Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển chăn nuôi bò

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi bò của xã tiên hiệp, huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 41)

trong phát triển chăn nuôi bò

Chăn nuôi có tầm quan trọng thu nhập nền kinh tế và có ý nghĩa rất lớn đối với hộ nông dân. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển bằng cách ban hành văn bản và quỹ hỗ trợ, chủ trương chính sách khuyến khích phát triển đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất sản phẩm cao góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp” với những chính sách đòn bẫy kinh tế quan trọng đã khơi dậy được những tiềm năng về chăn nuôi nên chăn nuôi đang từng bước chuyển sang kỹ thuật hàng hóa. Tuy vậy trong quá trình chăn nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về giống, kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm trong chăn nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Với chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn của nước ta phấn đấu đưa tỷ lệ lên mức 20 – 25% vào năm 2010. Chính vì vậy trong những năm đã qua Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương cho ngành chăn nuôi phát triển.

- QĐ125/CP ngày 18 tháng 4 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước cấp bù kinh phí cho sản xuất giống gốc, giống cũ kỷ, giống truyền thống.

- QĐ225/1999 QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình giống cây trồng, con vật nuôi. Thông qua đó Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia tuyển chọn, lai tạo, nhân giống, sản xuất giống và cung ứng giống.

- NĐ51/1999NĐCP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của chính phủ tại điều 18 và 19 có quy định “Chăn nuôi gia súc tập trung có quy mô công nghiệp, chế biến thức ăn gia súc được miễn, giảm thuế sử dụng đất, chính sách về đầu tư và tín dụng theo QĐ125/CP”.

“Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm, có các cơ sở chăn nuôi giống vay vốn lưu động lãi suất thấp nhất hiện hành theo chu kỳ sản xuất kinh doanh để đảm bảo tốt cho đàn gia súc”.

- Thị trường: Bộ Thương mại duy trì trong thị trường đã có, đồng thời tiếp tục tìm kiếm thị trường mới.

- NQ357/CP của Chính phủ cho phép các thành phần kinh tế tự do chăn nuôi trâu bò, không hạn chế quy mô và số lượng, tự do lưu thông sản phẩm ngành chăn nuôi bò.

- Chương trình xóa đói giảm nghèo trong những năm gần đây đã hỗ trợ cho nông dân nghèo trong vùng dự án bò sinh sản.

- Nhà nước cũng đã có Nghị định cấp đất cho hộ nông dân để làm trang trại chăn nuôi, trồng cỏ. Hiện nay số hộ nông dân đầu tư chăn nuôi phát triển mạnh nhờ chủ trương hỗ trợ vốn với lãi suất thấp. Nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi bò. Riêng toàn huyện có vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi bò đến 57 tỷ, hơn 15.100 con.

Nhận xét chung: Điều kiện tự nhiên của địa bàn xã Tiên Hiệp có những khó khăn, thuận lợi nhất định.

Thuận lợi: là xã có đường ĐT 616 giáp giữa các huyện Bắc Trà My và Tam Kỳ thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế văn hóa-xã hội.

+Tiềm năng đất đai lớn, có điều kiện cho việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kinh tế rừng.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm thích hợp với nhiều loại cây trồng và con vật nuôi.

Song bên cạnh đó vẫn có những khó khăn nhất định.

+ Địa hình đồi núi, mùa mưa lượng nước gây xói mòn, rửa trôi đất đai.

+ Nguồn nước hạn chế, ruộng đất bậc thang phân tán gây khó khăn cho việc đầu tư thủy lợi, ảnh hưởng đến hiệu quả trong sản xuất.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi bò của xã tiên hiệp, huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w