Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi bò của xã tiên hiệp, huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 61)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ TIÊN HIỆP

2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất cũng như đời sống dân cư, là một xã khó khăn nằm trong vùng dự án vì vậy trong những năm gần đây việc đầu tư cho sơ sở hạ tầng khá lớn, góp phần cho sự phát triển kinh tế ngày càng cao, ổn định được đời sống nhân dân, hạ thấp tỉ lệ đói nghèo.

2.2.3.1.1. Giao thông

Là một xã không lớn, mặt giao thông khá phức tạp, tuyến đường ĐT 616 có chiều dài 6,8 km, là đoạn đường giáp 2 xã của huyện trong tỉnh, đã được nhựa hóa song đến nay cũng đã xuống cấp.

Tuyến đường ĐH4 nối từ Tiên An đi Tiên Lãnh dài 7 km ngang qua địa bàn xã Tiên hiệp là đường đất. Nhiều năm chưa được tu bổ nên rất khó khăn trong việc đi lại của nhân dân, nhất là vào mưa lũ.

Các đường liên xóm, nhà nước có chủ trương bê tông hóa đường nông thôn song địa phương chỉ làm được 6km, còn lại do chưa có kinh phí. Về mặt giao thông chưa phát triển đồng bộ, nhưng so với những năm về trước thì cũng có bước phát triển, các cầu cống đã được tu bổ và xây dựng không còn bị trở ngại về mưa lũ.

Do điều kiện địa hình không thuận lợi nên hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn, song để phục vụ cho việc tưới tiêu nhà nước đã đầu tư cho đến nay được 5 đập: gồm đập Làng, đập Ông Vảu, đập Cây Trầu, Đồng Quán, Hố Chò với diện tích tưới cho trên 100 ha không chủ động nước.

2.2.3.1.3. Hệ thống điện

Sử dụng điện lưới Quốc gia nối tiếp từ trạm hạ thế Bắc Trà my, chất lượng tương đối đảm bảo, đến nay có 85% số hộ sử dụng điện. Điện không chỉ dùng để sinh hoạt mà đã góp phần vào các hoạt động khác: như phục vụ sản xuất, chế biến, phục vụ các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã. Nhờ vậy mà đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc hơn, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. Đến nay trên địa bàn xã có 5 cụm truyền thanh, hàng 100 ti vi, tủ lạnh, máy xay xát…

2.2.3.1.4. Y tế

Xã có trạm y tế đầy đủ thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế chất lượng có trình độ tay nghề cao, kế hoạch 2007 tiếp tục xây dựng trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.

2.2.3.1.5. Giáo dục

Nhiều năm qua công tác giáo dục coi trọng nhiều dự án xây dựng trường học. Đến nay địa bàn xã xây dựng trường cấp I, II, mẫu giáo đảm bảo cho vấn đề dạy và học, cơ sở vật chất tương đối ổn định, góp phần cho việc dạy và học địa phương luôn đạt chất lượng tốt.

Tư liệu sản xuất là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động xã hội và hiệu quả sản xuất trong những năm gần đây. Tư liệu sản xuất được xem như một bộ phận quan trọng áp dụng tiến bộ khoa học. Hiện nay địa bàn xã đã có 5-10 máy gặt lúa, hàng chục máy xay xát, máy tuốt lúa…địa bàn xã còn có được 5-10 xe công nông, xe cải tiến; nhờ sự quan tâm đầu tư về tư liệu sản xuất nên phần nào giải quyết được sức lao động nhân dân, hiệu quả kinh tế ngày được nâng cao hơn.

Tuy vậy, ở địa phương việc áp dụng máy móc cho sản xuất còn ít, chưa mạnh dạn đầu tư mua sắm dụng cụ tư liệu sản xuất.

Cùng với sự phát triển chung về mọi mặt, đòi hỏi cần nâng cao nhận thức cho nhân dân để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

2.2.4. Tình hình kinh tế của xã 3 năm ( 2003-2005 )

Tiên Hiệp là xã miền núi, tuy vậy kinh tế trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; cơ cấu kinh tế là nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó nông lâm nghiệp chiếm trên 80 % tổng giá trị sản xuất, còn lại là ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bình quân thu nhập đầu người 2,5 triệu đồng/ năm.

Qua bảng 5 tình hình sản xuất qua 3 năm ta thấy tổng giá trị sản xuất từng bước tăng lên, năm 2003: 70.605 triệu đồng, năm 2005 giá trị sản xuất là 88.640 triệu đồng, tăng 18.035 triệu đồng so năm 2003, tương ứng tốc độ tăng trưởng mức cao và ổn định, trong đó mức độ nông lâm cũng tăng trưởng qua từng năm nhưng không đáng kể. Riêng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng cao hơn, năm 2003 giá trị sản xuất chỉ 305 triệu đồng, chiếm 0,42 %; năm 2005 đạt 502 triệu đồng, tăng 202 triệu, tốc độ 2005/2003 tăng 64,5 %.

