Có thể nêu bốndấu hiệu đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực: dạy học thông qua tổ chức các hoạtđộng học tập của HS; dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cườnghọc tập cá thể
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ XUÂN THƯƠNG
XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT BẰNG TIẾNG ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ XUÂN THƯƠNG
XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT BẰNG TIẾNG ANH
Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã ngành: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HÀ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫncủa TS Nguyễn Thị Hà Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu trong luậnvăn này
Thái Nguyên, tháng năm 2018
Nguyễn Thị Xuân Thương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS Nguyễn Thị Hà, người đã hết sức tận tâm trong việc định hướng, chỉ
đạo, giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như động viên tôi trong suốt quá trình làmluận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô lãnh đạo trường Đại học Sư phạm TháiNguyên, quý Thầy Cô Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đãtạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo và cán
bộ, nhân viên trong bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học cũng nhưtrong khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ, đóng gópnhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập vànghiên cứu tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo vàcác em HS trường THPT Chu Văn An, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạođiều kiện cho tôi tiến hành khảo sát và tổ chức dạy học để hoàn thành các nghiên cứutrong luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này
NGUYỄN THỊ XUÂN THƯƠNG
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv DANH MỤC CÁC BẢNG .v DANH MỤC CÁC HÌNH v MỞ ĐẦU .1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu .3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Những đóng góp mới của đề tài 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Vấn đề tích cực hóa trong dạy học 6
1.2 Tổng quan tài liệu 7
1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.3 Cơ sở lý luận của đề tài 9
1.3.1 Cơ sở lý thuyết của việc xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh 9
1.3.2 Phương pháp đóng vai 11
1.3.3 Tính tích cực 14
1.3.4 Phát huy tính tích cực thông qua phương pháp đóng vai 14
1.4 Cơ sở thực tiễn của đề tài 15
1.4.1 Phiếu tham khảo ý kiến GV .15
Trang 6Chương 2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY HỌC SINH HỌC 10 BẰNG TIẾNG ANH 20
2.1 Các nguyên tắc khi xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh 20
2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh 22
2.2.1 Quy trình thiết kế và tổ chức biện pháp trò chơi quy tắc 22
2.2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức biện pháp biểu diễn kịch 40
Chương 3 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 48
3.1 Mục đích kiểm nghiệm 48
3.2 Nội dung kiểm nghiệm 48
3.3 Phương pháp kiểm nghiệm 48
3.3.1 Cơ sở và đối tượng 48
3.3.2 Quy trình 49
3.4 Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá 56
3.4.1 Kết quả kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia 56
3.4.2 Kết quả kiểm nghiệm bằng tổ chức dạy học 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 72
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hệ số tiêu chí trong thang đo tính tích cực của HS trước tác động sư
phạm và sau tác động sư phạm 56
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về biện pháp trò chơi quy tắc và biểu diễn kịch 57
Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo tính tích cực của HS 65
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Biểu đồ thực trạng dạy học Sinh học bằng tiếng Anh tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 19
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi quy tắc 23
Hình 2.3 Minh họa sơ đồ “Dòng năng lượng trong thế giới sống” (tiếng Anh) 33
Hình 2.4 Minh họa sơ đồ “Dòng năng lượng trong thế giới sống” (tiếng Việt) 34
Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát quy trình thiết kế và tổ chức biểu diễn kịch 40
Hình 3.1 Biểu đồ điểm TBTC của 6 bài giảng Sinh học bằng tiếng Anh khi thực hiện tác động sư phạm 64
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh điểm TB từng TC trước tác động sư phạm với sau tác động sư phạm 65
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ định hướng giảng dạy các môn Khoa học bằng tiếng Anh
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng.Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có khảnăng tiếp nhận các xu thế công nghệ mới, có kiến thức kỹ năng về khoa học, kỹ thuật,toán học, ngoại ngữ, tin học…[6] Như vậy để hội nhập quốc tế, người lao động cầntrang bị rất nhiều kỹ năng Trong đó, ngoại ngữ là tiêu chí quan trọng đóng vai trò làchìa khóa mở ra cánh cửa hội nhập, tiếp thu tri thức với các nền văn hóa khác
Việc đưa ngoại ngữ phổ biến trong trường học đang thể hiện rõ quan điểm hộinhập quốc tế của Đảng và Nhà nước được ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 khóa XI “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đấtnước” [1] Trong quá trình hội nhập đó, ngoại ngữ là công cụ của giao tiếp và tư duy,
là bàn đạp hiệu quả nhất đẩy mạnh nhanh quá trình rèn luyện để trở thành “công dântoàn cầu”- công dân với khả năng ngoại ngữ thành thạo, kiến thức rộng và kỹ năng hộinhập
Trong năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn “Khuyếnkhích triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn toán và các mônkhoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có
đủ điều kiện” [4] Để thực hiện mục tiêu đó, nhiều trường THPT đã triển khai giảngdạy các môn khoa học bằng tiếng Anh, tuy nhiên việc triển khai, vận dụng vào quátrình dạy học không đơn giản bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan như trình độtiếng Anh của GV và HS còn hạn chế, HS chưa hứng thú và chưa tham gia tích cựcvào các hoạt động học tập…
1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS được phápchế hóa trong Luật Giáo dục (2005) quy định tại điều 5.2 “Phương pháp giáo dụcphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học”[18].Nghị quyết 29 - NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn
Trang 10diện giáo dục cũng nhấn mạnh “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học” [1].
Như vậy yêu cầu của đổi mới PPDH là phải sử dụng các PPDH nhằm phát huytính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo cho HS
1.3 Xuất phát từ nội dung chương trình Sinh học 10
Có thể nói trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, Sinh học là môn có nhiều thuậnlợi để tiến hành triển khai dạy học bằng tiếng Anh, là một trong các môn có thể ápdụng nhiều PPDH tích cực Đồng thời Sinh học là môn khoa học thực nghiệm cónhiều hiện tượng gần gũi với đời sống Do đó, trong quá trình dạy học có thể tìmkiếm được nhiều phương tiện trực quan hỗ trợ Các hình ảnh trực quan giúp cho việctruyền tải kiến thức bằng ngôn ngữ tiếng Anh trở nên đơn giản hơn Chương trìnhSinh học cấp THPT là chương trình Sinh học đại cương, nghiên cứu các cấp độ tổchức của sự sống Trong đó, Sinh học 10 nghiên cứu cấp tổ chức sống đầu tiên là cấp
Tế bào Nội dung chương trình Sinh học 10 tập trung nghiên cứu về cấu trúc, chứcnăng và các quá trình sống diễn ra ở cấp Tế bào cũng như các quá trình sống diễn ra ở
vi sinh vật Do đó nguồn tài liệu trực quan bằng tiếng Anh về cấu trúc của tế bào và
mô hình động các các quá trình diễn ra trong tế bào, vi sinh vật rất phong phú Đồngthời các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng trong phần Sinh học Tếbào, Sinh học Vi sinh vật là các thuật ngữ chuyên sâu, rõ ràng Hơn nữa cách khaithác kiến thức đối với cấp Tế bào ở nhiều tài liệu tiếng Anh khá tương đồng nhau tạođiều kiện thuận lợi cho GV trong việc thiết kế bài giảng
Tuy nhiên, qua khảo sát bước đầu về thực trạng sử dụng các phương pháp,biện pháp dạy học tích cực trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh còn nhiều hạn chế
về tần số và hiệu quả sử dụng Thực trạng này gây trở ngại cho việc hoàn thành mụctiêu đổi mới giáo dục và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn phát huy tính tích cực học tập
của HS, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng Anh”.
