1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bạo lực gia định phu nu o tinh son la thuc trang va giai phap

71 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu của đề tài 5 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 6 1.1. Một số khái niệm 6 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về bình đẳng giới 12 1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( 2005 2010) 20 2.1. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La 20 2.2. Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La 23 2.3. Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 43 3.1. Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ 43 3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay 46 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH 6

1.1 Một số khái niệm 6

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới 12

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( 2005 - 2010) 20

2.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La 20

2.2 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La 23

2.3 Hậu quả và nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 43

3.1 Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ 43

3.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay 46

KẾT LUẬN 56

Trang 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sảnxuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội đềurất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát triển

đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách khác conngười là trung tâm của sự phát triển xã hội Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếmgần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất quan trọng vàoviệc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồn vinh trên tráiđất Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị

em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn

bị áp bức, bóc lột nặng nề

Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mànhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ

nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là

thước đo trình độ phát triển của xã hội Luận điểm này tiếp tục được khẳng định

trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơntrong các giai đoạn tiếp theo Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong tràođấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những mục tiêuphấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới

Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu,trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam

đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạolực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận(theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008)

Trang 3

Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề

vô cùng quan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc tronggia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Sơn La nói riêng

Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định vàphát triển Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọngnhất là phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữuhiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình.Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủnghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ragiải pháp khắc phục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó Phải đi vào nghiên cứuthực trạng ở từng cơ sở, địa phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểmcủa từng địa phương

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc với 12 dân tộc anh em cùng chungsống Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây ngày càng đượcnâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều Nhiều quan

niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được

xoá bỏ Họ vẫn phải chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu

sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình Đặc biệt

là tình trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong

tỉnh Sơn La Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia

đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt

nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới

và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội Vì thế, nó đã thu hút đượcnhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từnhững năm 60 của thế kỷ XX

Trang 4

Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm nghiêncứu từ những năm 90 của thế kỷ XX Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sởgiới tổ chức ở Bali năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại

Bắc Kinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề

quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển Trên cơ

sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu vềbạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về các hành

vi bạo lực trong gia đình Trong đó hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến hành

vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như ngược đãi thân thể (VũMạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương Mai, 2000;Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001).Bên cạnh đó các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạo lực về tâm lý, tinhthần, tình cảm và tình dục Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và LêNgọc Văn (2004) phân loại bạo lực thành hai loại là bạo lực nhìn thấy được vàbạo lực không nhìn thấy được…Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luậnrằng gốc rễ của nạn bạo lực trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới

Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý - Đặng

Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên cứu tìnhtrạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân

và hậu quả của bạo lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực giađình - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh - Nguyễn

Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiêncứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳnmột chương để đưa ra những quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm

rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực

Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí thôngtin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá về vấn đềbình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Trang 5

Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đãtiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình Tuy nhiên tác giả nhậnthấy ở mỗi công trình trên vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cậpchưa sâu, đặc biệt là việc khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ

nữ Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào với đềtài này, tác giả chọn đề tài này vì muốn chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình ở Sơn

La để từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp để khắc phục và góp phần vào côngcuộc giải phóng phụ nữ nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trình bày hệ thống cơ sở lý luận về vấn

đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ; làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối vớiphụ nữ trong gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay Bêncạnh đó, đề xuất những phương hướng và phân tích những giải pháp chủ yếunhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏtình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở tỉnh Sơn La, góp phần vàocông cuộc phòng chống bạo lực gia đình trong cả nước

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 6

Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng đồng thời đưa ra những phương hướng

và giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của đề tài là những lý luận nhận thức chung về gia đình vàbình đẳng giới của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng Cộng Sản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử, các Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La để xem xét đánh giá về vấn

đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ ở Sơn La

Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, quynạp, diễn dịch, khái quát hoá…Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương phápnghiên cứu tài liệu kết hợp điều tra xã hội học, hệ thống hoá, so sánh

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đềtài gồm 3 chương

Chương 1: Quan điểm tiếp cận cơ bản về bạo lực đối với phụ nữ tronggia đình

Chương 2: Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bànTỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay (2005 - 2010)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bạo lựctrong gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay

Trang 7

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI

PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH

Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,8 % dân

số Vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ vừa là mục tiêu phấn đấu của toànĐảng, toàn dân, vừa là đòi hỏi bức xúc của xã hội Trong xu thế hội nhập và phát triển,

tư tưởng “Nam nữ bình quyền” hơn lúc nào hết đang được tôn trọng và thúc đẩy ở

Việt Nam Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, trước hết chúng ta đi tìm hiểu một sốkhái niệm, nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề này

1.1 Một số khái niệm

Theo PGS.TS.Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu giới và phát triển (Đại

học quốc gia Hà Nội) đã nói: “Khía cạnh bạo lực gia đình, một biểu hiện của bất

bình đẳng giới” [26;17] Vì vậy, để hiểu bạo lực là gì? bạo lực đối với phụ nữ

trong gia đình như thế nào? Chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau

1.1.1 Bình đẳng

Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về “bình đẳng” Nhưng có lẽ hai

định nghĩa sau đây được nhiều người công nhận và sử dụng phổ biến:

Thứ nhất là theo từ điển Tiếng Việt: “Bình đẳng là sự ngang nhau về

quyền lợi và địa vị” [34;6]

Thứ hai là theo từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Bình đẳng là những

điều kiện và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát triển năng lực thoả mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, địa vị

như nhau của mọi người trong xã hội” [28;10].

Trang 8

1.1.2 Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã hội giữanam và nữ; là trạng thái (hay tình hình) xã hội trong đó phụ nữ và nam giới có vịtrí như nhau, có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình

Luật bình đẳng giới (2007) có viết: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí vai

trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho

sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [24;9].

Bình đẳng giới là vấn đề không của riêng một quốc gia, dân tộc nào, mà nó làvấn đề mang tính toàn cầu Ở Việt Nam có biết bao tấm gương nữ anh hùng liệt sỹ ởkhắp mọi miền của Tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh (chống Pháp vàchống Mỹ) như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn

Thị Định…Bên cạnh đó, trên thế giới còn có rất nhiều “Những người phụ nữ làm

thay đổi thế giới” như mẹ Teresa được trao giải Nobel hoà bình năm 1979 vì sự

nghiệp hoạt động nhân đạo của bà Đặc biệt phải kể đến Simone de beauvior với tác

phẩm “Giới thứ hai” (The second sex), bà đã trở thành mẹ đẻ của phong trào đòi nam nữ bình quyền sau năm 1968, với câu nói nổi tiếng “Người ta sinh ra không là

phụ nữ mà là để trở thành phụ nữ…”.

Không chỉ vậy, trong gia đình, phụ nữ luôn là người vợ, người mẹ đảmđang chịu thương chịu khó, thương yêu chồng con Thế nhưng chưa ở nước nào,người phụ nữ được thực sự bình đẳng Ở nhiều nơi họ vẫn bị áp bức nặng nề,thậm chí có nơi họ vẫn là nô lệ Tình trạng này đặc biệt trầm trọng ở các nướcđang và chậm phát triển, nhất là các nước ở vùng Trung Đông, các nước theođạo Hồi…Trước tình hình đó, Liên hợp quốc ngay từ khi thành lập sau Đạichiến thế giới lần thứ hai đã quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ Hiến

chương của Liên hợp quốc tuyên bố: “Các dân tộc hợp thành liên hiệp quốc

kiên quyết khẳng định lại niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào phẩm giá con người” [7;54]

Trang 9

Hiện nay, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chốnglại phụ nữ (CEDAW) đã được 186 nước phê chuẩn, riêng Việt Nam đã ký côngước từ năm 1980 Hiện nay, ở khu vực ASEAN đã có 8/10 quốc gia ban hànhluật và điều khoản liên quan đến bạo lực gia đình Trong đó, Malaysia là nướcđầu tiên đưa ra luật này vào năm 1994, Việt Nam thông qua luật này vào năm

2007 và có hiệu lực thi hành từ 7/2008

Nếu như bình đẳng giới là sự ngang bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợithì bất bình đẳng giới là sự không ngang bằng nhau về nghĩa vụ và quyền lợi.Chúng ta có thể hiểu bất bình đẳng giới là sự phân biệt không công bằng trongđối xử, hưởng thụ, trong kiểm soát và ra quyết định giữa nam và nữ…

Bất bình đẳng giới có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngaytrong xã hội loài người Hiện tượng này, bắt đầu cùng với sự chuyển đổi từ chế

độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu, sau khi xác lập quyền

tư hữu Sự bất bình đẳng giới được bắt đầu từ những mối quan hệ ruột thịt tronggia đình, nên nó diễn ra có vẻ dễ dàng và hầu như không gặp sự phản kháng nào

từ phía nữ giới Sự áp đặt về giới đã mang tính vô hình từ nhiều thế kỷ: “Có lẽ,

trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử - xã hội) của mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của quan hệ vật chất”[23;21].

