luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, chính vì vậy nần kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Với sự điều tiết của nhà nước từng bước phát triển mọi mặt, chính trị, kinh tế xã hội, xác lập vị thế của nước ta trong quá trình tham gia và hội nhập với nền kinh tế thị trường, khu vực và thế giới, xác lập mối quan hệ trên mọi lĩnh vực. là một nước nông nghiệp - 80% dân số sống bằng nghề nông - Chính vì vậy nông nghiệp nông thôn có một vị trí rất lớn vì nông nghiệp là ngành trọng yếu sản xuất mọi cơ sở vật chất cung cấp cho sự tồn tại và phát triển của con người; không những thế ngành nông nghiệp còn góp phần lớn vào sự quyết định môi trường sinh thái và tính ổn định của nền kinh tế. Ngành chăn nuôi không chỉ cung cấp thực phẩm mà còn cung cấp cả nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho ngành thủ công mỹ nghệ, phân bón cho ngành trồng trọt - để phát triển cho nên nông nghiệp sinh thái bền vững, chăn nuôi không chỉ cung cấp thực 1 phẩm trong nước mà còn là nguồn lương thực, thực phẩm xuất khẩu có giá trị. Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ - ngành chăn nuôi bền vững là một yêu cầu tất yếu đặt ra. Chính vì vậy sau đại hội Đảng (12/1986), nước ta đang chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Nghị quyết VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đánh dấu bước thay đổi trong phát triển nông nghiệp, mà đặc biệt là ngành chăn nuôi. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã có những chủ trương, chính sách đặc biệt đối với hộ nông dân trong việc phát triển ngành chăn nuôi. Như hỗ trợ nguồn vốn cho việc phát triển chăn nuôi bò, mở rộng trang trại . Bên cạnh nguồn vốn còn đầu tư kiến thức cho hộ nông dân và ngành chăn nuôi trở thành ngành quan trọng trong vị trí nền kinh tế. Nước ta nói chung, Quảng nam nói riêng đặc biệt là xã Tiên Hiệp, một xã miền núi với nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò. Vì vậy Nghị quyết của đảng, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, xã tập trung cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò, đã có những chủ trương hỗ trợ vốn cho nông dân (ND) phát triển chăn nuôi bò như Quyết định 30; Quyết định 66 của UBND huyện Tiên Phước về 2 hỗ trợ lãi suất cho hộ nông dân. Các dự án của tổ chức tầm nhìn thế giới cũng đầu tư cho nông dân trong việc phát triển chăn nuôi bò góp phần đẩy mạnh nền kinh tế xã nhà, hạ thấp tỷ lệ đói nghèo, ổn định đời sống cho nông dân. Chính vì vậy ngành chăn nuôi bò ở địa phương trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, nhiều chủ hộ mạnh dạn vay vốn nuôi từ 10 - 30 con. Đàn bò trong toàn xã ngày càng tăng lên rõ rệt, có thể nói đây là một ngành góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế của xã nhà. Người nông dân tập trung ngành chăn nuôi là ngành chính, vừa tăng thu nhập vừa giải quyết việc làm. Với một địa phương có đủ điều kiện thuận lợi, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên và nguồn lực, đất đai rộng rãi phì nhiêu, khí hậu phù hợp cho điều kiện chăn nuôi bò. vì vậy ngày càng phổ biến rộng rãi. Để đánh giá được hiệu quả nuôi bò trong việc phát triển kinh tế, và cũng tìm giải pháp tốt hơn cho ngành chăn nuôi bò xã nhà, với bản thân là một người con nông dân của địa phương, trong thời gian học tập và trong giai đoạn học tập và trong giai đoạn cuối khoá này tôi chọn đề tài đánh giá ‘Hiệu quả chăn nuôi bò của xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 3 + MỤC TIÊU CHUNG Tập trung nghiên cứu thực trạng chăn nuôi bò tại địa phương xã Tiên Hiệp, và hiệu quả trong hoạt động sản xuất chăn nuôi. Trên cơ sở đề xuất một số giải pháp kinh tế của hộ nông dân xã nhà. Mục tiêu cụ thể. - Phân tích đánh giá tình hình chăn nuôi bò và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi của xã trong thời gian 3 năm (2003 - 2005). - Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời giảm bớt rủi ro trong chăn nuôi của hộ nông dân trên toàn địa bàn xã. Để đạt được mục tiêu