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được một số biện pháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng Anhnhằm góp phần phát huy tính tích cực học tập của HS
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng Anh
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 10 ở trường THPT
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đề xuất một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh trongphạm vi phương pháp đóng vai
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các biện pháp dạyhọc Sinh học 10 trường THPT bằng tiếng Anh
- Xây dựng một số biện pháp để dạy học Sinh học 10 ở trường THPT bằngtiếng Anh
- Kiểm nghiệm sư phạm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng Anh
sẽ góp phần phát huy tính tích cực học tập của HS
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới giáo dục
- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu, các công trình khoa học đã công bố có liênquan đến các biện pháp dạy học tích cực và dạy học bằng tiếng Anh
- Nghiên cứu chương trình Sinh học 10 - SGK nâng cao, các giáo trình, sáchtham khảo, luận án, luận văn làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng việc dạy học Sinh học bằng tiếng Anh và sử dụng cácphương pháp, biện pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Sinh học bằng tiếngAnh tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua phiếu tham khảo ýkiến GV và HS
Trang 127.2.2 Phương pháp chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia về ngôn ngữ, chuyên gia vềphương pháp kỹ thuật dạy học tích cực
7.2.3 Phương pháp kiểm nghiệm sư phạm
Tổ chức giảng dạy một số bài giảng Sinh học 10 bằng tiếng Anh tại trườngTHPT để kiểm tra tính đúng đắn của các biện pháp đã đề xuất thông qua phiếu hỏi
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
GV tiến hành đo tính tích cực của HS thông qua thang đo tính tích cực đã lựachọn Phiếu đánh giá theo các tiêu chí được đánh giá ở các mức điểm khác nhau
Lập bảng phân phối tần suất các mức điểm Xác định hệ số của từng tiêu chísau đó số liệu tính toán được xử lý bằng thống kê toán học sử dụng phần mềmMicrosoft Excel và phần mềm SPSS 20.0 với các tham số sau:
- Giá trị trung bình : là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê
- Độ lệch chuẩn: là một đại lượng th ố ng kê mô t ả dù ng để đo mức độ phân táncác số liệu quanh giá trị trung bình cộng Độ lệch chuẩn càng bé chứng tỏ số liệucàng ít phân tán
- Phương sai S2: là giá trị kỳ vọng của bình phương của độ l ệc h c ủa x sovới giá trị trung b ìn h
- Hệ số tin cậy Alpha: dùng để kiểm định độ tin cậy của thang đo tính tích cựchọc tập Sử dụng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha để xácđịnh hệ số tin cậy thông qua phần mềm SPSS 20.0 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alphacho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không Tiến hành nhập các biến số làđiểm TBTC của 7 tiêu chí, đối tượng là 3 lớp HS được chọn Phần mềm SPSS 20.0 sẽcho kết quả là giá trị của hệ số tin cậy Alpha
Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là
sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu
là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu Như vậy, thang đo được chấp nhận khi
hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7) [22]
Biểu diễn kết quả theo phân phối tần suất bằng đồ thị để phản ánh một cáchkhái quát các đặc điểm về xu hướng biến động, mối liên hệ giữa các giá trị thu được
Trang 138 Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng một số biệnpháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng Anh nhằm phát huy tính tích cực của HS
- Xây dựng được quy trình thiết kế và tổ chức một số biện pháp dạy học Sinhhọc 10 THPT bằng tiếng Anh
- Cung cấp một số tư liệu dạy học và giáo án theo định hướng sử dụng một sốbiện pháp tích cực trong dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh làm tài liệu tham khảocho đồng nghiệp
Trang 14là các PPDH tích cực Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự pháttriển nhân cách trong quá trình giáo dục [12].
Tác giả Thái Duy Tuyên viết trong cuốn Giáo dục học hiện đại có quan niệmnhư sau “Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến các vị trí củangười học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìmkiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập” [23] Trong một nghiên cứu khác, TháiDuy Tuyên cũng xây dựng cơ sở lý luận về bản chất của tính tích cực nhận thức, cácmức độ nhận thức và các biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức của HS đặtnền móng cho việc đánh giá hiệu quả tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trongcác hoạt động giáo dục [24]
PPDH tích cực là thuật ngữ rút gọn, để chỉ các phương pháp nhằm đề cao vaitrò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, địnhhướng của người dạy Như vậy, PPDH tích cực được thực hiện theo hướng tích cựchóa hoạt động nhận thức của người học, nhằm phát huy tính tự giác, chủ động, sángtạo của người học
PPDH tích cực (Active Teaching and Learning) hướng tới tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của ngườihọc chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy Với PPDH tích cực,người dạy đóng vai trò chủ đạo - người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức
Tuy nhiên, mọi PPDH nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng cách đều có thể pháthuy tính tích cực học tập của HS Theo Trần Bá Hoành [10], PPDH tích cực là thuậtngữ chỉ các PPDH có thế mạnh trong phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
Trang 15HS PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá HS Có thể nêu bốndấu hiệu đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực: dạy học thông qua tổ chức các hoạtđộng học tập của HS; dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cườnghọc tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của GV với tự đánhgiá của HS.
PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể mà là một khái niệm, bao gồmnhiều phương pháp, hình thức, biện pháp cụ thể nhằm tích cực hóa, tăng cường sựtham gia của người học vào các hoạt động học tập Một số PPDH phát huy tính tíchcực có thể kể đến như dạy học hợp tác, dạy học theo góc (trạm), dạy học theo dự án,phương pháp thực hành, phương pháp trực quan, phương pháp đóng vai, phươngpháp WebQuest, phương pháp nghiên cứu trường hợp…
1.2 Tổng quan tài liệu
Trong hệ thống các PPDH có nhiều PPDH phát huy tính tích cực của HS,trong đó phương pháp đóng vai (trò chơi đóng vai) là một trong những phương pháptích cực với nhiều ưu điểm
1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 2005, Copier và Marinka đã trình bày trong báo cáo tại hội thảo khoa học
với
bút và g i ấ y , hay trò chơi n hập v a i sống với sự diễn xuất của cả cơ thể người chơi.Trong cả hai trường hợp, một q u ản trò đ óng vai trò thiết lập các q u y tắc và trọng tài,
trong khi mỗi người chơi vào vai một nhân vật” [25]
Năm 2010, Cover và Jennifer Grouling đã xuất bản cuốn “The Creation ofNarrative in Tabletop Role-Playing Games” Trong cuốn sách đó đã nêu “Trò chơi
chơi nh ậ p vai bút và giấy Người chơi diễn x uất bằng cách tường thuật bằng lời hay
triển nhân vật hay tình tiết Các hành động của người chơi có thể tuân theo hoặckhông tuân theo một hệ thống các q u y đị n h và h ư ớng dẫn [ 26]
Trang 16Năm 2013, Marco Antonio Ferreira Randi và Hernandes Faustino de Carvalho(Brazil) đã công bố những nghiên cứu từ năm 2008 đến 2010 về “Học qua các tròchơi nhập vai: cách tiếp cận để học hỏi tích cực và giảng dạy” (Learning throughrole-playing games: an approach for active learning and teaching) [29] Nghiên cứunày đánh giá việc sử dụng các trò chơi nhập vai (RPG) như một cách tiếp cận phươngpháp luận để dạy Sinh học tế bào Nghiên cứu đã đánh giá được sự hài lòng của HS,kết quả học tập và sự ghi nhớ kiến thức đã học Các sinh viên Y khoa năm thứ nhấttại hai trường đại học công của Braxin đã tham dự một lớp RPG hoặc một bài giảng
về các chủ đề liên quan đến Sinh học tế bào Các bảng câu hỏi dựa trên lớp trước vàsau RPG được so sánh với điểm trong các kỳ thi thường lệ và trong một bài kiểm trakhông báo trước một năm sau để đánh giá thái độ và học tập của HS Với 230 sinhviên tham dự lớp RPG, sau khóa học có 81% trả lời rằng họ sẽ sử dụng phương phápnày Các lớp RPG đều có hiệu quả như các bài giảng chính thức, được các sinh viênchấp nhận và có thể phục vụ như là công cụ giáo dục, tạo cho sinh viên cơ hội để họchỏi tích cực và có khả năng giữ được kiến thức có được hiệu quả hơn
Như vậy, có nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng phương phápđóng vai trong dạy học, các nghiên cứu cũng khẳng định khả năng phát huy tính tíchcực học tập của người học của phương pháp này Đó là những quan điểm làm cơ sở
lý luận cho việc sử dụng các biện pháp (thuộc phương pháp đóng vai) trong dạy họcnói chung và dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh nói riêng
1.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2015, Lê Thị Ngọc Hà đã nêu trong Luận văn thạc sỹ giáo dục học (Tiểuhọc) như sau “Việc vận dụng phương pháp đóng vai trong các phân môn Tiếng Việtthực sự tạo môi trường học tập tích cực, chủ động cho các em HS, đồng thời pháttriển khả năng sáng tạo trong các vai diễn” [8]
Năm 2016, Phạm Thị Thu Thủy đã công bố những nghiên cứu từ năm 2013đến năm 2016 như sau “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là dạng trò chơi sáng tạo Trẻthực hiện các vai theo chủ đề nhất định và thực hiện chức năng xã hội được mà trẻđảm nhận” [20]
Trang 17Trong Luận án Tiến sỹ Giáo dục học của Nguyễn Thị Thu Hằng khẳng định
“Trò chơi đóng vai theo hình thức cuộc thi sẽ tạo hưng phấn cho HS, kích thích HS thiđua giành kết quả cao, tăng thêm tính tương tác giữa các quan điểm, ý kiến của HS,tạo ra môi trường để HS có thể rèn luyện kỹ năng thương lượng, hợp tác, biết lắngnghe, kiềm chế cảm xúc tiêu cực để nêu quan điểm bản thân một cách tích cực” [9]
Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc
sử dụng trò chơi đóng vai nhằm phát huy tính tích cực người học ở các góc độ và bộmôn khác nhau Các tác giả đã nghiên cứu và nêu ra một số biện pháp nhằm phát huytính tích cực học tập của HS thông qua phương pháp đóng vai và đã đạt được nhữngthành công nhất định Nhưng vẫn chưa hẳn có một công trình nghiên cứu nào nghiêncứu về xây dựng và sử dụng các biện pháp thuộc phương pháp trò chơi đóng vaitrong dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh Đó là cơ sở cho việc lựa chọn và thực
hiện đề tài “Xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng Anh”.
1.3 Cơ sở lý luận của đề tài
1.3.1 Cơ sở lý thuyết của việc xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh
1.3.1.1 Thuyết nhận thức - học tập là quá trình xử lý thông tin
Thuyết nhận thức cho rằng hoạt động học tập của con người được xem như bộ
xử lý thông tin [27], bộ nhớ của con người bao gồm ba thành phần: (1) bộ nhớ cảmgiác - nhờ đó cảm nhận được những thông tin thu thập bằng các giác quan, (2) bộnhớ ngắn hạn - trong đó xử lí các thông tin đã được cung cấp bởi bộ nhớ cảm giác và(3) bộ nhớ dài hạn - khu vực ít lưu trữ kiến thức thường trực Theo mô hình lý thuyếtnày, quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc, có ảnh hưởng quyết định đến hành
vi Vậy trong dạy học nhiệm vụ của GV là phải thiết kế các hoạt động học tập hấpdẫn nhằm tối ưu hóa quá trình nhận thức của người học
1.3.1.2 Cơ sở tâm lý học hoạt động
P.Ia Galpêrin là nhà tâm lý học thuộc dòng phái tâm lý học hoạt động Trên cơ
sở lý luận và thực tiễn tâm lý học, P.Ia Galpêrin đã đưa ra lý thuyết hình thành hànhđộng trí tuệ với quan điểm là: “hoạt động tâm lý là kết quả của việc chuyển các hànhđộng vật chất bên ngoài vào lĩnh vực phản ánh- vào lĩnh vực tri giác, biểu tượng vàkhái niệm
Trang 18Quá trình di chuyển ấy tiến hành theo một số bước; ở mỗi bước có sự phản ánh mới,
một lần tái hiện hành động và sự cải tổ một cách có hệ thống hành động đó” [16].
Dựa trên cơ sở lý thuyết hoạt động, quá trình dạy học sử dụng trò chơi quy tắc cầnđược chia thành các bước với hai hoạt động chính là phần định hướng và phần thựchiện
1.3.1.3 Cơ sở tâm sinh lý lứa tuổi [11], [15]
- Đặc điểm của hoạt động học tập: HS THPT đã có ý thức học tập nâng cao,
động cơ học tập được thể hiện rõ ràng Hơn nữa ở độ tuổi này khả năng tư duy lýluận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo đã khá phát triển, có năng lực phântích, phê phán và nhận định
- Đặc điểm phát triển tâm lý: Độ tuổi HS THPT có những cảm giác, tri giác có
mục đích nên năng lực cảm thụ được nâng cao Cũng ở lứa tuổi này, trí nhớ pháttriển, có khả năng sử dụng nhiều phương pháp để ghi nhớ
Các đặc điểm tâm lý trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức HS tham giavào các hoạt động trò chơi quy tắc bằng tiếng Anh
1.3.1.4 Cơ sở lý luận dạy học
Quá trình học tập là một chuỗi các hành động và thao tác tư duy để lĩnh hội trithức [5], mục đích của dạy học và giáo dục là hình thành phẩm chất và năng lực chongười học cho nên các hoạt động học tập được thiết kế tổ chức dạy học thường bao
gồm năm giai đoạn (1) Hoạt động khởi động; (2)Hoạt động hình thành kiến thức mới; (3) Hoạt động luyện tập; (4) Hoạt động vận dụng; (5) Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Như vậy căn cứ vào mục đích của từng hoạt động trong quá trình dạy học cóthể xây dựng được các phương pháp và các biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếngAnh phù hợp để đạt được mục đích đó
Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tácvới nhau của GV và của HS nhằm đạt được mục đích dạy học Nói cách khác phươngpháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất địnhcủa giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của HSnhằm đảm bảo cho HS lĩnh hội nội dung dạy học và đạt được mục đích dạy học
Biện pháp dạy học là một hệ thống các cách thức tác động cụ thể của ngườidạy và người học vào đối tượng dạy học, qua đó thực hiện được nhiệm vụ dạy học
Trang 191.3.2 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là một PPDH thông qua mô phỏng và thường có tính chất trò chơi(còn gọi là trò chơi đóng vai) Trong dạy học, có nhiều hình thức trò chơi như: tròchơi tự do, các trò chơi quy tắc, trò chơi lập kế hoạch, biểu diễn kịch, biểu diễn tự do[2]
Ở các mô phỏng, người học đảm nhận các vai - thường có tính chất trò chơihoặc làm việc trong các môi trường mô phỏng nhằm phát triển năng lực hành động,năng lực quyết định trong những tình huống gần với cuộc sống nhưng được đơn giảnhóa Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông qua sự trải nghiệm của bảnthân người học
Căn cứ theo mức độ tự lực, có hai loại trò chơi đóng vai cơ bản:
- Đóng vai có điều khiển: Nội dung, hành động của người học đã được đưa ratrước theo kịch bản hoặc luật chơi và người chơi cần tuân theo đó để hành động
- Đóng vai “mở” hay đóng vai “tự do”: Không có quy định bắt buộc về hànhđộng chi tiết của người học mà phụ thuộc vào sự sáng tạo và tự kiến tạo của ngườitham gia
Cũng theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, tiến trình của trò chơiđóng vai được sử dụng trong dạy học thường bao gồm các giai đoạn [2]
- Giai đoạn chuẩn bị: GV xác định đề tài, mô phỏng các tình huống và các vai,đưa ra thông tin về các vai và chọn vai
- Giai đoạn tiếp nhận: GV giải thích rõ các vai, quy tắc tham gia đồng thời xácđịnh các tiêu chí quan sát và giao nhiệm vụ quan sát cho HS
- Giai đoạn tương tác: HS đóng vai trò là người chơi sẽ nhập vai và thực hiệnhành động, HS không trực tiếp tham gia đóng vai sẽ đóng vai trò là người quan sát
- Giai đoạn đánh giá: Người chơi tách ra khỏi vai trò của mình, cùng vớingười quan sát để đánh giá trò chơi đóng vai Cuối cùng GV hỗ trợ quá trình rút rakiến thức từ trò chơi
Dựa trên cơ sở các lý thuyết đã nêu về phương pháp đóng vai, việc xây dựngquy trình thiết kế và tổ chức các biện pháp được đề xuất trong luận văn cần căn cứvào các giai đoạn chung của phương pháp đóng vai
Trang 201.3.2.1 Biện pháp trò chơi quy tắc
Hiện nay, có nhiều hình thức trò chơi được sử dụng trong dạy học với nhữngtên gọi khác nhau như trò chơi dạy học, trò chơi học tập, trò chơi giáo dục, trò chơikiến tạo…
Theo tác giả Nguyễn Kim Chuyên, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy họcnhư là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập…không tính đến nội dung và tínhchất trò chơi đều được gọi là trò chơi dạy học Trò chơi dạy học còn được hiểu là tròchơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do GVnghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học [7]
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, trò chơi kiến tạo (sáng tạo) là tổ hợp các hoạtđộng giáo dục do GV tiến hành để dạy học được tổ chức theo những luật, quy tắc,phần thưởng hay phần thắng nhất định Theo cơ sở lý luận này, cách gọi trò chơi họctập chưa thật chính xác bởi HS không phải là người xây dựng và thiết kế cũng như ýtưởng và mục tiêu của trò chơi không phải do HS đề ra [13]
Theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, trò chơi quy tắc là một hìnhthức “đóng vai mở” có luật chơi được quy định trước nhưng hành động chi tiết phụthuộc vào người chơi [2]
Dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn,chúng tôi sử dụng thuật ngữ trò chơi quy tắc (theo tác giả Bernd Meier và NguyễnVăn Cường) với vai trò như một biện pháp trong dạy học Theo đó, bản chất của biệnpháp trò chơi quy tắc là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS Dưới sựhướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tham gia trò chơi trong đó mụcđích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học
Như vậy, trò chơi dạy học nói chung hay trò chơi quy tắc nói riêng thườngmang lại nhiều ý nghĩa như: phát triển kỹ năng hợp tác, cải thiện khả năng giao tiếp,phát triển kỹ năng thuyết trình, rèn luyện trí nhớ, rèn luyện tính sáng tạo, học kỹ năngsáng tạo, kỹ năng đánh lừa, học và rèn luyện hành vi có luật, học cách làm chủ thái
độ đối với thành công và thất bại, cải thiện kỹ năng tự quản [7]
Trang 211.3.2.2 Biện pháp biểu diễn kịch
Biểu diễn kịch là thuật ngữ được Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường nhắcđến để chỉ một hình thức trò chơi đóng vai có điều khiển - “nội dung, hành động củangười học đã được đưa ra trước theo kịch bản hoặc luật chơi và người chơi cần tuântheo đó để hành động” [2]
Với ý nghĩa này, có thể xem đây chính là trò chơi nhập vai trực tiếp (Liveaction role playing games - LARP) - thuật ngữ được sử dụng bởi Tychsen và cộng sự.LARP là một hình thức trò chơi n h ập vai n ơi những người tham gia thể hiện vai diễncủa mình theo kịch bản có sẵn [30]
Trò chơi nhập vai trực tiếp được sử dụng trong lớp học có thể hỗ trợ giải quyếtmột vấn đề phức tạp thông qua việc đề xuất một kịch bản hành động [28]
Trong thực tiễn dạy học, biểu diễn kịch được sử dụng khá phổ biến ở một sốmôn như Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân, tiếng Anh….với tên gọi khác nhưđóng kịch, sân khấu hóa Trong cuốn Dạy học và PPDH trong nhà trường, tác giảPhan Trọng Ngọ đã đề cập đến phương pháp đóng kịch “Phương pháp đóng kịchtrong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theocác vai diễn” [16] Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh “Đóng kịch là phương phápdạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học bằng cách xây dựng kịch bản
và thực hiện kịch bản đó nhằm giúp HS hiểu sâu sắc nội dung học tập” [17]
Dù sử dụng với tên gọi nào thì hiện nay hình thức này cũng được áp dụng kháphổ biến trong dạy học bởi một số ưu điểm như:
- Tạo hứng thú học tập: việc sử dụng biểu diễn kịch tạo cảm giác thoải mái,vui tươi trong lớp học, kích thích tư duy sáng tạo của HS
- Tạo điều kiện gắn kết các thành viên trong lớp: tinh thần hợp tác nhóm đượctăng cường trong quá trình tập luyện, hòa mình trong hoạt động của tập thể
- Giáo dục kỹ năng cho HS: HS có cơ hộit thể hiện năng khiếu trước đám đôngnên sự tự tin được tăng cường Đồng thời kỹ năng giao tiếp được rèn luyện trong quátrình thực hiện các nhiệm vụ GV giao cho nhóm…
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ biểu diễn kịch với vai trò nhưmột biện pháp dạy học
Trang 22- Tính tích cực là đặc điểm chung của cơ thể sống trong mối tương quan vớihoạt động đóng vai trò điều kiện của các quá trình hình thành, thực hiện và thay đổiloại hình của hoạt động [14].
Dưới góc độ Giáo dục học, tính tích cực được hiểu là nét tính cách quan trọngtrong nhân cách thể hiện ở năng lực làm thay đổi thực tiễn theo nhu cầu, mục đíchcủa mình trong lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, đấu tranh…
Tính tích cực học tập là một phẩm chất của con người trong đời sống xãhội, là những gì diễn ra bên trong người học Quá trình học tập tích cực nói đếnnhững hoạt động chủ động của chủ thể - về thực chất là tính tích cực nhận thức,đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trìnhchiếm lĩnh tri thức [3]
Như vậy, có nhiều ý kiến khác nhau bàn về tính tích cực Theo tác giảNguyễn Kim Chuyên tích cực hóa học tập là giúp cho người học tự giác, chủđộng, độc lập, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao Tính tích cựchọc tập thường được biểu hiện ở ba mức độ từ thấp đến cao: bắt chước, tìm tòi vàsáng tạo trong học tập [7]
Như vậy, có thể hiểu tính tích cực học tập là sự chuyển biến vị trí của ngườihọc từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệuquả học tập
1.3.4 Phát huy tính tích cực thông qua phương pháp đóng vai
Các phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập là những PPDH hướngvào người học, dựa vào kinh nghiệm và hoạt động của chủ thể để tập trung tácđộng vào hoạt động học tập làm cho người học trở thành chủ thể tự giác của quátrình học tập
Trang 23Trong quá trình dạy học nói chung, dạy môn Sinh học bằng tiếng Anh nóiriêng, phương pháp đóng vai nếu được sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy tự nhiên tính năngđộng và tích cực tham gia học tập của HS Đồng thời tạo được không khí học tập vui
vẻ mà ở đó quá trình học tập không chỉ là quá trình tiếp thu kiến thức mà còn rènluyện được kỹ năng học tập và phát triển nhiều năng lực cho HS
Phương pháp đóng vai được sử dụng hợp lý có thể giúp HS lĩnh hội tri thứctrong các khâu của quá trình dạy học, gây hứng thú học tập đối với bộ môn, làm chokiến thức HS chiếm lĩnh được thêm sâu sắc Trò chơi đóng vai thường mang tính hấpdẫn, lôi cuốn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung công việc thực sựcũng như kích thích niềm đam mê đối với bài học
Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp có khả năng phát huytính tích cực học tập hiệu quả, hướng tới mục đích cao nhất là phát triển tính sáng tạocủa HS bởi những nghiên cứu về tâm lý học nhận thức đã cho biết “tính tích cực họctập liên quan đến động cơ học tập, động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú là yếu tốdẫn tới sự tự giác Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tâm lý bảo đảm tính tích cực Tựgiác, tích cực dẫn tới phong cách suy nghĩ độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mốngcủa sự sáng tạo Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnhhưởng tới sự phát triển hứng thú và tự giác” [10]
Như vậy, vấn đề tích cực hóa hoạt động của HS thông qua phương pháp đóngvai có tầm quan trọng đặc biệt nhằm tạo ra một quá trình tương tác, thu hút, độngviên HS tham gia và hợp tác nhằm nâng cao tính chủ thể và tự giác tạo cơ hội pháthuy sự độc lập, sáng tạo
1.4 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của luậnvăn, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng dạy học Sinh học bằng tiếng Anh và thựctrạng sử dụng phương pháp, biện pháp tích cực trong dạy học Sinh học bằng tiếngAnh thông qua phiếu tham khảo ý kiến dành cho GV và HS
1.4.1 Phiếu tham khảo ý kiến GV
Tiến hành điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến gồm 12 câu hỏi (phụ lục 1)dành cho 32 GV dạy học môn Sinh học ở 07 trường THPT tại Thái Nguyên (Chu Văn
Trang 24An, Gang Thép, Chuyên, Lương Ngọc Quyến, Phú Bình, Đại Từ, Lê Hồng Phong)vào tháng 3/2017 Nội dung phiếu tham khảo ý kiến gồm 4 vấn đề và thu được kếtquả như sau:
- Vấn đề 1: Nhận thức của GV về vai trò của dạy học Sinh học bằng tiếng Anh
Kết quả tham khảo ý kiến về nhận thức của GV về vai trò của dạy học Sinhhọc bằng tiếng Anh được trình bày tại phụ lục 7 đã cho thấy:
- Thực trạng triển khai dạy học Sinh học bằng tiếng Anh trên địa bàn tỉnh TháiNguyên còn chưa phổ biến Không có GV bộ môn Sinh học nào được hỏi trả lờithường xuyên dạy học bằng Tiếng Anh Trong đó, một số GV được hỏi thỉnh thoảng
tổ chức dạy học Sinh học bằng tiếng Anh (25%) và nhiều GV khác chưa bao giờ tổchức dạy học Sinh học bằng tiếng Anh (75%)
- Về vai trò và nhu cầu của việc tổ chức dạy học Sinh học bằng tiếng Anh đãđược GV khẳng định là cần thiết (62,5%) và rất cần thiết (31,25%)
Như vậy, số liệu trên đã thể hiện hầu hết GV (93,75%) đều nhận thức được vaitrò của việc tổ chức dạy học Sinh học bằng tiếng Anh nhưng hiện tại chưa nhiều GV
áp dụng giảng dạy môn Sinh học bằng tiếng Anh
- Vấn đề 2: Thực trạng sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học Sinh
học và trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh
Kết quả tham khảo ý kiến GV về thực trạng sử dụng phương pháp tích cựctrong dạy học Sinh học và dạy học Sinh học bằng tiếng Anh (phụ lục 7) cho thấy:
- Việc sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học Sinh học và dạy họcSinh học bằng tiếng Anh được GV thực hiện chưa thường xuyên, trong đó nhiều GVthỉnh thoảng sử dụng các phương pháp tích cực trong giảng dạy Sinh học 31,25 % vàgiảng dạy Sinh học bằng tiếng Anh 84.37%
- Về việc sử dụng phương pháp đóng vai, hầu hết GV khẳng định không sửdụng phương pháp này trong dạy học Sinh học (53,12%) và dạy học Sinh học bằngtiếng Anh (90,62%) và một số ít GV hiếm khi sử dụng trong dạy học Sinh học bằngtiếng Anh Trong đó những GV đã từng sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy họcSinh học bằng tiếng Anh cũng khẳng định chưa có quy trình cụ thể cho việc tổ chứcdạy học bằng phương pháp này, việc sử dụng chỉ dựa trên kinh nghiệm và cảm tính
Trang 25- Các GV được hỏi tự đánh giá khả năng sử dụng các phương pháp tích cực ởmức trung bình, khá trong dạy học Sinh học là 31,25% và dạy Sinh học bằng tiếngAnh là 6,26%.
