luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ trong nền kinh tế thị trường. Ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, việc sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, tiến đến hình thành các tập đoàn công ty đa quốc gia đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả ở thị trường trong và vươn ra thị trường quốc tế là con đường hữu hiệu để đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước. Ở nước CHDCND Lào, cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành quan trọng của chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn hơn mười năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá ở Lào đã khẳng định rằng, cổ phần hoá là quá trình đa dạng hoá chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. Cổ phần hoá ở nước Lào không phải là tư nhân hoá, không biến các công ty cổ phần thành công ty của một số ít cổ đông hay một số cá nhân mà làm cho đông đảo người lao động đều có cổ phần, trở thành người chủ thực sự của công ty. Cổ phần hoá cũng không phải là làm suy yếu nền kinh tế Nhà nước, mà chính là một giải pháp quan trọng để kinh tế Nhà nước mạnh lên, phát huy vai trò chủ đạo thực sự của nó trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong thời gian quan, bên cạnh những thành tích đạt được rất đáng khích lệ, chương trình cổ phần hoá so với yêu cầu và kế hoạch đề ra, diễn ra còn chậm. Tình hình này do nhiều nguyên nhân về nhận thức, về cơ chế chính sách, về bộ máy và tổ chức chỉ đạo thực hiện. 1 Với mong muốn, thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Chăm Pa Sắc, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp ở tỉnh Chăm Pa Sắc”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. - Đánh giá khái quát thực trạng CPH DNNN ở tỉnh Chăm Pa Sắc - Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện công tác CPH DNNN trong thời gian qua ở tỉnh Chăm Pa Sắc thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những vấn đề liên quan đến phát triển của hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước và các DNNN đã cổ phần hoá ở tỉnh Chăm Pa Sắc. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Về không gian đề tài nghiên cứu: DNNN nói chung và DNNN đã cổ phần hoá trên phạm vi của tỉnh Chăm PaSắc. + Về thời gian nghiên cứu thực trạng CPH DNNN giai đoạn 2003 - 2005. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Để nghiên cứu đề tài, các nghiên cứu sau đây đã được sử dụng: - Điều tra cơ bản từ các chương trình, đề tài nghiên cứu tình hình CPH DNNN của các cơ quan đã nghiên cứu ở địa phương. Ngoài ra đề tài sử dụng các số liệu thống kê thu thập tại các niên giám thống kê của tỉnh, báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần tại phòng Doanh nghiệp quản lý đầu tư tỉnh và sở thương mại tỉnh - Phương pháp điều tra: Quan sát thực địa và tham khảo ý kiến một số người am hiểu vấn đề. Phân tích điểm mạnh, yếu, rủi ro, tìm ra các nguyên nhân. Sử dụng phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến 2 hành phân tích, đánh giá. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê, thống kê kinh tế và các phương pháp phân tích khác . Nghiên cứu đề tài này, cá nhân với mong muốn góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN của Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Luận văn được trình bày thành 4 chương (không kể phần mở đầu và kết luận) bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Chămpasắc Lào Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN tại Tỉnh Chăm PaSắc 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.1 Sự tất yếu phải chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 1.1.1 Vai trò tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần Doanh nghiệp nhà nước được thành lập và hoạt động trong nhiều thập kỷ và đã thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế như: - Cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng hoặc những hàng hoá và dịch vụ mà tư nhân không muốn làm bởi tỉ suất lợi nhuận không cao, nhưng có ý nghĩa trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng và quốc gia - Thúc đẩy sự phát triển và giải quyết việc làm ở một số ngành, lĩnh vực đòi hỏi phải đầu tư lớn, có mạo hiểm cao mà tư nhân không muốn đầu tư .