đề ra trong quá trình nghiên cứu, đề tài này đã sử dụng một số phương pháp sau: - phương pháp điều tra phỏng vấn: Để thu thập được số liệu, tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ nông dân trên địa bàn toàn xã, thu thập số liệu của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã. - Phương pháp thống kê” Dùng để xác định mặt lượng và mặt chất giữa các chỉ tiêu, hiện tượng có quan hệ với nhau trong tổng thể. - Phương pháp so sánh: dùng để so sánh, đối chiếu các hiện tượng chỉ tiêu đã được lượng hoá qua các năm để xem xét có sự biến động như thế nào, tìm ra nguyên nhân, giải quyết khác phục. 4 - Phương pháp phân tích kinh tế: Dùng để tổng hợp những nét chung trên cơ sở đánh giá trước mặt phát triển hiệu quả hay kém hiệu quả thông qua các chỉ tiêu tương đối hay tuyệt đối, bình quân và đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu thức nhằm biểu hiện qui mô số lượng của hiện tượng. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác duy vật LS, hay duy vật biến chứng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian: chăn nuôi bò của hộ nông dân trên địa bàn xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh quảng Nam. - Phạm vi thời gian: Thực tập từ ngày 30/11/2006 Thời gian quá ít, là một sinh viên hệ vừa học vừa làm nên trong phạm vi đề tài chỉ đi vào phân tích và đánh giá hiệu quả của ngành chăn nuôi bò thịt của nhân dân qua 3 năm từ 2003 - 2005. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận với trình độ và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo cũng như các hộ ND tại địa phương xã nhà. Nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp và giúp đỡ của quý thầy cô giáo cũng như các bạn đọc để đề tài khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. 5 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước, để thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp ở nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, bằng nhiều hình thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con vật nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương - Đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Chình vì vậy, đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho người nông dân sử dụng được nguồn lực và đất đai đẩy mạnh ngành nghề - Đối với vùng miền núi trung du, việc phát triển ngành chăn nuôi là một phương pháp hữu hiệu giúp cho nông dân giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu từ mảnh đất quê hương. Vì vậy, Đảng ta đã có chủ trương phát triển ngành chăn nuôi - Đặc biệt chú trọng phát triển ngành chăn nuôi bò. 1.1.1 Vị trí và ngành chăn nuôi bò 6 Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, đóng vai trò cho sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế. Chăn nuôi bò thể hiện nhiều mặt Chăn nuôi bò cung cấp cho con người sản phẩm có giá trị. Cung cấp thực phẩm như sữa, thịt phục vụ cho nhu cầu đời sống của xã hội. Thịt bò là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng Prôtêin trong thịt bò có đầy đủ các loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra còn có nhiều khoáng và các loại Vitamin khác - thịt bò là một trong những thực phẩm có giá trị cao thông qua màu sắc, hương vị độ ngọt, mềm … Bảng 1; Thành phần dinh dưỡng ở một số loại gia súc:( đơn vị %) Loại gia súc % thịt xẻ Nước Lipit Prôtêin Khoáng Năng lượng (Cal/kg thịt) Bò lợn 46, 8 42, 5 70, 5 60, 9 10, 5 21, 5 18, 0 16, 5 1,0 1,1 171 286 Nguồn: Bài giảng chăn nuôi bò của thầy giáo Thạc sĩ: Nguyễn Xuân Bá - trường ĐHNL. 2003 Cung cấp sức kéo 7 Theo thống kê của Cục Khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1995 thì 45% đàn trâu, bò được sử dụng trong việc cày kéo. Đúng vậy, hiện nay tuy chúng ta đã sử dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp nhưng mức độ còn rất thấp - mặt khác, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ, đa phần là ruộng bậc thang nên việc sử dụng sức kéo bằng trâu bò rất quan trọng. Ngoài ra ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng sử dụng sức bò, để vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, trong chăn nuôi bò còn cung cấp lượng phân hữu cơ rất hữu ích góp phần tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất – theo số liệu phân tích cho ta thấy hàng năm trâu cung cấp cho ta 862,3 kg/con/năm (phân khô) còn bò 492, 75 kg/con/năm. Ở nước ta, phân trâu bò được làm phân bón rất phổ biến cho ngành trồng trọt, đáp ứng 50% nhu cầu phân hữu cơ. Ngoài ra còn sử dụng một số phân trâu bò để làm chất đốt, phân trâu bò trộn rơm khô làm thành từng bánh phơi dự trữ làm chất đốt vào mùa mưa. Bò còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thịt, da, sữa bò qua chế biến sẽ trở thành hàng hoá xuất khẩu có giá trị. Đây là một trong những nguồn tích luỹ tiền tệ phục vụ cho đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH. Phát triển chăn nuôi bò còn một lợi ích giúp cho người chăn nuôi có thể tận dụng được sản phẩm của ngành trồng trọt. Phát triển chăn nuôi: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn lực, góp phần khai thác nguồn đất đai và có hiệu quả. Từ đó tăng thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế 8 cho người dân. Ở những nơi ngành chăn nuôi phát triển thì đời sống của nhân dân có phần nâng cao hơn, cuộc sống ổn định hơn. Phát triển chăn nuôi còn là biện pháp làm giảm sự cạnh tranh lương thực giữa người và vật nuôi. Phát triển chăn nuôi góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người nông dân. Chăn nuôi đem lại nguồn thu đáng kể, là động lực tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế. Nước ta nói chung và vùng nông thôn nói riêng, hiện nay lao động nhàn rỗi do thiếu công ăn việc làm, đời sống khó khăn. Chính vì vậy trong những năm gần đây, Chính phủ coi trọng việc phát triển chăn nuôi vùng nông thôn bằng các chủ trương chính sách - Nghị quyết như Quyết định 30/QĐ-UB hỗ trợ nông dân thiếu vốn phát triển chăn nuôi bò; ngoài ra còn hỗ trợ về kiến thức KHKT giúp nông dân tăng cường nuôi bò địa phương, vì chính chăn nuôi bò không những góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế mà còn giải quyết công ăn việc làm cho hộ nông dân. 1.1.2 Hệ thống chăn nuôi và đặc điểm ngành chăn nuôi bò. Hệ thống chăn nuôi dựa trên các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, dê cừu, gà, vịt, ngan, ngỗng … Chúng là những sinh vật sống có hệ thần kinh cấp cao, có qui luật phát triển riêng, chúng là động vật rất mẫn với môi trường sống và chúng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế rất 9 cao. Đây chính là đặc điểm khác nhau với ngành trồng trọt. Từ những đặc điểm đó muốn phát triển ngành chăn nuôi phải nghiên cứu để giải quyết một số vấn đề như: Nghiên cứu qui luật sinh trưởng phát triển của từng loại gia súc, gia cầm để có biện pháp kỹ thuật tác động cho phù hợp. Phân vùng phát triển chăn nuôi cho thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của vùng. Gia súc có khả năng tận dụng các sản phẩm phụ và các phế phẩm của ngành trồng trọt hay ngành công nghiệp chế biến hay các phế phẩm trong đời sống hằng ngày. Bởi vậy, muốn phát triển ngành chăn nuôi cần phải lưu ý cách tận dụng nguồn thức ăn này một cách triệt để, nhưng cũng phải sử dụng phù hợp với từng loại gia súc. Trong nông nghiệp chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành chính. Hai ngành này hỗ trợ làm tăng thêm giá trị và hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi là nguồn tiêu thụ sản phẩm và phụ phẩm của ngành trồng trọt để tạo thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của con người, góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân. Do vậy cần quan tâm chú trọng đầu tư để khai thác tiềm năng lớn mà ngành chăn nuôi đem lại. 10 . đánh giá Hiệu quả chăn nuôi bò của xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.. nghiên cứu. - Phạm vi không gian: chăn nuôi bò của hộ nông dân trên địa bàn xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh quảng Nam. - Phạm vi thời gian: Thực tập