Nước ta chăn nuôi bò có điều kiện tương đối thuận lợi do nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện tự nhiên khí hậu khá thích hợp. Mặt khác vị trí địa lí nằm gần thị trường tiêu thụ thịt. Những năm 1990, sản lượng thịt bò đứng thứ 4 trong số 27 nước thuộc khu vực châu Á.
Ngành chăn nuôi nói chung và nuôi bò nói riêng ngày càng được quan tâm hơn, nhưng không bằng các nước trong khu vực như: Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo. Chất lượng thịt chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh về sản phẩm chăn nuôi còn thấp. Vì vậy cần có chủ trương chính sách hỗ trợ đúng đắn để phát triển ngành chăn nuôi.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi tăng trưởng trong 10 năm qua khá- tỷ lệ 2,84% nhưng vẫn còn chậm hơn một số nước trên thế giới như Lào, giai đoạn 1990-2002 tốc độ bò tăng 102,87 %. Mặt khác đàn bò ở nước ta còn chăn nuôi với hơn 80% giống bò địa phương, chỉ 20% bò lai. Vì vậy, cần lai tạo để đàn bò có khả năng cho sản phẩm cao đủ đáp ứng nhu cầu nhân dân.
Hiện nay ở Việt Nam chúng ta có từ 85% trâu bò và 90% bò sữa được nuôi từ hộ nông dân, 45% đàn bò được nuôi dùng để cày kéo, số lượng quy mô lớn còn rất ít.
Bảng 2: Tình hình diễn biến số lượng đàn bò qua các năm. ĐVT: 1.000 con. Năm bò tổng số Bò sữa 1992 3.193,8 113,1 1993 3.533,0 15,0 1994 3.466.7 16,5 1995 3.638,7 18,7 1996 3.800,3 20,3 1997 3.904,8 25,0 1998 3.987,3 27,0 1999 4.063,6 29,0 2000 4.127,9 34,98 2001 3.896,0 41,24 2002 4.062,9 55,85
Tóm lại: trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi có bước phát triển đáng kể. Hiệu quả ngành chăn nuôi góp phần lớn trong nền kinh tế nước nhà.