- Mức độ đầu tư
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về tình hình thực tế chăn nuôi bò cũng như hiệu quả chăn nuôi bò của địa phương, chúng tôi đi đến một số kết luận sau :
- Chăn nuôi bò đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho hộ nông dân.
- Các tiến bộ khoa học đã giúp hộ chăn nuôi bò mang lại hiệu quả rất tốt; chăn nuôi bò theo phương thức thâm canh bước đầu được hình thành trong hộ nông dân .
- Chăn nuôi bò đã tận dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với lợi thế của từng vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Hoạt động chăn nuôi mang tính chất lấy công làm lãi chủ yếu, mức độ đầu tư còn hạn chế, khả năng sử dụng nguồn lực còn kém hiệu quả, quy mô nhỏ lẻ, hộ nông dân chưa mạnh dạn đầu tư.
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chăn nuôi vẫn còn mang tính truyền thống, kinh nghiệm, giống bò cỏ địa phương vẫn chưa được thay đổi bằng bò lai, nhân dân sợ rủi ro.
- Thị trường tiêu thụ vẫn còn nổi lo lớn cho người chăn nuôi. Hoạt động tiêu thụ phụ thuộc vào tiểu thương, do đó người chăn nuôi luôn bị ép giá, công nghiệp chế biến chưa có. Khả năng thích ứng của người dân trước những biến động thị trường còn yếu.
- Việc hỗ trợ những kiến thức kỹ thuật về chăn nuôi, công tác thú y phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của người dân. Không áp đặt, không có ý muốn chủ quan.
II/ KIẾN NGHỊ
2.1 ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách về nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn, đặc biệt các chính sách để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi bò như: Chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách hỗ trợ giá, chính sách ưu đãi thuế trong xuất khẩu, nguyên liệu chế biến, thức ăn và xuất khẩu sản phẩm.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học để tìm ra các kỹ thuật mới, giống mới cho năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái, có chính sách hỗ trợ các hoạt động trung tâm Khuyến nông, cán bộ Khuyến nông, khuyến khích cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật về địa phương.
- Mở rộng thị trường nông thôn, đây là vấn đề cần thiết để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi ở nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác dự báo và phổ biến rộng rãi các thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá cả, nhu cầu ... để người dân nắm bắt và có những quyết định kịp thời đúng đắn .
2.2 ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, phổ biến hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi mới, có các khuyến cáo kịp thời về con giống, vật nuôi mới có năng xuất cao, chất lượng tốt phù hợp với xu thế thị trường và người chăn nuôi.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật đào tạo kiến thức hạch toán cho những hộ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật về tận cơ sở.
- Khuyến khích người dân thay đổi tập quán chăn nuôi, nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi thâm canh sản xuất hàng hoá.
- Ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích các tổ chức cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.
- Xây dựng mạng lưới cán bộ thú y cơ sở vững chắc để hộ nông dân có lòng tin đối với việc phòng chữa bệnh gia súc, chống lại dịch bệnh...
- Địa phương có kế hoạch hướng dẫn hộ nông dân xây dựng vùng trồng cỏ.
- Có kế hoạch cho nhân dân được tiếp cận tham quan những mô hình chăn nuôi thâm canh quy mô lớn có hiệu quả.
2.3 ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN
- Phải nhanh chóng thay đổi nhận thức tiếp thu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Mạnh dạn vay vốn đầu tư thay đổi phương thức chăn nuôi, chuyển sang chăn nuôi theo hướng thâm canh, không có ý trông chờ ỷ lại Nhà nước.
- Tích cực mạnh dạn áp dụng giống mới phù hợp nhu cầu thị trường vào sản xuất, tự tạo cho mình khả năng thích ứng trước những thay đổi thị trường.
- Chăn nuôi bò là một nghề sản xuất ổn định và có hiệu quả kinh tế cao nếu người chăn nuôi nắm vững kỹ thuật và có vốn đầu tư sản xuất. Vì vậy Nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa phương cần có đầu tư đúng đắn kịp thời và xây dựng được các dự án làm sao để chăn nuôi bò thực sự trở thành một ngành chính trong nông nghiệp sản xuất bền vững, tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập đối với người lao động ở nông thôn, là con đường xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
HUẾ - THÁNG 12/2006.