Cho đến nay, lịch sử của sự phát triển xã hội loài người là lịch sử của cáccuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ sự bất bình đẳng xã hội qua các cuộc khởi nghĩa vũtrang, đấu tranh nghị trưởng, thay đổi thể chế chính trị, xã hội Riêng bất bìnhđẳng giới lại không thể giải quyết bằng các biện pháp nêu trên Bất bình đẳnggiới là địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới, là một trong những bất bìnhđẳng xã hội Do đó, đã làm xuất hiện những cuộc đấu tranh của phụ nữ giànhquyền bình đẳng đối với nam giới và phong trào vận động ủng hộ phụ nữ trongcuộc đấu tranh đó Thực tiễn đó làm nảy sinh các lý thuyết nữ quyền và lýthuyết giới

Trang 10

Theo như các nhà nghiên cứu về giới: “Giới và giới tính là hai khái niệm

cặp đôi, liên quan chặt chẽ với nhau Trong tiếng anh giới là GENDER và giới tính

là SEX” [11;29] Nó được thể hiện rõ hơn trong quan điểm của GS.Lê Thi:

“Những khác biệt về giới tính (sex) giữa đàn ông và đàn bà là những đặc điểm tự nhiên của cơ thể con người và chức năng của nó là bẩm sinh và không thay đổi Cần phân biệt những khác biệt về giới (gender) là những đặc điểm có tính xã hội, lịch sử cụ thể học tập được và luôn thay đổi” [29;83].

Giới ở đây chính là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ

sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội Nói về giới là nói về vai trò, tráchnhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ Còn giớitính là một khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữanam và nữ về mặt sinh học Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình táisản xuất con người, duy trì nòi giống

Với những phân tích trên đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ về bình đẳng

giới và có thể đi đến kết luận: “Bình đẳng có nghĩa là các em gái được đến trường

học như các em trai, là các cơ hội kinh tế được mở ra đối với phụ nữ, là các gia đình nghèo được hưởng lợi từ các hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ…Bình đẳng cũng có nghĩa là phụ nữ hoàn toàn có quyền tham gia vào các hoạt động chính trị

và ra quyết định…” [6;20] Có thể thấy, những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới

này, trước sự biến đổi hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế thị trường mang tínhtoàn cầu hoá nó được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc cũng như giữacác tỉnh thành trong một đất nước

1.1.3 Bạo lực gia đình

Lâu nay khái niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp củachuyên ngành chính trị học Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường

được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị: “bạo lực là

sức mạnh dùng để trấn áp lật đổ” (Từ điển Tiếng Việt, 2003) Còn theo từ điển

Chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính trị - xã

hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động

Trang 11

bằng vũ trang, đối với các giai cấp (các nhóm chính trị - xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị những quyền hay đặc quyền khác nhau” [28;8].

Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tínhchính trị, đều chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng và phe phái chính trị Người ta

có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày như: giảiquyết sự bất hoà trong quan hệ xã hội, sự tranh chấp quyền lợi giữa hai ngườihàng xóm…Như vậy, có thể gọi bạo lực là một hiện tượng xã hội và là mộtphương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội

Các nhà khoa học đã phân chia các dạng thức bạo lực trong xã hội: có thể

là bạo lực về chính trị, khủng bố, lật đổ hoặc bạo lực về kinh tế, tranh giành lợinhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ các nhóm và tầng lớp xã hội; bạolực trong phạm vi địa phương, hoặc trong phạm vi gia đình; bạo lực giữa các cánhân với cá nhân Từ đó ta có thể thấy, bạo lực gia đình là một dạng thức của

bạo lực trong xã hội,“Nó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức

mạnh để xử lý các vấn đề trong gia đình” [7;27].

Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn có rấtnhiều người nhận thức chưa đúng về nó Luật phòng, chống bạo lực gia đình của

Quốc hội nước ta chỉ rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia

đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [25;1].

Ngày 25-11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm Ngày quốc tế phòng,chống bạo lực gia đình Thế giới từng có nhiều cố gắng trong việc phòng chốngbạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan Hiện có 89 nước

có quy định pháp luật về chống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước có luậtriêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật riêng về bạo lực chống lạiphụ nữ Tuy nhiên đến nay tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang là nỗi nhứcnhối của cả nhân loại

Trang 12

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quảnghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó không chỉ gây hậu quả

về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xãhội và vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người

Ở Ấn Ðộ, mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng sốngcủa mình vì nhà chồng cho rằng của hồi môn không đủ Ở Băng-la-đét, theothống kê tội giết vợ chiếm 50% trong số các vụ giết người Ngay tại Mỹ, một

cường quốc hùng mạnh được coi là “tự do” thì hiện tượng bạo lực trong gia

đình lại rất phổ biến và đáng báo động Trên phạm vi toàn nước Mỹ cứ 15 giâylại có một phụ nữ bị đánh đập, có ít nhất 4 triệu báo cáo tai nạn do bạo lực tronggia đình chống lại phụ nữ mỗi năm Còn ở Việt Nam - một đất nước đang pháttriển, thì tình trạng này phải khẳng định là đang tăng lên Theo báo cáo của BộCông an, cứ 2 - 3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình;trong năm 2005 có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (39 vụchồng giết vợ và 8 vụ vợ giết chồng) Sáu tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này là30,5% (26/77 vụ) [27; 19]

Đánh giá về vấn đề này, theo GS Lê Thị Quý ở trung tâm nghiên cứu khoahọc về gia đình và phụ nữ thì tệ nạn này đang phát triển trong xã hội ta hiện nay, nókhông chỉ xúc phạm đến nhân phẩm, quyền con người của phụ nữ mà còn gây ảnhhưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá Có thể phân bạo lực tronggia đình dưới hai dạng chính là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấyđược ( hay gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp)

Bạo lực nhìn thấy được thường là các hành vi về thể chất như đánh đập, cưỡngbức tình dục, sử dụng vũ lực hoặc đe doạ, kể cả việc dùng vũ lực để can thiệp vào ýmuốn sử dụng các biện pháp tránh thai của vợ Còn bạo lực không nhìn thấy được làdạng bạo lực lao động hoặc kinh tế có thể khiến nhiều người không nhận thấy đượcmức độ trầm trọng Người bị bạo lực thì âm thầm chịu đựng, cam lòng khuất phục trongsuốt cả cuộc đời, còn xã hội thì không ủng hộ họ

Trang 13

Ngoài ra còn nhiều cách phân loại bạo lực gia đình khác nhau: bạo hành thểxác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục hay ngược đãi thân thể, ngược đãi vềlời nói và ngược đãi liên quan đến tình dục…và người gây ra bạo lực thường làngười chồng hay sự thờ ơ của người chồng đối với vợ mình Ngoài ra tham gia vàoviệc hành hạ phụ nữ thường là cả gia đình nhà chồng, gồm anh chị em chồng, bố

mẹ chồng, một số trường hợp khác thuê người đánh

Việc nhận thức vấn đề này lại là một nghịch lý: một số hành vi bạo lựctrong gia đình được nhiều tầng lớp trong xã hội, kể cả phụ nữ, coi là có thể chấpnhận được như quan hệ lăng nhăng, hỗn láo… Và bạo lực trong gia đình để lạinhững hậu quả rất nặng nề: gây tình trạng bất an trong cuộc sống của người phụ

nữ, những đứa trẻ… đặc biệt cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội Đây cũng

là vấn đề bức xúc đang được đặt ra ở tỉnh Sơn La

1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới

Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã chứng minh rằng, tiến bộ của xãhội sẽ chậm lại, nếu trong xã hội có một bộ phận đông đảo người bị áp bức bóclột, bị hạn chế hay bị loại trừ Thực tiễn phát triển lịch sử cũng khẳng định: bất

kỳ cuộc đấu tranh cách mạng nào nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loạilao động, nếu không gắn kết chặt chẽ với vấn đề giải phóng phụ nữ và đượcđông đảo các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia, thì không thể phát triển vàgiành thắng lợi vững chắc

Một trong những quan điểm phi lý nhất ngự trị trong lịch sử xã hội loài ngườithế kỷ XVII, XVIII là: từ khi có xã hội thì đàn bà đã là nô lệ của đàn ông Để bảo vệ

chế độ thống trị, các tư tưởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ cho giá trị không đầy đủ

của người phụ nữ nên sự lệ thuộc của họ vào đàn ông là lẽ tự nhiên Trái với quan

điểm này, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Điđơrô, J.Rutxô và sau này

là Phuriê đã kịch liệt phê phán Phuriê - nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XIX đã tiến thêmmột bước về mặt lý luận, khi cho rằng giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ giải

phóng xã hội: “Sự phát triển của một thời đại lịch sử bao giờ cũng có thể xác định

được bằng bước tiến của phụ nữ tới tự do, vì trong quan hệ giữa đàn ông và đàn bà,

Trang 14

biểu hiện một cách rõ ràng nhất thắng lợi của tính người đối với tính thú Trình độ của giải phóng phụ nữ là tiêu chuẩn tự nhiên để đo sự giải phóng phổ biến” [16; 295].