- Qua phân tích kết quả về vấn đề 2 cho thấy GV đã tiếp cận với phương phápđóng vai trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh Tuy nhiên tần số sử dụng còn rấtthấp và chưa có quy trình cụ thể Hầu hết các GV cũng tự đánh giá về khả năng sửdụng các phương pháp tích cực trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh còn nhiều hạnchế, chưa có quy trình cụ thể để GV thực hiện một cách có hiệu quả nhất Vì vậy cần
có những nghiên cứu cụ thể về sử dụng phương pháp tích cực nói chung và phươngpháp đóng vai nói riêng trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh
- Vấn đề 3: Thực trạng về sử dụng các biện pháp tích cực trong dạy học Sinh
học bằng tiếng Anh
Kết quả tham khảo ý kiến GV thực trạng về sử dụng các biện pháp tích cựctrong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh tại phụ lục 7 cho thấy:
- Trong số các GV sử dụng các phương pháp tích cực thì chỉ có 9,38% sửdụng biện pháp trò chơi quy tắc và 6,25% sử dụng biện pháp biểu diễn kịch trongdạy học Sinh học bằng tiếng Anh Như vậy, tính trên tổng số GV được hỏi thì tỉ lệnày rất nhỏ
- Chỉ có 6,26 % GV khẳng định kỹ năng sử dụng các biện pháp tích cực trongdạy học Sinh học bằng tiếng Anh ở mức trung bình và khá Đó là một nguyên nhândẫn đến các GV còn chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp tích cực trong dạy hocSinh học bằng tiếng Anh
- Vấn đề 4: Những khó khăn khi sử dụng các biện pháp tích cực trong dạy học
Sinh học bằng tiếng Anh
Kết quả tham khảo ý kiến GV về những khó khăn khi sử dụng các biện pháptích cực trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh tại phụ lục 7 cho thấy:
- Trên 80% GV cho rằng những khó khăn chủ yếu khi tổ chức dạy học Sinhhọc bằng tiếng Anh là: kỹ năng sử dụng các biện pháp tích cực của GV còn hạn chế,chưa có quy trình rõ ràng để áp dụng các biện pháp tích cực, HS chưa hứng thú, tíchcực, GV và HS còn hạn chế về trình độ tiếng Anh
- Tất cả các GV đều cho rằng, thuận lợi và rất thuận lợi khi sử dụng biện pháptrò chơi quy tắc và biểu diễn kịch nhằm phát huy tính tích cực cho HS trong dạy họcSinh học bằng tiếng Anh
Trang 261.4.2 Phiếu tham khảo ý kiến HS
Tiến hành khảo sát ý kiến của 1120 HS tại 07 trường THPT trên địa bàn tỉnhThái Nguyên về thực trạng học môn Sinh học bằng tiếng Anh và thực trạng sử dụngcác biện pháp tích cực trong dạy học
Kết quả tham khảo ý kiến ý kiến HS về học Sinh học bằng tiếng Anh và sựhứng thú với các hoạt động trò chơi và biểu diễn kịch tại phụ lục 8 cho thấy:
Số lượng HS được tham gia vào các giờ dạy Sinh học bằng tiếng Anh chiếm tỉ
lệ còn thấp (14,11%) Trong đó, số HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tậptrong giờ học không cao Chỉ có 7,59% thường xuyên tích cực trong các hoạt độnghọc tập, trong khi số thỉnh thoảng tích cực và không tích cực chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn(92,41%) Nguyên nhân mà hầu hết các em chỉ ra là các giờ học môn Sinh bằng tiếngAnh có kiến thức chuyên ngành khó trong khi trình độ của các em còn hạn chế, hơnnữa hình thức truyền tải kiến thức của GV chủ yếu là thuyết trình, vấn đáp hoặc trựcquan nên các em không cảm thấy hấp dẫn do đó chưa tích cực học tập
Khảo sát sở thích của HS về các hoạt động học tập, số HS thích các GV dạyhọc thông qua tổ chức trò chơi là 76,43%, biểu diễn kịch là 68,3% vượt xa so với cáchoạt động khác được liệt kê Trong khi các hoạt động học tập khác có tỉ lệ HS thíchchỉ dao động dưới 15%
Mặc dù hoạt động trò chơi và biểu diễn kịch được các em rất thích nhưng tỉ lệcác giờ học sử dụng 2 hình thức học tập này không cao Trong số HS được khảo sát,
số HS đã được tham dự các giờ học có hoạt động trò chơi chỉ chiếm 13,66% và hoạtđộng biểu diễn kịch là 20,09% Đặc biệt 2 hình thức này cũng chỉ phổ biến ở các môntiếng Anh, Văn học, Giáo dục công dân và Lịch sử với tỉ lệ thấp bởi có tới 82,14% số
HS cho biết các em không được tham gia vào các giờ học có hoạt động trò chơi hoặcbiểu diễn kịch ở bất kỳ môn nào
Như vậy qua bảng số liệu tham khảo ý kiến GV về các vấn đề nêu trên, ta cóthể thiết lập biểu đồ về thực trạng dạy Sinh học bằng tiếng Anh cũng như sử dụng cácphương pháp, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS trong các giờ giảng Sinhhọc và Sinh học bằng tiếng Anh (hình 1.1)
Trang 27Hình 1.1: Biểu đồ thực trạng dạy học Sinh học bằng tiếng Anh tại một số
trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tổng quan chung, chúng tôi nhận thấy dạy học Sinh học bằng tiếng Anh cònchưa phổ biến, trong đó dạy học Sinh học bằng tiếng Anh sử dụng các phương pháptích cực cũng như biện pháp trò chơi và biểu diễn kịch còn rất hạn chế Từ thực trạng
đó có thể thấy sự cần thiết của việc xây dựng được các biện pháp dạy học nhằm tăngcường tính tích cực học tập của HS
Trang 28Chương 2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY HỌC SINH HỌC 10 BẰNG TIẾNG ANH 2.1 Các nguyên tắc khi xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh
Căn cứ vào những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực,khi xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh, chúng tôi chú ýđến các nguyên tắc chung sau đây
Thứ nhất, dạy học phải thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho HS.
Để tăng cường hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của HS thì ngườihọc - chủ thể của hoạt động học cần được cuốn hút vào những hoạt động học tập do
GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biết GVđóng vai trò hướng dẫn hành động Thông qua các hoạt động học tập HS được pháthuy khả năng hành động của mình Như vậy các biện pháp dạy học được thiết kế saocho đảm bảo sự thống nhất giữa việc lĩnh hội tri thức và thực hiện các hoạt động họctập để rèn luyện năng lực dựa trên cơ sở hiểu rõ mục đích hành động, phương thức vàđiều kiện thực hiện hành động
Thứ hai, các biện pháp cần thiết thực, bao gồm cả những chỉ dẫn, quy trình tổ chức hoạt động cụ thể để GV và HS có thể thực hiện.
Quy trình tổ chức các biện pháp là một tổ hợp các thao tác của GV hoặc
HS được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm đạt mục đích đề ra Trong đócác giai đoạn, các bước của quy trình phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhấtvới nhau tạo thành một chỉnh thể vừa đảm bảo tính ổn định vừa có tính linh hoạt,mềm dẻo Số lượng các giai đoạn, các khâu, các bước, các thao tác vừa đủ đểthực hiện hoạt động hiệu quả Nội dung các giai đoạn, các bước không quá phứctạp, cũng không quá đơn giản, đảm bảo cho GV và HS có thể thực hiện trong quátrình dạy học
Như vậy các biện pháp cần phát triển sự tự học của HS thông qua sự hướngdẫn, định hướng cụ thể của GV trong từng hoạt động học tập
Trang 29Thứ ba, các biện pháp cần tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
Một trong những phương hướng cơ bản để tích cực hóa hoạt động của HS làkết hợp chặt chẽ giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác
Các hoạt động cá nhân đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ của mỗi HS trong quá trình tựlực lĩnh hội tri thức Năng lực của mỗi HS trong lớp không đồng đều tuyệt đối do đó
có sự phân hóa về cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập Việc sử dụngcác biện pháp tích cực sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu,năng lực của mỗi HS
Lớp học là môi trường giao tiếp bao gồm các mối quan hệ hợp tác giữa các cánhân (GV - HS, HS - HS) trên con đường khám phá tri thức Dạy học hợp tác phổbiến là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ, trong đó mục tiêu hoạt động là chung củatoàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể Như vậy trongnhóm, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác; toàn nhóm phảiphối hợp với nhau để cuối cùng đạt được mục tiêu chung
Thứ tư, các biện pháp dạy học phải tạo điều kiện để HS phát triển năng lực đánh giá.
Việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho HS khả năng học tập liên tụcsuốt đời được xem là một mục tiêu giáo dục Do đó GV cần hướng dẫn HS phát triểnnăng lực đánh giá để tự điều chỉnh cách học thông qua việc tạo điều kiện để HS thamgia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau từ đó GV có thể phát hiện được sự chuyển biếnthái độ và xu hướng hành vi của HS trước các vấn đề nảy sinh trong các tình huốngtrong học tập
Ngoài ra, cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 10 cũng là căn cứ quantrọng để xây dựng một số biện pháp dạy học Sinh học 10 THPT bằng tiếng ANh
Chương trình sinh học 10 được xây dựng trong mạch lí thuyết phát triển đồngtâm khái niệm Do đó có những khái niệm đã được tìm hiểu ở lớp 6, 7, 8, 9 lên lớp 10lại được bổ sung dấu hiệu để hoàn thiện hơn, thậm chí nó còn được phát triển tiếp lênlớp 11, 12 Tuy nhiên, ở lớp, cấp học khác nhau thì yêu cầu nội dung khác nhau vàtăng dần theo hướng bổ sung theo hướng tăng nội hàm của cùng một khái niệm từ cấpTHCS đến THPT
Trang 30Chương trình sinh học 10 được chia làm 3 phần
Phần một - Giới thiệu chung về thế giới sống như một bức tranh tổng thểkhái quát hóa các đặc điểm của thế giới sống; phần này giới thiệu các cấp tổ chứccủa sự sống và những đặc điểm, bản chất chung của các hệ thống sống từ phân tửđến sinh quyển, tập trung vào các cấp TCS cơ bản là tế bào, cơ thể, quần thể, quần
xã, hệ sinh thái, sinh quyển đồng thời cũng điểm qua hệ thống phân loại sinh giới,nguyên tắc phân loại các giới sinh vật, đặc điểm chung của mỗi giới trong hệ thốngphân loại 5 giới
Phần hai lần lượt nghiên cứu cấu trúc và chức năng của từng cấp độ tổ chứcsống từ phân tử đến tế bào đến cơ thể Bắt đầu là Phần hai “Sinh học tế bào”, xem xét
tế bào là đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật, phần này giúp HS nghiên cứu cấutrúc và chức năng của tế bào làm bộc lộ những đặc trưng sống cơ bản như: chuyểnhóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản
Những nội dung kiến thức thuộc phần VSV trong SGK lớp 10 và mục tiêu dạyhọc phần này không quá đi sâu về cơ chế hoạt động mà chủ yếu là ứng dụng cácdạng hoạt động sống trong tự nhiên, mang lại lợi ích cho con người và tìm hiểu nhómVSV ảnh hưởng có hại đến con người, từ đó giúp cho HS nhận thức hợp lí, hiểu được
sự tồn tại tự nhiên của thế giới sống và xác định được vai trò tự nhiên, vai trò xã hộicủa con người
Đây là những kiến thức không xa lạ với HS và HS có thể tiếp cận dễ dàng vớicác nguồn tư liệu, hòa nhập được vào cuộc sống thực nên toàn bộ nội dung trongphần 3 có thể xây dựng và tổ chức DHTDA
2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức một số biện pháp dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh
2.2.1 Quy trình thiết kế và tổ chức biện pháp trò chơi quy tắc
2.2.1.1 Quy trình chung
Quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi quy tắc được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế trò chơi quy tắc, gồm 4 bước: (1) Xác định mục tiêu; (2)
Thiết kế nhiệm vụ học tập; (3) Xây dựng luật chơi; (4) Đặt tên trò chơi
Trang 31Giai đoạn 2: Tổ chức trò chơi quy tắc, gồm 6 bước: (1) Giới thiệu tên và mục
đích trò chơi; (2) Hướng dẫn tham gia trò chơi; (3) Tiến hành chơi thử (nếu cần); (4)
Tổ chức chơi chính thức; (5) Tổng hợp kết quả; (6) Kết luận
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi quy tắc
2.2.1.2 Quy trình cụ thể
a Giai đoạn chuẩn bị: Thiết kế trò chơi quy tắc
GV có thể thực hiện các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Để tiến hành thiết kế và tổ chức trò chơi quy tắc, trước hết cần nghiên cứu mụctiêu tổ chức hoạt động cho HS Mục tiêu này đảm bảo phù hợp với mục tiêu của bàihọc Mục tiêu bài học được thể hiện ở mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và địnhhướng phát triển năng lực
Bước 2: Xây dựng nhiệm vụ học tập
Lựa chọn nội dung phù hợp để thiết kế trò chơi quy tắc Trong thực tế dạy học,
không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng trò chơi quy tắc Do đó GV cần căn cứvào đặc điểm của biện pháp, dựa vào nội dung cụ thể để áp dụng trò chơi quy tắc
Trang 32Xây dựng nhiệm vụ học tập căn cứ vào mục tiêu và nội dung kiến thức Nhiệm
vụ học tập có thể sử dụng các dạng khai thác kiến thức khác nhau như: câu hỏi trắcnghiệm khách quan, bài tập, phiếu học tập … Các nhiệm vụ học tập này được thiết
kế dưới dạng trò chơi sẽ tăng tính hấp dẫn, HS tham gia nhiệt tình hơn
Lưu ý khi thiết kế các bài học sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cần xác định nộidung kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài sau đó tinh giản nội dung kiến thức để tăngtính khả thi cho hoạt động Nhiệm vụ học tập cần vừa sức với HS, sử dụng đa dạngcác hình thức khai thác kiến thức trong một bài học
Bước 3: Xây dựng luật chơi
Trò chơi quy tắc là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trìnhhoạt động của trò chơi mà không chỉ ở kết quả của trò chơi Do đó thiết kế luật chơiphù hợp vô cùng quan trọng Luật chơi là những quy tắc định rõ mục đích, kết quả vàyêu cầu của hành động Trong trò chơi quy tắc, luật chơi thể hiện nội dung và phươngpháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá
Luật chơi cần được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng các từ đơn nghĩa,thông dụng đồng thời sử dụng chủ yếu câu mệnh lệnh và tránh sử dụng các mẫu câuphức có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động
Luật chơi được thiết kế cần phù hợp với dạng khai thác kiến thức, điều kiện cơ
sở vật chất, thời gian… nhằm đạt được các mục tiêu bài học Trò chơi quy tắc có luậtchơi bằng tiếng Anh gây ra khó khăn lớn cho HS do đó trong quá trình thiết kế GVnên minh họa luật chơi một cách ngắn gọn để HS có thể theo dõi và rõ luật chơi.Ngoài phương thức diễn đạt dùng lời có thể kết hợp trình chiếu luật chơi bằng đoạnvăn bản với hình ảnh minh họa (nếu có) để HS có thể hình dung một cách rõ ràngnhất
Luật chơi có thể biến đổi để phù hợp với năng lực HS thuộc các lớp khácnhau Ví dụ tăng hoặc giảm mức độ gợi ý để hoàn thành nhiệm vụ, tăng hoặc giảmyêu cầu về năng lực cần đạt được
Bước 4: Đặt tên trò chơi
Với HS tên trò chơi là ấn tượng đầu tiên về trò chơi nên tên trò chơi quy tắccần được lựa chọn sao cho đảm bảo tính hấp dẫn, gợi sự tò mò cho HS Tên trò chơiquy tắc có thể thể hiện nội dung hoặc thể hiện cả hình thức hoạt động của trò chơiquy tắc Tên trò chơi cần đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ và rõ nghĩa
Trang 33b Giai đoạn 2: Tổ chức trò chơi quy tắc
GV có thể tổ chức theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích trò chơi
Giới thiệu tên của trò chơi quy tắc một cách tự nhiên nhằm tạo ra tính hứng
thú để HS tham gia vào thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi quy tắc
Giới thiệu mục tiêu của trò chơi quy tắc để HS xác định được mục đích của
các hoạt động sẽ tham gia
Bước 2: Hướng dẫn tham gia
Tổ chức người tham gia chơi: số lượng người, số đội và cách chia đội….Tùy
vào hình thức của trò chơi để tổ chức người tham gia chơi Tuy nhiên cần đảm bảo mọingười chơi đều có nhiệm vụ cụ thể tránh việc người tham gia đông nhưng không cầnthiết
Giới thiệu các phương tiện cần thiết để tham gia trò chơi (nếu có) để HS có thể
dễ dàng nắm bắt được cách thức tham gia trò chơi
Giới thiệu luật chơi để làm rõ từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội
chơi, thời gian chơi…
Giới thiệu cách xác nhận kết quả và cách tính điểm khi tham gia chơi Việc
giới thiệu cách xác nhận kết quả giúp HS có thể thực hiện chính xác hành động chơi
để đạt được điểm cao nhất
Bước 3: Tiến hành chơi thử (nếu cần thiết)
Sau khi phổ biến luật chơi, cần xác nhận xem các HS đã hiểu rõ luật chơi haychưa Nếu HS lúng túng có thể mô tả lại hoặc cho HS chơi thử phần trò chơi mà HScòn thắc mắc Việc mô tả lại luật chơi cho HS không nên sử dụng thêm nhiều từ tiếngAnh khác mà cần vận dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể hoặc nhấn mạnh lại các từ khóa để
HS dễ dàng trong việc hình dung cách tham gia hoạt động học tập này
Bước 4: Tổ chức chơi chính thức
Căn cứ vào sự chia nhóm (nếu có) và luật chơi, GV tổ chức thực hiện hoạtđộng của HS Mọi phát sinh trong quá trình thực hiện cần được xử lý theo nguyên tắctuân thủ luật chơi Hoặc nếu trong luật chơi không ghi rõ cách xử lý tình huống phát
Trang 34đông HS Bởi sự công bằng trong trò chơi cần được chú trọng, vai trò của HS là chủthể thực hiện hoạt động cần được phát huy, nên ý kiến của các em là rất quan trọng.Điều này tạo hiệu ứng tâm lý tốt cho các em trong việc tổ chức các hoạt động hoặctrò chơi quy tắc sau này.
