- Mức độ đầu tư
3.9.3 Về thị trường
Thực tế hoạt động sản xuất, các nông sản của hộ nông dân làm ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng sản phẩm thô hoặc sơ chế có giá trị kinh tế rất thấp, phải phụ thuộc vào thị trường mà thị trường tiêu thụ lại mang
tính đa cấp, trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu trung gian, do vậy giá trị sản phẩm làm ra không phản ảnh giá trị một cách đầy đủ. Hoạt động chăn nuôi của các nông hộ mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chủ yếu bán tại nhà, tại nơi sản xuất, thông qua lái buôn, do đó thường bị ép giá.
Hình thức bán sản phẩm qua hợp đồng và đơn đặt hàng còn rất ít, thậm chí tại địa phương còn chưa có, giá cả luôn bấp bênh, thị trường chủ yếu tiêu thụ tại địa phương, trong nội tỉnh hoặc lân cận. Tiêu thụ chủ yếu do tư nhân giết mổ bán lẻ. Tất cả các điều đó tác động rất lớn đến chăn nuôi cũng như thu nhập rất lớn đến nông hộ.
Sơ đồ tiêu thụ bò :
Để chuyển đổi chăn nuôi bò từ phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi có quy mô lớn theo phương thức thâm canh bán công nghiệp, công nghiệp một cách bền vững, đòi hỏi phải thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi, gắn chăn nuôi với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất phải biết kết hợp với bảo vệ môi trường; đồng thời phải có biện pháp giúp đỡ người dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh, cần phải có lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo về quản lý thị trường tiêu thụ và cung cấp thông tin, nhất là sản phẩm tiêu thụ phải được kiểm định không cho lò mổ gia súc giết mổ thịt gia
NGƯỜI TIÊU DÙNG
THƯƠNG LÁI BÁN LẺ
LÒ MỔ
súc bị bệnh, giúp người dân có định hướng tốt hơn trong chăn nuôi và thị trường luôn được ổn định về giá.
3.10 ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua việc điều tra về thực trạng chăn nuôi bò cũng như hiệu quả chăn nuôi ở địa phương trong năm qua chúng tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn để rút ra những kinh nghiệm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt tồn tại để đem lại hiệu quả hơn trong lĩnh vực chăn nuôi bò.