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là giải phóng phụ nữ như thế nào và với những phương thức

cụ thể nào thì các ông chưa chỉ ra được

Vì thế mà giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác ra đời và đã góp phần quantrọng đưa sự phát triển lý thuyết bình đẳng giới sang một giai đoạn mới

Khi nghiên cứu về lý luận của cuộc cách mạng vô sản, C.Mác - Ph.Ăngghen đã

đánh giá rất cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội Theo các ông: “Trong lịch sử

nhân loại, không có phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia; phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức, chính vì vậy nên họ chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng” [4; 60]

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giảiphóng dân tộc và giải phóng con người Vì vậy, theo Ph Ăngghen, phụ nữ thamgia công việc xã hội chính là điều kiện đầu tiên để giải phóng phụ nữ Ông

khẳng định: “Người ta thấy rằng, sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa

nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được; chừng nào mà người phụ nữ còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất của xã hội và còn phải bị

bó hẹp trong công việc riêng tư ở gia đình” [16; 507].

Từ việc phân tích sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội loài người, Mác Ăngghen đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và nhận thức của sự bất bình đẳng

-đó Trong đó nguồn gốc kinh tế là nguyên nhân chính tác động đến vai trò, thứbậc của mối quan hệ nam nữ trong gia đình Trong nền kinh tế Cộng sản nguyênthuỷ, đàn bà nắm giữ kinh tế nên đàn bà nắm giữ quyền cai quản xã hội và gia

đình “Kinh tế gia đình cộng sản…là cơ sở hiện thực quyền thống trị của người

đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thuỷ”

[17; 83] Nhưng khi đàn ông nắm quyền thống trị kinh tế thì sự thống trị củanam giới với phụ nữ trở nên phổ biến không chỉ trong nền sản xuất vật chất của

xã hội mà cả trong nền tái sản xuất, tức là trong hôn nhân gia đình

Trang 15

Mác - Ăngghen chỉ rõ: “sự thống trị của đàn ông trong hôn nhân đơn thuần là

kết quả của sự thống trị của họ về kinh tế” Vì vậy, khi không còn chế độ tư hữu

thì sự thống trị của đàn ông đối với đàn bà trong hôn nhân “sẽ tiêu vong cùng

với sự thống trị về kinh tế” [17; 125].

Sở dĩ địa vị xã hội của người phụ nữ lúc bấy giờ luôn thấp kém hơn nam giới, là

bắt nguồn từ địa vị kinh tế của họ Ph.Ăngghen đã khẳng định: “tình trạng không bình

quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế”

[2; 115] Còn theo từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học (do Liên Xô cũ xuất bản năm

1986): “sự xuất hiện chế độ tư hữu đến sự phụ thuộc về mặt kinh tế của người phụ nữ

và người chồng, vào người cha, còn trong các giai cấp bị bóc lột thì nó đồng thời dẫn đến sự nô dịch người phụ nữ về mặt giai cấp” [28; 391].

Tuy nhiên kinh tế không phải là yếu tố duy nhất, bên cạnh đó còn có các yếu

tố phi kinh tế - đó là yếu tố thuộc về nhận thức, văn hoá - xã hội Ăngghen đã nêu rõ

quan điểm này như sau: “Chúng tôi coi những điều kiện kinh tế là cái cuối cùng

quyết định sự phát triển lịch sử Nhưng chủng tộc cũng là một nhân tố kinh tế…sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật; v.v.v…, là dựa trên sự phát triển kinh tế Nhưng tất cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động Trái lại, có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con đường đi của nó” [32; 7]

Không dừng lại ở việc xác định nguyên nhân của sự áp bức đối với phụ

nữ trong gia đình và xã hội, chủ nghĩa Mác đã tiến thêm những bước căn bản sovới các nhà lý luận đương thời, bằng cách đưa ra những đề xuất nhằm giảiphóng phụ nữ khỏi sự áp bức này

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặt vấn đề rất rõ ràng, nguồn gốc ápbức phụ nữ và bất bình đẳng nam nữ nảy sinh từ chế độ tư hữu về tư liệu sảnxuất, nên để xoá bỏ sự bất bình đẳng và áp bức về giới, thì cần xoá bỏ chế độ tư

Trang 16

hữu này Ở đây cần một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì chủ nghĩa tư bảnvới nền tảng là chế độ tư hữu không thể giải phóng phụ nữ mà còn tăng thêm sự

áp bức, bóc lột và sự tha hoá đối với họ Vì vậy, theo Ăngghen, sự nghiệp giảiphóng phụ nữ chỉ có thể thực hiện được một cách triệt để khi lao động gia đình

biến thành lao động xã hội:“chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi

người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít” [2; 268] Mặt khác, do “sự thống trị của người đàn ông trong hôn nhân chỉ đơn thuần là kết quả của sự thống trị về kinh tế, và sẽ tiêu vong cùng với sự thống trị về kinh tế” [2; 127] Cho nên phải

xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấytạo ra thì mới tiến đến sự hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ

Trên cơ sở về sự áp bức và nguồn gốc của sự áp bức đối với phụ nữ củacác nhà kinh điển chủ nghĩa Mác, Lênin đã hiện thực hoá quá trình giải phóngphụ nữ thông qua hàng loạt chính sách được ban hành sau khi thành lập chínhquyền Xô Viết tại nước Nga Có 3 nhóm giải pháp quan trọng được coi là then

chốt: Một là, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật mới đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ Hai là, đưa phụ nữ vào tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền Ba là, giảm nhẹ gánh nặng công việc nội trợ của người phụ nữ

bằng việc xây dựng nhà trẻ, nhà ăn công cộng…

Trên cơ sở thực tiễn của nước Nga, V.I.Lênin đã nêu ra những luận điểmquan trọng trong quá trình thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ Theo ông thìcông việc nội trợ trong gia đình là một vấn đề hết sức nan giải trong số các vấn

đề liên quan nhằm giải phóng phụ nữ V.I.Lênin cho rằng:“Ngay trong điều kiện

hoàn toàn bình đẳng thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình đều trút lên vai phụ nữ” [15; 39].

Tóm lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, để tiến tới bình đẳngnam nữ và giải phóng phụ nữ, cần phải thực hiện những điều kiện sau:

Thứ nhất, xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế

độ công hữu nhằm xoá bỏ sự lệ thuộc về kinh tế của người phụ nữ đối với nam

Trang 17

giới Giải phóng phụ nữ ra khỏi sự áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong nềnsản xuất xã hội Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng quan

hệ bình đẳng nam nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Thứ hai, tạo điều kiện cho phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc gia đình,

tạo điều kiện và cơ hội cho họ tham gia vào nền sản xuất xã hội Xã hội cần giúpngười phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình bằng cách phát triển các

hệ thống dịch vụ công cộng

Thứ ba, xoá bỏ dần các phong tục tập quán, định kiến về giới và tâm lý

coi thường phụ nữ, tuyên truyền giáo dục và vận động cộng đồng xã hội nhậnthức được ý nghĩa của việc nâng cao bình đẳng nam nữ là góp phần thúc đẩy giađình ổn định và xã hội phát triển bền vững

Thứ tư, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng, hoà thuận, đòi hỏi hôn nhân

cần dựa trên tình yêu chân chính chứ không bị lợi ích kinh tế chi phối

1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng

Kế thừa và phát triển học thuyết Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh làmột trong những người Việt Nam đầu tiên hiểu và đặc biệt quan tâm đến tiềmnăng, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nóichung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm khi đấu tranh cho quyền độc lập của dântộc đã đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ các nước

thuộc địa Trên tờ báo “Người cùng khổ”, trong bài “phụ nữ Việt Nam và chế

độ đô hộ của Pháp”, Người viết: “chế độ thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi Bạo lực đó đem ra đối xử đối với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”.

Từ cảm nhận sâu sắc nỗi khổ nhục của phụ nữ dưới chế độ thực dân

phong kiến, Bác càng ý thức hơn phụ nữ chính là một lực lượng, một nửa thành

công của các mạng Trong thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm ngày 8/3/1952,

Trang 18

Người khẳng định: “non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng

như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [22; 289].

Tôn trọng phụ nữ, đánh giá đúng vai trò của phụ nữ, song Chủ tịch Hồ

Chí Minh cũng rất nghiêm khắc đối với phụ nữ Người đã chỉ cho phụ nữ ViệtNam thấy rằng, muốn có sự bình đẳng thực sự, không nên chỉ trông chờ vào

người khác mà “bản thân chị em phải có chí khí tự cường, tự lập, phải đấu

tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình” [21; 225].

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng nam nữ khôngchỉ là những nội dung lý luận quan trọng, mà còn là những gợi ý cụ thể và cácbiện pháp nhằm xây dựng các mối quan hệ bình đẳng giữa nam, nữ trong giađình và xã hội Người cho rằng, thực hiện bình đẳng nam nữ là vấn đề phức tạp,

không dễ dàng: “Đó là cuộc cách mạng to và khó Vì trọng nam, khinh nữ là

một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp trong xã hội” [20; 433].

Theo Bác, đấu tranh giành chính quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết làcuộc đấu tranh về nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời Và cuộcđấu tranh này diễn ra ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Vậy đối tượng của

cuộc đấu tranh đó là gì? Bác nhấn mạnh “giải phóng người đàn bà đồng thời

phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản của người đàn ông”

[19; 524] Rõ ràng là, nếu các biện pháp tiến tới bình đẳng nam nữ chỉ dừng lại

ở việc giáo dục và động viên giới nữ nói chung thì chưa đủ Mà mục tiêu quantrọng là phải thay đổi nhận thức, khắc phục định kiến và tư tưởng coi thườngphụ nữ của nam giới Về phương pháp đấu tranh để giành bình quyền, bìnhđẳng, Bác chỉ rõ không thể dùng vũ lực Và lĩnh vực khó nhất của sự nghiệp này

là phấn đấu đạt bình quyền, bình đẳng trong gia đình

Như vậy, luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng nam nữ thểhiện một cách rõ ràng mục tiêu cần đạt được cũng như cách thức và biện phápcần thực hiện để đạt được bình quyền, bình đẳng Có lẽ đây là một trong nhữngnội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh cần được cán bộ, đảng viên nhận thức một

Trang 19

cách đầy đủ và vận dụng một cách sâu sắc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay củacách mạng Việt Nam.

Tiếp thu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ

nữ, ngay từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến phụ nữ, luôn coi vấn đề phụ nữ

là trọng tâm trong sự nghiệp cách mạng Ngay từ năm 1930 khi mới ra đời,

Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cao tư tưởng “nam nữ bình quyền” và coi đó là

một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam

Nhận thức vai trò, vị thế của giới nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội,Đảng cộng sản Việt Nam đã ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác vận động phụ

nữ tham gia vào các lĩnh vực công tác xã hội, bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà

nước Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị về “đổi mới và

tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37/CT-TW

ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư về “công tác cán bộ trong tình hình mới”; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” được coi là những văn bản gần

đây nhất ghi nhận phụ nữ Việt Nam vừa có tiềm năng to lớn, là động lực quantrọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, vừa là người mẹ, ngườithầy đầu tiên của con người

Các Văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội X đều nhấn mạnhđến việc thực hiện bình đẳng giới, chú trọng công tác cán bộ nữ, nâng cao trình

độ học vấn cho phụ nữ là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng,dân chủ cho phụ nữ Cụ thể:

Tại Đại hội IX (2001), vấn đề bình đẳng giới được xác định như một

nhiệm vụ cơ bản để xây dựng gia đình văn hoá: “đối với phụ nữ, thực hiện

chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn;

có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp các ngành…” [8; 126].

Đại hội X (2006) là sự kế thừa, tiếp tục mục tiêu bình đẳng giới trong gia

đình Đại hội đã xác định: “Nâng cao trình độ mọi mặt cả đời sống vật chất tinh

Trang 20

thần cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp…” [9; 120].

Vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng ta đề cập đến rất nhiều trong các Đạihội Tuy nhiên, nó chưa được nghiên cứu sâu và thực hiện có hiệu quả Cho đếnĐại hội X, những quan điểm của Đảng về vấn đề bình đẳng giới mới thực sựđược đưa ra một cách cụ thể qua luật bình đẳng giới Luật này được Quốc hộithông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007, đây là văn bản quyphạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định về những nội dung bình đẳnggiới một cách toàn diện Điều 4 của Luật đã khẳng định mục tiêu của bình đẳnggiới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trongphát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng thựcchất giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình

Trước những hậu quả để lại khá nghiêm trọng của nạn bạo hành, Nhànước ta đã ban hành Luật phòng, chống bạo hành gia đình ngày 21/11/2007 và

có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2008 Luật gồm 6 chương, 45 điều, quy địnhphòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; quyếtđịnh xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản ViệtNam là sự tiếp nối các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng nam nữ.Quan điểm này nhấn mạnh vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng;nhấn mạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ thoát khỏicông việc gia đình tham gia vào công tác xã hội

Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, là cơ

sở lý luận, nền tảng tư tưởng để Đảng và Nhà nước đề ra phương hướng, giải phápcho vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và được áp dụng phù hợp với đặc điểm,tình hình của từng tỉnh thành, địa phương cả nước

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

(2005 - 2010)

2.1 Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 14.174

thành phố và 10 huyện), có chung đường biên giới Việt - Lào dài trên 250km và

giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn,Luông Pha Băng của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Tây giáp tỉnhĐiện Biên, Lai Châu

Dân số (thống kê năm 2009) là 1.083.700 người, mật độ dân số 73 người/

(kinh 17,61%; Thái 53,20%; Mường 7,57%; Mông 14,61%; Dao 1,77%; Khơ

Mú 1,17%; Kháng 0,80%; La Ha 0,75%; Xinh Mun 1,98%; Tày 0,15%; Lào0,31%; Hoa 0,02%; dân tộc khác 0,06%) Tổng số lao động trên địa bàn khoảng584.940 người (chiếm 56% tổng dân số); lao động nông, lâm nghiệp là chủ yếuvới 502.350 người (chiếm 86% tổng lao động) [33; 1]

Sơn La là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình từ 600-700m so vớimực nước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh Địa hình gồm các dãy núi phầnlớn chạy dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nghiêng dần từ Tây Bắc

Trang 22

xuống Đông Nam theo chiều dòng chảy của Sông Đà và Sông Mã Tỉnh có 2 caonguyên là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản.

Tỉnh Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểmcủa khí hậu Tây Bắc, chia làm hai mùa: mùa đông lạnh và khô; mùa hè nóng,

ẩm và mưa nhiều Với đặc điểm địa hình như vậy đã tạo cho tài nguyên thiênnhiên tỉnh Sơn La đa dạng phong phú với tài nguyên rừng có khả năng pháttriển; tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, với hệ động thực vật phong phú, đadạng với nhiều chủng loại quý hiếm

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và sự nỗlực vượt bậc của Đảng bộ chính quyền địa phương, nền kinh tế Sơn La tiếp tụcchuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, hình thànhcác vùng tập trung chuyên canh, thâm canh, kết hợp mở rộng vùng cây ăn quả,cây công nghiệp gắn với cơ sở chế biến có quy mô và công nghệ phù hợp Đồngthời hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới nhằm đẩy nhanh tốc độphát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2010 của

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh ước đạt 4.377,450 tỷđồng, bằng 98,6% kế hoạch và tăng 12,8% so với năm 2009 Trong đó khu vựcnông, lâm, thuỷ sản giảm 3,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,3%; dịch vụ tăng24% Cơ cấu GDP: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 43,6% năm 2009 xuống còn40,01%; khu vực công nghiệp, xây dựng từ 23,3% năm 2009 lên 23,4%; dịch vụtăng từ 33,1% năm 2009 lên 36,56% [33; 2]

Bên cạnh đó, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả quantrọng; các vấn đề bức xúc của xã hội được tập trung giải quyết

Giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển toàn diện, các ngành học, bậc

học phát triển nhanh về quy mô trường lớp, học sinh; cuộc vận động “hai không”

Trang 23

với 4 nội dung được triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách khám chữabệnh cho người nghèo…được chú trọng; chất lượng khám chữa bệnh được nânglên; mạng lưới y tế được củng cố Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt 64%; tổng sốcán bộ y tế hiện có 4.019 người, tăng 13,2% so với năm 2009 Tỷ lệ tử vong trẻ

em dưới 01 tuổi là 0,58%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuốngcòn 23,5% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,25%; giảm tỷ lệ sinh conthứ 3 trở lên xuống còn 9,5% [33; 9]

Chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm được đẩy mạnh và đạt kếtquả cao Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 46% (năm 2006) xuống còn 25% (năm2010), phấn đấu giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 [33; 11]

Ngoài ra, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an toàn

xã hội được bảo đảm, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được thể hiện toàn diện trêncác mặt: công tác nắm tình hình, công tác tham mưu; đẩy mạnh thực hiện có hiệuquả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ma tuý…Quan hệ đối ngoại, hợptác quốc tế tiếp tục được củng cố, tăng cường và mở rộng; đặc biệt là quan hệ hợp tácvới các tỉnh giáp biên giới Việt - Lào Công tác tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốcgiới Việt - Lào được tập trung chỉ đạo, đến nay đã hoàn thành 13 mốc biên giới giữaSơn La với tỉnh Luông Pha Băng

Như vậy, ta có thể thấy Sơn La là một tỉnh miền núi có nền kinh tế tăngtrưởng khá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo điền kiện cho sự phát triểnphần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng góp phầndần đưa Sơn La thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và rút ngắn khoảng cáchvới các tỉnh phát triển, tạo lập các yếu tố cơ bản làm tiền đề phát triển trongnhững năm tiếp theo Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở Sơn

La mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát triển không đều Vì vậy còn nhiều hủtục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ

Trang 24

Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cáchmạng to lớn thì phụ nữ Sơn La, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa vẫn chịuthiệt thòi về mọi mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội và trong gia đình Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong giađình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong toàn tỉnh.

2.2 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.2.1 Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ

Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng một bộ phận phụ

nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của các hành vi ngược đãi diễn ra ngay tronggia đình, do chính người chồng gây ra Cũng như các vấn đề xã hội khác, nóchịu tác động của những thay đổi về môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội Mặc dù

đã có sự ngăn chặn khá kiên quyết của pháp luật, chính quyền, của các đoàn thểnhưng thực tế tại cộng đồng dân cư, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thểsống một cách hoàn toàn êm ấm hạnh phúc Bạo lực trong gia đình khi lén lút,lúc công khai, đã và đang xảy ra phá vỡ hạnh phúc của một số gia đình, nhất làcác cặp vợ chồng trẻ Vì vậy chúng ta cần phải đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiếntới xoá bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bạo lực gia đình bao gồm nhiều

dạng Trong xã hội Việt Nam nó thường diễn ra dưới hai hình thức: “bạo lực nhìn

thấy được” và “bạo lực không nhìn thấy được” Hai dạng bạo lực này ở nơi này

được thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện trong sựđộc lập, tách biệt lẫn nhau Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng giađình, vào nhận thức và hành động của các thành viên trong gia đình

Thứ nhất: bạo lực nhìn thấy được

Vấn đề bạo lực và các hành vi bạo lực trong gia đình là một vấn đề phứctạp, thể hiện ở nhiều góc độ Trong thực tế, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ởcác hành vi bạo lực nhìn thấy được mà ít có những phân tích sâu đối với nhữnghành vi bạo lực không nhìn thấy được trong gia đình

Trang 25

Bạo lực nhìn thấy được đó là bạo lực về thân thể, tình dục với các hành viđánh đập, hành hạ đến thương tích phải tìm đến cái chết; hay bị hành hạ chửi rủahắt hủi khi không sinh được con trai; người chồng đòi lấy vợ hai hoặc ngườichồng khinh bỉ coi vợ như người ở…Ta có thể nhận thấy đây là một dạng bạolực rất nguy hiểm Nó làm cho người phụ nữ bị tổn thương, đau đớn hoặc đôikhi mất đi cả tính mạng của mình.

Thực trạng bạo lực gia đình nói chung, bạo lực nhìn thấy được nói riêngcủa toàn tỉnh ngày càng tăng với con số đáng lo ngại Năm 2005 có 175 vụ lyhôn do mâu thuẫn gia đình và đánh đập ngược đãi Đến năm 2006 con số này là

270 vụ, tăng gần 2 lần so với năm 2005 và không ngừng tăng lên, trong năm

2007 là 212 vụ, năm 2008 số vụ bạo lực đã lên tới 319 vụ tăng 1,5 lần so vớinăm 2007 Đến năm 2010 là 645 vụ, tăng 2,1 lần so với năm 2008, và tăng 4,8lần so với năm 2005

Thực trạng này ngày càng phổ biến khắp các cơ sở địa phương trong toàntỉnh, chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ án về hôn nhân và gia đình Theo thống kê củaToà án nhân dân trong 455 vụ ly hôn năm 2009 trên địa bàn tỉnh thì có đến gần

400 vụ ly hôn do bạo lực gia đình gây ra với các nguyên nhân: rượu chè, ngoạitình, cờ bạc

Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa với những người cótrình độ học vấn thấp mà còn ở thành phố, trong những gia đình có học vấn cao, cóđịa vị xã hội Ngay tại địa bàn Thành phố, năm 2010 có 67 vụ án hôn nhân gia đìnhthì có đến 54 vụ án do bạo lực gia đình gây ra Còn ở địa bàn các huyện là 571 vụ [31; 1] Tuy nhiên con số này chưa hẳn đã phản ánh đúng thực tế Nhiều trường hợpcác nạn nhân che giấu, âm thầm chịu đựng; một số bị đánh đập quá mức thì chỉ đếntâm sự với cán bộ cơ sở, không muốn công khai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn của các gia đình nhưng nguyênnhân cơ bản dẫn đến tình trạng này vẫn là do mâu thuẫn gia đình và tệ đánh đậpngược đãi Trong đó phụ nữ luôn là người gánh chịu hậu quả TS Hoàng Bá Thịnh

(Trung tâm nghiên cứu giới gia đình và môi trường trong phát triển) cho rằng: “Bạo

Trang 26

lực gia đình là một hiện tượng xã hội, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau Điều dễ nhận thấy là, bạo lực giới trong gia đình có xu hướng phổ biến hơn ở các cộng đồng có mức sống và dân trí thấp, hoặc tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề” [30; 65].

Sơn La với đặc điểm là một tỉnh miền núi nghèo nàn lạc hậu với hơn 80%

là dân tộc Mấy năm gần đây mới bắt đầu phát triển công nghiệp Chính vì vậytrình độ dân trí còn rất thấp, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của truyền thốngxưa, tập tục lạc hậu vẫn ăn sâu bám rễ trong tư tưởng mỗi người nơi đây nênviệc nhận thức về bạo lực trong gia đình chưa đúng đắn

Theo nghiên cứu mới nhất ở Huyện Mộc Châu (2006): Các cuộc thảo luậnnhóm, phỏng vấn sâu cho thấy phần lớn người dân đều không có nhận thức rõràng về bạo lực gia đình, khái niệm bạo lực chưa được nghe nói đến hoặc ở mức

độ rất mơ hồ Theo kết quả khảo sát phiếu điều tra hộ gia đình, có tới 63,3% sốngười được hỏi chưa bao giờ nghe nói tới bạo lực gia đình và 36,8% đã đượcnghe nói nhưng hiểu biết rất mơ hồ [10; 10]

Trên thực tế thông tin về bạo lực gia đình đối với người dân, đặc biệt là cácdân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu qua các cuộc họp tổ, xã, và do chínhquyền cơ sở cung cấp Phần lớn các hộ gia đình người dân không có các phươngtiện nghe nhìn Việc triển khai các chính sách, đường lối, thực hiện chủ trươngpháp luật của nhà nước chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ cơ sở Tuy nhiên, trình độnhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở còn rất hạn chế Với cách nghĩ đơn giản, nhiềuchị em phụ nữ chấp nhận những hành vi thô bạo của các ông chồng với quan điểm

cho rằng “phải biết thông cảm”, chỉ có một số hành vi được xác định khá rõ là

hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, chửi mắng Còn những người nam giới lại

có xu hướng phủ nhận tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương hay gia đình như:

Một nhóm nam ở huyện Mai Sơn đã nhận xét: cả nhóm người ngồi đây chỉ trừ một

anh thôi còn tất cả đều đã từng đánh vợ Đánh không nặng đâu chỉ tát tai hoặc đấm vài cái Chuyện ấy thì quá bình thường, ở địa phương nhiều lắm.

Trang 27

Thông thường, người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu,chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện vì quanniệm xấu chàng hổ ai… Chỉ có những trường hợp nào nghiêm trọng đến tínhmạng thì lúc đó, chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mình phải chịu Theo như lời

kể của lãnh đạo Huyện Phù Yên: Một năm có 6,7 vụ đánh vợ nghiêm trọng còn

đấm tát thì nhiều Có ông chồng nhốt vợ trong buồng khoá cửa không cho ra ngoài, có trường hợp vợ bị đánh nhưng không dám nói ra đến khi bị phát hiện thì mới nói.

Chẳng hạn như trường hợp của chị Lường Thị N thị trấn Thuận Châu làmột người hiền lành chăm chỉ hết lòng vì chồng, vì con Chồng chị là anh LòVăn P lại là người hay uống rượu và mỗi khi say xỉn lại về nhà mắng chửi đánhđập vợ mình Mặc dù vậy chị N vẫn cắn răng chịu đựng, thế nhưng chị càngnhịn thì chồng chị lại lấn tới và gần đây chị đã bị chồng đánh trọng thương phảivào viện điều trị và sau nhiều lần hai bên gia đình, tổ dân phố, toà án hoà giảinhưng chị N vẫn kiên quyết ly hôn

Qua khảo sát thực tế cho thấy tình trạng bạo lực trong gia đình diễn raphổ biến ở các gia đình dân tộc, với nhiều hình thức khác nhau Ở cấp độ nguyhiểm nhất là tình trạng tự tử do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ chồng khánhiều Theo số liệu báo cáo của Toà án tỉnh Sơn La trong năm 2010 có tới 71 vụ

tự tử Trong đó số vụ tự tử liên quan đến mâu thuẫn gia đình là 58 vụ và phần

Đối với người dân tộc thiểu số, do phong tục tập quán lạc hậu, tuy tìnhtrạng ly hôn không nhiều nhưng thực tế người vợ thường phải cam chịu và chấpnhận kể cả trong trường hợp người chồng rất vũ phu, đối xử tệ bạc, đã dẫn họđến cái chết bằng cách tự tử Vì vậy, số vụ tự tử liên quan đến bạo lực gia đình ởcác dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La là khá nhiều Đó là trường hợp của chịGiàng Thị P sinh năm 1974, là cán bộ xã ở huyện Sốp Cộp ăn lá ngón tự tử năm

2005 Năm 2004 chị được giao kiêm nhiệm vụ công an viên của thôn Công việcbận rộn ngày đi nương, đêm tranh thủ đi làm nhiệm vụ của thôn Do nghi ngờ

Trang 28

chị đi chơi ngoài (chơi trai) nên chồng chị thường xuyên có hành động mắngchửi, thậm chí còn cầm dao doạ giết vợ nếu bắt được quả tang Chị P đã nhiềulần thanh minh nhưng chồng không tin Do phẫn uất, chị đã ăn lá ngón tự tử, đểlại một cháu gái 2 tuổi.

Trước thực trạng nêu trên, trong những năm qua Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

đã có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu nạn bạo hành trong gia đình, về

cơ bản đã trả lại những quyền tự do, bình đẳng cho chị em phụ nữ

Hoạt động hoà giải: Công tác hoà giải ở cơ sở luôn được cấp hội pháthuy có hiệu quả, với lực lượng trên 70% hòa giải viên ở cơ sở là phụ nữ, các chị

đã chủ động, tích cực trong việc nắm tình hình, kịp thời thăm hỏi, tư vấn, góp ýcác gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình nên đã góp phần ngăn chặncác vụ bạo lực gia đình trên địa bàn Điển hình như: Gia đình anh Đức - chịHuyền (xã Chiềng Pấc huyện Thuận Châu) do anh Đức bị nghiện ma tuý lại

cờ bạc, thường xuyên mang đồ đạc trong nhà đi bán, kinh tế gia đình sa sút,hay đánh đập vợ con mỗi khi anh đòi tiền không được Chị Huyền đưa đơn lyhôn và bỏ về nhà mẹ đẻ ở Biết được sự việc trên Hội phụ nữ xã Chiềng Pấc

đã phối hợp với ban công an và ban tư pháp xã đến gặp anh Đức để động viên

và thuyết phục nhiều lần Sau gần 3 tháng động viên thuyết phục, anh Đức đãnhận ra khuyết điểm, tự nguyện đi cai tại trung tâm và đi đón mẹ con chịHuyền về Đến nay, gia đình anh chị đã hoà thuận trở lại, anh Đức tu chí làm ăn

và trở thành công dân tốt

Công tác giải quyết đơn thư: Trong 6 năm các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh

đã nhận tổng số 1701 đơn có nội dung về hôn nhân và gia đình, nguyên nhânchủ yếu là do chồng cờ bạc, nghiện ma tuý, ngoại tình, về đánh đập, ruồng rẫy

vợ con…Riêng bạo lực gia đình có 215 đơn, trong đó cấp tỉnh là 35 đơn, cấphuyện, thành, hội là 51 đơn và cấp cơ sở là 129 đơn Hội phụ nữ đã trực tiếp giảiquyết được 102 đơn, số còn lại được chuyển cho cơ quan pháp luật có thẩmquyền giải quyết Tiêu biểu trong hoạt động này phải kể đến chi hội phụ nữphường Chiềng Lề, phường Chiềng Sinh (Thành phố Sơn La) Trong vòng 6

Trang 29

năm qua đã làm tốt công tác hoà giải nên không có đơn vượt cấp Tiêu biểu phải

kể đến vụ ly hôn của anh Lò Pha Sản và chị Cầm Thị Thoa (phường Tô Hiệu,Thành phố Sơn La) Chồng chị luôn cờ bạc, ngoại tình về nhà lại hay đánh đập

và xúc phạm đến danh dự của chị, và đòi ly hôn Hội phụ nữ từ phường cho đến

cơ sở đã 3 lần hoà giải mà không thành, Toà án nhân dân phường đã xử cho anh

ly hôn Do toà sơ thẩm xử án không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho phụ nữ

và trẻ em nên Hội phụ nữ phường đã đề nghị Hội phụ nữ tỉnh can thiệp, xem xétlại vụ việc trên, qua xác minh cụ thể, Hội phụ nữ tỉnh đã có văn bản đề nghịViện kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh Sơn La xem xét giải quyếtnhằm đảm bảo quyền lợi cho mẹ con chị Thoa Kết quả Toà án nhân dân tỉnh đã

xử bác đơn ly hôn của anh Sản Đến nay hai vợ chồng anh chị đã đoàn tụ và anhSản có những thay đổi lớn, đã cai rượu, không đi ngoại tình, chịu khó làm ăn

Như vậy, bạo lực nhìn thấy được đối với phụ nữ trong gia đình ở Sơn Langày càng có xu hướng gia tăng, nhưng việc nhận thức về nó, về vai trò củangười phụ nữ chưa thực sự đúng đắn và đầy đủ

Thứ hai: bạo lực không nhìn thấy được

Bạo lực không nhìn thấy được là những hành vi xúc phạm tâm lý, tìnhcảm, tinh thần…; nhìn bề ngoài khó phát hiện nhưng lại làm cho phụ nữ đau khổ

về mặt tinh thần, tâm lý Hay đay nghiến, chì triết do phụ nữ không làm ra tiềnphải phụ thuộc vào chồng, phụ nữ bị bắt phải làm việc để có tiền cho chồngđánh bạc Lúc vợ có lỗi lầm thì chửi bới vợ, hoặc sức khoẻ yếu không đáp ứngđược nhu cầu tình dục…Dạng bạo lực này xuất phát từ sự phân công lao độngbất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình Hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt là cácnước phương Đông vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng: Phục vụ vô điều kiện

cho chồng con nói riêng và nam giới nói chung là“chức năng” là“thiên

hướng”, là sự “hy sinh” nhường nhịn của người phụ nữ trong gia đình Quan

điểm này xuất phát từ tư tưởng phụ quyền được phản ánh trong luật pháp phongkiến và chuyển thành phong tục tập quán hoà quyện vào đời sống xã hội từ hàng

Trang 30

chục thế kỷ nay, như là một dạng đạo đức xã hội, một lối sống của nhân dân từtrong gia đình ra ngoài xã hội.

