa được thực hiện đầy đủ về chiều rộng lẩn chiều sâu Chính điều đó làm cho họ dễ bị tổn thương khi có những biến đổi trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thiên tai…, xảy ra Hậu quả là
họ lâm vào đói nghèo
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng bình có 02 dân tộc thiểu số chủ yếu đó là: Dân tộc Bru – Vân Kiều và dân tộc Khùa với 1.268 hộ, 5.300 khẩu sinh sống tập trung chủ yếu ở 3 xã với 25 bản Đời sống của người DTTS ở đây còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình có nguy cơ tái nghèo là rất cao Chính sách ASXH ở đây tuy đã được quan tâm nhưng vẩn còn nhiều hạn chế Tình trạng người DTTS ở đây thất nghiệp và không có việc làm còn phổ biến, người dân ở đây chủ yếu là làm rẩy nên hiệu quả chưa cao Các chính sách hỗ trợ cho người DTTS đang mang tính tức thời, chưa có chiều sâu do đó, đời sống người DTTS ở đây vẩn còn nhiều phức tạp Tình hình phân hóa giàu nghèo giữa người DTTS với các nhóm người khác ngày càng tăng Từ đó, đã có rất nhiều vấn đề đã đặt ra đó là: các hình thức ASXH đối với người DTTS ở đây được thực hiện như thế nào? Trong thời gian tới sẽ có những chính sách gì phù hợp để thúc đẩy kinh tế người DTTS ở đây phát triển? Chính sách ASXH sẽ tiếp cận trên những phương diện nào để giúp cho
Trang 4người DTTS ở đây phát triển toàn diện rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hệ thống chính sách ASXH đối với người DTTS đã được thực hiện đầy đủ hay chưa? Đó là những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi có sự nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện hệ thống ASXH cho người DTTS của cả nước nói chung và của người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng Xuất phát từ đó, tác giả lựa chọn vấn đề
“Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ASXH đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Có rất nhiều đề tài, hội thảo nghiên cứu về ASXH song chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát, nghiên cứu việc thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy bao gồm: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách BTXH, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách BHXH, chính sách BHYT
Thời gian ghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2015
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5* Mục đích
Qua việc phân tích, đánh giá quá trình thực thi hệ thống chính sách ASXH đối với DTTS tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc thực thi hệ thống chính sách ASXH đối với DTTS ở huyện Lệ Thủy
+ Phân tích thực trạng thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp xây hoàn thiện việc thực thi chính sách ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Trong quá trình thực hiện luận văn sử dụng thống kê định lượng và phân tích định tính Tùy vào tính chất của từng chương, từng phần để sử dụng một trong các phương pháp trên làm chủ đạo
6 Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS trong giai đoạn hiên nay
7 Kết cấu của luận văn
Trang 6Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách ASXH đối với người DTTS trong giai đoạn hiện nay
Chương II: Thực trạng việc thực hiện hệ thống ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Chương III: Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện trong việc thực hiện hệ thống ASXH đối với người DTTS ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tới
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 An sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội
1.1.1 Khái niệm an sinh xã hội
An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi
ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con
1.1.2 Bản chất và tính tất yếu của chính sách an sinh xã hội
Có thể nói, bản chất sâu xa của ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội với phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra
sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính
xã hội và tính nhân văn sâu sắc Có thể thấy rõ bản chất của ASXH
từ những khía cạnh sau:
* ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người đã được Liên hợp quốc thừa nhận
* ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp
1.1.3 Vai trò của hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay
Để thấy được vai trò của chính sách ASXH chúng ta xem xét trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, vai trò của chính sách ASXH đối với nhà nước và
Trang 8Tầng thứ hai: Chính sách thị trường lao động:
Tầng thứ ba: Bao gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác
Tầng thứ tư: Chính sách ưu đãi xã hội:
Tầng thứ năm: Trợ giúp xã hội
1.1.5 Thực thi chính sách an sinh xã hội và quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội
1.1.5.1 Thực thi chính sách an sinh xã hội
Thực thi chính sách ASXH là việc đưa các chính sách ASXH vào áp dụng trong thực tiễn, hoạt động này chủ yếu do các cơ quan nhà nước thực hiện Trong đó chủ yếu là cơ quan Lao động thương binh xã hội ở các cấp tham mưu cho ủy ban nhân dân cùng cấp để thực hiện
1.1.5.2 Quy trình thực thi chính sách an sinh xã hội
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Duy trì chính sách
Điều chỉnh chính sách
Trang 9 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Đánh giá tổng kết kinh nghiệm
1.2 Dân tộc thiểu số và hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số
1.2.1 Khái niệm về dân tộc thiểu số
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về DTTS, tuy nhiên để hiểu một cách tổng quát nhất thì: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.2 Hệ thống an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số
Hệ thống ASXH đối với DTTS được xây dựng trên cơ sở hệ thống ASXH chung của cả nước và bao gồm 5 nội dung chủ yếu đó là:
Thứ nhất: Chính sách ưu đãi người có công
Thứ hai: Chính sách Bảo trợ xã hội
Thứ ba: Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với DTTS Thứ tư: Chính sách BHXH
Thứ năm: Chính sách BHYT đối với DTTS
1.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số 1.3.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp
Trang 10cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới
1.3.2 Một số thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an sinh xã hội hiện nay
Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, với thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường
Thứ hai, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện để bảo đảm quyền an sinh xã hội cho mọi người dân
Thứ ba, đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng
Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
1.3.3 Một vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới hoàn thiện
hệ thống ASXH ở Việt Nam
Thứ nhất: Quá trình phát triển nên kinh tế thị trường nhiều thành phần đã tác động đến ASXH nhiều vấn đề bức xúc, các vấn đề phát sinh chưa được giải quyết một cách toàn diện về lý luận và thực tễn Hệ thống văn bản pháp luật về ASXH chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập quốc tế
Trang 11Thứ hai: Chính sách kế hoạch hóa gia đình đã tác động không nhỏ đến sự già hóa dân số Vấn đề này tác động rất lớn đến ASXH ở nước ta như: lực lượng lao động, chăm sóc y tế người già, các dịch vụ chăm sóc xã hội cho người già
Thứ ba: Khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật của Việt Nam đang còn thấp, năng lực ứng phó với các tác động bên ngoài còn hạn chế như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…vv Nguồn lực hỗ trợ cho việc ứng phó này còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
Thứ tư: Mức đóng, hưởng BHXH còn chư hợp lý, chưa đảm bảo được cuộc sống cho các đối tượng thụ hưởng Tính liên kết giữa các chế độ chính sách ASXH còn nhiều bất cập
Thứ năm: Sự chênh lệch mức sống giưa các vùng miền diễn
ra ngày càng sâu sắc đã làm cho các đối tượng yếu thế trở nên yếu kém hơn và dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, khả năng phòng ngừa rủi ro
Trang 12
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
* Điều kiện tự nhiên
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt Nam, có địa hình phức tạp, nhiều khe suối và đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, thường xuyên bị chia cắt trong mùa mưa lũ, dân cư phân bố không đều, rải rác theo các trục đường giao thông và các bãi ven sông suối
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
Huyện Lệ Thủy có 3 vùng địa lý, kinh tế rõ rệt: Vùng đồi núi biên giới, rẻo cao; vùng đồng bằng; vùng bãi ngang ven biển;
Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu đầu tư toàn xã hội ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 11%; ngành nông- lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 6,21%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,75%; ngành dịch vụ tăng 17,13%; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 15,2% GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 14,5 triệu đồng/năm, đến năm 2015 đạt 26 triệu
* Đặc điểm dân cư
Dân số cuối năm 2015 của toàn huyện là 142.718 người với
2 dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Bru – Vân Kiều Trong
Trang 13đó dân tộc Bru Vân Kiều có 1.268 hộ chiếm 3,5% tổng số hộ, với 5.300 nhân khẩu chiếm 4% tổng dân số
2.2 Cơ cấu cơ quan thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với dân tộc thiểu số
2.3 Tình hình thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS trên địa bàn huyện Lệ Thủy
2.3.1 Thực hiện chính sách ưu đãi người có công, thương bệnh binh, gia đình chính sách thuộc đối tượng DTTS
Số lượng người đồng bào DTTS là đối tượng người có công là
86 Chiếm 2 % so với tổng số người có công toàn huyện
Cho đến nay, hầu hết các đối tượng người có công thuộc đồng bào dân tộc thiểu số đều được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi người có công đảm bảo đời sống ngang mức trung bình so với mặt bằng chung của xã hội Thành quả đó là kết quả của các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương cùng với sự nổ lực của các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân trong toàn huyện trong công tác chăm sóc đối tượng người chính sách người có công
Một số tồn tại hạn chế:
Công tác tuyên truyền chế độ chính sách đối với người có công ở khu vực đồng bào DTTS sinh sống còn hạn chế, thiếu tín khả thi, chưa linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức, hình thức nội dung tuyên truyền
Do vùng đồng bào DTTS ở huyện Lệ Thủy đang còn nặng phong tục tập quán về tên gọi, dẩn đến tình trạng thông tin hầu hết các đối tượng chính sách ưu đãi người có công là người DTTS không khớp với các hồ sơ quản lý của các cấp gây khó khăn rất lớn trong công tác thẩm tra giải quyết hồ sơ
Trang 142.3.2 Thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội
- Chính sách BTXH đối với trẻ em (Trẻ em mồ côi, trẻ em
bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn)
Trong 5 năm qua, chính quyền địa phương huyện Lệ Thủy rất qua tâm đến công tác trẻ em, đặc biệt là trẻ là người DTTS Cho đến nay, có 312 trẻ em được hưởng chế độ trợ cấp BTXH hàng tháng trong
đó có 43 trẻ em là người DTTS với số tiền hàng tháng là 23.200.00đ Song với việc giải quyết trợ cấp hàng tháng huyện luôn quan tâm cấp thẻ BHYT cho các đối tượng một cách kịp thời đảm bảo các trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật được chăm sóc, khám chữa bệnh một cách kịp thời
- Chính sách BTXH đối với người cao tuổi
Trong 5 năm qua, đã giải quyết cho 216 người cao tuổi là người DTTS hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng theo Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP, và Nghị định 136/2015/NĐ-CP trong đó có 39 người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Ngoài chế độ trợ cấp hàng tháng thì người cao tuổi còn được cấp BHYT và hỗ trợ mai táng phí khi qua đời
Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế trong công tác chăm sóc người cao tuổi đó là:
Mức trợ cấp thường xuyên đối với người cao tuổi tại cộng đồng chưa tương xứng với mức chuẩn nghèo theo giai đoạn, do đó, cuộc sống
về vật chất của người cao tuổi còn nhiều thiếu thốn, chưa đảm bảo đời sống với mức tối thiểu của họ, đặc biệt là các người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa