PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập, sự phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội phát sinh ngày càng gia tăng. Để đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội, vấn đề hoàn thiện và thực thi chính sách an sinh xã hội cần được quan tâm chú trọng đặc biệt. Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI đã khẳng định “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo đảm bền vững, công bằng” [30]. Và tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh:“Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống”[32]. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm kiếm được cách thức triển khai thực hiện đáp ứng trong điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc thù riêng của từng vùng, nhất là khi triển khai các chính sách này tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay rất cần thiết. Riêng với Tây Nguyên, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung nhiều công sức và trí tuệ, phương tiện vật chất, có nhiều chính sách phát triển KT-XH và quốc phòng an ninh, đảm bảo ASXH (giảm nghèo; nước sạch, nhà ở và đất sản xuất; chính sách đặc thù cho vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc tiểu số trên các nội dung như phát triển đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ lãi xuất tín dụng, tuyển dụng lao động là người đồng bào DTTS, chính sách hỗ trợ học phí, đào tạo nghề...) đã làm thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên. Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời k 2001-2010, KT-XH vùng Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,9 ; thu ngân sách năm 2001 đạt 1.229 tỷ đồng, năm 2011 đạt 13.138 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần; thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2001 đạt 2,9 triệu đồng thì năm 2011 đạt trên 20 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 2,6 /năm, giai đoạn 2006-2010 giảm 3,6 /năm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi có nhiều kết quả. Quốc phòng, an ninh được tăng cường và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; đã đấu tranh làm thất bại âm mưu thành lập “Nhà nước Đềga của tổ chức phản động FULRO, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ biểu tình, bạo loạn trên địa bàn. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở, buôn, làng được quan tâm củng cố, kiện toàn và đầu tư toàn diện, đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước được chuẩn hóa, chất lượng lãnh đạo và quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; đã thu h p nhanh số buôn, làng “trắng đảng viên và “trắng tổ chức đảng, công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc được chú trọng (toàn vùng đã kết nạp được 7.600 đảng viên mới) [Error! Reference source not found., tr.6-11] Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách (kinh tế, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, xã hội, ASXH...) ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn bộc lộ tồn tại trên các nội dung: vấn đề đời sống, đất đai, công ăn việc làm, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS), các thế lực thù địch, phản động bên ngoài vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để kích động chống phá chính quyền. Do đó, lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên” làm luận án tiến sĩ Hành chính công, chuyên ngành Quản lý công, tác giả mong muốn có đưa ra những luận cứ khoa học cho việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp đưa các chính sách ASXH đã ban hành được triển khai thành công nhằm đảm bảo “xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc. Nâng cao đời sống văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm ASXH; sớm đưa nông thôn Tây Nguyên thoát kh i tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để phát triển bền vững theo tinh thần tại Kết luận số 12/KL-TW, ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX, phát triển vùng Tây Nguyên thời k 2011-2020 [11]. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ASXH; tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên, từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên được đảm bảo trong thời gian tới. - Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương hướng đến đảm bảo thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên đạt được mục tiêu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ LINH GIANG
THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2017
Trang 2MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12
1.1 Nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công 12
1.2 Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội 15
1.3 Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên 23
1.4 Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu 27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘIVÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 30
2.1 Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội 30
2.2 Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội 47
2.3 Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và bài học cho Tây Nguyên về thực hiện chính sách an sinh xã hội 63
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC THI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 76
3.1 Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính có ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 76
3.2 Thực thi một số chính sách an sinh xã hội vùng Tây Nguyên 85
3.3 Đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên hiện nay 102
Trang 3CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI 126
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN 126
4.1 Quan điểm và yêu cầu đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 126
4.2 Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Tây Nguyên 132
4.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 158
KẾT LUẬN 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Diện tích, dân số các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2015 77 Bảng 3.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nam giới và nữ giới từ 18-60
tuổi 80 Bảng 3.3 Tình hình dân di cư tự do và công tác ổn định dân di cư tự do giai
đoạn 2005-2013 82 Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả rà soát và thực hiện một số hạng mục theo
Quyết định số 755/QĐ-TTg 94
Bảng 3.5 Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (tính đến tháng 6/2014) 96
Bảng 3.6 Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 116 Bảng 3.7 Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và
thôn, buôn (tính đến tháng 9-2014) 117
Bảng 3.8 Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng Nông thôn mới từ năm
2011 đến năm 2013 120
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) của 5 tỉnh Tây Nguyên 78
Biều đồ 3.2: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Tây Nguyên 84
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ hộ nghèo các vùng giai đoạn 2010-2014 87
Biều đồ 3.5: Một số chỉ tiêu về Thông tin - Truyền thông năm 2015 100
Biều đồ 3.4: Số lượng Bưu điện văn hóa xã năm 2013 101
Biểu đồ 3.6: Mức độ tham gia họp, thảo luận về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng 103
Biểu đồ 3.7: So sánh nhận định việc chồng chéo trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của các đối tượng 105
Biểu đồ 3.8: Ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức thực hiện chính sách ASXH từ trên xuống ở Tây Nguyên 106
Biểu đồ 3.9 Đánh giá hiệu quả của các kênh phổ biến chính sách tại các tỉnh Tây Nguyên 108
Biểu đồ 3.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về chất lượng công tác tuyên truyền 109
Biều đồ 3.11: Đánh giá về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách 114
Biều đồ 3.12: Đánh giá mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức khi triển khai thực hiện chính sách ASXH 122
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020 34 Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quy trình thực thi chính sách ASXH 63 Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong triển khai
thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên 111
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hội nhập,
sự phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội phát sinh ngày càng gia tăng Để đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội, vấn đề hoàn thiện và thực thi chính sách an sinh xã hội cần được quan tâm chú trọng đặc biệt Nghị quyết Trung
ương 5, khóa XI đã khẳng định “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân
cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, bảo đảm bền vững, công bằng” [30]
Và tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh:“Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống”[32] Do vậy, việc
nghiên cứu để tìm kiếm được cách thức triển khai thực hiện đáp ứng trong điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc thù riêng của từng vùng, nhất là khi triển khai các chính sách này tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa hiện nay rất cần thiết
Riêng với Tây Nguyên, từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Đảng
và Nhà nước ta đã tập trung nhiều công sức và trí tuệ, phương tiện vật chất, có nhiều chính sách phát triển KT-XH và quốc phòng an ninh, đảm bảo ASXH (giảm nghèo; nước sạch, nhà ở và đất sản xuất; chính sách đặc thù cho vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc tiểu số trên các nội dung như phát triển đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ lãi xuất tín dụng, tuyển dụng lao động là người đồng bào DTTS, chính sách hỗ trợ học phí, đào tạo nghề ) đã làm thay đổi
bộ mặt của Tây Nguyên Đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời k 2001-2010, KT-XH vùng Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
Trang 8hàng năm đạt 11,9 ; thu ngân sách năm 2001 đạt 1.229 tỷ đồng, năm 2011 đạt 13.138 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần; thu nhập GDP bình quân đầu người năm
2001 đạt 2,9 triệu đồng thì năm 2011 đạt trên 20 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 giảm bình quân 2,6 /năm, giai đoạn 2006-2010 giảm 3,6 /năm; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi có nhiều kết quả Quốc phòng, an ninh được tăng cường và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; đã đấu tranh làm thất bại âm mưu thành lập “Nhà nước Đềga của tổ chức phản động FULRO, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ biểu tình, bạo loạn trên địa bàn Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở, buôn, làng được quan tâm củng cố, kiện toàn và đầu tư toàn diện, đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước được chuẩn hóa, chất lượng lãnh đạo và quản lý điều hành của cấp
ủy, chính quyền đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; đã thu h p nhanh số buôn, làng “trắng đảng viên và “trắng tổ chức đảng, công tác phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc được chú trọng (toàn vùng đã kết nạp được
7.600 đảng viên mới) [Error! Reference source not found., tr.6-11]
Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách (kinh tế, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, xã hội, ASXH ) ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn bộc lộ tồn tại trên các nội dung: vấn đề đời sống, đất đai, công ăn việc làm, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS), các thế lực thù địch, phản động bên ngoài vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân
tộc để kích động chống phá chính quyền Do đó, lựa chọn đề tài “Thực thi
chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên” làm luận án tiến sĩ
Hành chính công, chuyên ngành Quản lý công, tác giả mong muốn có đưa ra những luận cứ khoa học cho việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên và
đề xuất giải pháp đưa các chính sách ASXH đã ban hành được triển khai thành công nhằm đảm bảo “xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc
độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc Nâng cao đời sống
Trang 9văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc; bảo đảm ASXH; sớm đưa nông thôn Tây Nguyên thoát kh i tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để phát triển bền vững theo tinh thần tại Kết luận số 12/KL-TW, ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa IX, phát triển vùng Tây Nguyên thời k 2011-2020 [11]
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học những vấn đề lý luận về thực thi chính sách ASXH; tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên, từ đó, đề xuất một số giải pháp cho việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên được đảm bảo trong thời gian tới
- Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương hướng đến đảm bảo thực thi một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên đạt được mục tiêu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu của các học giả, tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án
- Làm rõ cơ sở khoa học về ASXH, đặc biệt, tập trung làm rõ khung lý thuyết thực thi chính sách ASXH ở nước ta hiện nay
- Tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu và tổng hợp kết quả thực hiện một số chính sách ASXH ở 5 tỉnh Tây Nguyên (Kum Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng) Để phân tích thực trạng thực thi chính sách ASXH tại vùng Tây Nguyên thời gian qua
- Đánh giá kết quả thực thi chính sách ASXH đã triển khai ở các tỉnh Tây Nguyên, từ đó, nêu quan điểm, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên thời gian đến
Trang 103 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên (tiến hành nghiên cứu ở tất cả các cấp chính quyền địa phương và tập trung phần lớn ở cấp xã) Vì vậy, luận án tập trung làm rõ các nội dung cụ thể của quy trình tổ chức thực hiện chính sách ASXH Trên cơ sở khung lý thuyết về quy trình thực hiện chính sách, luận án thông qua đánh giá kết quả triển khai một số chính sách ASXH ở Tây Nguyên đưa
ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp đến các cấp chính quyền nhằm đảm bảo triển khai các chính sách ASXH đi vào thực tiễn cuộc sống thành công
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các sản phẩm khoa học có
liên quan, luận án tập trung làm rõ khung lý thuyết về quy trình thực thi chính sách Từ đó, phân tích, đánh giá việc thực thi một số chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên, cụ thể: Chính sách giảm nghèo và giải quyết việc làm; Chính sách định canh, định cư, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt; Chính sách cung cấp thông tin cho người dân Tây Nguyên có chú trọng đến tính đặc thù vùng Qua đó, làm rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đảm bảo tốt hơn việc thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên những năm tiếp theo
- Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu địa bàn Tây Nguyên
theo phân vùng kinh tế gồm 05 tỉnh: Kum Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, ĐắkNông, Lâm Đồng
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2015 (có
cập nhật số liệu đến tháng 9 năm 2016) là thời gian thực hiện các chính sách theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Trang 114 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và kế thừa, phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa họcvề thực hiện chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH Đồng thời, vận dụng lý thuyết về khoa học hành chính công, kế thừa các nghiên cứu của ngành khoa học chính trị, triết học
và các dữ liệu thu thập phản ảnh thực tiễn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:
Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu tại Chương 1 để tiến hành việc lựa chọn nhóm chính sách, phân loại theo nhu cầu nghiên cứu, hệ thống
lý thuyết cho từng nhóm, từng lĩnh vực trên các nguồn tài liệu như: văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, giáo trình, các công trình khoa học, sách báo, tạp chí… có liên quan, từ đó, xây dựng cơ sở lý luận và luận
cứ khoa học cho phù hợp với yêu cầu, mục đích nghiên cứu của luận án
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê
Được sử dụng nhiều ở hầu hết tại các chương của luận án, phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp thông tintừ các số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các nguồn tin cậy Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách, kết quả sau khi triển khai thực hiện chính sách đối với các chính sách được lựa chọn nghiên cứu Đồng thời, qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để củng cố độ tin cậy và phản ảnh
dễ dàng, rõ nét hơn thực trạng nói trên
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, hệ thống - cấu trúc, v.v
Trang 124.2.2 Phương pháp thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng tại
Chương 3 và một phần kết quả khi thực hiện khảo sát được dẫn chứng cho
giải pháp ở Chương 4 với hai phương pháp cụ thể:
- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi
Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học dùng khảo sát trên 03 đối tượng: người thụ hưởng chính sách, người trực tiếp thực hiện chính sách và cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại các đơn vị ở các tỉnh Tây Nguyên Cụ thể: + Đối tượng thụ hưởng: 300 phiếu (Mỗi tỉnh chọn 02 huyện, mỗi huyện phát 30 phiếu ở 3 xã)
+ Cán bộ, công chức triển khai thực hiện chính sách: 175 phiếu (Cấp tỉnh: 25phiếu/5tỉnh; cấp huyện: 50 phiếu/10 huyện; 100 phiếu/20 xã)
+ Cán bộ lãnh đạo cấp phòng: 20 phiếu/5 tỉnh
Các điểm được lựa chọn để tiến hành phát phiếu điều tra gồm:
+ Cấp Tỉnh: Văn phòng UBND, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
+ Cấp Huyện: Mẫu khảo sát khi tiến hành phát phiếu điều tra tại cấp Huyện dựa trên một số tiêu chí, cụ thể: 1 Vị trí địa lý có những điểm tương đồng: vùng nông thôn miền núi, khoảng cách từ Huyện đến trung tâm của Tỉnh (dưới 25 km: 04 huyện và trên 45 km: 04 huyện); 2 Tỷ lệ hộ gia đình nghèo và cận nghèo; 3 Có đối tượng thuộc diện định canh, định cư; 4 Có người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS tại chỗ và DTTS di cư) sinh sống trên địa bàn chiếm từ 40 trở lên; 5 Địa bàn đã và đang triển khai thực hiện một trong các chính sách ASXH mà phạm vi nghiên cứu của luận án đề cập Gồm các Huyện sau: Tỉnh KumTum (Huyện Đăk Hà, Huyện Đăk Tô), Tỉnh Gia Lai (Huyện Ayunpa, Huyện Mang Yang), Tỉnh Đăk Lăk (Huyện Ea HLeo, Huyện Buôn Đôn), Tỉnh Đăk Nông (Huyện Đăk Song, Huyện Krông Nô), Tỉnh Lâm Đồng (Huyện Đức Trọng, Huyện Lạc Dương)
Trang 13+ Cấp Xã: Tại các Huyện đề cập ở trên sẽ chọn các xã với tiêu chí:
1 Mỗi huyện chọn 03 xã; 2 Trên cùng địa bàn khảo sát với 2 đối tượng: thụ hưởng và cán bộ, công chức trực tiếp triển khai chính sách ASXH; 3 Có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú; 4 Có triển khai các chính sách ASXH được xác
định tại phạm vi nghiên cứu
Kết quả khảo sát sẽ là nguồn thông tin sơ cấp rất quan trọng phục vụ phân tích trên cơ sở kết hợp với các thông tin thứ cấp để có được cái nhìn thực tiễn toàn cảnh về kết quả thực hiện một số chính sách ASXH nắm bắt được thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thực hiện chính sách, vai trò của cấp chính quyền địa phương (chủ yếu cấp xã) trong việc tìm kiếm nguồn lực, tuyên truyền và vận động, đánh giá và duy trì kết quả thực hiện một chính sách ASXH ở các tỉnh Tây Nguyên
- Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia
Tác giả đã trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của Quý thầy cô giáo, các cán bộ khoa học, các nhà làm quản lý có nghiên cứu về chính sách công khi được gặp gỡ các buổi hội thảo, hội nghị (Hội thảo về Giải pháp bảo đảm hòa nhập và tái hòa nhập cho các nhóm xã hội bị thiệt thòi trong quá trình phát triển ở Việt Nam vào tháng 6/2015; Hội nghị tập huấn xây dựng và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc Hội, Bộ Lao động-thương binh và xã hội và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tổ chức tại Hạ Long vào tháng 8/2015)
Thiết lập các câu h i ph ng vấn để làm rõ vấn đề thực tiễn tại địa phương đối với các nhà quản lý trực tiếp tham gia vào thực hiện chính các chính sách có liên quan trong nghiên cứu của luận án (Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh ĐắkLắk, UBND tỉnh Kumtum, Huyện ủy,…)
4.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần mềm EXCEL để xử
lý nhằm đáp ứng thông tin cần thiết cho nhu cầu nghiên cứu của luận án
Trang 145 Những điểm mới của luận án
5.1 Về mặt lý luận
- Luận án thực thi chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên tiếp cận dưới góc độ của ngành khoa học Hành chính công đã góp phần khẳng định khoa học Hành chính công là ngành khoa học độc lập cũng như có cách tiếp cận về thực thi chính sách ASXH dưới góc độ quản lý Hành chính công
- Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ASXH, thực thi chính sách ASXH, luận án đã hệ thống hóa, làm sáng thêm t lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách ASXH
- Với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, luận án đã cung cấp thông tin về quan điểm của Đảng, các chính sách của Nhà nước, kết quả thực hiện một số chính sách ASXH, một số giải pháp đảm bảo quá trình thực thi chính sách thành công trong điều kiện thực tế của vùng đặc thù
5.2 Về mặt thực tiễn
- Qua nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH của các vùng, luận án đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm có giá trị cho thực thi chính sách ASXH Tây Nguyên nói riêng và tham khảo cho công tác nghiên cứu nói chung
- Luận án phản ánh được kết quả,làm rõ nguyên nhân của hạn chế trong công tác thực thi một số chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên,từ đó, đề
xuất hai nhómgiải pháp: 1 Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra theo khung lý thuyết về thực hiện chính sách; 2 Nhóm giải pháp đi vào giải quyết
vấn đề cụ thể tại các chính sách ASXH nhằm đảm bảo thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên thành công trong điều kiện thực tiễn sau này
- Luận án sau khi hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về chính sách công và thực thi chính sách công, đồng thời, cũng mang lại giá trị nhất định trong nghiên cứu thực tiễn đối với các học giả quan tâm nghiên cứu và xây dựng chính sách đặc thù với vùng Tây Nguyên và công tác quản lý đối với các nhà làm chính sách
Trang 156 Câu hỏi nghiên cứu vàgiả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học về thực thi chính sách và quy trình để thực hiện chính sách ASXH đã có hay chưa?
Đề trả lời câu h i này, luận án đi vào tìm kiếm và khẳng định khung lý thuyết về thực thi chính sách và áp dụng nó vào việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn Tây Nguyên thông qua vận hành một số chính sách ASXH ở thực tiễn
- Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách ASXH tại một số quốc gia và đặc biệt tại một số vùng có đem lại bài học kinh nghiệm gì cho các tỉnh Tây Nguyên?
Đi vào tìm câu trả lời, luận án cần tìm kiếm kinh nghiệm thực hiện chính sách ASXH ở một số quốc gia và vùng kinh tế tại Việt Nam để tìm kiếm nét tương đồng hay sự khác biệt hướng đến sự vận dụng cho phù hợp với thực tiễn tại Tây Nguyên
- Quá trình triển khai thực hiện chính sách ASXHcủa vùng Tây Nguyên chịu sự ảnh hưởng của nhân tố nào? Thực trạng tổ chức triển khai hiện nay
ra sao? Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết để chính sách ASXH được đảm bảo thực hiện?
Làm rõ câu h i này, luận án áp dụngcác phương pháp nghiên cứu cũng như lựa chọn một số chính sách ASXH đã và đang triển khai trên địa bàn để
làm rõ một số nội dung: 1.Yếu tố tác động đến quá trình triển khai thực hiệnchính sách? 2 Tình hình tổ chức triển khai chính sách ASXH như thế nào
trên các nội dung: Chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách ASXH; Nguồn lực có được từ đâu; Hoạt động giám sát, kiểm tra; Công tác tuyên
truyền thực hiện như thế nào? 3 Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện? 4 Để đảm bảo thực hiện chính sách, vấn đề nào cần
được quan tâm giải quyết?
Trang 16- Giải pháp nào được tìm kiếm để việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH được đảm bảo trong điều kiện đặc thù của Tây Nguyên?
Thông qua tìm kiếm câu trả lời từ các câu h i trên, luận án sẽ luận giải
để có những giải pháp thay đổi thực tiễn ở bước trong thực thi chính sách công nhằm có được đề xuất mới trong quản lý tổ chức thực hiện chính sách ASXH ở vùng đặc thù Tây Nguyên
Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn từ thực hiện một số chính sách ASXH đang triển khai, luận án hướng đến đề xuất một số giải pháp gắn với những chính sách cụ thể được lựa chọn nghiên cứu
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Chính sách ASXH đã triển khai thực hiện ở Tây Nguyên chưa đạt được kết quả như mong muốn.Vì vậy, việc tổ chức thực thi chính sách ASXH ở cấp chính quyền địa phương một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện đặc thù của Tây Nguyên thì kết quả mang lại sẽ thành công hơn so với hiện tại
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận:
+ Khái quát và hệ thống hóa lý luận về chính sách ASXH;
+ Đánh giá được tầm quan trọng của giai đoạn thực thi chính sách trong chu trình chính sách công
- Về thực tiễn:
+ Đánh giá khách quan về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quảviệc thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên + Từ góc độ nghiên cứu về hành chính công, luận án làm rõ được vai trò của các chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể này khi tham gia vào quá trình
tổ chức thực hiệnchính sách ASXH, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động vào việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH đối với vùng đặc thù Tây Nguyên, từ đó, đưa ra phương hướng và giải pháp cho việc đảm bảo thực thi thành công chính sách ASXH ở Tây Nguyên
Trang 178 Cấu trúc của luận án
Cấu trúc luận án được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận Phần nội dung được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án Chương 2: Cơ sở khoa học về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính
sách an sinh xã hội Chương 3: Thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở các
tỉnh Tây Nguyên Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh
xã hội ở Tây Nguyên
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Nghiên cứu về chính sách công và thực thichính sách công
1.1.1 Các công trình trên thế giới
Chính sách công là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của mọi nhà nước
Có nhiều quan điểm về chính sách công dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nhưng đều hướng đến xây dựng nền tảng lý luận cho các nghiên cứu có liên
quan Có thể kể đến các ấn phẩm có giá trị như: Khoa học chính sách (1951)
của Nhà xuất bản Đại học Stanford là công trình khoa học đầu tiên về lĩnh vực khoa học chính sách do Daniel Lerner và Harold D.Lasswell chủ biên
[101], Nhận thức về chính sách công (1972) của Thomas R.Dye, Giới thiệu
về xây dựng chính sách công (1984) của James.E.Anderson
Bên cạnh đó, một số ấn phẩm đi vào nghiên cứu cụ thể một nội dung của khoa học chính sách công như:
Cuốn Nghiên cứu chính sách công: chu trình chính sách và tiểu hệ thống chính sách của Michael Howlett and M.Ramesh (1995), Nhà xuất bản Oxford
University Press [108] Cuốn sách đã bàn nhiều về các khái niệm chính sách công; chu trình chính sách Đặc biệt làm rõ các nội dung liên quan đến thực thi chính sách: khái niệm, các công cụ, các nhân tố ảnh hưởng, các cách thức thực thi và sự phù hợp của việc lựa chọn công cụ để thực thi chính sách
Cuốn Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh của tác giả A.Chiavo-Camo và P.S.A.Sundara (2003), (Ngân hàng
phát triển châu Á) [109] đã đưa ra những luận điểm và có những phân tích rất sâu sắc về các mô hình tổ chức nhà nước như: bộ máy và tổ chức chính phủ,
cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương - địa phương, xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự, vấn đề tìm kiếm nguồn lực và quản lý nó, và tổ chức thực thi
Trang 19Luận án tiến sĩ của Millicent Addo (2011), Externally Assisted Development Projects in Africa: Implementation and Public Policy (Các dự
án phát triển hỗ trợ từ bên ngoài ở Châu Phi: Thực thi và chính sách công),
Nelson Mandela Shool of Public Policy and Urban Affairs (Trường Chính sách công và các công việc đô thị Nelson mandela) [105] đã hệ thống lại một lần nữa các phương pháp tiếp cận thực thi chính sách và đã làm rõ các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách như: nhân tố chính trị, nhân
tố kinh tế, nhân tố tổ chức,
1.1.2 Các công trình trong nước
Khoa học nghiên cứu về chính sách công ở Việt Nam vẫn còn khá mới
mẻ nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách công, an sinh xã hội, quản lý thực thi chính sách dưới góc độ lý luận và thực tiễn như:
Ấn phẩm Tìm hiểu khoa học về chính sách công (1999) [95] của Viện
Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp cận dưới góc nhìn của khoa học chính trị đã làm rõ các khái niệm như: chính sách công, quyết sách chính trị, quyết định chính trị, chính sách của nhà nước, để khẳng định chính sách công là công cụ cơ bản của nhà nước sử dụng để phát triển KT-XH
Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách
Trang 20(2001) [59] của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí Minh đã trình bày khá cụ thể những nội dung mang tính lý luận về chính sách công: quan niệm về chính sách công, quy trình chính sách, các giai đoạn của quá trình thực hiện chính sách, đặc biệt, tác giả đã có sự nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực thi chính sách cũng như công tác tổ chức thực hiện chính sách
Đến năm 2013, hàng loạt sách chuyên khảo nghiên cứu lý luận chính sách công trong đó làm rõ các nhận thức cơ bản về chính sách công, hoạch
định, phân tích, thực hiện và đánh giá chính sách như Giáo trình Hoạch định
và phân tích chính sách công [44]; cuốn Đại cương về phân tích chính sách công, Đại cương về chính sách công của đồng chủ biên Nguyễn Hữu Hải và
Lê Văn Hòa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [45]
Cuốn Phân tích chính sách công ở Việt Nam (Qua khảo sát một số quận, huyện của thành phố Đà Nẵng) (2014) [71] của đồng tác giả Hồ Tấn Sáng và
Nguyễn Thị Tâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đề cập đến cách tiếp cận
về chính sách công với việc chi phối quyền lực công cộng của các chủ thể khác nhau, đồng thời cũng phân tích làm rõ sự khác biệt giữa chính sách công
và chính sách của các tổ chức khác (khu vực tư nhân, đoàn thể xã hội)
Luận án của Tiến sĩ Lê Văn Hòa (2015) với đề tài nghiên cứu Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam [52], tác giả đã đề cập
đến lợi ích có được khi nhà nước thật sự quan tâm và có cách thức quản lý phù hợp để đảm bảo được đầu ra của quá trình thực thi chính sách công Luận
án làm rõ lý luận về chính sách công, thực thi chính sách công, mô hình quản
lý thực thi chính sách theo kết quả và đặc biệt chỉ rõ những nguyên tắc cần phải áp dụng khi quản lý thực thi chính sách công như: chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách công, sự tham gia của các bên có liên quan, trách nhiệm giải trình, giúp cho quá trình thực thi chính sách công đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách
Trang 21Như vậy, qua nghiên cứu các công trình về chính sách công và thực thi chính sách công trong và ngoài nước nhận thấy đã tập trung làm rõ các nội dung về hoạch định, phân tích chính sách công và đặc biệt các tác giả đã định hình được khung lý thuyết về thực thi chính sách công Điều này giúp cho nghiên cứu sinh có được những nguồn tư liệu có giá trị để tham khảo, kế thừa, trích dẫn cho các vấn đề nghiên cứu của luận án Tuy nhiên, để nghiên cứu làm rõ hơn về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tại từng bước trong qui trình thực thi chính sách công như: vai trò của các cấp chính quyền, yêu cầu
về năng lực và khả năng của cán bộ, công chức, sự tương tác giữa nhà nước
và các tổ chức khác có liên quan, huy động và tìm kiếm nguồn lực, công tác tuyên truyền và truyền thông các công trình nghiên cứu có đề cập nhưng chưa làm rõ trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và điều này cũng đã để
mở những khoảng trống nhất định mà luận án đang hướng tới nghiên cứu
1.2 Nghiên cứu về an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội
1.2.1 Các công trình thế giới và ngoài nước
Cuốn Social security today and tomorrow (1978) [104] (ASXH hôm nay
và ngày mai) của tác giả M.Robert đã tập trung nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với người dân trước những rủi ro về xã hội và tất cả các chương trình mà chính phủ các nước đặt ra với mục đích hàng đầu là giúp đỡ những người dân gặp rủi ro dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút thu nhập
Cuốn Về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội: Thiết kế và triển khai hệ thống an sinh hiệu quả [102], nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và
A.Ouerghi lại cho rằng ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sách trợ giúp xã hội không có đóng góp và nhắm đến đối tượng là người nghèo và người dễ bị tổn thương Do đó, các chính sách ASXH và việc triển khai thực hiện chính sách ASXH cũng chỉ dừng lại ở những hoạt động chính thức của nhà nước thông qua hình thức trợ cấp mà chưa xem xét đến vai trò của tư nhân, thị trường trong việc tận dụng khai thác nguồn lực này
Trang 22Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu về việc làm thế nào để chính sách ASXH sau khi được ban hành được thực thi tốt nhất được đề cập đến như:
Cuốn Policy Implementation and Social Welfare (1980) [103] (Thực
hiện chính sách và phúc lợi xã hội) của các tác giả Frederick A Lazin, Hubert
H Humphrey Center, Ben-Gurion cho thấy sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị đối với việc thực hiện các chính sách đối nội của quốc gia từ đó tác động vào việc thực hiện các chính sách ASXH khi các tác giả đã dẫn chứng sự tác động này đến việc triển khai thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, giáo dục, và chính sách y tế ở Israel hay chính sách nhà ở liên bang và các chương trình cho những người Mỹ có thu nhập thấp
Năm 2008, cuốn Bảo đảm xã hội trong nền KTTT Nhật Bản hiện nay
[64], tác giả Trần Thị Nhung đã trình bày kinh nghiệm cơ bản của Nhật Bản khi giới thiệu chi tiết hệ thống chính sách đảm bảo xã hội trong nền KTTT Nhật Bản, qua đó, cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm, các loại hình, vai trò, chức năng của nhà nước cũng như những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các chế độ đảm bảo xã hội của nhà nước như: Chế độ đảm bảo thu nhập, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và trợ giúp xã hội, v.v
Đặc biệt, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam được đề cập đến tại một số công trình như:
Năm 2008, công trình“Hệ thống An sinh xã hội của Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam„[85] do Đinh Công Tuấn làm chủ biên đã phân
tích tổng quan về hệ thống ASXH của châu Âu cũng như làm rõ nhu cầu, thách thức trong việc cải cách hệ thống ASXH của châu Âu, đã chỉ ra những thành công, hạn chế, những kinh nghiệm trong đảm bảo ASXH thông qua: Hệ
thống ASXH theo mô hình “thị trường xã hội” của Đức; hệ thống ASXH theo mô hình “xã hội dân chủ” của Thuỵ Điển; hệ thống ASXH theo mô hình
“thị trường tự do” của Anh
Năm 2011, cũng nghiên cứu về Châu Âu với công trình "Mô hình phát
Trang 23triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu: Kinh nghiệm đối với Việt Nam„[76] do tác giả Nguyễn Quang Thuấn và Bùi Nhật Quang biên soạn chỉ
ra cách thức nhà nước cung cấp các dịch vụ ASXH cho người dân ở một số quốc gia phát triển ở châu Âu Từ đó, tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho sự lựa chọn mô hình phát triển, chính sách đảm bảo ASXH của nước ta trong quá trình chuyển đổi sang nền KTTT
Ngoài các công trình trên còn có một số bài viết như: bài Tìm hiểu luật ASXH của Hoa Kỳ của tác giả Nguyễn Hiền Phương (tạp chí Luật học, số 5/2005); bài Tổng quan về ASXH và bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc (Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 10/2005); bài Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ASXH của Hoa Kỳ, Thuỵ Điển và Đức của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng (Tạp chí Lao động và Xã hội, số 15/Tháng 3/2008) và gần
đây nhất bài Một số nét về phản biện xã hội trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Mỹ của Cao Tiến Sỹ (Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số
5/2015).v.v Có thể nói, các công trình này không những giới thiệu được mô hình đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới mà còn là những kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở nước ta
1.2.2 Các công trình trong nước
Các công trình nghiên cứu cụ thể về thực thi CSC rất hạn chế và đa phần
đề cập đến thực thi CSC theo hướng làm rõ vai trò của nhà nước trong ban hành, triển khai thực hiện các CSC trong đó có chính sách ASXH:
Năm 2005, cuốn "Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân - vấn đề và giải pháp" [18] tác giả Đoàn Viết Cương
khẳng định Nhà nước là chủ thể chính trong việc đảm bảo sự công bằng xã hội nói chung và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói riêng - một nội dung quan trọng của đảm bảo ASXH và nhà nước phải phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH
Năm 2007, tác giả Nguyễn Vân Nam với cuốn "Toàn cầu hoá và sự tồn
Trang 24vong của nhà nước" đã nhấn mạnh, "mỗi nhà nước có nhiệm vụ xây dựng hệ thống ASXH trên cơ sở những hệ giá trị quốc gia" [62, tr.198-199], từ đó sẽ
góp phần nâng cao vai trò của nhà nước và ở một cấp độ nào đó sẽ có tác động đến việc thực hiện chính sách ASXH
Năm 2008, từ góc độ nghiên cứu của triết học, tập thể tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn và Ulrich Dornberg (chủ biên), cuốn
sách “Công bằng xã hội, trách nhiệm và đoàn kết xã hội„[40] tập hợp một số
bài viết về những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam Năm 2010, tập thể tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn
Đình Hòa trong cuốn“Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa„ đã cho thấy vấn đề
đảm bảo ASXH là một vấn đề dân sinh quan trọng và chủ yếu khi phân tích rõ quan niệm dân sinh trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng xã hội hài hoà của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam [41]..Cũng để làm rõ vấn đề dân sinh đối với một đối
tượng thụ hưởng cụ thể là nông dân, năm 2010, cuốn“An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam„[2] của tác giả Mai Ngọc
Anh đã làm rõ tính chất quan trọng của ASXH, vai trò và sự quan tâm của Đảng và nhà nước khi trích dẫn khá nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao mức sống cho người nông dân và khuyến khích họ tham gia vào hệ thống
an sinh xã hội để góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững
Năm 2011, cuốn "Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam" [60], tác giả Nguyễn
Văn Mạnh khẳng định, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, là chủ thể xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược và các chương trình quốc gia
về phát triển xã hội; huy động, quản lý và phân phối các nguồn lực vật chất phục vụ phát triển xã hội Đi từ phân tích, đánh giá thực trạng vai trò quản lý
Trang 25phát triển xã hội của nhà nước, nhiều quan điểm và giải pháp quan trọng được tác giả đã đề xuất góp phần nâng cao vai trò của nhà nước về: việc làm, giáo dục đào tạo, ASXH, an toàn xã hội, xoá đói giảm nghèo,v.v
Năm 2013, cuốn sách“Những thách thức và giải pháp đối với chính sách
an sinh xã hội bền vững cho tất cả mọi người tại Việt Nam và Đức„[43] bao
gồm các bài tham luận của các nhà khoa học hàng đầu về ASXH của Việt Nam và Đức đã đề cập đến các mô hình ASXH của mỗi nước và trao đổi những kinh nghiệm thành công cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn
trong phát triển ASXH Trong đó, bài tham luận của ông Karin Roth “An sinh
xã hội là động lực của chính sách phát triển bền vững ở Đức„ đã đề cập đến
ASXH là một quyền của con người, là một bộ phận khăn khít của một chính sách phát triển bền vững và hiện đại, là động lực để phát triển kinh tế bền vững dựa trên dẫn giải hàng loạt các chính sách ASXH đang thực thi tại Đức: chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách việc làm, chính sách y tế,
Có thể nói, điểm chung của các công trình kể trên là tập trung phân tích chính sách xã hội và coi chính sách ASXH là một phần của hệ thống chính sách xã hội của nhà nước Bên cạnh đó, còn có khá nhiều các học giả nghiên cứu việc thực hiện chính sách ASXH dưới góc độ nhà nước cần thiết phải thể chế hóa và hình thành hệ thống pháp luật về ASXH nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong xã hội để thực hiện mục tiêu, nội dung của chính sách ASXH như:
Năm 2005, tại giáo trình “Luật ASXH” [34] của Đại học Luật Hà Nội là
một trong những điển hình cho cách tiếp cận trên khi đề cập một cách toàn
diện các vấn đề cơ bản như: Luật ASXH trong hệ thống pháp luật Việt Nam; Quan hệ pháp luật ASXH và tranh chấp ASXH, đồng thời, cuốn sách còn đề
cập khá chi tiết đến các quy định của pháp luật Việt Nam về các BHXH, ƯĐXH, cứu trợ xã hội
Trong năm 2006 và 2007, hàng loạt các văn bản pháp luật được các nhà
Trang 26xuất bản trong nước hệ thống, in ấn và phát hành như:“ Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội„;“Hệ thống các văn bản pháp luật về Ưu đãi xã hội„;“Hệ thống các văn bản pháp luật về chính sách cứu trợ xã hội và các cơ
sở bảo trợ xã hội„[49, 50, 51] cho thấy sự việc thể chế hóa và hệ thống các
qui định pháp luật có liên quan đến chính sách ASXH là hết sức cần thiết để
có thể duy trì được sự minh bạch, tạo được sự công bằng trong thụ hưởng của các đối tượng có liên quan, từ đó, giúp nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý
với quá trình thực thi chính sách ASXH
Năm 2011, các tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thuý Hương tại cuốn
“Pháp luật ASXH: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam”[46] đã
làm rõ quan niệm và vai trò của pháp luật ASXH của một số nước như Đức, Nga, Hoa K cũng như khái quát khá đầy đủ hệ thống pháp luật ASXH của Việt Nam Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh để hoàn thiện pháp luật ASXH của Việt Nam trong tình hình mới cần phải xúc tiến xây dựng Bộ luật
ASXH và cải cách các Luật BHXH và Luật BHYT
Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính lồng ghép,đã có những sản phẩm được nghiên cứu độc lập khi đề cập đến chính sách ASXH như:
Năm 2009, Cuốn sách “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay„[19] do tác giả Mai Ngọc Cường làm chủ biên đã
khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng chính sách ASXH ở Việt Nam đã
đề cập đến một số thành tựu và đề xuất một số vấn đề có liên quan đến chủ trương, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH, tiến tới xây dựng mô hình ASXH phù hợp với điều kiện KTTT định hướng XHCN, đảm bảo tổ chức thực hiện về ASXH đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
Cũng trong năm 2009, cuốn sách “Lý thuyết và mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)„ [72] của nhóm tác giả Phạm Quang Sáng và các
đồng sự đã vượt ra khuôn khổ lý thuyết, đi vào thực tiễn ở một địa phương cụ thể (Đồng Nai), đồng thời, thông qua kinh nghiệm quốc tế trong đảm bảo
Trang 27ASXH, các tác giả đã chỉ ra những bất cập, xu hướng vận động của chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay
Năm 2012, tác giả Vũ Văn Phúc (chủ biên) trong cuốn “ASXH ở Việt Nam hướng tới 2020„[66] đã tập hợp được hàng loạt các bài viết mang tính lý luận và cả thực tiễn đi thẳng vào vấn đề ASXH ở Việt Nam như bài “ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn„ tác giả đã nhấn mạnh “bảo đảm ASXH trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng XHCN ở Việt Nam„hay bài
“An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới„ của Phạm Xuân Nam [66, tr.125] hay bài“Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm ASXH ở nước ta„ của Hoàng Đức Thân, đều cho rằng bảo đảm ASXH chính là bảo đảm
cho sự phát triển bền vững của đất nước Do vậy, một số tác giả cho rằng nhà
nước cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như: Xây dựng hệ thống chính sách ASXH ở nước ta phải phù hợp với các nguyên tắc của hệ thống chính sách ASXH trong điều kiện nền KTTT và từng bước hội nhập được với quốc tế [66, tr.165] xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ASXH một cách đồng
bộ, đồng thời quyết liệt đưa các văn bản vào cuộc sống [66, tr.28] phát triển mạnh và đa dạng hoá hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân [66, tr.29]; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về ASXH [66, tr.326]; Nâng cao năng lực quản lý hệ thống chính sách ASXH [66, tr.95]; v.v
Năm 2011, luận án tiến sĩ triết học "Vai trò nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay" [54] của Trần Thị Thu Hường đã phân tích thực trạng vai
trò của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ;
đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý của nhà nước đối với việc xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Trang 28Năm 2013, luận án tiến sĩ triết học "Chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam" của Nguyễn Văn
Chiểu đã hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về ASXH, đề cập khá rõ nét vai trò của nhà nước trong thành công và thất bại khi triển khai một số chính sách ASXH cụ thể và đưa ra được giải pháp nhà nước cần làm gì để việc thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam được đảm bảo thông qua hàng loạt bài báo:
Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện ASXH trong thời kỳ đổi mới; Vai trò của nhà nước đối với việc đảm bảo ASXH trong nền KTTT; Một
số vấn đề về thực hiện chính sách ASXH ở nước ta hiện nay [13,14,15]
Ngoài các công trình nêu trên, còn có các công trình nghiên cứu khác
được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: bài “Chiến lược ASXH Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020„[53] của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương; bài “Vai trò của chính sách BHXH; BHYT đối với ASXH của đất nước„của tác giả Lê Bạch Hồng (tạp chí Cộng sản, số 7/2010); bài “Bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển
KT - XH 2011 - 2020„của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (tạp chí Cộng sản 9/2010) [20]; bài “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm ASXH trong phát triển bền vững„của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (tạp chí Cộng sản, số 7/2011); bài “Hệ thống ASXH cho người nông dân Việt Nam„của Nguyễn Danh Sơn (tạp chí Xã hội học, số 2, 2012), bài
“ASXH và những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam„của
tác giả Lê Quốc Lý (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 210/Tháng 7/2013),v.v
ASXH còn là chủ đề của nhiều hội thảo khoa học: Hội thảo “ASXH ở Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới do Đại học Kinh tế Quốc
dân, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Viện Quốc gia Sau đại học về Nghiên cứu chính sách - GRIPS ở Tokyo, Trung tâm Kinh tế Phát triển và Chính sách
công tổ chức (ngày 9/9/2008); hội thảo“Xây dựng Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức Hợp
Trang 29tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức (GTZ) phối hợp tổ chức (ngày
6/6/2009); hội thảo “ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do
Ban Tuyên giáo Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức (tháng 3/2012), v.v Qua các hội thảo này, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH cũng như vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH
Như vậy, các công trình khoa học nghiên cứu về ASXH có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau: kinh tế, chính trị, triết học, xã hội học,… cho thấy hình thức triển khai và đảm bảo chính sách được thực thi trong cuộc sống cũng rất
đa dạng khi chịu sự tác động của nhiều chủ thể khác nhau, các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau và đều khẳng định nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc: Xây dựng khung chính sách ASXH phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, xây dựng hệ thống pháp luật về ASXH đáp ứng yêu cầu của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, bảo trợ về tài chính cho các quỹ ASXH và đầu tư các nguồn lực cho việc thực hiện chính sách ASXH, thống nhất quản lý việc thực hiện chính sách ASXH, để từ đó việc thực thi chính sách được đảm bảo đi đúng mục tiêu Một số ấn phẩm đã làm rõ khái niệm, vai trò của thực thi chính sách, đồng thời chỉ ra được những trở ngại trong việc thực thi chính sách công, Tuy nhiên, cần hơn nữa là nghiên cứu để tìm kiếm các giải pháp phù hợp giúp chính sách ASXH sau khi ban hành đi vào cuộc sống và giải quyết được các vấn đề đặt ra
1.3 Công trình nghiên cứu về thực thi an sinh xã hội ở Tây Nguyên
1.3.1 Công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa-xã hội có liên quan đến thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Tây Nguyên
Bên cạnh các ấn phẩm khắc họa và phản ánh các nét văn hóa, phong tục tập quán của đời sống đồng bào vùng Tây Nguyên như: Dân Làng Hồ, Sử thi Tây Nguyên, Văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên, thì Tây
Trang 30Nguyên với vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự, việc nghiên cứu về Tây Nguyên cũng được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm và có nhiều ấn phẩm để lại những giá trị nhất định
Cuốn “Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện người các dân tộc ở Tây Nguyên [63] (2001) của Lê Hữu Nghĩa đã tập trung
nghiên cứu và làm rõ việc xây dựng đội ngũ cán bộ vùng Tây Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Trong đó, ấn phẩm đặc biệt quan tâm là làm sao và làm như thế nào để thu hút, tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đối với cán bộ và nhất
là cán bộ người đồng bào DTTS
Cuốn “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên [47]
(2003) của Phạm Hảo và Trương Minh Dục lại đề cập đến một góc độ tiếp cận khác là hình thành và xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, trên cơ sở dó cũng chỉ ra được những nền tảng cần có tính cấp thiết trong xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở Tây Nguyên
Cuốn“Chuyển biến kinh tế - xã hội Bắc Tây Nguyên (1945-1995) [86]
(2008) của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân nghiên cứu Bắc Tây Nguyên - một phần của vùng Tây Nguyên trải dài trong 50 năm đã chỉ ra được những sự thay đổi của Tây Nguyên trong từng thời k Sự chuyển mình của vùng Bắc Tây Nguyên gắn với các chính sách của Chính phủ cho thấy sự tác động rõ nét đến triển khai các chính sách trong đó có chính sách ASXH tại vùng này Bên cạnh các ấn phẩm được in ấn thành sách, đề tài nghiên cứu khoa học
về Tây Nguyên như: Chương trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2015; Chương trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội
và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 Viện Khoa học xã hội Việt Nam và
Trang 31Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (đồng chủ trì); Hội thảo Phát triển nhanh và bền vững KT-XH khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng, tháng 9/2011; Hội nghị RIO + 20, Cam kết chung về các vấn đề sinh tồn…Lê Hồng Anh, Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 66 (6/2012); Trần Đại Quang, Phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước,Tạp chí Cộng sản, số 66 (6/2012); Ngô Văn Lệ, Văn hóa các tộc người
ở Tây Nguyên – nhìn từ khía cạnh tri thức bản địa, Hội thảo Văn hóa Tây
Nguyên, Ban Tuyên giáo Trung ương 2013
1.3.2 Nghiên cứu có liên quan về việc thực hiện chính sách an sinh
xã hội ở Tây Nguyên
Những ấn phẩm nghiên cứu trực tiếp vào việc xây dựng các chính sách này và thực thi chúng ở Tây Nguyên như:
Cuốn“Một số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay”[48] (2007) của Phạm Hảo Hay cuốn “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên”[58] (2014) của đồng tác giả Lê Văn Khoa và Phạm Quang
Tú, bên cạnh việc nghiên cứu cơ sở lý luận về bền vững và phát triển bền vững, các tác giả đã đi vào nghiên cứu thực tiễn những nội dung như đặc điểm tự nhiên, các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển một cách bền vững thì ấn phẩm còn hệ thống được các nhóm chính sách ảnh hưởng đến phát triển của Tây Nguyên và đặc biệt có sự mô tả và luận giải được một cách tổng quan một cách khá toàn diện về Tây Nguyên ở các nội dung: cộng đồng các dân tộc, phát triển kinh tế, quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, vấn đề phân hóa giàu nghèo và phát triển bền vững kèm theo các giải pháp hoạch định các chính sách phát triển, giải pháp về các vấn đề xã hội và
an ninh quốc phòng, giải pháp về phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội, quản lý sử dụng tài nguyên Và có thể nhận thấy ấn phẩm chưa đi vào nghiên
Trang 32cứu quá trình triển khai thực hiện các chính sách như thế nào
Bên cạnh đó hàng loạt các bài báo được đăng tải trên các tạp chí như:
Nguyễn Tấn Dũng, Tây Nguyên vững bước đi lên,Tạp chí Cộng sản, số 837 (7/2012); Đặng Nguyên Anh, Một số đặc trưng dân số và di dân trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Tạp chí Dân số và Phát triển (Tổng cục Dân
số và Kế hoạch hóa gia đình), số 3 (156/2014); các bài viết tại Hội thảo “Phát triển kinh tế - xã hội đặc thù vùng Tây Nguyên: Những vấn đề cốt yếu và giải pháp doViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chương trình Tây
Nguyên 3 và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức tại Thành phố Buôn Ma
Thuột, ngày 25-26/4/2014; Hà Trọng Nghĩa, Một số giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc, số 171 (3/2015); Lê Văn Đính, Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội để sớm đưa Tây Nguyên thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu nhằm phát triển theo hướng bền vững, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, số 70 (9/2015); Nguyễn Duy Mậu, Một số giải pháp tăng cường công tác giảm nghèo
ở Tây Nguyên, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 50 (8/2015); Nguyễn Hồng Quang, Các giá trị phát triển cơ bản vùng Tây Nguyên trong khuôn khổ đề tài
TN3/X20 thuộc Chương trình Tây Nguyên 3, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, số 6(91/2015); Trần Hồng Hạnh, Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay, thuộc đề tài TN3/X05-Khoa
học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (KHCN-TN3/11-15), Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(93) – 2015
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã bàn luận một số nội dung lý luận chung về phát triển bền vững ở những khía cạnh và góc độ khác nhau trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc phòng… ở Tây Nguyên và qua đó, cũng đã đề cập đến một số kết quả đạt được cũng như chia sẽ kinh nghiệm trong thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên Bên cạnh đó, các nội dung nghiên
Trang 33cứu cũng đã đề cập đến sự cần thiết phải đảm bảo ASXH, kết quả thực hiện một số chính sách ASXH đối với vùng đặc thù Tây Nguyên Tuy nhiên, để nhận diện việc nghiên cứu rõ về ASXH và vấn đề thực thi chính sách ASXH như thế nào chưa được rõ nét và cũng chưa có những công trình nghiên cứu đi sâu, phân tích một cách cụ thể, độc lập
1.4 Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù còn khác nhau về chủ đích và góc độ tiếp cận nhưng mỗi các công trình kể trên đã bàn luận và làm rõ được nhiều nội dung như: Khái niệm Chính sách công, khung lý thuyết về thực thi chính sách, khái niệm ASXH, ý nghĩa của việc đảm bảo ASXH, mô hình ASXH trên thế giới đề xuất quan điểm, giải pháp và điều kiện trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay, vai trò của nhà nước trong phát triển KT-XH, những nội dung đề cập đến vai trò cụ thể, trực tiếp của nhà nước trong thực hiện các chính sách ASXH, v.v Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh xin tiếp thu, kế thừa có chọn lọc một số quan điểm, nội dung trong các công trình khoa học có liên quan như: Khái niệm, mục tiêu, mô hình và giải pháp hoàn thiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay; Vai trò của nhà nước trong thực thi chính sách ASXH; Hệ thống quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước
Thời gian qua, vùng Tây Nguyên cũng đã có những thay đổi đáng kể về đời sống vật chất và tinh thần nhưng sự phát triển vẫn trong nhịp độ chậm, chưa đồng đều, tình trạng nghèo đói vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, vẫn còn khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa các vùng và các dân tộc Vì vậy, bên cạnh việc làm rõ cơ sở lý luận khi nghiên cứu về thực thi chính sách (cụ thể là chính sách ASXH), trong đó, tập trung làm rõ vai trò của chủ thể là nhà nước thì các chủ thể khác tác động và có sự ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thực thi chính sách ASXH chưa thật sự được làm rõ và các yếu tố khác như: đối tượng thụ hưởng, môi trường, điều kiện tài chính, cơ chế phối hợp (giữa các chủ thể ban hành, giữa chủ thể ban hành và các đối tượng có liên
Trang 34quan ), cũng cần được nghiên cứu cụ thể Vì vậy, nghiên cứu sinh đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu nội dung cụ thể của việc vận hành khung lý thuyết về thực thi chính sách công vào quá trình thực hiện chính sáchASXH tại Tây Nguyên trên cơ sở: Xác định những đặc điểm hệ thống xây dựng và thực thi chính sách xã hội trong tổng thể hệ thống quốc gia và địa phương; Xem xét các ưu điểm và hạn chế thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên; Các nguyên tắc,
cơ chế giải quyết các vấn đề ASXH đối với các nhóm đối tượng thụ hưởng; đánh giá vị trí, vai trò và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước ở mỗi cấp (tập trung nhiều ở cấp xã) về thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên
- Nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp chính sách nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống của đồng bào Tây Nguyên với các vùng khác
- Nghiên cứu phương thức thực hiện đổi mới việc thực thi các chính sách
về một bước về đầu tư trên cơ sở xác định các vấn đề ưu tiên, thống nhất và lồng ghép các chương trình đầu tư cho Tây Nguyên, đặc biệt liên quan đến các chính sách về đất đai, phát triển nguồn nhân lực, việc làm, phát triển đời sống văn hóa, tinh thần, cung cấp thông tin và truyền thông… nhằm thu h p khoảng cách chênh lệch về đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
- Nghiên cứu để có thể xác định được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nước và các tổ chức khác để việc thực hiện các chính sách ASXH được ban hành và triển khai trên địa bàn Tây Nguyên được đảm bảo Đồng thời, nghiên cứu để tìm hiểu và xác định cơ chế “chỉ đạo – phối hợp –
tự chủ trong xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở Tây Nguyên, đề xuất
áp dụng tương tự cho các khu vực khác
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, có thể khẳng định đến thời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu các nội dung nói trên được công bố
Trang 35Kết luận chương 1
Những công trình nghiên cứu trên đây mà nghiên cứu sinh đã tìm hiểu, thực hiện tổng hợp, so sánh và đánh giá đã giúp cho nghiên cứu sinh làm rõ được những vấn đề lý luận về chính sách công, chính sách ASXH, thực thi chính sách ASXH và thông qua nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau của các học giả, nghiên cứu sinh cũng đã có được cái nhìn tổng thể về vấn đề
an sinh xã hội, sự tác động của ASXH đến phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều phương diện khác nhau
Đồng thời, làm rõ được vai trò của nhà nước trong quản lý thực thi chính sách ASXH, cũng như nắm bắt được bản chất, nguyên nhân và những hạn chế của nhà nước khi thực hiện các chính sách công nói chung và chính sách ASXH nói riêng Từ đó, các công trình công bố cũng đã giúp nghiên cứu sinh nhìn thấy được các giải pháp giúp cho nhà nước hiểu rõ vai trò của mình và thực hiện các hoạt động để nâng cao vai trò của mình trong hoạch định và thực thi chính sách công, chính sách ASXH cũng như đưa ra những cách thức triển khai và vận hành đối với từng loại chính sách cho phù hợp
Việc nghiên cứu các tài liệu, bước đầu nghiên cứu sinh đã khảo sát được việc triển khai một số chính sách cụ thể của nhà nước Trên cơ sở đó cũng đã
có những đánh giá sơ lược được tình hình thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, luận giải được những thuận lợi, khó khăn cho quá trình thực thi này Đặc biệt, thông qua các nội dung nghiên cứu được ở trên, nghiên cứu sinh đã tổng hợp, kế thừa để lý giải lý thuyết và thực tiễn trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu đã lựa chọn Vì thế luận án: “Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên„ có góc độ tiếp cận riêng và không bị trùng
lặp với các công trình đã công bố
Trang 36Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
2.1 Lý luận chung về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội
2.1.1 An sinh xã hội và hệ thống an sinh xã hội hiện nay
2.1.1.1 Một số quan niệm về an sinh xã hội
Mặc dù ASXH đã trở thành vấn đề xuyên suốt trong quá trình phát triển,
nó vẫn là một thuật ngữ bao hàm nhiều định nghĩa Việc có quá nhiềucách hiểu về ASXH gây ra hậu quả tất yếu là sự nhầm lẫn: khó có thể thống nhất các hợp phần và ranh giới chính của ASXH và mỗi tổ chức hiện tại lại nhận thức khác nhau về ASXH
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: an sinh xã hội là một sự bảo
vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội, làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động, tuổi già hoặc tử vong ASXH cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em" [96] Quan điểm này cho thấy mục tiêu của chính sách ASXH là nhằm
phân phối lại thu nhập, cung cấp dịch vụ xã hội, bảo vệ cuộc sống bình thường cho nhóm dân có thu nhập thấp, có những điều kiện sống tối thiểu
Theo John Dixon trong cuốn " Social Security in Global Perspective” (ASXH trong viễn cảnh toàn cầu) thì hệ thống ASXH của một quốc gia là nhằm cung cấp các biện pháp công cộng (tiền mặt và hiện vật) cho những biến cố ngẫu nhiên mà luật pháp đã quy định người dân có quyền được hưởng bao gồm mất mát thu nhập hoặc thu nhập không đầy đủ, bù đắp hỗ trợ chi phí đối với những người sống phụ thuộc„ [106] Vậy, ASXH chỉ dành cho
những cá nhân và hộ gia đình bị rơi vào hoàn cảnh mất hoặc giảm thu nhập
Trang 37thường xuyên một cách đột ngột Như thế, ASXH chỉ tập trung vào hạn chế nghèo đói, bồi thường xã hội và phân phối lại thu nhập Các hình thức bảo hiểm không được coi là một bộ phận của ASXH Vì thế, quan niệm này đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay khi mà các chế độ bảo hiểm đã trở thành một trụ cột quan trọng trong tất cả các hệ thống ASXH trên thế giới Đồng quan điểm trên, nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và
A.Ouerghi đưa ra quan niệm đơn giản rằng: "Mạng lưới an sinh xã hội vừa dùng
để đỡ những người rơi từ trên xuống về phương diện kinh tế trước khi họ rơi vào cảnh bần hàn, vừa trợ cấp hoặc cung cấp một khoản thu nhập tối thiểu cho những người ở trạng thái nghèo thường xuyên, lâu dài hơn" [108] Theo đó,
ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sách TGXH không có đóng góp và nhắm đến đối tượng là người nghèo và người dễ bị tổn thương Đồng thời, ASXH cũng chỉ dừng lại ở những hoạt động chính thức của nhà nước mà không tính đến vai trò của tư nhân, thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ ASXH khác
Ngân hàng Thế giới: “an sinh xã hội là tập hợp các giải pháp nhằm hoàn thiện hoặc bảo vệ vốn con người, từ các can thiệp đối với thị trường lao động, các hỗ trợ tạo việc làm công, bảo hiểm hưu trí cho người già đến các hỗ trợ về thu nhập Các can thiệp về ASXH hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản trị tốt hơn các rủi ro về thu nhập gây ra tính dễ tổn thương của các đối tượng này ;Viện Phát triển Hải ngoại (ODI): “ASXH là các hoạt động công nhằm đối phó với các mức độ về tổn thương, rủi ro và thiếu hụt được coi là không chấp nhận được về mặt xã hội trong một thể chế chính trị hay xã hội nhất định Các định nghĩa được nêu có yếu tố chung khi cho rằng ASXH cần
tập trung giải quyết một phạm vi h p các vấn đề về kinh tế hoặc các biến động sinh kế để đối phó với các mức độ về tổn thương, rủi ro và thiếu hụt; xác định mức độ ưu tiên cho từng nhóm các vấn đề; ASXH được giả định luôn được thực hiện bởi các tổ chức công mà không đề cập đến khu vực tư và các tổ chức
xã hội khác có khả năng tham gia vào cung cấp dịch vụ ASXH [96]
Trang 38Nghiên cứu về ASXH, các nhà khoa học ở Việt Nam cũng còn có nhiều
ý kiến khác nhau Theo tác giả Nguyễn Hải Hữu thì "an sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp công nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về KT - XH làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về thị trường lao động, BHXH, BHYT, trợ giúp đặc biệt, TGXH và người nghèo" [56]
Tác giả Mai Ngọc Cường lại cho rằng: ASXH phải tiếp cận theo cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, "an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội" Còn khi hiểu ASXH theo nghĩa h p thì đó "là sự đảm bảo thu nhập và một
số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch họa"[19]
Qua các quan niệm trên cho thấy, ASXH dưới cách tiếp cận và diễn đạt thế nào chăng nữa đều có những điểm chung:
+ Bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro về sức
kh e, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật… dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống
+ Tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH do nhà nước là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường Các chính sách ASXH hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế
+ Phạm vi của ASXH là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu ASXH của người dân một cách toàn diện)
Trang 392.1.1.2 Cấu trúc an sinh xã hội cơ bản
- Nhóm chính sách thị trường lao động chủ động: Mục tiêu phát triển thị
trường lao động là đảm bảo phân bổ tối ưu các nguồn lực, thúc đẩy việc làm bền vững thông qua kết nối giữa cung - cầu lao động, giảm thiểu thất nghiệp, bảo vệ và hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế Các chính sách hỗ trợ đối tượng yếu thế bao gồm: các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tăng cường đào tạo, thông tin việc làm, tín dụng Đối tượng chủ yếu gồm: thanh niên mới bước vào thị trường lao động, người thất nghiệp, thiếu việc làm và cả những người đang có nhu cầu tìm việc làm tốt hơn; lao động trong khu vực phi chính thức, lao động nữ, lao động nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương khác Nguồn tài chính được lấy từ thuế và từ đóng góp khác
- Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm là sự bảo đảm thay thế
hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (sức khoẻ, tai nạn, mùa màng ) thông qua việc đóng thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác xuất xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan đến chu k sống của người lao động
và gia đình họ
Chính sách bảo hiểm tốt đóng vai trò tích cực cho sự ổn định KT-XH, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được bảo hiểm; giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội Cấu thành hợp phần này bao gồm: (i) bảo hiểm y tế, (ii) bảo hiểm xã hội tự nguyện,
(iii) bảo hiểm xã hội bắt buộc, (iv) bảo hiểm thất nghiệp [Phụ lục 2.1]
- Các chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo:Trợ giúp xã hội
(an sinh xã hội không đóng góp) bao gồm các chuyển nhượng và các chương trình trợ cấp công cộng, thường được tài trợ từ thuế chung theo nguyên tắc đoàn kết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượng Sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp của người nhận) thông qua 3 loại hình cơ bản: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp gia đình và dịch vụ xã hội đối với người sống trong nghèo cùng cực, nghèo và dễ
bị tổn thương, ngăn chặn sự suy giảm trong thu nhập và năng lực tiêu dùng của
Trang 40những người trong tình huống dễ bị tổn thương, kết nối và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội [Phụ lục 2.2]
- Dịch vụ xã hội cơ bản: Là dịch vụ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của
cuộc sống cho các đối tượng yếu thế trong xã hội do đó có vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của các chính sách ASXH [97] Các hoạt động giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản là những hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống ASXH, tạo điều kiện cho người dân từng bước vươn lên để có cuộc sống tốt hơn Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: dịch vụ việc làm, dịch vụ công tác xã hội, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch
vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản, dịch vụ thông tin và truyền thông
Hình 2.1 Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020
HỆ THỐNG AN SINH
XÃ HỘI VIỆT NAM
Trợ giúp xã hội thường xuyên
Chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội
và cộng đồng
Hỗ trợ tiền mặt
TRỢ GIÚP XÃ HÔI CHO CÁC NHÓM ĐẶC THÙ
Trợ giúp xã hội đột xuất
BHXH bắt buộc
BẢO HIỂM XÃ HỘI
BHXH tự nguyện
Tai nạn Bệnh NN
LĐ-Ốm đau Thai sản
Hưu trí
Tử tuất
Hưu trí
Tử tuất BHXH thất nghiệp
Bảo hiểm Hưu trí bổ sung
DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
Tạo việc làm
Y tế (Gồm BHYT) Nhà ở Nước sạch Thông tin Tạo việc làm