Ở các mức độ khác nhau, quan niệm này đã gán cho phụ nữ những tráchnhiệm chính rất nặng nề trong các công việc tái sản xuất ra sức lao động (nộitrợ, chăm sóc con cái và thành viên trong gia đình) trong khi họ là người thựchiện chính nhiệm vụ tái sản xuất sinh bọc ra con người (mang thai, sinh con vàcho con bú bằng sữa của mình) Bên cạnh đó, phụ nữ vẫn thực hiện trách nhiệmlao động sản xuất như nam giới Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng, việc nội

trợ là “thiên chức” của phụ nữ và họ không bằng lòng nếu như người phụ nữ

nào không hoàn thành các thiên chức trên Có lẽ họ đã không hiểu hoặc cốtình không hiểu thiên chức ở đây là trời trao nghĩa là tạo hoá đã quy định làkhông thay đổi được Đó là các chức năng (mang thai, sinh con và cho con bú

bằng sữa mẹ) còn trách nhiệm nội trợ là “xã hội chức” nghĩa là xã hội trao

cho phụ nữ và có thể thay đổi được Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều nam giới

đã thực hiện hành vi bóc lột phụ nữ với những nguỵ biện về thiên chức Đồngnghĩa với việc lao động quá sức, sự hưởng thụ của phụ nữ bị coi là thứ yếu,thậm chí không được tính đến

Cách mạng tháng Tám đã thành công được 65 năm, ở khắp nơi, người ta

hô hào về bình đẳng giới, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi quyềnbình đẳng nam nữ đã được tiến hành mạnh mẽ trên các lĩnh vực luật pháp, giađình và xã hội Điều đó đã làm biến đổi về căn bản vị trí, quyền lợi của ngườiphụ nữ so với trước đây

Tuy nhiên cuộc đấu tranh nào cũng có khó khăn của nó, đặc biệt Sơn Lavốn là một tỉnh miền núi có trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng nặng nề của tàn dư,

hủ tục lạc hậu Vì những lý do đó, chúng ta có thể giải thích được vì sao Sơn La

vẫn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thậm chí ở nơi vùng sâu, vùng xa có

xu hướng phục hồi và phát triển Chính tư tưởng này đã tạo ra một thứ bạo lực

vô cùng ghê gớm, nó khiến cho họ không bị đánh đập về thể xác thì cũng bị đầyđoạ về tinh thần, không bị mắng chửi nhưng vẫn phải lao động cực nhọc và phục

Trang 31

tùng như một nô lệ Ngày nay, trong khi có nhiều người chồng đã yêu thương,chia sẻ với vợ gánh nặng gia đình, thì vẫn còn không ít những người chồng thờ ơtrút toàn bộ trách nhiệm gia đình lên đầu vợ Từ việc lao động, kiếm sống, đếnviệc quản lý, thu vén các công việc trong gia đình như cơm nước, giặt giũ, chămsóc người già, giáo dục con cái…Trong khi người vợ tất bật từ sáng đến tối thìnhững ông vua này lại nhởn nhơ, nhàn nhã bên các chiếu bạc hoặc giải sầu vớirượu Điều đáng lưu ý là ở nhiều làng xã, những người chồng kiểu này vẫn đượcủng hộ, thậm chí cả chính giới phụ nữ Như trường hợp Bà Trần Thị V, 50 tuổi ởPhường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La khi được hỏi về bạo lực gia đình đã luônmiệng nói về sự hiền lành của người chồng và khẳng định rằng mình chưa hề bịđánh bao giờ, cuộc sống vợ chồng bà êm ấm, bà vẫn được quyết định nhữngviệc quan trọng trong nhà Nhưng bà lúc nào cũng phàn nàn về một sức ép vôhình đã buộc bà phải lao động cật lực suốt cuộc đời.

Ở Sơn La từ năm 2005 -2008 cho thấy, phụ nữ là người đóng vai trò chínhtrong việc nội trợ, ví dụ như nấu cơm (nữ: 68%, nam: 4,4%); giặt giũ (nữ:69,5%, nam:3,4%); dọn dẹp trong gia đình (nữ:53,2%, nam: 5,7%); chăm sóccon cái và dạy con học (nữ: 41,1%, nam: 9,3%) [10; 14] Hình ảnh người phụ nữThái luôn gắn với chiếc gùi, chiếc túi đeo, hay bên khung cửi dệt vải và các đồgia dụng khác phần nào phản ánh vị trí người phụ nữ trong gia đình Với khốilượng công việc nhiều như thế, chúng ta thấy có sự bất bình đẳng giới, song theoquan niệm của người phụ nữ Thái thì đó là trách nhiệm, bổn phận của người vợ,người mẹ trong gia đình, là niềm vui trong lao động và hạnh phúc của họ nêntrên thực tế hiện nay hầu như không có gì thay đổi về thực trạng này Những con

số này nằm chung trong thực trạng cả nước, theo tác giả Nguyễn Linh Khiếu:

“Những công việc gia đình riêng người vợ thực hiện đặc biệt cao là: nấu ăn 77,9%; mua thực phẩm 86,9%; giặt quần áo 77,6% và chăm sóc con cái 43,3%” [14; 225] Như vậy các công việc nấu ăn, giặt giũ quần áo, chăm sóc

con…chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm, người đàn ông có tham gia nhưng tỷ lệ lại

Trang 32

rất thấp như: “nấu ăn 2,15%; mua thực phẩm 2,3%; giặt quần áo 1,9%; chăm

sóc con cái 2,3%; chăm sóc người già, người ốm 3,7%” [14; 225].

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ông chồng đã bước đầu tự giác chia sẻ côngviệc cùng vợ và một số gia đình khác thuê người giúp việc…tạo ra thời giannghỉ ngơi, tiếp thu học tập văn hoá của người phụ nữ được tăng lên Dẫu là đang

có sự chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ, nhưng về cơbản người phụ nữ vẫn là người đóng vai trò chính

Trong cuộc điều tra được hỏi ở Huyện Sông Mã thì có hơn 80% trả lời làtrong các gia đình nghèo người cực khổ nhất là phụ nữ và trẻ em Họ phải laođộng từ sáng tới khuya Không có một công việc trồng trọt, chăn nuôi nào dùnặng nhọc nhất từ cày bừa, gieo cấy, gặt hái mà không qua tay họ Thậm chí cóchị phải làm cả những việc mà trước đây chỉ dành cho đàn ông như bốc vác, kéoxe…Ngược lại, nhiều ông chồng của họ lại dùng mọi lời đường mật hoặc cảbiện pháp trấn áp để lấy cho bằng được những đồng tiền ít ỏi trong túi vợ vànướng vào các canh bạc, rượu chè

Trong điều kiện như vậy người phụ nữ đã không còn thời gian nghỉ ngơi

để nâng cao trình độ văn hoá Nhiều phụ nữ trả lời rằng, trong 3 năm gần đây họkhông đi khỏi huyện, không xem một vở kịch nào kể cả khi các đoàn nghệ thuật

về tận địa phương biểu diễn, trình độ văn hoá thấp khiến cho các chị em trốntránh các hoạt động văn hoá, xã hội, tự ti mặc cảm và chỉ biết vùi đầu vào côngviệc kiếm sống vất vả…tất cả tạo thành một vòng xoáy luẩn quẩn, khiến họ camchịu cuộc sống như vậy Ở thành thị nhiều phụ nữ trí thức đã không còn đủ thờigian để đọc thêm tài liệu chuyên môn, học ngoại ngữ hoặc nâng cao nghiệp vụ

Bên cạnh đó, còn nhiều người chưa dám thừa nhận có một dạng bạo lựctình dục trong gia đình, nhưng trên thực tế lại tồn tại dạng bạo lực này Ca daoxưa đã thương cảm cho hoàn cảnh tất bật của người vợ và chê trách những ôngchồng bằng những câu hát rất thực tế:

Đang cơn lửa tắt cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem

Trang 33

Hành vi của người chồng biểu hiện uy quyền của anh ta và đặt người phụ

nữ trong tình trạng khó xử Đã có nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng này mà không

“chiều” chồng đã bị anh ta đánh đập không thương tiếc Trong thực tế, tệ bạo

lực tình dục cũng xảy ra khá nhiều ở Sơn La nhưng dường như đây vẫn còn làmột vấn đề nhạy cảm nên họ vẫn tìm cách che đậy Theo lời kể của chị Nguyễn

Thị D (Bắc Yên): Vừa đi làm về lao vào bếp tất bật các công việc nội trợ không

tên, sau đó thu dọn nhà cửa ngẩng đầu lên cũng 9h đêm người mệt mỏi rã rời chỉ muốn lên giường ngủ một giấc nhưng chồng đòi hỏi thì đành phải chiều vì chồng doạ sẽ đi tìm các cô gái làng chơi bên ngoài nếu không đồng ý…Nên dù mệt vẫn phải chiều chồng.