- Kiểm soát khu vực có tầm quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, một thực tế chung là hoạt động của DNNN còn kém hiệu quả. Điều đó biểu hiện ở nhiều mặt trong đó nổi lên các vấn đề sau: - Số lượng DNNN còn quá lớn và dàn trải, chưa phân loại, chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề, trong đó phần lớn là các DNNN có quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành nghề kinh tế- kỹ thuật rất phân tán, manh mún, trực thuộc nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Sự liên kết hợp tác giữa các DNNN với nhau với doanh nghiệp. 1.1.2 Nguyên nhân yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa Những yếu kém của DNNN do nhiều nguyên nhân chi phối mà biểu hiện cụ thể là: Chưa xác định rõ chủ sở hữu của doanh nghiệp nên chưa tách biệt giữa quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu và người điều hành; cơ quan quản lý nhà nước còn can thiệp và chi phối hoạt động điều hành doanh nghiệp; doanh nghiệp bị hạn chế quyền tự chủ điều hành kinh doanh; hệ thống 4 phức tạp của các chủ thể quản lý và điều tiết, tính mơ hồ về trách nhiệm đối với các quy định của chủ thể quản lý; chưa tạo ra động lực gắn kết giữa trách nhiệm và quyền lợi của người quản lý, của tập thể người lao động doanh nghiệp với kết quả kinh doanh; tổ chức bộ máy cồng kềnh, tỉ lệ lao động gián tiếp cao. Tóm lại người đứng đầu DNNN chưa được xem là một tác nhân kinh tế theo đúng nghĩa của từ này. Họ không được toàn quyền lựa chọn quyết định, phương án sản xuất kinh doanh và không hoàn toàn chịu trách nhiệm của những quyết định, lựa chọn của mình. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác chi phối đến hoạt động kém hiệu quả của DNNN như: Các mục tiêu chính phủ áp đặt cho doanh nghiệp nhiều khi mâu thuẫn với nhau; doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động có tính độc quyền cao làm hạn chế hoặc thủ tiêu cơ chế cạnh tranh là nhân tố kích thích hiệu quả doanh nghiệp. 1.1.3 Sự tất yếu phải chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước trong các nước chuyển từ cơ chế quản lý từ quản lý tập trung sang kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa Do tình trạng DNNN hoạt động kém hiệu quả, đầu những năm 80 hầu hết các nước bao gồm các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các nước kinh tế phát triển hoạt động phát triển của nền kinh tế thị trường còn có DNNN đều tiến hành chuyển đổi DNNN theo nhiều hình thức khác nhau, đó là: - Bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại DNNN trong trường hợp thu nhỏ quy mô doanh nghiệp, hoặc trường hợp giải thể, phá sản. - Bán toàn bộ tài sản DNNN loại nhỏ dưới hình thức bán đấu giá, bán trực tiếp hoặc qua thị trường chứng khoán. - Đầu tư tư nhân mới vào các DNNN, chuyển đổi cơ cấu sở hữu DNNN từ 100% vốn đầu tư nhà nước thành doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân. - Chuyển giao sở hữu đối với DNNN nhỏ cho tập thể người lao động - Công ty hoá DNNN, chuyển tổ chức hoạt động của DNNN theo Luật Công ty - Cho thuê, khoán kinh doanh toàn bộ DNNN. Đây không phải là chuyển đổi sở hữu DNNN mà chủ yếu là thay đổi phương pháp quản lý nhằm 5 mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bước đầu thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN. Cổ phần hoá DNNN tức là chia giá trị của doanh nghiệp nhiều cổ phần đem bán cho các đối tượng. Thực chất là chuyển đổi hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước sang nhiều chủ sở hữu nắm giữ quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần. Cổ phần hoá DNNN ở Lào hiện nay đang được xác định là biện pháp trọng tâm của chương trình cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Lào. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp duy nhất đặc hiệu trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN. Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo thể chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở Lào, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về hình thức quá độ - công ty cổ phần mang đậm sắc thái xã hội chủ nghĩa. Ngay khi chế độ tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện hình thái doanh nghiệp cổ phần, C.Mác đã chỉ rõ: “Những xí nghiệp cổ phần TBCN cũng như nhà máy hợp tác, đều phải được coi là những hình thái quá độ từ phương thức TBCN sang phương thức sản xuất tập thể. Nhưng chỏ có một điểm khác nhau là trong những xí nghiệp cổ phần TBCN, mâu thuẫn được giải quyết một cách tiêu cực, còn trong nhà máy hợp tác, mâu thuẫn được giải quyết một cách tích cực”( toàn tập, tập 25, phần 1) 1.2 Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và hệ thống các văn bản pháp quy về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Lào 1.