Bảng 5: Tình hình sản xuất của xã qua 3 năm ( 2003-2005 ): ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh

GT % GT % GT % +/- 05/03

Giá trị sản xuất I. Nông lâm nghiệp 1. Nông nghiệp * Trồng trọt * Chăn nuôi * Dịch vụ nông nghiệp 2. Lâm nghiệp II. TTCN - Dịch vụ 1. TTCN 2. DV 70.605 70.300 60.300 35.150 25.145 5 10.000 305 300 5 100 99,5 85,4 49,7 35,6 0,07 14,1 0,43 0,42 0,07 82.404 82.000 64.200 36.135 27.058 7 17.800 404 390 14 100 99,5 77,9 45,06 34,04 0,08 21,6 0,49 0,47 0,06 88.640 88.120 66.270 35.400 30.862 8 21.850 520 502 18 100 99,4 74,7 43,3 34,47 0,05 24,65 0,58 0,56 0,02 18.035 17.820 5.970 250 5.715 3 11.850 215 202 13 25,5 25,3 0,9 0,85 22,7 66,6 18,5 70,4 67,3 60

Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội xã năm 2003 - 2005

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phát huy có xu hướng. Tỷ trọng của các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo đúng yêu cầu phát triển kinh tế trong xu hướng hiện đại.

Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm nghiệp có những chuyển biến đáng kể, sản xuất nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi tăng, năm 2003: 60.300 triệu đồng, chiếm 85,4 %; năm 2005: 66.270 triệu đồng, chiếm 74,7%. Qua 3 năm tăng 5070 triệu đồng. Tốc độ

từ 2003 chỉ 10.000 triệu chiếm 14,1 %, năm 2005 giá trị sản xuất: 21.850 triệu đồng chiếm 24,65. Năm 2005/2003 tốc độ tăng 18,5; điều này cho thấy ở xã chú trọng việc phát triển trồng và bảo vệ rừng , với chủ trương vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến, hoạt động ngành lâm nghiệp góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế xã nhà.

Với điều kiện tự nhiên là xã miền núi, dân số sống chủ yếu nghề nông, giá trị sản xuất ngành nông lâm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất; ngành nông lâm được chú trọng, chiếm ưu thế lớn.

Để thực hiện thành công các chương trình đã đề ra (xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa - hiện đại hóa công nghiệp nông thôn).

Trong những năm qua xã đã đầu tư sản xuất bằng các chủ trương như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như đưa giống lúa lai vào sản xuất nông nghiệp với năng suất cao, trong chăn nuôi bò, dê, nuôi lợn siêu nạc.

Ngoài ra còn chủ trương vận động nhân dân đầu tư vào trồng rừng làm trang trại lớn. Vì vậy, trong những năm qua giá trị sản xuất tại xã nhà có những chuyển biến tích cực.

Về trồng trọt, với tổng diện tích gieo trồng 2005: 374 ha, trong đó cây lương thực 264 ha. Riêng với diện tích lúa 254 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 39,02 tạ/ha. So với năm 2004 giảm 7,4 tạ/ ha (46,42 tạ/ ha). Sản lượng lúa năm 2005 ( 1179 tấn ) cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tiến bộ, xã vận động nhân dân áp dụng các loại cây có giá trị sản xuất cao vào trồng trọt như lạc, tiêu, trồng cỏ chăn nuôi, dần phá thế độc canh cây lúa.

Tốc độ tăng trưởng của ngành rất thấp 2005/2003 là 9,9 %

2.2.4.2 Về chăn nuôi

Tổng đàn gia súc tăng dần theo từng năm tuy nhiên tốc độ còn rất chậm. Đến nay, chăn nuôi được chú trọng bước đầu đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng do trong những năm gần đây ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh “lở mồm long móng” và một số dịch bệnh khác… Đến nay tổng đàn gia súc trâu 698 con, năm 2003: 834 con giảm hơn 140 con, đàn bò so năm 2003 là 952 con, năm 2004 là 1107 con, tăng 155 con; đàn lợn 2003: 1230 con năm 2005: 1435 con. Tuy chúng ta đầu tư phát triển trong ngành chăn nuôi nhưng tốc độ rất chậm 16,6 %, 2005/2003 tăng 205 con tương ứng 16,6 %.

Tóm lại cơ cấu kinh tế ở xã nhà có sự chuyển dịch theo hướng tích cực về nông nghiệp giảm dần tỷ trọng. Trồng lúa nước chuyển sang trồng

những cây công nghiệp có hiệu quả hoặc đầu tư phát triển trồng rừng vừa đảm bảo môi trường sinh thái vừa đảm bảo cho ngành công nghiệp chế biến. Hiệu quả thu nhập kinh tế cao hơn. Ngành TTCN và dịch vụ cũng từng bước được quan tâm. Điều này chứng tỏ xã nhà đã có định hướng đúng đắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi bò của xã tiên hiệp, huyện tiên phước, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 61)