Bước 5: Tổng hợp kết quả
Nhận xét đánh giá hoạt động: Sau khi hoạt động trò chơi kết thúc, GV phải có
nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện về kết quả, về ý thức tham gia trò chơi Có thểqua trò chơi GV rèn luyện đạo đức và nhân cách cho HS
Việc đánh giá công bằng, khách quan sau mỗi trò chơi quy tắc là một bướckhông thể thiếu được trong việc sử dụng phương pháp trò chơi quy tắc Nếu việcđánh giá hời hợt và thiếu công bằng, khách quan sẽ làm cho HS mất hứng thútrong học tập, không thích tham gia và đặc biệt hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếpđến việc hình thành nhân cách của HS Nhưng việc đánh giá phải mang tính chấtđộng viên HS
Khen thưởng: Ngoài việc đánh giá hoạt động của HS, GV nên có các hình thức
khen thưởng phù hợp để khuyến khích và tạo động lực cho các hoạt động tiếp theo.Việc khen thưởng cũng cần đảm bảo tính khách quan, công bằng Với cá nhân xuấtsắc có thể ghi điểm hoặc trao thưởng Với nhóm nếu kiểm soát được sự hoạt độngtích cực của từng cá nhân trong nhóm mới tiến hành ghi điểm cho cả nhóm, nếukhông chỉ nên trao quà với tính chất chia đều động viên (quà có thể chọn tệp giấykiểm tra, kẹo, bút, vở, túi clear….)
Bước 6: Kết luận: Trò chơi quy tắc là hình thức chuyển tải kiến thức mang
tính hấp dẫn Sau khi HS tham gia hoạt động này, nhiều kỹ năng được hình thành vàphát triển Tuy nhiên, để mục tiêu về nội dung kiến thức được khắc sâu, GV cần cómột khoảng thời gian vừa đủ để HS hồi tưởng lại và ghi nhớ Nếu dành thời giannhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài học gì vì đã quá giờ
2.2.1.3 Xây dựng trò chơi quy tắc trong dạy học Sinh học 10 bằng tiếng Anh
Các trò chơi quy tắc được thiết kế có thể thuộc các nhóm trò chơi giới thiệunội dung mới, trò chơi tìm hiểu tri thức, hay trò chơi củng cố, ôn tập Trong luận vănnày, chúng tôi thiết kế các trò chơi căn cứ vào hình thức của nhiệm vụ học tập
Trang 35a Trò chơi “Intelligent Crab and united Ants” - “Con cua thông minh và những con kiến đoàn kết”
Thời gian thực hiện: 15 phút.
Cách tổ chức: GV chia lớp thành các đội gọi tên theo màu sắc khác nhau Mỗi
đội sẽ chọn một HS đóng vai “cua” và các HS khác đóng vai “kiến” GV đưa ra đoạnthông tin (hoặc bài tập) với các chỗ trống và các từ gợi ý (số lượng từ gợi ý lớn hơn
số chỗ trống trong đoạn thông tin) Mỗi từ gợi ý được viết vào một tờ giấy màu Mỗiđội màu sẽ nhận được một bộ các từ gợi ý theo màu của đội mình Nhiệm vụ của
“cua” là quay lưng về phía lớp sau đó nhận một tờ giấy màu trắng ghi một trong sốcác từ gợi ý từ GV rồi di chuyển ngang (như con cua) để chọn 1 vị trí phù hợp cho từgợi ý (vị trí số được dán bằng giấy trên nền lớp học) Lưu ý không để lộ từ gợi ý củamình cho các bạn dưới lớp Nhiệm vụ của “kiến” là thảo luận nhóm để chọn ra các từđúng trong số các từ gợi ý Sau đó cử một “kiến” mang các tờ giấy màu có các từđúng đã lựa chọn trong số các từ gợi ý để treo lên vị trí tương ứng trên bảng một cáchnhanh nhất, úp đáp án vào trong bảng
Kết thúc trò chơi, GV đưa ra đáp án và tổng kết điểm Mỗi “cua” trả lời đúngđạt 10 điểm Mỗi đáp án đúng của “kiến” đạt 10 điểm Đội nào có điểm cao hơn thìchiến thắng Nếu hai đội có điểm cao như nhau, đội nào hoàn thành nhiệm vụ trước
sẽ chiến thắng (căn cứ vào thứ tự giấy màu được treo vào bảng)
Phân tích: Trò chơi này được biến đổi từ hoạt động học tập mà nhiệm vụ là
hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm dạng điền khuyết Trò chơi có thể sử dụng trong hoạt
động hình thành kiến thức hoặc củng cố kiến thức
Mỗi HS đóng vai “cua” cần độc lập suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ không có sự
hỗ trợ từ đồng đội Với HS đóng vai “kiến” tuy có số lượng đông hơn, nhưng nhiệm
vụ của kiến cũng không đơn giản khi phải chọn ra các từ đúng lẫn trong các phương
án nhiễu một cách nhanh nhất đặt vào vị trí đúng trên bảng Ngoài việc lựa chọn sángsuốt, yếu tố thời gian cũng được quyết định khi có những đội kiến thực hiện tốt nhưnhau Việc chia đội khiến hoạt động học tập có tính thi đua sôi nổi hơn đồng thời sựphân chia theo màu sắc có vai trò phân biệt phương án và thứ tự thời gian hoàn thànhnhiệm vụ của từng đội, giúp GV tổng hợp kết quả một cách dễ dàng
Trang 36Ví dụ: Sử dụng trò chơi “Intelligent Crab and united Ants” trong hoạt động
củng cố kiến thức trong tiết “Bài tập về Nguyên phân”.
Tiếng Anh
The rule of the game
- 4 groups: Pink group, Green group, Blue group, Yellow group
- Each group: Choose 1 student to be a crab The others are ants
There is an exercise with 4 blanks and some suggested words
+ Crab: stand in a line, facing the back to the class; get a suggested word;move like a crab to select the appropriate position and doesn’t let class see your word
+ Ants: discuss with each other; choose one ant to bring four correctwords; fastest hang them on correct position on the board but don’t let the classsee your answer
If Crab has correct answer, that group gets 10 points, if wrong that groupdoesn’t get point If Ants have correct answers, that group gets 10points/a word Ifwrong that group doesn’t get point The group that has more points and faster will
be the winner
The exercise of mitosis
1 zygote has 6 times of mitosis After this mitosis, there are _(1)_daughtercells In each cell, there are_(2)_ This process uses 1764 single chromosomes in theenvironment in cell At metaphase, a cell with _(3)_become aligned in a plane at thecell’s equator and can see _(4)_chromatids
The suggested words: 56; 28 single chromosomes; 64; 28 double
chromosomes; 56; chromatids; 56 centromeres
The answer: (1)64; (2)28 single chromosomes; (3)28 double
- Mỗi nhóm: chọn một bạn đóng vai cua Các bạn khác đóng vai kiến
Hoàn thành một bài tập về nguyên phân với 4 chỗ trống và các từ gợi ý
Trang 37+ Nhiệm vụ của cua: xếp thành một hàng ngang, quay lưng về phía lớp; nhậnmột trong số 4 từ gợi ý từ GV; di chuyển ngang như con cua để chọn 1 vị trí phù hợp.Lưu ý không để lộ từ gợi ý cho các bạn dưới lớp.
+ Nhiệm vụ của kiến: thảo luận với nhau; chọn 1 kiến mang 4 từ đúng đã lựachọn trong số 6 từ; treo các từ lên vị trí đúng trên bảng một cách nhanh nhất, úp đáp
án vào trong bảng
Mỗi “cua” trả lời đúng đạt 10 điểm Mỗi đáp án đúng của “kiến” đạt 10 điểm.Đội nào có điểm cao hơn thì chiến thắng Nếu hai đội có điểm cao như nhau, đội nàohoàn thành nhiệm vụ trước sẽ chiến thắng
Bài tập nguyên phân
Một hợp tử nguyên phân 6 lần Sau quá trình nguyên phân, tạo ra _(1)_tế bàocon Ở mỗi tế bào, có _(2)_ Quá trình này sử dụng 1764 nhiễm sắc thể đơn trong môitrường nội bào Tại kỳ giữa, một tế bào với _(3)_xếp thành một hàng trên mặt phẳngxích đạo và có thể quan sát thấy có _(4)_crômatit
Từ gợi ý: 56; 28 nhiễm sắc thể đơn; 64; 28 nhiễm sắc thể kép; 56 crômatit; 56
tâm động
Đáp án: (1) 64; (2) 28 nhiễm sắc thể đơn; (3) 28 nhiễm sắc thể kép; (4) 56.
b Trò chơi “How many left” - “Còn lại bao nhiêu”
Thời gian thực hiện: >5 phút (tùy số lượng câu hỏi).
Cách tổ chức: GV yêu cầu tất cả HS tham gia chơi đứng dậy GV đưa ra hệ
thống các câu hỏi dạng lựa chọn đúng hoặc sai Mỗi HS sẽ thể hiện đáp án thông quahành động đưa hai tay lên đầu (nếu chọn phương án đúng) hoặc đưa 2 tay ra sau lưng(Nếu chọn phương án sai) Thông qua đó GV có thể quan sát được lựa chọn của từng
HS là đúng hay sai GV đưa ra đáp án HS nào trả lời sai sẽ ngồi xuống HS nào trảlời đúng sẽ tiếp tục đứng để trả lời câu tiếp theo Tiếp diễn đến câu cuối cùng hoặcdừng lại khi tất cả các HS đều ngồi xuống
Phân tích: Trò chơi có thể chia nhóm hoặc không chia nhóm Việc chia
nhóm thường căn cứ theo nhóm đã được chia ở hoạt động trước (nếu có) nhằmmục đích thi đua giữa các nhóm về khả năng lĩnh hội kiến thức Thông qua tròchơi này, HS có cơ hội phát huy khả năng tư duy độc lập do trò chơi này cả lớpcùng tham gia và mỗi cá nhân đều có cơ hội như nhau trong việc thể hiện phương
Trang 38án lựa chọn (đúng hoặc sai) của mình Trò chơi này với mục đích kiểm tra mức độ
lĩnh hội kiến thức của HS dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đúng sai
với mức độ câu hỏi từ dễ đến khó Một ưu điểm lớn của trò chơi quy tắc này là
GV có thể thống kê ngay kết quả trò chơi thông qua đó kiểm tra và đánh giá đượckhả năng lĩnh hội tri thức của HS sau bài học
Trò chơi này có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp như kiểm trakiến thức đã hình thành trong mục II.2 Các kiểu dinh dưỡng (Bài 33.Dinh dưỡng,chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật) GV kiểm tra sự ghi nhớ kiến thứccủa HS bằng cách nêu bất kỳ nguồn năng lượng và nguồn các bon chủ yếu để HSchọn kiểu dinh dưỡng phù hợp của vi sinh vật bằng cách đưa tay lên trán, sau gáy,khoanh tay trước bụng hoặc sau lưng (tương ứng với 4 kiểu dinh dưỡng)
Ví dụ: Sử dụng trò chơi “How many left” trong hoạt động luyện tập ở Bài 38.
Sinh trưởng của vi sinh vật (Sinh học 10 nâng cao)
Tiếng Anh
The rule of the game
The class is divided in to 3 groups All of the students stand up and answer 5True (T) or False (F) questions
- If you choose true, put your hand on your head; If you choose false, put yourhand on your back
- If your answer is correct, you still stand up; If your answer is not correct,you must sit down
At last, which group has the most members still standing will be the winner inthis game In case, two or more groups have the same result, they have to answer anextra question.The first group gives the correct answer will be the winner
The group winning will get a gift
The questions
Question 1: The order of the phases in discontinuous culture:
(1) Lag phase; (2) Log phase; (3) Decline phase; (4) Stationary phase True or
false? Answer: False.
Trang 39Question 2: In Lag phase, there is NOT increase in number of cell True or
false? Answer: True.
Question 3: In Log phase, bacteria double their number by cell division True
or false? Answer: True.
Question 4: Bacterial number does NOT reach leveling stage in stationary
phase True or false? Answer: False.
Question 5: In decline phase, all of the Bacteria are still alive True or false?
Answer: False Most of them died.
Extra question: If we have 100 cells After 6 times of division cell How
many cells do we have? Answer: 6400.
Tiếng Việt
Luật chơi
Lớp được chia thành 3 nhóm Tất cả HS đứng dậy và trả lời 5 câu hỏi trắcnghiệm đúng, sai
- Nếu chọn đúng, đặt tay lên trên đầu; Nếu chọn sai, đặt tay sau lưng
- Nếu câu trả lời đúng, bạn tiếp tục được đứng; Nếu câu trả lời sai, bạn phảingồi xuống
Cuối cùng, nhóm nào có nhiều nhất các thành viên còn đứng sẽ chiến thắng.Trong trường hợp nhóm nào có kết quả cao giống nhau sẽ trả lời thêm câu hỏi phụ.Nhóm nào có câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng
c Trò chơi “Intelligent diagram” - “Sơ đồ thông minh”
Thời gian thực hiện: 15 phút.
Cách tổ chức: Để hình thành kiến thức biểu diễn được dưới dạng sơ đồ, GV
có thể tổ chức trò chơi quy tắc như sau: Chọn ngẫu nhiên một số HS tham gia chơi
(số HS tham gia bằng với số bước/thành tố trong sơ đồ) Trò chơi được tổ chức gồm
3 chặng thi: Chặng 1 - “Bức hình bí ẩn” GV sẽ đưa ra các hình ảnh (minh họa hoặcliên quan đến bước/ thành tố) ẩn dấu bởi các con số Mỗi HS chọn mở một hình ảnhbằng cách trả lời một câu hỏi Nếu HS trả lời đúng hình ảnh được mở ra và HS đónhận được bức ảnh đã chọn; Nếu HS trả lời sai, chuyển cơ hội cho HS khác dưới lớp.Hoạt động tiếp diễn đến khi các bức hình được mở ra hết Chặng 2 - “Nhanh mắt,
Trang 40nhanh tay” yêu cầu các HS sắp xếp các bức ảnh đã có theo trật tự phù hợp để tạothành sơ đồ Chặng 3 - “Lựa chọn thông minh” Hoàn thành một nhiệm vụ để chú giải,hoàn thiện sơ đồ.
Phân tích: Mỗi chặng thi là từng bước hoàn thiện sơ đồ với mục đích cụ thể:
Chặng 1 - “Bức hình bí ẩn” cung cấp các bước/thành tố bằng các hình ảnh minh họatương ứng cho từng bước/thành tố của sơ đồ; Chặng 2 - “Nhanh mắt, nhanh tay” sắpxếp các hình ảnh theo trật tự của sơ đồ Chặng 3 - “Lựa chọn thông minh” bổ sungcác chú giải để hoàn thiện sơ đồ Trò chơi được tổ chức với sự tham gia của số ít HS,các HS khác đóng vai trò làm khán giả Tuy nhiên, quá trình hình thành kiến thứcđược thực hiện theo hướng gợi mở kiến thức ở từng chặng thi và logic với nhau nêntạo ra sự hấp dẫn cho cả người tham gia chơi và người theo dõi
Ví dụ: Sử dụng trò chơi “Intelligent diagram” dạy kiến thức Sơ đồ dòng năng
lượng trong thế giới sống (mục II.Chuyển hóa năng lượng- Bài 21 Chuyển hóa năng lượng- Sinh học 10 nâng cao)
Tiếng Anh
The rule of the game
There will be 4 students take in the game with 3 levels
Level 1: “Mysterious images” Each of you will choose and answer onequestion If the answer is correct, one picture is opened Your chance will be pass toother person if the answer is wrong
Level 2: “Quick eyes- Quick hands” Each of you will reorder the images inlevel1 in to the correct order
Level 3: “Intelligent choice” Use the given word to fill into the suitableposition in order to complete the plan of “The flow of energy in living world”
The questions in level 1
Question 1: Two states of energy consist of….?
Answer: Potential and kinetic energy (An image about rabbit is opened )
Question 2: Find a word to fill in the blank
energy
Answer: Light (An image about tree is opened )