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, đã có lúc Lào đi theo con đường kinh tế kế hoạch hoá tập trung,coi việc lấy quan hệ sản xuất tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì thế đã có quá nhiều DNNN được thành lập ở tất cả các ngành,các lĩnh vực với nhiều loại quy mô khác nhau. Những khái niệm như cạnh tranh thị trường, sức lao động, hoạt 6 động kinh doanh vì lợi nhuận . hoàn toàn xa lạ trong đời sống lúc bấy giờ. Trong quản lý kinh tế, nhà nước giao chỉ tiêu sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị cho doanh nghiệp, sản phẩm sản xuất dù tốt hay xấu đều có chỉ tiêu tiêu thụ theo mức giá mà nhà nước quy định. Với cách quản lý điều hành tiên tiến, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho nền kinh tế Lào rơi vào tình trạng khủng hoảng, sản xuất đình trệ. Trước thực tế này, Đại hội Đảng lần thứ IV đã mở ra con đường phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường XHCN có sự quản lý của nhà nước. Để tạo cho nền kinh tế thị trường phát triển, việc sắp xếp cổ phần hoá các DNNN là xu hướng tất yếu khách quan. Từ nhận thức trên Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương tiến hành cổ phần hoá là để : Huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy DNNN kinh doanh có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên, không phải là để tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nắm đa số hay nắm tỉ lệ cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hoặc bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp vụ thể; vốn huy động được phải dùng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ chủ trương trên, đồng thời đứng trên quan điểm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và xử lý hài hoà lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, nhà nước đã đề ra mô hình cổ phần hoá, tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi phương thức quản lý, tạo cho những người vốn góp làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của đảng và nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở nhà nước từ trước đến nay. 1.2.2 Hệ thống các văn bản pháp quy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Lào Cổ phần hoá là một chủ trương của Đảng, nhà nước và là cuộc vận động đang được triển khai tích cực trong sắp xếp và đổi mới DNNN nhằm 7 nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN Lào. Nhưng chủ trương được thực hiện thành công việc kiện toàn là điều kiện then chốt quyết định sự thành công của chương trình cổ phần hoá. Danh mục hệ thống các văn bản pháp quy về CPH DNNN của Lào: - Pháp luật về việc kinh doanh số 03/94/QH, ngày 18/7/1995. - Nghị định số 31/TTCP, ngày 1/02/1996 về việc tổ chức thực hiện việc kinh doanh. - Nghị định số 192/TTCP, ngày 02/11/1999 về Tổ chức thực hiện Ngân sách nhà nước. - Nghị định số 54/TTCP, ngày 9/5/2002 về việc quản lý DNNN đã đầu tư vào. - Nghị định số 73/TTCP, ngày 22/7/2002 về việc quản lý đầu tư của nhà nước. 1.3 Phương pháp luận của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 1.3.1 Khái niệm công ty cổ phần và cổ phần hoá 1.3.1.1 Công ty Cổ phần Người có vốn mua cổ phần sẽ là người chịu món nợ của công ty ( còn gọi là hình thức tín dụng đặc thù ) và cũng là cổ đông của công ty là người sở hữu vốn của công ty theo giá trị cổ phần trên thị trường cổ phiếu và tham gia quản lý công ty theo số cổ phần nắm giữ, được hưởng cổ tức từ doanh lợi của công ty được hưởng lợi khi bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mà công ty tham gia. Đây là điểm khác biệt căn bản với hình thức dùng vốn đó tự đầu tư trực tiếp hay cho vay, bởi cho vay là chủ nợ được hưởng lợi tức. Theo luật doanh nghiệp Lào, công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mà vốn điều lệ được chia thành nhiều thành phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, được chuyển nhượng cổ phần ( trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết); cổ đông có thể là tổ chức,cá nhân . Số lượng tối thiểu trong một công ty là ba cổ đông; công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng. Sự ra đời của công ty cổ phần là biểu hiện cao của quá trình xã hội hoá đầu tư, hoạt động kinh doanh bản thân nó bao hàm tính xã hội hoá không phải việc riêng của Nhà nước hay một số ít người. Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh lôi cuốn nhiều người. Ở đây quyền sở hữu vốn đã tách rời quyền sử dụng vốn, tạo ra môi trường liên kết các chủ sở hữu. 8 Theo định nghĩa công ty cổ phần có đặc trưng chung nhất là: + Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. + Đa dạng hoá về sở hữu. + Phát hành cổ phiếu rộng rãi ( tính công cộng) . Đặc điểm riêng nhất + Cổ phiếu được chuyển nhượng + Cổ đông là tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu vốn, chịu trách nhiệm về nợ của công ty, được tham gia quản lý, được chia cổ tức theo doanh lợi của công ty. Các đặc điểm trên đã phân biệt công ty cổ phần với các hình thức kinh doanh khác, phân biệt với các quan hệ kinh tế khác. Nhiều người cho rằng hình thức này đã tạo ra "Cuộc chơi đẹp" trong nền kinh tế thị trường, mang lại cơ hội, thử thách vận may cho mọi người. 1.3.1.2 Cổ phần hoá Cổ phần hoá là một chính sách đa dạng hoá sở hữu trong các doanh nghiệp mà chính phủ, các doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình đổi mới và phát triển theo hướng xã hội hoá đầu tư, tăng trưởng, theo xu hướng hội nhập quốc tế về kinh doanh. Nền kinh tế thị trường cho người ta nhận thức con đường liên kết, hợp nhất tập trung hoá bằng công cụ tài chính (vốn) mà biểu hiện bằng công ty cổ phần và thị trường chứng khoán. Đây là một thuật ngữ phổ thông được hiểu là quá trình chuyển hoá doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần và việc thành lập mới các công ty cổ phần. Cổ phần hoá DNNN tức là chia giá trị doanh nghiệp thành nhiều cổ phần đem bán, bán cho các đối tác là cán bộ công nhân viên doanh nghiệp, tư nhân, nhà nước nắm giữ một phần hoặc không nắm giữ cổ phần nào. Cổ phần hoá với DNNN ở đây có 5 đặc trưng nổi bật. 1. Doanh nghiệp cổ phần hoá đăng ký hoạt động dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp, chứ không phải theo luật doanh nghiệp nhà nước chế định các doanh nghiệp nhà nước. 2. Sở hữu đa dạng : Nếu nhà nước nắm giữ đa số cổ phần, không cá nhân nào được sở hữu 5% tổng số cổ phần và không một tổ chức nào được sở 9 hữu trên 10% tổng số cổ phần, nếu nhà nước nắm ít hơn số cổ phần chi phối thì mỗi cá nhân chỉ được phép nắm tối đa 10% và mỗi tổ chức chỉ được sở hữu tối đa 20%. 3. Cổ phần được bán theo giá do Ban định giá tài sản xác định . Phương pháp đầu theo cạnh tranh không được sử dụng. 4. Người lao động và người quản lý thường la các chủ sở hữu lớn hoặc ít nhất là được chủ sở hữu một số lượng cổ phần nhất định. 5. Nhà nước thường giữ lại một phần cổ phần, rất ít trường hợp nhà nước là cổ đông lớn hoặc không có cổ phần. Do vậy, chúng ta hiểu cổ phần hoá rộng hơn không chỉ cổ phần hoá DNNN mà là các loại hình doanh nghiệp, việc thành lập mới doanh nghiệp mới cũng như quá trình phát triển các công ty cổ phần. Cổ phần hoá ở Lào đang đặt ra với các DNNN. Chúng ta đã có luật trong đó có công ty cổ phần nhưng số công ty cổ phần thành lập theo luật này thấp hơn nhiều lần so với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1.3.1.3 Cổ phần hoá và tư nhân hoá Tư nhân hoá là chuyển đổi về doanh nghiệp một chủ tư bản tư nhân khác hẳn với doanh nghiệp một chủ là DNNN. Cổ phần hoá chuyển đổi doanh nghiệp đơn sở hữu sang doanh nghiệp đa sở hữu. Ngay cả khi công ty cổ phần không có vốn của nhà nước mà có vốn của các cá nhân tổ chức khác không phải là tư nhân hoá, hoặc công ty cổ phần có các cổ đông là DNNN thì tính chất của nó vẫn là công ty cổ phần. Một số người cho rằng cổ phần hoá DNNN là tư nhân hoá một phần DNNN, điều này chỉ đúng với ý nghĩa DNNN sau khi cổ phần hoá có vốn của tư nhân. Việc đồng nhất khái niệm cổ phần hoá như tư nhân hoá hoặc công ty cổ phần là công ty tư nhân không đúng với lý luận và thực tế của Lào. Sự lo ngại cổ phần hoá DNNN là có căn cứ bởi số DNNN giảm, vốn nhà nước trong công ty cổ phần thấp. Vấn đề quan trọng không phải số DNNN nhiều hay ít mà ở kinh tế nhà nước có lớn mạnh không, doanh nghiệp có phát triển lớn mạnh không trong các ngành, lĩnh vực quan trọng mà nhà nước cần nắm giũ mà kiểm soát bằng pháp luật là chủ yếu sau đó là tỉ lệ cổ phiếu của nhà nước tăng hoặc giảm hợp lý để nắm quyền chi phối công ty cổ phần quan trọng. 10 . muốn, thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Chăm Pa Sắc, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình. trình cổ phần hoá các doanh nghiệp ở tỉnh Chăm Pa Sắc . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của cổ phần hoá doanh nghiệp