Nghề chăn nuôi bò là một nghề chăn nuôi sớm thuần hóa trên thế giới, gắn chặt với tiến trình lịch sử phát triển con người, từ chăn nuôi
thả rông đến chăn nuôi theo khoa học kỹ thuật trồng cỏ ( bò nhốt). Tốc độ phát triển và trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển nhanh, nuôi bò đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế.
Trong những năm trở lại đây, ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ khá nhanh cả về chất lượng và số lượng ( theo tài liệu thống kê của IAO, 1995 tổng đàn bò trên thế giới có 1.306.476.000 con bò, năm 1992 tăng so 1993 là 0,92 %/ năm, 1995 so 1993 tăng 0,72%/ năm. Châu Âu đã sớm xây dựng được ngành chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa và đã áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất. Ở các nước khác cũng đang khai thác tiềm năng phát triển hướng tăng số lượng đàn bò, như châu Phi, châu Á, châu Úc.
Do sự tăng trưởng khác nhau dẫn đến cơ cấu sản phẩm các loại thịt cũng khác nhau. Mặc dù, ngành chăn nuôi bò có phát triển nhưng mức tăng sản lượng tiêu thụ thịt bò còn hơi chậm. Trên thế giới tổng sản lượng các loại thịt trung bình 25%/ năm từ năm 1971-1990- ở Mỹ giá thịt bò tăng 13% 1961-1985 trong khi đó giá thịt gia cầm và thịt lợn lại giảm tương ứng 36% và 12%( theo tài liệu IAO 1989).
Sản lượng thịt trâu, bò trên thế giới được sản xuất ra năm 1995 là 56,555 triệu tấn thịt bò nhưng chỉ bằng 68% so với thịt lợn ( tài liệu thống kê FAO 1995) tập trung ở các nước châu Á là 3 triệu tấn/ năm vào
năm 1979, tăng lên 10,33 triệu tấn, năm 1995 trên thế giới thịt bò xuất khẩu hàng đầu ở các nước Úc, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Ý…
Chăn nuôi trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 hình thức chính: Ngành chăn nuôi thâm canh: ngày nay phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng được áp dụng phương thức này để đưa qui mô chăn nuôi lên công nghiệp.
-Chăn nuôi quãng canh: chăn nuôi ở các nước có đất đai rộng. -Chăn nuôi gia đình theo hướng tận dụng.