Thậm chí, có những đức ông chồng còn đi tìm thú vui với những ngườiphụ nữ khác, làm tan nát hạnh phúc gia đình Riêng năm 2010 Toà án Tỉnh đãxét xử 83 vụ ly hôn do ngoại tình Chính áp lực này khiến cho người phụ nữphải chịu tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, đặc biệt những di chứng về mặttâm lý tình cảm Đã có người không chịu được đành phải kháng cự và bị chồngđánh sưng tím mặt mũi chân tay Điều này đã khiến cho những người phụ nữ ấy

có tâm lý sợ hãi mỗi khi “gần gũi” chồng.

Thực trạng bạo lực không nhìn thấy được nêu trên là rất nguy hiểm, vì nó

đã vắt cạn kiệt tâm hồn, trí tuệ của người phụ nữ, nó sẽ mãi mãi đẩy người phụ

nữ vào sự cách biệt với nam giới trong lao động, trong hưởng thụ những giá trịvăn hoá Thực trạng này, vô hình chung đã tạo cho người chồng một thói quenhưởng thụ, một thói quen gia trưởng và ích kỷ

2.2.2 Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Sơn La nói riêng luôn xứng đáng vớicác danh hiệu mà Đảng và Bác Hồ trao tặng trong các giai đoạn lịch sử của đấtnước Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá Tổng bí thư Nông ĐứcMạnh thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng trao tặng phụ nữ Việt Nam danh

hiệu: “Năng động, sáng tạo, trung thực, đảm đang”.

Trang 34

Phụ nữ Sơn La, với lực lượng 49,8% dân số, là lực lượng chủ yếu trong laođộng nông nghiệp và nhiều ngành như: tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, thựcphẩm, y tế…Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, phụ nữ Sơn La đã phát

huy truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung

hậu, đảm đang” Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốcphòng, Đảng, Chính phủ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnhSơn La và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã tặng thưởng huân chương, bằng khen cho các tậpthể và cá nhân có thành tích xuất sắc

Bên cạnh những thành tích trên, phụ nữ Sơn La vẫn phải đối diện với rấtnhiều khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực giađình xảy ra ở nhiều nơi Đứng trước thực trạng này, Tỉnh Sơn La phối hợp với Sởvăn hoá và du lịch Sơn La đã đề ra và thực hiện công tác phòng chống bạo lực giađình đối với phụ nữ Công tác này đã đạt được những kết quả sau:

Ưu điểm

Các cấp uỷ Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo trong việc tuyên truyền, giáodục để nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm vì bình đẳng giới trong giađình Thường xuyên chỉ đạo hoạt động của chính quyền các cấp Hội phụ nữ, tạođiều kiện để hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình

Các chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng luôn làm tốt công tác phổ biếnpháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ Bên cạnh đó, các đoàn thể nhândân và các tổ chức xã hội cũng thường xuyên phối hợp với Hội phụ nữ tổ chứcbồi dưỡng, tuyên truyền vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong tràohành động vì sự tiến bộ của phụ nữ

Đặc biệt đã xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mở rộngmạng lưới cơ sở, trợ giúp nạn nhân từ tỉnh đến cơ sở, như tháng 09/2008 Sở vănhoá và du lịch đã triển khai kế hoạch xây dựng chương trình phòng chống bạolực gia đình, đến tháng 11 đã xây dựng thành lập 5 câu lạc bộ phòng chống bạolực gia đình đã đi vào hoạt động

Trang 35

Hội liên hiệp phụ nữ: Trong những năm qua Hội đã chỉ đạo các cấp hộicoi trọng việc giáo dục truyền thống gia đình Việt Nam, hàng năm tổ chức chocán bộ, hội viên đăng ký và bình xét gia đình bốn chuẩn mực thực hiện hiệu quả

sáu nhiệm vụ trọng tâm và các phong trào: “tích cực học tập, lao động sáng tạo,

xây dựng gia đình hạnh phúc”; “giỏi việc nước, đảm việc nhà”;“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư” Vận động chị em thực hiện

tốt vai trò trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình, nhằm tránh những mâuthuẫn, xô xát xảy ra, ảnh hưởng tới sức khoẻ của chị em, tới sự bình yên của mỗigia đình và cộng đồng…

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã lồng ghép mở được 42 lớp với 2.520 cán bộhội chủ chốt các cấp được tiếp thu các văn bản Luật về phòng chống bạo lực giađình Quan tâm thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, cáccấp Hội đã năng động khai thác các nguồn lực để hỗ trợ triển khai thực hiện

mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả Phát huy vai tròthành viên Ban chỉ đạo các cấp trong mô hình can thiệp phòng chống bạo lựcgia đình, các cấp Hội đã chủ động nghiên cứu, tham gia đầy đủ, đảm bảo chấtlượng công tác tham mưu triển khai có hiệu quả trong hệ thống Hội, góp phầnquan trọng vào kết quả chung các cấp địa phương về công tác phòng chống bạolực gia đình

Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhtrên địa bàn tỉnh vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức,việc thực hiện luật hôn nhân gia đình vẫn còn chưa nghiêm, luật bình đẳng giới vàluật phòng chống bạo lực gia đình cũng chỉ mới được ban hành Những biến độngcủa nền kinh tế thị trường với nhiều mặt trái của nó, đã tác động mạnh mẽ đến giađình, có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất Đó là:

Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình đối vớiphụ nữ chưa thường xuyên liên tục, nội dung và hình thức còn hạn chế Một số cấp

uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự coi công tác hoà giải là nhiệm vụ của

Ngày đăng: 14/03/2019, 00:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh, Bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb khoa họcxã hội
2. Ph.Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Toàn tập, tập 21, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước
Nhà XB: Nxb Sự thật
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
4. Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
5. Di chúc Bác Hồ và công tác nghiên cứu, tuyên truyền của bảo tàng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chúc Bác Hồ và công tác nghiên cứu, tuyên truyền của bảo tàng Hồ ChíMinh
Nhà XB: Nxb Hà Nội
6. Lê Duẩn, Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mớicủa cách mạng
Nhà XB: Nxb Sự thật
7. Dương Thị Duyên, Liên hợp quốc về vấn đề bình đẳng nam nữ, Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 3/ 1996, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên hợp quốc về vấn đề bình đẳng nam nữ
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
10. Đặng Thị Hoa - Phạm Thị Kim Oanh, Vấn đề bạo lực gia đình, ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, Tạp chí dân tộc học số 4/2008, Tr 9-21, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bạo lực gia đình, ở vùng dân tộcthiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
11. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa học giới - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học giới - nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Chính trị - hành chính
12. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La, Báo cáo kết quả công tác hội và phong trào phụ nữ tỉnh Sơn La năm 2010 - phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác hội và phong trào phụnữ tỉnh Sơn La năm 2010 - phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011
13. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sơn La, Báo cáo kết quả phối hợp tuyên truyền công tác phòng chống bạo lực gia đình năm 2010, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả phối hợp tuyên truyềncông tác phòng chống bạo lực gia đình năm 2010, phương hướng nhiệm vụtrọng tâm năm 2011
14. Nguyễn Linh Khiếu, Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình
Nhà XB: Nxb Khoa học xãhội
15. V.I.Lênin, Sáng kiến vĩ đại, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, Toàn tập, tập 39, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng kiến vĩ đại
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
16. C.Mác và Ph. Ăngghen, Gia đình thần thánh, Nxb Sự thật, Hà Nội, Toàn tập, tập 2, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình thần thánh
Nhà XB: Nxb Sự thật
17. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 21, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
18. Nguyễn Thị Mão, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, Tạp chí nghiên cứu lý luận số 9/1996, Tr 11-12, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng độingũ cán bộ nữ
19. Hồ Chí Minh, Bài nói tại hội nghị luật hôn nhân-gia đình 1959, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Toàn tập, tập 9, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài nói tại hội nghị luật hôn nhân-gia đình 1959
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
20. Hồ Chí Minh, Nam nữ bình quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Toàn tập, tập 6, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam nữ bình quyền
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w